Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Đài BBC Nói Bộ Đội Cộng Sản Là Ðạo Quân Hiếp Dâm


TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP - ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG


TỘI ÁC HÃM HIẾP ĐÀN BÀ CON GÁI

PHẦN BA

ÐÀI BBC: HỒNG QUÂN BỊ LỘ MẶT 
LÀ MỘT ÐẠO QUÂN HIẾP DÂM

       Dưới đây cá nhân chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn trong bài viết của Chris Summers với tựa đềRed Army rapists exposed” trên BBC News Online ngày thứ Hai 29 tháng 4 năm 2002. 

       Những người lính Hồng Quân đã cưỡng hiếp trên hai triệu phụ nữ Ðức, và hàng chục ngàn phụ nữ Liên Sô trong vùng Ðông Âu bị Hồng Quân chiếm đóng, quyển sách xuất bản hôm thứ Hai cho biết như trên.

       Tác giả của “Bá Linh: Sự Sụp Ðổ Năm 1945” - Sử Gia quân sự Antony Beevor được hoan nghênh - cũng gợi ra cho thấy rằng sau sự thú tính hóa trong tình trạnh chiến tranh quá khích hầu hết mọi người đàn ông đều bị cám dỗ để trở thành kẻ hiếp dâm đàn bà con gái.   


Hình bìa tác phẩm “Bá Linh: Sự Sụp Ðổ Năm 1945”,
và cảnh tượng hoang tàn, đ nát 
của thành phố Bá Linh
khi kết thúc chiến tranh vào năm 1945.
Ảnh nguồn: BBC.

       Nhưng quyển sách cũng bị Ðại Sứ Nga ở Anh Quốc kết án như một “hành động lộng ngôn” và kết luận của tác phẩm cũng bị một số sử gia nổi danh về lĩnh vực quân sự của Nga phản đối.

       Ông Beevor, người có tác phẩm Stalingrad nổi tiếng vì là loại best-seller trước đây, nói rằng chỉ trong một thành phố Bá Linh không thôi ước lượng có đến 130.000 phụ nữ bị cưỡng dâm, trong đó có 100.000 người phải tự tử.

       Tất cả có hai triệu phụ nữ Ðức bị hãm hiếp và hầu như phân nửa trong số đó chịu đựng cảnh cưỡng hiếp tập thể. Có một người đàn bà bị 23 tên lính Nga thay phiên nhau hãm hiếp.

       Beevor nói ông bị chấn động bởi những gì tìm thấy được trong suốt cuộc nghiên cứu các hồ sơ Nga và Ðức. Tác giả nói sự hãm hiếp tràn lan cho thấy có một vùng đen tối của dục tính nam giới có thể trổi dậy quá dễ dàng, đặc biệt trong chiến tranh, khi không có sự kiềm chế của kỷ luật và xã hội.”

       Tác giả cuốn sách cũng cho biết giới thẩm quyền Sô Viết nhắm mắt làm ngơ, và ngay cả tha th tội hãm hiếp vì coi như một hình thức báo thù cho những gì quân đội Ðức - the Wehrmacht - đã làm trong suốt Chiến Dịch Barbarossa.

       Một viên tư lịnh khu vực nói với một nhóm phụ nữ Ðức khi họ đến gặp ông để cầu mong được che chở: “Che chở à ? Tốt, chắc chắn không làm cho các bà bị nguy hiểm. Lính của chúng tôi hoàn toàn khỏe mạnh.”

       Quyển sách khơi dậy cuộc tranh luận với Ðại Sứ Nga Grigory Karasin tại Anh, ông diễn tả quyển sách là “láo khoét và nói bóng gió”.

       Beevor cho rằng các tuyên bố trong quyển sách dù có gây khó chịu tuy nhiên được ủng hộ bởi các tài liệu ông tìm được trong hồ sơ nhà nước Nga. Beevor nói với BBC News Online: “Việc cưỡng hiếp phụ nữ Ðức đã được biết trước đây từ các hồ sơ Ðức nhưng tôi tin rằng đây là lần đầu tiên sự kiện các công dân Liên Sô bị hãm hiếp được công bố ở Phương Tây”.

       Tác giả phát biểu, ông bị rúng động tận cùng khi khám phá ra những bộ đội Liên Sô hãm hiếm nữ tù nhân, theo lời ông, “điều này hoàn toàn soi mòn ý niệm rằng họ chỉ dùng hành động hãm hiếp để báo thù người Ðức”. Ông nói phụ nữ trở thành “chiến lợi phẩm xác thịt” trong chiến tranh.

       Quân đội Ðức bắt cóc nhiều cô gái Nga và Ukraine và biến họ thành “gái đĩ cho quân đội”. Còn Hồng Quân thì “điên loạn do uống nhiều rượu nên thành bọn ác dâm và hạ nhục kẻ khác “.

       Beevor nói với BBC News Online: “Người ta có hình ảnh của một nhà nước Sô Viết và Hồng Quân hết sức kỷ luật nhưng trong 4 tháng đầu tiên của năm 1945 lính họ hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát”. 

       O.A. Rzheshevsky, Giáo Sư và Chủ Tịch Hiệp Hội Sử Gia Nga Về Ðệ Nhị Thế Chiến nói 4.148 sĩ quan và binh lính Hồng Quân bị “trừng phạt” vì phạm tội ác. Ông nói thêm, đa số lính và sĩ quan quân đội Sô Viết cư xử nhân đạo với cư dân địa phương.

       Giáo Sư Evan Mawdsley, một sử gia tại Ðại Học Glasgow, nói đây không phải lần đầu tiên phụ nữ trở thành “chiến lợi phẩm nhục thể” trong chiến tranh. 

       Giáo Sư Richard Overy, một sử gia của King's College London cho biết người Nga không bao giờ đối diện với tội ác do Hồng Quân gây ra.
       

Phạm Hoàng Tùng biên soạn

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ
http://www.angelfire.com/de/Cerskus/english/links1.html

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Bộ Đội Liên Sô Cưỡng Dâm Đàn Bà Con Gái Đức Từ Tám Đến Tám Chục Tuổi


TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP - ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG


TỘI ÁC HÃM HIẾP ĐÀN BÀ CON GÁI


PHẦN HAI


“GIÀ KHÔNG BỎ, NHỎ KHÔNG THA - HỌ CƯỠNG HIẾP ÐÀN BÀ CON GÁI ÐỨC TỪ TÁM ÐẾN TÁM CHỤC TUỔI “
        
       Tựa đề ngay trên đây dựa vào tựa bài viết của Sử Gia Antony Beevor: They raped every German female from eight to 80” đăng trên báo The Guardian ở Anh Quốc ngày thứ Tư/1/5/2002.

Antony James 
Beevor*.
Ảnh nguồn:
 wiki.
       Antony Beevor là tác giả được hoan nghênh qua tác phẩm nói về sự thất thủ của Bá Linh (xuất bản vào cuối tháng 4/2002 tại Anh và Hoa Kỳ) ghi nhận tội ác chiến tranh nghiêm trọng của Hồng Quân khi chiến thắng Quốc Xã Ðức.

       Tổng quát, Antony Beevor phân ra làm 4 giai đoạn: giai đoạn một, hãm hiếp cá nhân và tập thể;

       Giai đoạn hai vì sợ bị cưỡng hiếp nên các phụ nữ phải kiếm một lính Nga làm người tình hay chồng hờ để che chở nhưng cũng không thoát khỏi các trận hãm hiếp tập thể;

       Giai đoạn ba sau chiến tranh vì đói nên nhiều phụ nữ phải làm gái điếm đ kiếm bánh mì;

       Giai đoạn bốn, nhiều lính Hồng Quân đào ngũ không muốn về xứ vì đã lấy vợ Ðức.

       Dưới đây chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn trong bài viết:   

       Kịch Tác Gia Zakhar Agranenko viết trong nhật ký khi là sĩ quan đang công tác trong một đơn vị thủy quân lục chiến tại Ðông Phổ như sau: “Những người lính Hồng Quân không tin vào những tằng tịu cá nhân với phụ nữ Ðức. Vì thế họ thích cảnh 9,10,12 người đàn ông hãm hiếp họ tập thể.”

       Quân đội Sô Viết tiến vào Ðông Phổ tháng 1 năm 1945 trong những đoàn quân dài và khổng lồ, là một sự pha tạp bất thường giữa cái trung cổ và hiện đại: lính xe tank với những cái nón đen, kỵ binh Cossack với những túi đồ ăn cắp dọc theo đường hành quân, và các chiếc xe do ngựa kéo.
     
       Beria và Stalin ở Moscow biết rõ những gì đang xảy ra từ các báo cáo chi tiết. Một báo cáo ghi nhận: “Nhiều người Ðức tuyên bố tất cả phụ nữ Ðức ở lại Ðông Phổ bị lính Hồng Quân cưỡng hiếp”. Nhiều trường hợp hãm hiếp được trưng ra trong báo cáo, “Trong đó bao gồm các bà lão và các cô gái dưới 18 tuổi”

       Viên tư lịnh một sư đoàn bộ binh đích thân bắn một trung úy, người đã cho lính dưới quyền xếp hàng thay phiên nhau hãm hiếp một người đàn bà Ðức đang nằm dang tay dang chân trên mặt đất”. Nhưng nhiều sĩ quan cũng can hệ tới chuyện hãm hiếp hay quá nguy hiểm để phục hồi trật tự khi lính đang say rượu và cầm súng đại liên trên tay.

       Vài phụ nữ Ðức tả lại cảnh các nữ quân nhân Sô Viết đứng ngắm và cười như thế nào khi họ bị cưỡng hiếp. Nhưng cũng có người bị chấn động sâu sắc trước cảnh tượng cưỡng hiếp mà họ chứng kiến tại Ðức. Natalya Gesse, người bạn thân của Khoa Học Gia Andrei Sakharov, làm thông tín viên chiến trường trong Hồng Quân, sau này bà kể lại: ”Lính Nga hãm hiếm từng đứa con gái và đàn bà Ðức từ 8 tuổi đến 80 tuổi. Nó là một đạo quân của những tên cưỡng hiếp”
  
       Uống tất cả mọi thứ, bao gồm những chất hóa học lấy được từ các phòng thí nghiệm và xưởng thợ, là một yếu tố chính trong bạo hành. Dường như thể người lính Sô Viết cần rượu để có can đảm tấn công một phụ nữ.

       Vấn đề hãm hiếp tập thể của Hồng Quân ở Ðức đã bị nhận chìm tại Nga đến nổi ngày nay nhiều cựu chiến binh thuộc Hồng Quân không chịu nhìn nhận những gì đã thật sự diễn ra. Có một nhóm người chuẩn bị nói công khai nhưng hoàn toàn không hối tiếc.

       Một chỉ huy đại đội xe tank nói: “Tất cả họ vén váy lên cho chúng tôi ngó và nằm trên giường đợi chúng tôi đến làm tình”. Ông ta còn khoe khoang: “Có hai triệu đứa con chúng tôi được đẻ” tại Ðức. 

Vasily Grossman 
trong quân phục
 Hồng Quân 
khi công tác tại
Schwerin - Đức, 
năm 1945.
Ảnh nguồn: wiki.
       Một viên thiếu tá Sô Viết nói với nhà báo Anh vào lúc đó: “Các đồng chí của chúng tôi quá đói sex, họ thường hãm hiếp các bà già ở tuổi 60,70 và ngay cả đã 80 tuổi rồi”. 

       Tiểu Thuyết Gia Vasily Grossman, một thông tín viên chiến trường, người đi theo chân đoàn quân xâm lược, chẳng mấy chốc ông tìm thấy nạn nhân bị hãm hiếp không chỉ là người Ðức, mà phụ nữ Ba Lan cũng bị cưỡng hiếp.

       Những cô gái trẻ người Nga, Belarus và phụ nữ Ukraine bị lính Ðức bắt giải tới Ðức làm nô lệ lao động cũng bị lính Nga cưỡng hiếp khi họ vào Bá Linh.

       Vasily Grossman ghi chú: “Những cô gái Nga được giải thoát thường than phiền các binh sĩ chúng tôi hay hãm hiếp họ. Một cô khóc và nói với tôi “Ông ta là một lão già, già hơn cả cha tôi”.” 

        Việc cũng hãm hiếp đàn bà con gái Nga đã làm hư các nỗ lực của Liên Sô trong việc biện minh cho hành động hãm hiếp phụ nữ Ðức như một cách trả thù thói tàn bạo của Ðức Quốc Xã khi tấn công xâm lược Liên Sô.

        Ngày 29/3/1945 Ủy Ban Trung Ương Ðoàn Thanh Niên Komsomol thông tin cho viên phụ tá của Stalin là Malenkov về bản báo cáo của Cánh Quân Thứ Nhất của Ukraine. Tướng Tsygankov viết trong báo cáo về trường hợp đầu tiên trong nhiều vụ: “Ðêm 24/tháng Hai, một nhóm gồm 35 trung úy dự bị và viên tiểu đoàn trưởng của họ đi vào phòng ngủ tập thể của phụ nữ trong làng Grutenberg và rồi hãm hiếp họ”.

        Tại Dahlem, các sĩ quan Sô Viết viếng thăm Dì Phước Kunigunde, mẹ bề trên của Haus Dahlem, một viện mồ côi và dưỡng đường bảo sanh. Các sĩ quan và binh lính họ cư xử tốt.

        Thật ra, các sĩ quan còn cảnh báo Dì Phước Kunigunde về đoàn quân thứ hai sắp kéo đến. Tiên đoán của họ hoàn toàn chính xác. Các dì phước, cô gái trẻ, bà già, đàn bà đang mang thai và những bà mẹ vừa mới sinh con, tất cả đã bị cưỡng hiếp không chút thương xót.
   
        Chính nhiều phụ nữ tìm thấy bị ép buộc “hợp đồng” với một người lính nào đó trong hy vọng rằng anh ta sẽ bảo vệ nàng khỏi bị những tên lính khác cưỡng hiếp.

        Magda Wieland, nghệ sĩ 24 tuổi bị lôi ra từ tủ chén trong phòng cô ở bên ngoài Kurfürstendamm. Anh lính rất nhỏ ở miền Trung Á kéo cô ra. Hắn ta bị kích thích quá khi trông thấy cô gái tóc vàng hoe hấp dẫn nên bị xuất tinh sớm.

        Bằng ngôn ngữ dấu hiệu, chính cô hứa làm bạn gái nếu hắn bảo vệ cô khỏi bị các lính Nga khác cưỡng hiếp, nhưng hắn đi ra ngoài khoe khoang với các đồng chí rằng vừa tìm thấy một cô nàng hấp dẫn, thế là mấy tên lính khác xông vào cưỡng hiếp Magda Wieland.

        Ellen Goetz, một bạn gái Do Thái của Magda Wieland cũng bị hãm hiếp. Khi vài người Ðức khác giải thích cho các anh lính Nga biết cô ấy là người Do Thái từng bị ngược đãi nhưng họ cho là “thịt nào cũng ngon”. 
 
        Nhiều cô gái trẻ ẩn núp trên gác thượng nhà kho cho đến hết ngày. Các bà mẹ chỉ đi ra đường kiếm nước uống vào sáng sớm khi những tên lính Nga còn ngủ say mèm do vì uống nhiều rượu hồi đêm qua.

Hình bìa tác phẩm: 
Sự Sụp Đổ Bá Linh 1945.
Ảnh nguồn: wiki.

        Thỉnh thoảng việc nguy hiểm xảy đến khi một bà mẹ phản bội đi báo chỗ ẩn núp của các cô gái khác trong cố gắng tuyệt vọng sẽ cứu được con gái mình. Những người Bá Linh già cả vẫn còn nhớ tiếng kêu thét mỗi đêm. Không thể không nghe được âm thanh đau đớn xé lòng vì tất cả cửa sổ đều bị phá hư do bom đạn chiến tranh.

        Ước lượng các nạn nhân bị hãm hiếp trong hai bịnh viện chính của thành phố Bá Linh sắp xếp từ 95.000 đến 130.000 người. Một bác sĩ nói chỉ khoảng 100.000 ngàn phụ nữ bị hãm hiếp trong thành phố, có chừng 10.000 người chết sau khi bị cưỡng hiếp, phần lớn là do tự tử vì xấu hổ, vì nhục nhã.

        Tỷ lệ chết cao hơn nhiều giữa 1,4 triệu nạn nhân ở Ðông Phổ, Pomerania và Silesia. Tất cả có ít nhất 2 triệu phụ nữ Ðức bị cưỡng hiếp, một thiểu số đáng kể, nếu không phải là đa số, bị hãm hiếp tập thể.

        Nếu bất cứ ai cố gắng bảo vệ một phụ nữ chống lại cuộc tấn công của bọn lính Sô Viết, người đó có thể là cha muốn che chở con gái mình hay đứa con trẻ muốn bảo vệ mẹ mình khỏi bị làm nhục, sẽ nhận hậu quả bi thảm.

        Những người láng giềng viết trong bức thư thời gian ngắn sau khi biến cố xảy ra, “Dieter Sahl, 13 tuổi, chính tay đấm vào mặt một lính Nga đang hãm hiếp mẹ cậu ta ngay trước mặt. Dieter Sahl không thể làm bất cứ gì hơn nữa ngoài việc nhận hàng loạt viên đạn vào thân người cậu bé”.

        Sau giai đoạn thứ nhì của chính những phụ nữ hứa cung phụng cho một người lính đánh đổi lại ông ta sẽ cứu bà ấy hay cô ấy khỏi các anh lính khác là giai đoạn hậu chiến phải kiếm thực phẩm để sống còn. Susan Brownmiller ghi chú: “Có một đường kẻ mờ mịt phân chia giữa tình trạng bị hãm hiếp và làm đĩ thời chiến”.

        Không bao lâu sau khi Bá Linh “bị giải phóng” Ursula von Kardorff tìm thấy tất cả loại phụ nữ phải đi làm điếm để kiếm thực phẩm hay có tiền để mua thuốc lá. Helke Sander, một nhà làm phim người Ðức, người đang nghiên cứu chủ đề phụ nữ Ðức bị hãm hiếm sau chiến tranh, đã viết: “Một vùng màu xám của cưỡng bức trực tiếp, tống tiền, tính toán”.

        Giai đoạn thứ tư là một hình thức sống chung kỳ lạ trong đó các sĩ quan Hồng Quân sống luôn với những người vợ Ðức trong vùng chiếm đóng. Chính quyền Liên Sô hoảng hồn và nổi khùng lên khi một số sĩ quan Hồng Quân có ý định ở lại Ðức với người tình hay vợ dù có phải đào ngũ khi được lịnh trở về đất mẹ Liên Sô.

        Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về tác giả và tác phẩm xin vào địa chỉ dưới đây: www.antonybeevor.com  
    
        *Antony James Beevor: sinh ngày 14/12/1946, người Anh, học tại Ðại Học Winchester và Sandhurst. Beevor là một cựu sĩ quan từng phục vụ tại Anh và Ðức trong 5 năm trước khi từ chức. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Trường Lịch Sử, Khảo Cổ, và Cổ Ðiển thuộc Ðại Học London.

        Các tác phẩm nổi tiếng nhất và bán chạy là Stalingrad (năm 1998) (được dịch qua 26 ngôn ngữ khác), và Bá Linh - Sự Sụp Ðổ Năm 1945 (tại Anh năm 2002) (được xuất bản tại Hoa Kỳ với tựa đề: Sự Sụp Ðổ Của Bá Linh Năm 1945) thuật lại những trận đánh hồi Ðệ Nhị Thế Chiến giữa Liên Sô và Ðức.
   
        Những cuốn sách này được công chúng khen ngợi vì nội dung hấp dẫn và sống động, thái độ trân trọng cuộc đời bình thường của người chiến binh và dân chúng và dùng những tài liệu mới được công khai của hồ sơ Sô Viết.

        Các tác phẩm của Beevor được sử dụng như nguồn dữ kiện đáng tin cậy trong các phim tài liệu gần đây nói về Ðệ Nhị Thế Chiến.

        Một tác phẩm khác cũng nổi tiếng của ông là Crete: Giao Chiến Và Kháng Cự (1991) đã được trao Giải Runciman của Liên Ðoàn Anglo – Hellenic.
      

Phạm Hoàng Tùng biên soạn

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Hồng Quân Cộng Sản Liên Sô Cưỡng Hiếp Phụ Nữ


TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP - ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG


TỘI ÁC HÃM HIẾP ĐÀN BÀ CON GÁI

PHẦN MỘT

Hãm Hiếp Ðàn Bà Con Gái Tại Ðức


Những binh lính Hồng Quân Liên Sô
và một cô gái Ðức năm 1945.
Ảnh nguồn: Thời kỳ Đức bị Liên Sô chiếm đóng.

       Trong suốt hai tuần tiến quân chiếm lấy Berlin, 2,5 triệu binh sĩ Hồng Quân và 6.250 xe tank dễ dàng đè bẹp 85.000 quân phòng thủ Ðức Quốc Xã mất tinh thần (nhiều người thuộc lực lượng Thanh Niên Hitler chỉ mới 14 tuổi), những binh sĩ thiếu trang bị, đạn dược, nhiên liệu nghiêm trọng.

       Cả Hitler, Göebbels đều không muốn di tản 2 triệu người Berlin hay nhiều hơn nữa trước cuộc tấn công sau cùng của Hồng Quân ở phía Ðông.

       Số thống kê bên dưới đây ước lượng rằng vào cuối Ðệ Nhị Thế Chiến, Hồng Quân cưỡng hiếp hơn 2.000.000 đàn bà con gái Ðức, một con số ước lượng nữa là đã có 200.000 người - chiếm tỷ lệ 10% - trong số các nạn nhân nói trên sau đó chết vì chịu đựng vết thương từ các màn hãm hiếp, tự tử vì nhục nhã, hay bị sát hại ngay tức khắc sau khi các binh sĩ Hồng Quân thỏa mãn sinh lý.

       Những con số thống kê cho thấy tổng số nạn nhân bị cưỡng hiếp trong suốt thời gian năm 1944 và 1945 như sau:

       Tại các tỉnh miền Ðông của Ðức là 1.400.000 người.

       Tại các vùng Liên Sô chiếm đóng ngoại trừ khu vực Berlin: 500.000 người.

       Tại Berlin: 100.000 người.

       Con số hai triệu nạn nhân bị Hồng Quân hãm hiếp cũng được xác nhận bởi công cuộc nghiên cứu Sử Gia Norman Naimark.

Norman
 Naimark.

       Ngoài ra còn phải kể đến trường hợp nhiều nạn nhân bị cưỡng hiếp nhiều lần, có một số phụ nữ bị hiếp dâm từ 60 đến 70 lần.

       Các vụ cưỡng hiếp không phải do cá nhân trái lại xảy ra thường xuyên các vụ hãm hiếp tập thể, nạn nhân bị vài người lính hay nhiều hơn hiếp dâm. Ðịa điểm xảy ra hãm hiếp có khi ở nơi công cộng, có khi ở chỗ riêng tư.

       Sau mùa Hè năm 1945 những binh sĩ Hồng Quân nào bị bắt quả tang đang có hành động cưỡng dâm thường bị phạt ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc tù giam cho đến hành quyết.

       Tuy nhiên, tệ nạn hãm hiếp còn tiếp tục cho đến mùa Ðông năm 1947-1948, khi vấn đề sau cùng được giải quyết bởi chính quyền Sô Viết chiếm đóng bằng cách giới hạn nghiêm ngặt binh sĩ trong các trại lính hay đồn bót, tách họ ra hoàn toàn với dân cư Ðông Ðức.

       Các Hậu Quả:

       Norman Naimark đã viết trong tác phẩm “Người Nga Ở Ðức: Một Lịch Sử Của Vùng Đất Do Sô Viết Chiếm Ðóng, 1945 – 1949” rằng không phải chỉ có mỗi nạn nạn nhân mang nỗi chấn động tinh thần trong bà ta vào những ngày còn lại trong đời, trái lại nỗi đau thương to lớn đó lan tràn trong cả quốc gia Ðông Ðức.

       Norman Naimark kết luận “Tâm lý xã hội của phụ nữ và đàn ông trong vùng chiếm đóng được đánh dấu bởi tội ác hãm hiếp từ những ngày chiếm đóng đầu tiên, tới giai đoạn thành lập nhà nước Ðông Ðức trong mùa Thu năm 1949, và kéo dài cho tới thời hiện tại.” 

Hình bìa tác phẩm:“Người Nga Ở Ðức:
 Một Lịch Sử Của Vùng Đất Do Sô Viết Chiếm Ðóng, 
1945 – 1949”.
Ảnh nguồn:


Cưỡng Hiếp Ðàn Bà Con Gái Tại Hungary

       Trong lúc chiếm đóng BudapestHungary, ước lượng đã có 50.000 đàn bà con gái bị hãm hiếm chỉ trong một thành phố này.

       Các cô gái Hungary thường bị mang vào các khu Hồng Quân Liên Sô đồn trú, nơi đây họ bị giam giữ để binh lính Liên Sô mặc tình cưỡng hiếp và đôi khi cũng bị sát hại.

Cưỡng Dâm Ðàn Bà Con Gái Tại Yugoslavia

       Mặc dù Hồng Quân chỉ vượt ngang một phần rất nhỏ của lãnh thổ Yugoslavia trong năm 1944, góc Ðông Bắc, các hoạt động của Hồng Quân tại đó gây ưu tư to lớn cho các du kích quân Cộng Sản vì lo sợ rằng hậu quả hãm hiếp và cướp phá của đồng chí Cộng Sản Liên Sô sẽ làm suy yếu quan điểm chính trị của họ đối với người dân Yugoslavia.

       121 trường hợp hãm hiếp đã được ghi nhận sau đó, 111 trường hợp liên hệ đến hành vi sát hại người dân. Ngoài ra có 1.204 vụ ăn cướp với tấn công bạo lực được ghi nhận trong tài liệu.

       Khi lãnh đạo du kích quân Yugoslavia than phiền vì tư cách đạo đức của Hồng Quân, Stalin nói như sau ”Ông ta không thể hiểu nó, có phải một người lính vượt hàng ngàn cây số xuyên qua máu, lửa và cái chết để được vui đùa với phụ nữ hay giải khuây chút đỉnh?”. 
          
Cưỡng Dâm Ðàn Bà Con Gái Tại Slovakia

       Lãnh đạo Cộng Sản Czech Vlados Klementis phàn nàn với Nguyên Soái I. S. Konev về hành vi của quân đội Sô Viết ở Slovakia. Ðáp trả lại than phiền này lãnh đạo Hồng Quân qui các hoạt động này cho các binh lính đào ngũ.

Hãm Hiếp Ðàn Bà Con Gái Tại Bulgaria 

       Nhờ vào kỷ luật tốt hơn trong quân đội của Nguyên Soái Tolbukhin, sự giống nhau tương đối trong văn hóa, và một thế kỷ quan hệ thân hữu cũng như công khai hoan nghênh Hồng Quân, nên đã vắng mặt tương đối các vụ cưỡng dâm tại Bulgaria, đặc biệt khi so sánh với tình trạng chiếm đóng tại Romania và Hungary.

        Cưỡng Hiếp Ðàn Bà Con Gái Tại Mãn Châu

       Một số trường hợp hiếp dâm do Hồng Quân ra tay được ghi nhận. Ở nơi lính Sô Viết tiến đến, con gái và phụ nữ bỏ trốn khỏi làng hay các thị trấn nhỏ chỉ để lại các đứa bé trai và đàn ông. Phụ nữ ở vùng chiếm đóng sợ Hồng Quân Liên như con quỷ dâm loạn, thèm khát tình dục một cách điên loạn.    


Phạm Hoàng Tùng biên soạn

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Cộng Sản Liên Sô Thú Tội Đã Thảm Sát Tại Katyn


CUỘC THẢM SÁT TẠI KATYN

PHẦN CUỐI

Liên Sô T Tội

Tiền, huy hiệu, cấp bậc
trong quân đội Ba Lan
được tìm thấy dưới
các ngôi mộ tập thể.
Ảnh nguồn:wiki.
             
       Chẳng mấy chốc sau cuộc xâm lược của Đức vào lãnh thổ Liên Sô tháng 6/1941, vấn đề định mệnh tù nhân Ba Lan đầu tiên được nêu ra khi chính quyền Ba Lan lưu vong và chính quyền Sô Viết ký Hiệp Ước Sikorski – Mayski, theo đó họ hợp tác chống lại Quốc Xã Đức và thành lập một quân đội Ba Lan trên đất Sô Viết.

       Khi Tướng Władysław Anders của Ba Lan bắt đầu tổ chức quân đội này, ông yêu cầu thông tin về các sĩ quan Ba Lan bị bắt giữ trước đây.

       Trong một cuộc họp, Stalin bảo đảm với Władysław Anders và Thủ Tướng Władysław Sikorski của chính quyền Ba Lan lưu vong rằng: tất cả sĩ quan, quân nhân Ba Lan được thả ra rồi, và sự kiện này không được theo dõi do vì phía Sô Viết mất tung tích của họ tại vùng đất Mãn Châu phía Đông Bắc Trung Hoa.

       Định mệnh tù nhân Ba Lan mất tích tiếp tục không được biết rõ cho tới tháng 4/1943 khi Đức tìm ra ngôi mộ tập thể khổng lồ với hơn 4.000 xác chết của các sĩ quan Ba Lan trong khu rừng trên đồi Goat gần Katyn.

       Joseph Goebbels, Bộ Trưởng Tuyên Truyền của Đức Quốc Xã cho việc khám phá này là một dụng cụ tuyệt vời để khai thác sự nghi kỵ và chia rẽ giữa Ba Lan - Đồng Minh Phương Tây và Liên Sô.

       Vào ngày 13/4/1943 đài phát thanh Berlin phát tin tức đi khắp thế giới nói về lực lượng quân sự Đức đóng tại rừng Katyn gần Smolensk tìm thấy một cái mương...dài 28m rộng 16m trong đó có 3.000 xác sĩ quan Ba Lan bị chất đống thành 12 lớp dầy”, đài phát thanh cho rằng Liên Sô thực hiện vụ thảm sát này trong năm 1940. 

       Tháng 4/1943, khi chính quyền Ba Lan lưu vong nhấn mạnh đến vấn đề sĩ quan Ba Lan mất tích và muốn mang ra bàn thảo luận với Sô Viết cũng như được cơ quan Hồng Thập Tự quốc tế thực hiện cuộc điều tra thì Stalin trở giọng tố cáo chính quyền Ba Lan lưu vong hợp tác với Quốc Xã Đức và phá vỡ mối quan hệ ngoại giao với Ba Lan.


Các nấm mồ tập thể tại 
Nghĩa Trang Chiến Tranh Katyn.
Ảnh nguồn: wiki.

       Cùng lúc ấy Sô Viết khởi đầu chiến dịch vận động Phương Tây công nhận chính quyền Ba Lan lưu vong do Wanda Wasilewska lãnh đạo và được Sô Viết dựng lên.

       Sikorski, nguyên Thủ Tướng chính quyền Ba Lan lưu vong, người có lập trường không thỏa hiệp về vấn đề quân nhân Ba Lan mất tích là nguyên nhân tạo ra rạn nứt giữa Đồng Minh và Liên Sô, đột ngột chết hai tháng sau đó, lý do cái chết của Sikorski hãy còn chưa được biết.

       Từ cuối thập niên 1980, sức ép không chỉ gia tăng lên chính quyền Ba Lan mà còn đối với Sô Viết nữa, các học giả Ba Lan cố gắng đưa vấn đề Katyn vào lịch trình làm việc năm 1987 của Liên Ủy Hội Ba Lan - Sô Viết để điều tra giai đoạn bị kiểm duyệt trong lịch sử Ba Lan - Liên Sô.

       Năm 1989 các học giả Sô Viết tiết lộ rằng chính Joseph Stalin ra lịnh thảm sát, và năm 1990 Mikhail Gorbachev thừa nhận NKVD đã hành hình người Ba Lan, và xác định thêm hai khu vực vùi chôn tập thể xác người khác ngoài Katyn là: Mednoje Pyatikhatki.

       Ngày 30/10/1989, Gorbachev cho phép một đoàn đại biểu gồm vài trăm người Ba Lan do Hiệp Hội “Các Gia Đình Nạn Nhân Katyn” của Ba Lan tổ chức viếng thăm khu vực tưởng niệm, trong đó có cả Zbigniew Brzezinski nguyên CVấn An Ninh Quốc Gia của Hoa Kỳ. 
   
       Ngày 13/4/1990 nhân kỷ niệm lần thứ 47 về việc khám phá ra các mồ chôn tập thể, Liên Sô đã bày tỏ “lòng nuối tiếc sâu xa” và thú nhận tội ác đó do cảnh sát mật Sô Viết gây ra, ngày này cũng là ngày quốc tế tưởng niệm nạn nhân Katyn.


Tổng Thống Boris Yeltsin 
đứng trước Tượng Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Katyn
 ở Nghĩa Trang Powazki Warsaw BaLan.
Ảnh nguồn:wiki

       Sau khi Ba Lan và Mỹ kiếm được thêm các chứng cứ trong năm 19911992, Tổng Thống Nga Boris Yeltsin đưa ra và chuyển giao cho tân Tổng Thống Ba Lan kiêm cựu lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết ông Lech Wałęsa những tài liệu tối mật lấy từ khối tài liệu niêm kín mang tên số 1.

       Trong số tài liệu này có đề nghị tháng 3/1940 của Lavrenty Beria về việc cho bắn chết 25.700 tù nhân Ba Lan ở các Trại Kozelsk, Ostashkov, Starobels, cũng như vài trại tù nữa ở Tây Ukraine và Belarus chữ ký của Stalin.

       Cạnh đó có một tài liệu gồm đoạn trích từ lịnh cho phép bắn chết các tù nhân Ba Lan do Bộ Chính Trị Cộng Sản Liên Sô ký ngày 5/3/1940; ghi chú của Aleksandr Shelepin ngày 3/3/1959 gửi cho Nikita Khrushchev với thông tin về vụ hành hình 21.857 tù binh Ba Lan và đề nghị thủ tiêu hồ sơ cá nhân của họ.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ: