Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Công An Nhân Dân Giết Hại Dân Lành




LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MẬT CHEKA
CỦA CHẾ ĐỘ SÔ VIẾT


TỔNG QUÁT

Felix 
Edmundovich  
Dzerzhinsky.
Ảnh nguồn:
 wiki.
     Cheka (theo chữ Nga: ЧК - чрезвычайная комиссия) là định chế đầu tiên trong hệ thống tổ chức cảnh sát mật của Liên Bang Sô Viết. Không lâu sau khi được thành lập, Cheka chứng tỏ là một lực lượng quân sự quan trọng, rất quyết định cho sự tồn tại của chế độ Sô Viết. Năm 1921, đội quân bảo vệ nội bộ - một phần của Cheka - lên tới 200.000 người.

     Đạo quân này canh gác các trại lao động, điều khiển hệ thống trại tù Gulag, hướng dẫn những hoạt động trưng thu lương thực, đàn áp các cuộc nổi dậy của nông dân, bạo động của công nhân, và sự nổi loạn của Hồng Quân (việc đào ngũ lây lan). Sau năm 1922 Cheka trải qua hàng loạt hoạt động tái tổ chức.

TÊN GỌI

     Tên đầy đủ của Cheka: Всероссийская чрезвычайная комиссия по борьбе с контрреволюцией и саботажем, có nghĩa: “Ủy Ban Đặc Biệt Toàn Nga Đấu Tranh Chống Phản Cách Mạng Và Phá Hoại” thường được viết tắt Cheka hay Vecheka. Năm 1918, tên được sửa lại: “Ủy Ban Đặc Biệt Toàn Nga Đấu Tranh Chống Phản Cách Mạng, Đầu Cơ Trục Lợi Và Cán Bộ Tham Nhũng”.

     Những năm sau “Cách Mạng Tháng 10”, thành viên Cheka thường trang phục loại áo phủ ngoài dài tay bằng da, hình ảnh này cũng được vào điện ảnh và trở thành kiểu mẫu cho các tổ chức mật vụ ở các nước Cộng Sản Đông Âu.

LỊCH SỬ

     Ngày 20/12/1917 sau khi giành được chính quyền không bao lâu, Lenin liền ký sắc luật cho thành lập cơ quan Cheka để bảo vệ chính quyền Cộng Sản. Felix Dzerzhinsky chính thức được bổ nhiệm đứng đầu Cheka.

Biểu tượng của 
Cheka và KGB: 
thanh gươm 
và cái khiên.
Ảnh nguồn: 
wiki.
     Khi đã nắm cơ quan an ninh trung thành tuyệt đối sẳn sàng hành động theo lịnh đảng, Lenin chính thức củng cố quyền kiểm duyệt được thành lập trước đó, ngày 17/11, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương thông qua một sắc luật trao cho Bolshevik kiểm soát tất cả loại giấy in báo và quyền hành rộng rãi để đóng cửa tất cả tờ báo nào phê bình chế độ.

     Những tờ báo chống Sô Viết bị đóng cửa cho đến khi nào báo Pravda (“Sự Thật”) Izvestia (Tin Tức) thiết lập được sự độc quyền thông tin. Bolshevik không chỉ chống lại những kẻ thù truyền thống như tư sản và cánh hữu nhưng người XHCN, công nhân, nông dân sẳn sàng bị kết tội phản động, là kẻ thù, một khi họ phản đối sự cai trị độc tài của đảng.

      Ngày 19/12/1918, sau một năm được thành lập, Lenin ra lịnh thông qua nghị quyết cấm báo chí của Bolshevik viết hay phát hành các bài báo phỉ báng Cheka. Lenin nói “một người Cộng Sản tốt cũng phải là một nhân viên Cheka tốt.”

      Cheka được thành lập suốt những ngày phôi thai của chính quyền Bolshevik. Lúc đầu, thành viên Cheka là độc quyền của Bolshevik, tuy nhiên sau này vào tháng 1/1918 có cả Ðảng Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Cánh Tả tham gia, cuối năm 1918 Ðảng Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Cánh Tả bị trục xuất và bị bắt giữ vì cố gắng nổi loạn chống lại tham vọng và quyền thống trị của Bolshevik.  

 Tranh 
tuyên truyền
của Sô Viết 
 thập niên 
1920:
 “GPU đánh 
vào đầu 
bọn phá hoại 
phản 
cách mạng”.
Ảnh nguồn:wiki.


      Cơ quan mật vụ Cheka với mục đích tiên khởi làm ra vẻ là để điều tra kẻ phá hoại hay chống cách mạng nhưng không lâu sau đó Cheka chỉ đạo việc bắt giữ hàng loạt, nhốt tù và hành quyết ”kẻ thù của nhân dân” hay ”kẻ thù giai cấp” như thành phần tư sản, thành viên Giáo Hội, các đối thủ chính trị của chế độ mới. Cheka giữ vai trò đàn áp Cuộc Nổi Dậy Kronstadt năm 1921 và sắp xếp chiến dịch đàn áp nổi tiếng ”Khủng Bố Đỏ”.

      Cheka đảm nhận vai trò của Okhranka, tổ chức đàn áp của chế độ Nga Hoàng trước đó không lâu. Năm 1918 chính quyền Cộng Sản bắt đầu giải giao các đối thủ chính trị đến các trại lao động khổ sai ở Siberia và vùng cực Bắc Liên Sô (hệ thống trại tù Gulag khét tiếng). Các trại cưỡng bức lao động này kế thừa từ hệ thống trại lao động cưỡng bức và trừng phạt Katorga của Nga Hoàng.

      Năm 1922, Cheka được chuyển đổi thành Cơ Quan Quản Lý Chính Trị Nhà Nước hay GPU. Tổng quát GPU là bộ phận chủ lực gây nhiều tội ác trong tổ chức cảnh sát mật Cheka, sau đó GPU được đổi tên thành OGPU trong cơ quan NKVD (kế thừa từ Cheka), về sau lại đổi thành GUGB cũng trực thuộc NKVD, cuối cùng mang tên KGB (hậu thân của Cheka và NKVD).

      OGPU đóng vai trò chính trong việc khai sinh hệ thống nhà tù Gulag gây nỗi ám ảnh kinh hoàng cho nhân loại.    

HOẠT ĐỘNG CỦA CHEKA

      1/ Theo Dõi Và Trừng Phạt Những Kẻ Đào Ngũ Và Gia Đình Họ

      Trong thời gian năm 1919-1920 có hơn 3 triệu quân nhân đào ngũ khỏi Hồng Quân Sô Viết, lực lượng quân sự của Cheka và những bộ phận đặc biệt đã bắt lại được khoảng 500.000 người năm 1919, và gần 800.000 người trong năm 1920. Người đào ngũ thường là nông dân bị cưỡng bức động viên. Hàng ngàn người đào ngũ bị giết, gia đình họ bị đối xử như con tin.

      Theo chỉ thị của Lenin về vấn đề giải quyết tội phạm đào ngũ:“Sau khi chấm dứt thời hạn chót 7 ngày cho kẻ đào ngũ phải tự trở lại đơn vị, sự trừng phạt phải gia tăng cho những tên phản bội ngoan cố đối với sự nghiệp của nhân dân. Gia đình chúng và bất cứ ai giúp đỡ kẻ đào ngũ phải bị coi như con tin và bị đối xử thích đáng với tội vi phạm luật pháp.

      Trong tháng 9/1918 chỉ trong 12 tỉnh của Nga, có 48.735 kẻ đào ngũ và 7.325 “quân cướp” bị bắt giữ, 1.826 người bị bắn chết và 2.230 người bị bắt rồi mang ra hành quyết. Một báo cáo tiêu biểu của Cheka viết như sau: “Tỉnh Yaroslavl, ngày 23 tháng 6 năm 1919. Sự nổi dậy của bọn đào ngũ trong vùng Petropavlovskaya bị dẹp yên. Gia đình chúng bị bắt làm con tin. Khi chúng ta bắn một người từ mỗi gia đình, chúng không còn nuôi hy vọng. 34 tên đào ngũ đã bị bắn để làm gương.”


Petropavlovskaya (Petropavlovsk)
Ảnh nguồn: map Google. 


      2/ Số Lượng Nạn Nhân

      Các ước lượng về con số nạn nhân bị hành quyết dưới bàn tay Cheka khá khác nhau. Con số thấp nhất được Martyn Latsis, phụ tá số một của Dzerzhinsky, cung cấp giới hạn trong lãnh thổ Nga (không phải toàn Liên Bang) thời gian từ năm 1918 – 1920 như sau:

      a/ Từ 1918 tới tháng 7/1919 chỉ trong 20 tỉnh miền Trung Nga: năm 1918: 6.300 nạn nhân, năm 1919 (tính tới tháng 7):2.089 nạn nhân, tổng số 8.389 nạn nhân.

      b/ Trong suốt thời gian 1918 – 1919, 1918: 6.185 nạn nhân, 1919: 3.456 nạn nhân, tổng số: 9.641 nạn nhân.

      c/ Từ năm 1918 – 1920, tổng số 12.733 nạn nhân bị hành quyết.

      Các chuyên gia đồng ý chung rằng các con số bán chính thức này là quá thấp. W. H. Chamberlin nói: ”Khó có thể tin Cheka chỉ giết có 12.733 người trong toàn nước Nga lúc cuối nội chiến”, ông đưa ra con số“khiêm nhường và hợp lý” là 50.000 người. Những người khác trưng ra con số rất lớn: 500.000 nạn nhân. Vài học giả đưa ra con số bị hành quyết: 250.000 người.

     Có người tin số nạn nhân bị giết dưới tay Cheka nhiều hơn bị chết trong chiến tranh. Chính Lenin không cảm thấy bị xao xuyến về số lượng người bị cơ quan mật vụ của chế độ ông ta giết hại. Tại cuộc họp Bộ Chính Trị ngày 14/5/1921 do Lenin chủ tọa đã thông qua đề nghị”cho mở rộng quyền hạn Cheka trong việc thực thi lịnh tử hình“.  

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Chủ Nghĩa Cộng Sản Thời Chiến





CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN THỜI CHIẾN
NẠN ĐÓI Ở LIÊN SÔ DO LENIN GÂY RA
CÁC CUỘC NỔI DẬY CHỐNG CỘNG SẢN
ĐÀN ÁP KHỦNG BỐ QUYẾT LIỆT


   
           Ngay sau khi chiếm được quyền lực, Ðảng Bolshevik của Lenin đưa ra bất tận những chính sách, sắc luật về kinh tế. Việc in tiền không kiểm soát gây sức ép cho tài chính đất nước, sau cùng dẫn tới siêu lạm phát làm đảo lộn sinh hoạt xã hội, mọi người trao đổi hàng hóa như thời cổ, không thông qua tiền tệ. Những hành động như người đui đi dò đường, thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về khoa học quản trị hành chánh - kinh tế dẫn tới các tai họa đen tối cho xã hội con người sau đó, nạn đói khủng khiếp diễn ra, sự giảm thấy rõ dân số ở các thành phố, tiêu chuẩn sống của thường dân bị hạ xuống...

          Chủ Nghĩa (hay Chế Độ) Cộng Sản Thời Chiến (War communism hay Wartime communism) (1918-1921) là chính sách kinh tế được Bolshevik (Cộng Sản) đề ra trong giai đoạn Nội Chiến Nga nhằm mục đích thu giữ lấy thực phẩm, vũ khí để cung cấp cho các thành phố và Hồng Quân Sô Viết trong điều kiện tất cả bộ máy kinh tế bình thường và mối liên hệ bị chiến tranh phá hủy.

          Chủ Nghĩa Cộng Sản Thời Chiến khởi đầu từ tháng 6 năm 1918 do Hội Đồng Kinh Tế Tối Cao (Vesenkha/đọc theo tiếng Nga) chỉ đạo thực hiện. Chính sách này kết thúc vào 21 tháng 3 năm 1921 với sự bắt đầu Chính Sách Kinh Tế Mới (New Economic Policy) kéo dài tới 1928.

           Chủ Nghĩa Cộng Sản Thời Chiến bao gồm các chính sách sau:

          1/ Tất cả nền kỹ nghệ (công nghiệp) của đất nước bị quốc hữu hóa và phương thức quản trị tập trung nghiêm ngặt được áp dụng.

          2/ Nhà nước độc quyền về ngoại thương.

          3/ Kỷ luật trong hàng ngũ công nhân được xiết chặt và người đình công sẽ bị bắn bỏ.

          4/ Lao động là bổn phận bắt buộc đối với những thành phần không phải là công nhân.

          5/ Lịnh trưng thu tối đa lương thực dư thừa của nông dân để nhà nước phân phối cho những thành phần dân chúng còn lại trong xã hội.

          6/ Thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nhất phải do nhà nước phân phối và theo khẩu phần.

          7/ Doanh nghiệp tư nhân bị coi là bất hợp pháp.

          8/ Việc kiểm soát ngành hỏa xa phải được quân sự hóa.



Mt bức hình đưc thấy ở Liên  Sô 
năm 1921 vi hàng chữ 
“Hãy Cứu Chúng Tôi”.
 Ảnh nguồn: wiki.


         
            Các chính sách kinh tế từ năm 1918-1921 được gắn cho cái tên ”Chủ Nghĩa Cộng Sản Thời Chiến” mà Bolshevik tuyên bố như là cách đối phó tạm thời trong điều kiện Liên Bang Sô Viết phải đối diện với chiến tranh. Thực ra khi đối chiếu với nhiều sự kiện vào thời gian đó, người ta thấy rằng cái gọi là ”Chủ Nghĩa Cộng Sản Thời Chiến” được thực hiện trước khi có nội chiến và sau khi ”Phe Trắng” bị đánh bại. Đó không phải là biện pháp tương thích ngắn hạn, trái lại đây là chủ trương và tham vọng Lenin muốn theo đuổi trong hòa bình hay chiến tranh nhằm củng cố quyền hành tuyệt đối cho Đảng Cộng Sản Liên Sô.

           Mặc dù Chủ Nghĩa Cộng Sản Thời Chiến có đạt mục tiêu là giành được chiến thắng trong nội chiến cho Cộng Sản nhưng lại làm tồi tệ thêm đời sống đã khổ cực của người dân. Thời Nga Hoàng dân quá chán chiến tranh và thiếu bánh mì ăn, khi lật đổ Nga Hoàng, Cộng Sản hứa hẹn đời sống sẽ khá hơn nhưng rồi “mèo cũng hoàn mèo”, mèo sau lại tệ hơn mèo trước.

          Nông dân bắt đầu bất hợp tác không chịu sản xuất lương thực vì chính quyền tịch thu của họ quá nhiều. Công nhân bắt đầu rời bỏ các thành phố, di chuyển tới miền quê nơi có thể kiếm sống dễ hơn một chút so với thành thị, tình hình này khiến cho giảm sút mức sản xuất hàng hóa kỹ nghệ rồi dẫn tới thiếu hàng hóa kỹ nghệ để đổi lấy thực phẩm, tất nhiên đời sống thị dân càng thêm khốn khổ. Giữa năm 1918 tới 1920, Petrograd mất 75% dân số, còn Moscow bị mất 50% cũng vì vấn đề di dân tìm cái ăn mà ra.      

          Thị trường chợ đen nổi lên ở Nga mặc dù bị Thiết Quân Luật (martial law) đe dọa, nhằm chống lại tình trạng đầu cơ  trục lợi. Đồng Ruble (Rouble) của Nga sụp đổ và bị thay thế bởi hệ thống trao đổi bằng hàng hóa (mua hàng bằng hàng không dùng tiền). Sản lượng công nghiệp (kỹ nghệ) nặng sụt giảm 20% so với năm 1913. 90% lương trả cho người làm việc được trả bằng hàng hóa. 70% số đầu máy xe lửa đang trong tình trạng cần sửa chữa.

          Tình hình tồi tệ kể trên kết hợp với 7 năm chiến tranh (3 năm nội chiến với 4 năm Nga Hoàng tham dự Đệ Nhất Thế Chiến) cùng nắng hạn nghiêm trọng và chính sách trưng thu lương thực tối đa của đảng đã tạo ra nạn đói gây cho 3 tới 10 triệu người chết đau thương. Đúng là nước Nga vừa bị thiên họa và nhân họa nhưng trong giai đoạn này nhân họa (thủ phạm là Cộng Sản) nguy hiểm hơn nhiều.     

           Hậu quả, hàng loạt cuộc đình công của công nhân và nông dân nổi loạn chống nhà nước Sô Viết đã diễn ra, như Cuộc Nổi Dậy Tambov làm chấn động cả Liên Bang. Sự kiện đặc biệt hơn là vụ nổi dậy tại Căn Cứ Hải Quân Kronstadt vào đầu tháng 3 năm 1921. Cuộc khởi nghĩa chống “cách mạng” này làm Lenin sửng sốt vì thủy thủ ở Căn Cứ Hải Quân Kronstadt từng là những người ủng hộ mạnh mẽ Bolshevik. 

          Lenin luôn luôn binh vực cho hành động khủng bố hàng loạt chống lại kẻ thù cách mạng và công khai quan điểm của ông rằng: nhà nước Vô Sản là một hệ thống bạo lực được tổ chức để chống lại sự thiết lập Chủ Nghĩa Tư Bản. Khi Kamenev và Bukharin cố kiềm chế những hành động bạo lực vượt quá nhân tính của Cheka vào cuối năm 1918, Lenin là người bảo vệ Cheka.

          Khi kinh tế suy thoái do Lenin thực hiện đường lối Chủ Nghĩa Cộng Sản Thời Chiến, Cheka hành động nặng tay hơn. Sau cuộc nổi dậy tháng 7 năm 1918 của những người Cách Mạng XHội Chủ Nghĩa, Cheka quay súng lại bắn vào các đồng chí XHội Chủ Nghĩa, hành quyết 350 quân nổi loạn (phe XHội Chủ Nghĩa) bị bắt giữ, 500 con tin bị bắn tại Petrograd để trả thù theo lịnh của Zinoviev, người đứng đầu cơ quan Sô Viết địa phương.

           Từ lúc đó, bàn tay hành quyết của Cheka không bao giờ chấm dứt, số lượng chính xác người bị giết thường xuyên được ước lượng giữa 100.000 tới 500.000, nhưng do điều kiện thời chiến hỗn loạn khiến cho việc thống kê đặc biệt khó khăn. Nhưng sự hành quyết không phải là công cụ duy nhất của Cheka, cơ quan này còn khai phá sự phát triển nô lệ lao động tân thời (trại tập trung), các tù nhân bị đối xử như là nô lệ riêng của chính quyền Cộng Sản, họ bị sử dụng trong các loại công việc đòi hỏi nhất như đào kinh ở vùng Bắc Cực trong khi nhận khẩu phần ăn hàng ngày ít ỏi. 



Buổi phát thực phẩm cho trẻ em Sô Viết
do Tổ Chức Cứu Trợ Hoa Kỳ thực hiện.
Ảnh nguồn: wiki.



Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Thảm Sát Hoàng Gia Nicholas Đệ Nhị





     THẢM SÁT
CỰU NGA HOÀNG NICHOLAS ĐỆ NHỊ
VÀ HOÀNG GIA





Hoàng Gia Romanov, từ trái qua phải, từ trên xuống:  
các Công Chúa Olga, Tatiana, Maria,
 Hoàng Hậu Alexandra, Nicholas, 
Công Chúa Anastasia và 
Hoàng Tử Alexei (trai út mắc bịnh máu không đông).
Ảnh nguồn: wiki. 






Nicholas Đệ Nhị (1868 - 1918)
Ảnh nguồn: wiki .





Bức hình cuối cùng của cựu Hoàng Nicholas
sau khi ông thoái vị vào tháng 3/1917.
Ảnh nguồn: wiki.



             Sau khi thoái vị vào ngày 2 tháng Ba năm 1917, lúc đầu Chính Quyền Lâm Thời giữ gia đình cựu Hoàng Nicholas trong Cung Điện Alexander cách thủ đô St.Petersburg 15 dặm (1mile/dặm/ bằng 1km6), khu vực này được gọi là Tsarskoe Selo. Việc giam giữ này nhằm tránh những tổn hại có thể xảy đến trong khí thế phấn khích của cuộc cách mạng. Tháng 8/1917, chính quyền Kerensky đưa cựu Hoàng cùng vợ con đi xa về phía Đông đến Tobolsk ở vùng núi Ural.

           Tại đây gia đình cựu Hoàng sống trong ngôi nhà lớn của viên tỉnh trưởng với một số tiện nghi. Họ vẫn ở đó khi cuộc “Cách Mạng Tháng 11” của Cộng Sản xảy ra (tháng 10 lịch cũ của Nga). Khi Cộng Sản chiếm được chính quyền, điều kiện giam giữ trở nên khắt khe, khinh mạn hơn, và vấn đề mang cựu Hoàng Nicholas ra xét xử được nói tới thường xuyên, lúc Chính Quyền Lâm Thời tạm giam gia đình cựu Hoàng, có đặt vấn đề sẽ cho họ đi sống lưu vong tại Anh quốc. Sau đấy cựu Hoàng Nicholas, Hoàng Hậu và con gái là Maria được đưa đi tới Yekaterinburg vào tháng 4/1918. Hoàng Tử Alexis (Alexei) bịnh nặng không thể đi theo cha được nên tạm ở lại Tobolsk với các chị Olga, Tatiana và Anastasia, đến tháng 5/1918 mới tới Yekaterinburg.     

          Tại Yekaterinburg cả gia đình cựu Hoàng và các người hầu cận bị giam tại Ipatiev, trước đây là ngôi nhà của một thương buôn người Do Thái giàu có tên là Nicholas Ipatiev. Ipatiev về sau bị các đơn vị dân quân Sô Viết trưng dụng để dùng vào mục đích đặc biệt: làm nhà giam gia đình cựu Hoàng, hàng rào bằng cây được dựng lên chung quanh nhà để khu tạm giam kín đáo hơn. Thời gian đó, khu vực Yekaterinburg do Hồng Quân kiểm soát nhưng đã nghe tiếng súng giữa Phe Trắng và Hồng Quân đánh nhau không xa lắm. 



Yekaterinburg cách Moscow 1.667 km về hướng Đông, 
là một thành phố kỹ nghệ lớn ở vùng trung tâm nước Nga, 
nằm phía Đông dãy núi Ural, thành lập năm 1721, 
dân số năm 2002 là 1.293.537 người.
Ảnh nguồn: map google.



           Vào đêm 17 tháng 7 năm 1918, cựu Hoàng cùng gia đình bao gồm luôn cả mấy người giúp việc bị biến mất. Không lâu sau đó, Bolshevik loan báo rằng cựu Hoàng Nicholas Đệ Nhị đã bị bắn, còn những người trong gia đình bị đưa đi đến nơi khác. Hầu hết các báo cáo sau này đều chứng tỏ rằng: cả gia đình cựu Hoàng bị hành quyết bởi một đơn vị Bolshevik do Yakov Yurovsky chỉ huy, người này trước đây là một thợ sửa đồng hồ (giai cấp công nhân!) ở Perm. 

            Việc hành quyết này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ công luận quốc tế vào thời gian đó. Những nhân chứng khác thề là họ thấy Hoàng Hậu và các con tại Perm. Vua Alfonso 13 của Tây Ban Nha thương thảo cùng tân chính quyền Cộng Sản xin khoan hồng các thành viên trong gia đình cựu Hoàng mà ông nghĩ rằng còn sống. Vào năm 1989, khi các báo cáo riêng của Yakov Yurovsky được công bố, chứng tỏ một cách xác quyết những gì xảy ra trong đêm 16 rạng 17 tháng 7 năm 1918.

          Việc hành quyết xảy ra khi các đơn vị của Quân Đoàn Czech đang trên đường rút lui ra khỏi lãnh thổ đế quốc Nga (Quân Đoàn Czech thuộc Phe Trắng - White Army - tập họp các lực lượng ở đế quốc Nga và có sự giúp đỡ từ bên ngoài nhằm chống lại việc Cộng Sản chiếm chính quyền). Khi các đơn vị của Quân Đoàn Czech triệt thoái đến gần đến thành phố Yekaterinburg, các đơn vị Bolshevik đang giam cầm cựu Hoàng lo sợ quân Czech sẽ chiếm lấy thành phố và cứu thoát ông. Phe Bolshevik đã chọn giải pháp thanh toán nhanh chóng gia đình cựu Hoàng Nicholas Đệ Nhị với lập luận rằng: “không thể có sự quay trở lại”. Ý họ không muốn cựu Hoàng với sự giúp đỡ từ bên ngoài có thể khôi phục đế vị.

           Một bức điện tín nhân danh Sô Viết tối cao ở Moscow do Jacob (Jakov) Sverdlov, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Toàn Nga, ký được chuyển đến Yekaterinburg ra lịnh hành quyết! Yakov Mikhaylovich Sverdlov 33 tuổi, con một người Do Thái làm thợ khắc hình, giữ vai trò quan trọng trong việc soạn kế hoạch cho “Cách Mạng Tháng 10”.

          Các nghiên cứu trong năm 1990 do nhà soạn kịch và sử gia Edvard Radzinsky ở Moscow thực hiện đã khám phá vai trò Sverdlov trong vụ hành quyết cựu Hoàng Nicholas Đệ Nhị. Là người thân cận của Lenin, Sverdlov đã thuyết phục các lãnh đạo hàng đầu Bolshevik đi đến quyết định (gây nhiều tranh luận) giải tán Quốc Hội Lập Hiến và ký hòa ước Brest- Litovsk. Yakov Sverdlov chết vì bịnh cúm trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Thành phố Yekaterinburg vào năm 1924 được Cộng Sản đổi tên thành Sverdlovsk, nhưng năm 1991, Boris Yeltsin cho lấy lại tên cũ là Yekaterinburg.



Yakov Sverdlov.
Ảnh nguồn: wiki.



"Chúng ta phải bắn chết tất cả họ trong đêm nay” 

             Pavel Medvedev là một trong những lính canh giữ số người tù hoàng tộc tại Ipatiev – Yekaterinburg đã diễn tả chi tiết những gì xảy ra chính mắt ông ta chứng kiến:

            “Vào tối ngày 16 tháng 7, khoảng hơn 7 giờ, khi công việc của tôi (Pavel Medvedev) bắt đầu, Yurovsky - người đứng đầu toán hành quyết - ra lịnh cho tôi thu lấy tất cả các khẩu súng lục Nagan (súng ngắn có ổ đạn quay) từ đám lính bảo vệ khu vực giam giữ và đem đến cho Yurovsky. Tôi mang đến cho Yurovsky 12 khẩu súng. Yurovsky nói với tôi:”chúng ta phải bắn tất cả họ trong đêm nay, vì vậy thông báo cho lính gác không được báo động khi nghe tiếng súng nổ”. Do đó tôi hiểu Yurovsky muốn nói rằng: toàn gia cựu Hoàng bao gồm cả vị bác sĩ, mấy người phục dịch đang bị giam chung sẽ bị bắn chết, nhưng tôi không hỏi Yurovsky sẽ bắn họ tại đâu và ai đã quyết định việc tử hình này.

            Độ chừng 10 giờ tối, tuân lịnh Yurovsky, tôi thông báo cho lính gác không được báo động khi nghe súng nổ. Độ nửa đêm, Yurovsky đánh thức nhóm người bị giam giữ. Tôi không biết Yurovsky nói lý do gì mà họ bị gọi dậy và đưa đi nơi nào? Tuy nhiên tôi đoan chắc, Yurovsky đã đi vào phòng gia đình cựu Hoàng Nicholas đang ngủ. Trong một giờ sau đó, tất cả gia đình cựu Hoàng, bác sĩ, người hầu gái, các người hầu bàn thức dậy, rửa mặt và thay quần áo. Trước lúc Yurovsky vào phòng cựu Hoàng, có hai thành viên trong Ủy Ban Đặc Nhiệm của cơ quan Sô Viết Ekaterinburg đến Dinh Ipatiev.

            Thời gian ngắn sau 1 giờ sáng (ngày 17), cựu Hoàng, Hoàng Hậu, 4 cô con gái, người hầu gái, vị bác sĩ, người nấu bếp, hầu bàn rời khỏi phòng. Cựu Hoàng Nicholas bồng Hoàng Tử Alexei trong tay ông, hai người đều mặc loại áo tay dài của lính và đội nón. Hoàng Hậu, các con gái và người hầu đi theo sau cựu Hoàng. Yurovsky, các cộng sự viên của y, hai thành viên trong Ủy Ban Đặc Nhiệm đi tiếp sau đó. Tôi cũng hiện diện. Thời gian có mặt trong phòng, tôi thấy cả gia đình cựu Hoàng không hỏi bất cứ điều gì, họ không kêu than cũng không khóc. Đoàn người đi xuống tầng trệt (gia đình cựu Hoàng và người hầu ngủ trên lầu 1). Tất cả bước vào căn phòng nằm sát cạnh một kho chứa đồ có cửa đóng.

           Tại đây, Yurovsky ra lịnh mang ghế đến, các phụ tá của y đem tới 3 cái ghế, một cái cho cựu Hoàng, một cho Hoàng Hậu và một cho Hoàng Tử. Hoàng Hậu ngồi gần tường cạnh cửa sổ, sát bên là cái cột màu đen của lối đi có vòm. Phía sau bà là ba cô con gái (tôi biết mặt họ, vì thấy đi trong khu vườn mỗi ngày, nhưng tôi không biết tên). Cựu Hoàng và Hoàng Tử ngồi sát nhau ở giữa phòng. Bác sĩ Botkin đứng sau Hoàng Tử. Người hầu nữ, một phụ nữ có dáng cao ráo, đứng bên trái cánh cửa dẫn vào buồng kho; cạnh bà là một trong bốn Công Chúa. Hai người hầu bàn đứng dựa tường, bên trái, tính từ lối vào căn phòng. Người hầu nữ ôm cái gối. Ba Công Chúa cũng mang mỗi người một gối nhỏ. Một gối nhỏ để trên chiếc ghế của Hoàng Hậu, cái nữa đặt trên ghế Hoàng Tử.

            Dường như mọi người đoán biết định mệnh sẽ xảy ra cho họ, nhưng không ai mở miệng nói ra lời nào. Lúc này phía Yurovsky tổng cộng có 11 người đã bước vào phòng gồm: Yurovsky, một phụ tá, hai người trong Ủy Ban Đặc Biệt và 7 người thuộc lực lượng Cheka (cảnh sát mật). Yurovsky ra lịnh cho tôi rời khỏi phòng, bước ra ngoài canh gác. Tôi bước ra sân nhà được bao bọc bởi cái hàng rào bằng những tấm ván đóng khít lại, nhưng chưa bước ra tới đường thì tiếng súng trong phòng vang lên.

            Tôi quay trở vào nhà ngay (chỉ trong vòng độ hai hay ba phút trôi qua). Khi bước vào căn phòng nơi diễn ra cuộc hành quyết, tôi thấy toàn gia cựu Hoàng nằm trên sàn nhà với nhiều vết đạn trên người. Máu vẫn đang chảy thành giòng. Bác sĩ, người hầu nữ, hai hầu bàn cũng bị bắn. Khi tôi bước vào, Hoàng Tử Alexei hãy còn sống và đang rên nho nhỏ. Yurovsky bước tới, bắn tiếp hai tới ba phát đạn vào Hoàng Tử.” ( "The Execution of Tsar Nicholas II, 1918," EyeWitness to History, www.eyewitnesstohistory.com - 2005).

            Những cái gối ôm nhỏ do các phụ nữ mang theo bên mình, sau này được tìm thấy có đầy kim cương, ngọc trai cùng nhiều đồ trang sức quí giá khác được giấu bên trong. Con chó của gia đình cựu Hoàng cũng bị bắn chết. Tám ngày sau cuộc hành hình rùng rợn, thành phố Ekaterinburg bị quân đội “Phe Trắng” chiếm giữ (thời gian nội chiến). Các thi hài cựu Hoàng Nicholas Đệ Nhị, Hoàng Hậu và các con sau đó bị Cộng Sản nhúng vào nước acid để da thịt bị cháy xém nhằm xóa bỏ nhân dạng rồi liệng xuống con đường thông với một quặng mỏ tại khu vực được gọi là “Bốn anh em”.

            Buổi sáng hôm sau, khi lời đồn tràn lan ở thành phố Yekaterinburg, Yurovsky cho lịnh giấu các xác chết bị cháy rữa và di chuyển đi nơi khác. Khi chiếc xe chở xác chết bị hư máy trên đường di chuyển, Yurovsky nhanh chóng ra lịnh cho chôn dưới cái hố bên cạnh đường Koptyaki, đây là con đường lồi lõm (bây giờ đã bị bỏ hoang) cách Yekaterinburg 12 dặm về phía Bắc. Tại Yekaterinburg “Nhà thờ nằm trên vũng máu đào” được xây dựng trên địa điểm nơi mà trước kia là khu nhà Ipatiev (xây sau khi Liên Bang Sô Viết đổ sụp).

           Vào năm 1977, Ipatiev bị phá hủy do lịnh của Boris Yeltsin, sau này là vị Tổng Thống đầu tiên của Liên Bang Nga. Lúc đầu do lịnh từ Bộ Chính Trị, tới ngày 22- 24 tháng 9/1977, Yeltsin - Bí Thư Thứ Nhất của khu vực này - đã cho lịnh đập phá. Di cốt Nicholas Đệ Nhị cùng gia đình sau này được tìm thấy vào năm 1991 và được chính quyền Nga chôn cất theo nghi thức quốc gia.

             Diễn tiến xác nhận các di cốt được xúc tiến chu đáo. Mẫu xương được gửi đến Anh và Hoa Kỳ để xác nghiệm DNA (hay ADN tức acid deoxyribonuclic, cấu tử cơ bản của gene di truyền). Kết quả xác nghiệm cho thấy 5 trong số những bộ xương tìm được là thành viên trong cùng một gia đình, 4 bộ xương còn lại không có liên hệ đến gia đình nói trên, đây có thể là những người giúp việc. Riêng trong 5 bộ xương thuộc một gia đình thì có xương 3 người trẻ tuổi và phần xương còn lại của hai người ở tuổi cha mẹ. Người mẹ được xác nhận có liên hệ tới Hoàng Gia Anh, đó chính là Hoàng Hậu Alexandra, còn người cha được xác định có liên hệ tới Đại Công Tước George Alexandrovich. Các khoa học gia Anh xác quyết 98,5% các di cốt này là của cựu Hoàng Nicholas, Hoàng Hậu, các con và những người hầu cận.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:



Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Lịnh Treo Cổ Do Lenin Ký Ban Hành



     “Lịnh Treo Cổ” dùng để chỉ bản văn viết tay ghi ngày 11 tháng 8 năm 1918 do Lenin viết và ký ban hành.

     Lịnh này chỉ thị cho các đảng viên Cộng Sản hoạt động trong và ngoài vùng Penza (khu vực đồng bằng giáp Đông Âu Châu, trên bản đồ cũng có một địa phương tên Penza ở miền Đông Nga), công khai treo cổ ít nhất 100 Kulak, công bố rõ họ tên, tịch thu ngũ cốc của họ và bắt giữ một số người làm con tin, (Kulak ở Nga là những nông dân giàu có, họ sở hữu trang trại riêng).
     
     Nội dung ”Lịnh Treo Cổ” còn để biểu thị cho cư dân chung quanh vùng Penza vài trăm cây số coi đó mà làm gương, hành động này còn để đáp ứng lại cuộc nổi dậy của thành phần Kulak trong vùng.

     “Lịnh” gửi rõ ràng tới Kuraev, Bosh, Minkin và các đảng viên Cộng Sản khác trong vùng Penza, yêu cầu họ phải gửi điện tín cho Trung Ương biết là đã nhận được cũng như phải kiên quyết thi hành “Lịnh”.

     Vào năm 1997 sau khi các hồ sơ về chế độ Sô Viết đã được bạch hóa, trên Đài BBC có cuộc thảo luận chung quanh đề tài “Lịnh Treo Cổ” này cùng với một số hồ sơ Sô Viết liên hệ khác. 
       


“Lịnh Treo Cổ” viết bằng chữ Nga,
trang 1,(đã được dịch qua Anh Ngữ).
Ảnh nguồn: wiki.


Chúng tôi lược dịch qua Việt Ngữ từ bản Anh Ngữ:                                                                 
Chuyển tới Đảng Bộ Penza

Gửi các đồng chí Kuraev, Bosh, Minkin và các đảng viên Cộng Sản khác.

Các đồng chí! Sự nổi dậy của Kulak phải bị đè bẹp không thương tiếc. Lợi ích toàn thể cuộc cách mạng đòi hỏi điều này, chúng ta phải có trận chiến quyết định sau cùng với Kulak. Chúng ta cần ra tay để kẻ khác thấy đó làm gương.

1) Các đồng chí cần treo cổ (công tác diễn ra tốt đẹp, để nhân dân thấy) ít nhất 100 Kulak khét tiếng, giàu có và là kẻ hút máu người.   

2) Công bố tên họ.

3) Tịch thu hết lương thực họ.

4) Hành quyết các con tin – cho phù hợp với bức điện tín ngày hôm qua. 

Các nhu cầu này cần được hoàn thành để cho nhân dân sống chung quanh đó hàng trăm dặm thấy được, run sợ, biết và thét lên: chúng ta hãy bóp cổ và giết chết bọn Kulak hút máu đó.

Hãy gửi điện tín cho chúng tôi biết là các đồng chí đã nhận được Lịnh này và chấp hành tốt.

Lenin.

tái bút. Hãy sử dụng những người kiên quyết nhất của các đồng chí trong công tác này.



 Ảnh nguồn: Trung Tâm Tài Liệu
Cam Bốt.

Một giàn treo cổ tội nhân trong trại tù Tuol Sleng 1975-1979
dưới sự cuồng trị của Khmer Đỏ ở Cam Bốt.
Đây chỉ là nối tiếp chính sách do Lenin bày ra 
để giết hại dân lành vô tội.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.