CỘNG
SẢN ĐỀN TỘI ÁC
BIỂU
TƯỢNG THIÊN TỬ ĐỘC QUYỀN ĐỘC TÔN
TRONG
CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN XƯA CỔ
TƯỢNG
ĐÀI LENIN BỊ NGƯỜI DÂN KHẮP NƠI
ĐÁNH
NGÃ - GIỰT SẬP - LẬT NHÀO - ĐẬP BỂ NÁT &
LĂNG
HOÀNG ĐẾ HAY NẤM MỒ NGƯỜI “VÔ SẢN”?
SỐ
PHẬN XÁC ƯỚP CÙNG LĂNG LENIN
PHẦN
HAI
TƯỢNG LENIN
CAO NĂM THƯỚC
ĐỘT NHIÊN BỊ
BIẾN MẤT KHỎI KRASNODAR
Sự cãi cọ, huyên náo bùng lên tại thành
phố Krasnodar
thuộc miền Nam Nga ngày hôm qua chung quanh việc di dời tượng đài Lenin. Tượng
đột nhiên bị biến mất khỏi vị trí quen thuộc trước đây ở mặt tiền hội đồng khu
vực vào đêm thứ Bảy.
Giới chức thành phố nói tượng đã được
đưa đi phục chế nhưng người Cộng Sản nhấn mạnh rằng chính quyền địa phương đã
đưa nó đi khỏi trung tâm Krasnodar, và họ thề sẽ tập họp biểu tình phản đối.
Tượng đài Lenin này được dựng lên tại
trung tâm Krasnodar hồi năm 1956, tượng cao 5 thước, đây là biểu tượng duy nhất
mang ý nghĩa liên bang của thành phố.
Theo chương trình dự định trước khi pho
tượng bị mất tích, tượng đài sẽ được di chuyển đến quảng trường phía trước nhà
ga xe lửa, còn vị trí cũ được tân trang để làm một vòi phun nước cho cảnh quan
thành phố thêm tươi mát dễ nhìn, đây là lời các giới chức Krasnodar nói với đài
phát thanh 107 tại địa phương.
Lời giải thích chính thức cho việc thay
đổi vị trí đặt tượng đài Lenin được đưa ra vào buổi tối, Yevgeny Makarts, Phó
Ban Trang Bị Phương Tiện của thành phố Krasnodar
cho biết: “Tượng đài có nhu cầu khẩn cấp để phục chế, do vậy nên được di dời và
chuyển vào xưởng thợ. Một khi công tác hoàn tất, người dân Krasnodar sẽ lại thấy tượng đài Lenin nhưng
đã được sửa chữa.”
Trong khi đó Ban Kuba phụ trách về bảo
vệ di sản văn hóa thuộc thông tấn xã Nga đã nộp hồ sơ lên công tố chống lại ủy
ban thành phố, họ nói thành phố di dời tượng đài mang ý nghĩa liên bang mà
không tiên đoán được hậu quả. Các nhà chuyên môn về văn hóa vừa tiến hành cuộc
khảo sát kỹ thuật cho là không có nhu cầu phục chế tượng.
Rõ ràng chính quyền địa phương không còn
e ngại quyền lực nước Nga sau khi Cộng Sản sụp đổ, và họ thấy cũng không còn cần thiết phải đặt
tượng đài Lenin trên đất nước họ làm gì nữa.
Ngày 23/8/1991, tượng Lenin
tại
thủ đô Vilnius
– Lithuania
bị phế bỏ quăng vào đống rác
khi chính quyền dân chủ ban
lịnh
cấm Đảng Cộng Sản độc tài hoạt
động,
vì
tội ác quá ghê tởm của chúng
gây
nên cho nhân loại chúng ta.
TƯỢNG LENIN QUY
HÀNG TRƯỚC
LỰC LƯỢNG QUẦN
CHÚNG
YÊU TỰ DO VÀ
DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN
TẠI KYRGYZSTAN
Bài viết của Alexander Shablovsky ở
Kyrgyzstan
ngày 29/8/2003, được đưa lên mạng thông tin toàn cầu ngày 8/8/2006.
Vladimir Lenin đã khẳng định con đường
chính trị của ông trong tác phẩm Nhà Nước Và Cách Mạng rằng một nhà nước sẽ tan
biến sau khi giai cấp vô sản chiếm được quyền lực và thiết lập chế độ độc tài
vô sản.
Có một thời điểm trớ trêu khi chính
quyền ở Kyrgyzstan
vừa mới đây cho lật nhào tượng đài Lenin
ở Quảng Trường Ala-Too tại trung tâm thành phố Biskek, chính quyền nói nơi đặt
tượng Lenin được thay bằng một tượng đài độc lập của quốc gia Trung Á này.
Trong thời kỳ Sô Viết, các tượng đài
Lenin được đặt ở những nơi trang trọng trong tất cả thành phố, thị trấn, làng
xã. Trên 12 năm qua kể từ ngày Chủ Nghĩa Cộng Sản điêu tàn, sụp đổ, diệt vong,
các tượng đài Lenin mất đi vẻ vinh quang và bị tháo dỡ ở nhiều vùng.
Thật ra, tại ba nước Baltic, chính quyền
nơi đây khởi sự đập bỏ di sản Lenin ngay trước khi đế quốc Cộng Sản Liên Sô chính
thức sụp đổ. Bishkek thật sự là một trong những thủ đô cộng hòa Sô Viết cũ sau
cùng trải qua công tác dọn sạch các tượng đài Lenin.
Vào ngày 16/8, ngày tượng Lenin bị xô ngã nhào tại Bishkek,
một vài người biểu tình tập họp ở Quảng Trường Ala-Too. Hầu hết họ là người
lãnh lương hưu, đời sống gặp khó khăn do kinh tế suy sụp và chuyển tiếp chính
trị do sụp đổ chế độ Cộng Sản.
Đối với họ, Lenin được coi như biểu
tượng của thời kỳ dễ dàng khi nhà nước Sô Viết bảo đảm tiêu chuẩn sống đủ tiện
nghi trong
một xã hội phần lớn không có nhu cầu cho sáng tạo cá nhân.
Đối với hầu hết người tại Kyrgyzstan ,
việc di dời, tháo dỡ tượng đài Lenin ở Bishkek ít gây được chú ý. Sự kiện này được
coi là hành động mang tính biểu tượng, trong khi chính quyền lại làm không nhiều
trong các vấn đề đang được công luận quan tâm đó là kinh tế, chính trị và xã hội.
Tổng quát họ muốn chính quyền cải tiến
nhiều hơn cuộc sống đang khó khăn hàng ngày, hậu quả đáng sợ do Cộng Sản Sô Viết để lại,
còn tượng đài dù không tháo dỡ thì chúng nó cũng chỉ còn là tượng đá vô tri
giác hết quyền uy, không đánh cũng chết rồi.
Thời Cộng Sản lộng quyền, sát hại nhân
dân đã thuộc về dĩ vãng, nhưng đó là quá khứ đau thương của một chiêu bài chính
trị gian trá, thâm hiểm, tham lam, bóc lột dân, hủy diệt quyền tự do của dân nhưng cái mồm to
của đảng thì luôn rêu rao là dân làm chủ!!!.
TƯỢNG ĐÀI
LENIN TẠI BUDAPEST – HUNGARY BỊ HẠ BỆ
Người dân Hungary thật sự được tự do khi tượng
đài Lenin không còn được hiện diện ở thủ đô của họ sau khi chế độ Cộng Sản gian
ác sụp đổ. Biểu tượng bị kéo ngã, vất bỏ mang ý nghĩa dân tộc Hungary không còn là nô lệ tư tưởng hay nô
lệ cho guồng máy văn hóa Cộng Sản Liên Sô, một thứ văn hóa ngoại bang cưỡng đặt
lên đầu dân tộc họ bằng sức mạnh quân sự xâm chiếm, đô hộ kể từ năm 1945.
Tượng đài Lenin bị cưa cắt từng phần,
tay, chân, đầu, mình,
bị bỏ nằm trên sàn xà lan
chở vào kho chứa phế liệu.
Sau cơn mưa trời lại sáng,
bóng
đêm độc tài Cộng Sản man rợ
không
thể kéo dài
khi ánh sáng rực rỡ
của ý nghĩa tự do, nhân quyền
đích thực
chiếu tràn vào cuộc sống con người.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích dẫn từ:
http://englishrussia.com/?p=2399
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét