Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Dự Thảo Hiến Pháp 2013


Kính gởi quý bạn đọc blog xa gần!!!

       Cá nhân chúng tôi xin được giới thiệu những tài liệu nằm trong các đường link bên dưới bài viết này liên quan đến Dự Thảo Hiến Pháp 2013. Bản Dự Thảo này do 72 nhân sĩ trí thức trong nước đưa ra khi họ gởi bản kiến nghị đến Đảng Cộng Sản Việt Nam để nêu lên các ý kiến đề nghị nên sửa đổi Hiến Pháp Năm 1992.

       Có người cho rằng không cần sửa đổi lòng vòng, đắp vá chi cho mất thì giờ mà không mang lại hiệu quả cho đất nước, trái lại nên viết một Bản Hiến Pháp mới.

       Có thể Dự Thảo Hiến Pháp 2013 là một, cùng với vài bản dự thảo khác nữa, chứa đựng khả năng định hình những nét căn bản thật quan trọng cho Bản Hiến Pháp Tự Do của quốc gia Việt Nam chúng ta trong tương lai gần đây.

       Hiến Pháp là bộ luật căn bản hết sức thiết yếu, tối hệ trọng cho quốc gia, nó giúp vận hành toàn bộ guồng máy xã hội, kinh tế, nhà nước đi đúng hướng mang lại lợi ích cho toàn dân, cũng như thúc đẩy đất nước phát triển đi lên. Do đó Hiến Pháp phải bao gồm các đóng góp ý kiến của người dân ở khắp nơi, và sự quyết định sau cùng để cho ra đời bản Hiến Pháp phải do chính dân tộc ta quyết định chứ không do một đảng phái nào lèo lái, áp đặt dưới bất cứ hình thức dân chủ giả tạo nào.

       Mặc dù có một số từ ngữ và vài điều khoản trong Dự Thảo Hiến Pháp 2013 cần được thảo luận thêm và đòi hỏi sự chung quyết của quốc dân đồng bào trong và ngoài nước. Tuy nhiên phần lớn các điều khoản trong Dự Thảo Hiến Pháp 2013 chứa đựng nội dung tiến bộ, mang tính chất tôn trọng nhân quyền, dân quyền một cách cụ thể, thực tế, và được ràng buộc chặt bởi cái khung pháp lý của cơ chế đa đảng, và thiết lập khung cảnh sinh hoạt dân chủ, đa nguyên chính trị.

       Quý bạn đọc blog nên vào các link bên dưới để đọc Dự Thảo Hiến Pháp 2013 hầu tìm cho chính mình nhận xét riêng. Phần cá nhân chúng tôi xin đưa ra các ý kiến sau khi đọc Dự Thảo Hiến Pháp 2013.

       Dự Thảo Hiến Pháp 2013 quy định sự bình đẳng chính trị giữa các đảng phái, tôn trọng và chấp nhận sự hiện hữu của đảng đối lập, coi đó là nhu cầu tất yếu trong môi trường chính trị đa nguyên (bao gồm nhiều thành phần đa dạng trong xã hội, chứ không phải chỉ có mỗi một giai cấp công nhân hay vô sản mới có đặc quyền lãnh đạo quốc gia mãi mãi).

       Và Đảng Cộng Sản Việt Nam phải cộng tồn với các chính đảng khác bằng chính khả năng thực sự của họ thông qua một cuộc bầu cử dân chủ công bình, chứ không thể bằng phương pháp dùng sức mạnh loại trừ những ai khác biệt chính kiến với mình nhằm giành vị thế độc tôn miên viễn.

       Ngành Tư Pháp phải độc lập với chính quyền, guồng máy vận hành quốc gia chúng ta trong tương lai phải bao gồm tam quyền phân lập: Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp. Tư Pháp hoạt động độc lập với chuyên môn về luật học chú trọng đến các dân quyền cơ bản, không bị chính trị chi phối và không nằm dưới sự bảo trợ hay thao túng của bất kỳ đảng nào.

       Cơ quan Hành Pháp trong tương lai được đứng đầu và điều hành bởi hai chức danh Tổng Thống và Phó Tổng Thống. Tổng Thống, Phó Tổng Thống được bầu chọn thông qua cuộc bầu cử dân chủ, đa đảng. Tổng Thống nắm giữ quyền lực cao nhất nước nhưng bị giám sát bởi các cơ quan hiến định và có nhiệm kỳ giới hạn chứ không truyền tử lưu tôn hay đảng truyền.

       Mọi công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do bày tỏ ý kiến, tự do đi lại, tự do ra báo và xuất bản, tự do lập hội, tự do tham chính, tự do bầu cử, ứng cử.

       Tất cả tù nhân lương tâm phải được trả tự do và bồi thường xin lỗi họ. Đối lập chính trị là quyền bất khả xâm phạm của người dân, của người hoạt động chính trị. Quốc gia tôn trọng và vinh danh những hy sinh cao quý của các chiến sĩ hai miền không phân biệt thể chế trong cuộc chiến tranh trước đây, và quan tâm đến các thương binh từ hai phía của chiến cuộc quá khứ.

       Đặt quân đội và công an, cảnh sát dưới sự điều hành của quốc gia. Không có đảng phái nào có quyền nắm giữ quân đội, công an một cách tuyệt đối để củng cố quyền hành cho đảng mình. Đây là điều khoản văn minh, và trả lại bổn phận chính đáng của quân đội, công an là bảo vệ quốc gia, gìn giữ an ninh trật tự xã hội, chứ không phải bảo vệ đảng và tài sản của đảng, cũng như ngoan ngoản phục tùng hệ thống giáo điều chính trị lạc hậu.

       Tổng quát các điều khoản trong Dự Thảo Hiến Pháp 2013 rất khác Hiến Pháp 1992 của Cộng Sản. Phải nói rằng đây là Dự Thảo Hiến Pháp mà đại khối dân tộc ta mong chờ từ lâu, vì nó sẽ mở hướng đi lên cho quốc gia chúng ta tiến đến một xã hội nhân ái, văn minh, tôn trọng quyền tự do con người, công bằng, và chính trị dân chủ đa nguyên.  

       Nhà cầm quyền Miến Điện cách đây 3 năm đã can đảm mở lối thoát cho dân tộc họ. Khi giới tướng lãnh quân phiệt thực hiện từng bước đổi mới chính trị, cả thế giới không ai tin họ, do vì họ đã quen thói gian xảo, dối gạt dân để tiếp tục cầm quyền, tiếp tục hưởng thụ cuộc sống của một đẳng cấp cao trong xã hội mặc cho quốc gia, dân tộc đang rơi vào cảnh đói nghèo, mất tự do.

       Tuy nhiên, giới lãnh đạo Miến đã thực tâm cải cách vì quyền lợi quốc gia và dân tộc. Hiện nay, thế giới ca ngợi tiến trình chuyển giao quyền lực lại cho người dân, tôn trọng đối lập chính trị, hủy bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí, cho tư nhân ra báo, mời gọi người Miến hải ngoại về nước đóng góp cho đất nước.

       Nhưng quan trọng hơn cả là Miến Điện cũng phải cho ra đời một Bản Hiến Pháp tiến bộ để dọn đường lâu dài vững chắc cho quốc gia họ tiến đến một xã hội dân chủ đa nguyên, có tự do nhân quyền.

       Cộng đồng các quốc gia trên thế giới đang mở rộng vòng tay đón chào quốc gia Miến Điện trở về cuộc sống đương đại của nhân loại sau một thời gian dài hơn 4 thập niên họ đi lạc trong rừng rậm hoang vu xưa cổ của giáo điều chính trị không thích nghi với tiến bộ khoa học, của tham vọng cá nhân, của tập đoàn tướng lãnh muốn độc tôn xưng hùng xưng bá, muốn làm vua một cõi.





Phạm Hoàng Tùng.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Điều Tra Vụ Thảm Sát Nemmersdorf


TỘI ÁC CHIẾN TRANH
CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP –
ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG

TỘI ÁC CỦA BỘ ĐỘI CỘNG SẢN
GIẾT NGƯỜI CƯỚP CỦA
THẢM SÁT TÀN PHÁ

PHẦN NĂM

VỤ THẢM SÁT NEMMERSDORF (B)


Người dân Ðức bị bộ đội Cộng Sản Liên Sô
thảm sát tại Nemmersdorf.
Ảnh nguồn: wiki.
     
       Người đứng đầu bộ máy tuyên truyền của Ðức Quốc Xã là Joseph Goebbels (1897-1945)* cho thành lập Ủy Ban Quốc Tế do Hjalmar Mäe đứng đầu và các đại diện khác của những nước trung lập như Tây Ban Nha, Thụy Ðiển và Thụy Sĩ. (Hjalmar Mäe:1901-1978, người Estonia, cầm đầu Ủy Ban Tự Quản Estonia trong thời gian Ðức chiếm đóng).

       Ủy Ban này nghe báo cáo từ Ủy Ban Y Khoa do Karl Gebhardt**, thầy thuốc riêng của Himmler (đứng đầu ngành an ninh của Hitler), cho biết rằng tất cả bé gái, phụ nữ đã chết, những người ở độ tuổi từ 8 tới 84, đều bị hãm hiếp.
      
Ảnh nguồn: wiki.
                                             
       Tuy nhiên cố gắng của chế độ Quốc Xã muốn đưa Vụ Thảm Sát Nemmersdorf trở thành một biến cố quốc tế đã thất bại do vì chính Quốc Xã Ðức cũng đã vi phạm nhiều tội ác tại những nước họ xâm lược như Ba Lan và Liên Sô.
   
       Bộ Tuyên Truyền Quốc Xã Ðức cho phổ biến các mô tả chi tiết về sự kiện này như hành động rùng rợn nhằm lên tinh thần chiến đấu cho lính Ðức trong giai đoạn Hồng Quân tiến công mạnh vào lúc Ðệ Nhị Thế Chiến sắp kết thúc.

       Kết quả, trong nước Ðức đã có phản ứng ngay lập tức, số lượng người tự nguyện tham gia lực lượng Dân Quân Quốc Gia Volkssturm tăng nhanh, nhưng số đông dân thường lại lo sợ và nhanh chóng rời khỏi khu vực mà bộ đội Cộng Sản sắp tiến tới, tạo thành cuộc di tản ồ ạt trong ba tháng sau đó được biết là Cuộc Di Tản Khỏi Ðông Phổ.

       Sự kiện này được các nhà nghiên cứu cho rằng tuyên truyền của Goebbels bị phản ứng ngược lại.
       
năm 1971.
Ảnh nguồn: wiki.
                         
       Cái tên "Nemmersdorf" đối với nhiều người dân Ðức lúc đó tiêu biểu cho tội ác chiến tranh của bộ đội Cộng Sản Liên Sô tại Ðông Ðức. Tuy nhiên nhiều người cũng nhàm chán với lối tuyên truyền của Quốc Xã Ðức cho rằng đó là ngụy tạo.

       Tuyên truyền của Quốc Xã Đức cũng không kém lối tuyên truyền của Cộng Sản độc tài, có thể coi đó là hai chị em một nhà chuyên chính độc tôn đảng trị.  
  
       Bà Marion Gräfin Dönhoff (2/12/1909 - 11/3/2002), đồng Chủ Nhiệm Tuần Báo Die Zeit sau chiến tranh, và thời gian xảy ra đợt tuyên truyền của Quốc Xã Ðức, bà đang sống trong làng Quittainen (Kwitany) thuộc Tây Phổ, gần Preussisch (Pasłęk) - Hòa Lan. (tên báo Die Zeit có nghĩa: Thời Gian, một tờ báo có uy tín vì sự chuyên nghiệp và đạo đức báo chí).

       Bà Marion viết trong năm 1962 như sau: “Trong các năm chiến tranh người ta quá quen với những gì được công bố hay báo cáo chính thức vì thường là điều nói láo của nhà nước. Tôi cũng thế, khi mới ngó mấy tấm hình ở Nemmersdorf thì cho đó là ngụy tạo. Tuy nhiên sau này, tôi mới biết trường hợp này không ngụy tạo”.
         
       Cựu Tổng Tham Mưu Trưởng Phương Diện Quân Số 4 của Ðức Quốc Xã, Thiếu Tướng Erich Dethleffsen (2/8/1904 – 4/71980) ra khai trước Tòa Án Hoa Kỳ tại Neu-Ulm ngày 5/7/1946, nói rằng: “Vào tháng 10/1944, các đơn vị bộ đội Nga nhất thời tiến vào Nemmersdorf, tra tấn thường dân, đặc biệt bộ đội Cộng Sản Nga lấy đinh đóng lên tay nhiều người dân dính trên các cửa nhà kho và rồi bắn họ. Một số lượng lớn phụ nữ bị hãm hiếp rồi sau đó bị hạ sát. Trong suốt cuộc thảm sát này, lính Nga cũng bắn khoảng 50 tù binh chiến tranh người Pháp. Nhưng độ 48 giờ sau, Ðức tái chiếm khu vực này”. 

       *Joseph Goebbels (1897-1945) hay Paul Joseph Goebbels, chính trị gia, Bộ Trưởng Tuyên Truyền của chế độ Ðức Quốc Xã từ 1933 đến 1945. Goebbels là một phụ tá gần gủi nhất của độc tài Hitler và là người theo đuổi tư tưởng Phát Xít nhiệt thành nhất.

        Goebbels sau cùng thừa kế Hitler trong vai trò thủ tướng Ðức, một chức vụ mà Goebbels chỉ nắm giữ có một ngày, để thực hiện công việc chính thức là gởi đoàn đại biểu tìm kiếm sự ngừng bắn với Liên Sô.

       Goebbels nổi tiếng vì tài hùng biện cuồng nhiệt và Bài Do Thái.

       Goebbels là kiến trúc sư chính yếu cho cuộc tấn công người Do Thái tại Ðức mà các sử gia xem xét như sự khởi đầu của bạo lực Quốc Xã Ðức sau đó dẫn đến đỉnh điểm Holocaust (tàn sát người Do Thái). 
        
       Trong những giờ phút sau cùng của chế độ Quốc Xã Ðức, Goebbels cùng vợ là Magda giết sáu đứa con còn nhỏ của họ, thời gian ngắn sau, hai vợ chồng tự tử theo Hiler. 

       **Karl Gebhardt (23/11/1897 – 2/6/1948) bác sĩ Y Khoa, một trong những người điều phối và thi hành việc giải phẩu thí nghiệm trên thân thể tù nhân trong các Trại Tập Trung RavensbrückAuschwitz. Sau bị Tòa Án Quân Sự Mỹ xử treo cổ vì tội ác chiến tranh và chống nhân loại.     


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Vụ Thảm Sát Nemmersdorf


TỘI ÁC CHIẾN TRANH
CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP –
ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG

TỘI ÁC CỦA BỘ ĐỘI CỘNG SẢN
GIẾT NGƯỜI CƯỚP CỦA
THẢM SÁT TÀN PHÁ

PHẦN BỐN

VỤ THẢM SÁT NEMMERSDORF (A)


Thường dân Đức bị bộ đội Cộng Sản Liên Sô
giết tại Nemmersdorf.
Ảnh nguồn:


       Nemmersdorf ở Ðông Phổ (thuộc Mayakovskoye, Kaliningrad Oblast (Liên Sô), đất Nga ngày nay) là một trong những làng đầu tiên của Ðức trước chiến tranh rơi vào tay Hồng Quân đang tiến công ngày 22/10/1944 lúc 10 giờ sáng, và tội ác chiến tranh diễn ra ghê rợn do Hồng Quân ra tay đối với số dân Ðức nơi đây.
      
      Phía bộ đội Liên Sô có Tiểu Ðoàn 2, Lữ Ðoàn 25 Xe Tăng Phòng Vệ thuộc Quân Ðoàn 2 Xe Tăng Phòng Vệ của Phương Diện Quân 11 Phòng Vệ* vượt ngang cầu Angrapa và thiết lập một đầu cầu ở bờ Tây con sông. Cầu này lấy tên theo con sông Angrapa có chiều dài 172 km vào bao phủ một lưu vực rộng 3.639 km². Chữ Nga Анграпа (Angrapa) xuất xứ từ tên Angerapp của người Ðức cổ ở Ðông Phổ.  

      Lực lượng Ðức cố gắng chiếm lại cây cầu nhưng vài đợt tiến công đã bị xe tăng Sô Viết có bộ binh trợ giúp đẩy lui.

Bảng chỉ đường: còn 5 km thì tới Nemmersdorf,
vào thời gian cuối tháng 10/1944.
Ảnh nguồn:


      Trong suốt cuộc không kích do Đức tiến hành, một số bộ đội Sô Viết chiếm một hầm chiến đấu được sửa đổi làm nơi ẩn núp, trong hầm đó đã có 14 dân địa phương gồm đàn ông và phụ nữ đang trốn tránh cuộc giao tranh. Sau đó, một sĩ quan đến hầm và ra lịnh mọi người bước ra ngoài.

      Theo lời khai của Gerda Meczulat, người bị thương nghiêm trọng nhưng sống sót, thì sau đó số thường dân Ðức trong hầm đã bộ đội Cộng Sản Liên Sô bị bắn trong tầm tác xạ rất gần.

      Trong suốt đêm, Lữ Ðoàn 25 Xe Tăng (Liên Sô) nhận lịnh triệt thoái ngang qua sông Angrapa và chiếm lấy các vị trí phòng ngự dọc theo sông Rominte (chữ Ba Lan: Błędzianka hay Rominta; chữ Ðức: Rominte. Sông này chảy ở vùng ranh Ba Lan và Ðông Phổ). Và Joachim Reisch, người có mặt tại cây cầu từ sáng sớm đã trở lại Nemmersdorf lúc 11 giờ nhưng không còn thấy người Nga nào tại đó.

      Tuy nhiên hai ngày sau đó, quân Ðức mới tuyên bố đã kiểm soát Nemmersdorf. Chính quyền Ðức (sử dụng các phương tiện tuyên truyền như: Völkischer Beobachter - “Người Quan Sát” tên một nhật báo của Ðảng Quốc Xã, và Wochenschau - phim thời sự Ðức) nhanh chóng tố cáo bộ đội Cộng Sản giết hàng chục thường dân tại Nemmersdorf.

      Cơ quan tuyên truyền Ðức Quốc Xã cho rằng nhiều người không phải binh sĩ chiến đấu, trong đó có 50 tù binh chiến tranh người Pháp đã bị bắn ngay tức khắc, và những kẻ khác bị giết bằng cách đập xẻng hay bá súng vào đầu.


Nấm mồ chôn 24 dân thường Đức tại Nemmersdorf
bị bộ đội Cộng Sản Liên Sô thảm sát vô cớ
vào cuối tháng 10/1944.
Ảnh nguồn:


      Một bản báo cáo của viên chỉ huy Ðại Ðội Volkssturm trong năm 1953 phát biểu rằng: “Trong sân nông trại có chiếc xe do súc vật kéo, nhiều phụ nữ bị lột trần truồng và tay họ bị đóng đinh thấu qua trong tư thế giống như bị đóng đinh trên cây thập tự...Gần nhà trọ lớn, “Roter Krug”, có căn nhà kho, một trong hai cánh cửa nhà kho cũng có người đàn bà bị lột bỏ hết quần áo và tay bà bị đóng đinh thấu qua trong tư thế bị hành hình trên thập tự giá...Tại khu xóm dân ở chúng tôi tìm thấy tất cả 72 phụ nữ, gồm trẻ em, và một ông lão 74 tuổi, tất cả đều chết...Một số ấu nhi bị đập bể đầu.”

      Volkssturm là tổ chức quân sự của Ðức Quốc Xã được thành lập vào những tháng cuối cùng của Ðệ Nhị Thế Chiến, tên Volkssturm có nghĩa: Dân Quân Quốc Gia. ngày 18/10/1944, Hitler ra lịnh bắt thanh niên và lão ông tuổi từ 16 đến 60, những người đang ở ngoài quân đội, vào tổ chức này để c chống cự với Liên Sô trong tuyệt vọng.


Các tù nhân của Volkssturm
bị các binh sĩ thuộc Cánh Quân Thứ Nhất
 của Belarus thuộc Liên Sô
bắt tại Bá Linh năm 1945.
Ảnh nguồn: wiki.

      *Phương Diện Quân

      Vào thời Ðệ Nhị Thế Chiến, cách thức tổ chức quân đội của những nước lớn thường thành lập các đại đơn vị như tập đoàn quân (army group) bao gồm nhiều phương diện quân (army), kế đến là quân đoàn (corps), và sư đoàn (division).

      Một tập đoàn quân có khoảng 4 phương diện quân, một phương diện quân có khoảng 4 quân đoàn và một quân đoàn có 4 hay 5 sư đoàn.

      Tập đoàn quân có khả năng tự túc trong một thời gian bất định. Thông thường đại đơn vị này chịu trách nhiệm một vùng địa lý đặc biệt. Tập đoàn quân là cơ cấu bộ binh lớn nhất được chỉ huy bởi vị nguyên soái hay thống chế lục quân, và thường có quân số từ 400.000 đến 1.500.000 binh sĩ. Trong Hồng Quân và Lực Lượng Vũ Trang Ba Lan, một tập đoàn quân được biết như một mặt trận (Front).
 
      Và Tập đoàn quân có thể là tổ chức của đa quốc gia. Trường hợp trong Ðệ Nhị Thế Chiến, Tập Ðoàn Quân Phương Nam (cũng biết là Tập Ðoàn Quân Thứ Sáu của Hoa Kỳ) bao gồm Phương Diện Quân Thứ 7 của Mỹ và Ðệ Nhất Phương Diện Quân Pháp; Cạnh đó thì cũng có Tập Ðoàn Quân 21 bao gồm Ðệ Nhị Phương Diện Quân Anh, Ðệ Nhất Phương Diện Quân Canada, và Ðệ Cửu Phương Diện Quân Hoa Kỳ.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và các dữ kiện được trích dẫn từ: