Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thương Về Người Chiến Sĩ Cộng Hòa




Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc.
Bài Hát Kính Tặng Anh Hùng Phi Công
Phạm Phú Quốc
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Đã Quên Thân Mình Vì Lý Tưởng Tự Do
Của Dân Tộc Việt.
Nguồn: youtube.




Người Ở Lại Charlie.
Bài Ca Kính Tặng Anh Hùng Nhảy Dù
Nguyễn Đình Bảo
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Đã Quên Thân Mình Vì Lý Tưởng Tự Do
Của Dân Tộc Việt.
Nguồn: youtube.






TƯỞNG NHỚ CHA TÔI
ĐẠI ÚY TRƯƠNG HỒNG NHƠN


Darren Thăng

LTG: Ghi theo lời kể trung thật của người con trai cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn. Ông được vinh thăng đại úy đặc cách tại mặt trận Thủ Thừa, tỉnh Long An vào tuần cuối cùng (ngày 23?) của tháng 4 năm 1975. Danh xưng “tôi” trong bài viết nầy được hiểu là đương sự. Những dữ kiện và diễn tiến xẩy ra đều dựa trên trí nhớ của tuổi thơ và từ thân nhân cho biết. Nếu như có điều gì sai lệnh, xin các cựu quân nhân Địa Phương Quân từng là đồng đội với cha tôi bổ túc dùm. Trân trọng đa tạ!

Đêm đã khuya, anh kể về đời binh nghiệp của thân phụ mình là cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn với niềm tự hào kiêu hãnh. Nghe giọng nói của anh mạch lạc, rõ ràng từng chữ một qua điện thoại viễn liên: “cha tôi là một sĩ quan tác chiến của QLVNCH”, tôi rất hãnh diện về ông.

Hãy viết dùm tôi câu chuyện có thật và ghi những công trận liên quan tới người, để lưu lại cho con cháu của tôi mai sau hiểu biết. Hy vọng các cháu lớn lên tìm hiểu lịch sử tại sao quốc gia Việt Nam lại bị chia đôi đất nước từ năm 1954-1975. Hai miền Nam-Bắc theo đuổi chính thể gì? Ai đã gây lên cảnh chiến tranh chết chóc tang thương? Nhận định chế độ nào được coi là chính nghĩa và bạo quyền? Mầu cờ nào các cháu sẽ công nhận là đại diện cho quốc gia Việt Nam tự do, v.v.

Thật tình đã bao năm trôi qua, tôi không thể nào quên được trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 xẩy ra tại Dakto-Tân Cảnh, mạn bắc của cao nguyên Trung phần mà gia đình tôi đã vướng vào vòng lửa đạn cho đến cuối năm 1987. Tổng thẩy là 15 năm trường sống trong hệ lụy chiến tranh. Tôi lớn lên tại mảnh đất khó nghèo đó và đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Trọn tuổi thơ của tôi, chìm đắm trong khổ đau bất hạnh như bao thường dân vô tội khác tại quận lỵ nầy.    

Thân phụ tôi, Trương Hồng Nhơn quê quán ở quận Cần Đước, tỉnh Long An. Ông lập gia đình sớm vào năm 21 tuổi. Thời thanh niên, ông làm Điểm Hóa Viên ở cảng Sàigòn. Theo lệnh tổng động viên do nhu cầu chiến trường, ông ghi danh nhập ngũ thụ huấn tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức vào cuối năm 1965 và mãn khoá vào đầu năm 1966 (có lẽ khóa 22 hay 23) với cấp bậc chuẩn úy. Cha tôi nhận sự vụ lệnh đi trình diện một đơn vị Địa Phương Quân ở tiểu khu Darlac và đóng ở ngoại ô của thị xã Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột) từ năm (1966-1970).

Sau tết Mậu Thân 1968, cha tôi được cử đi học khóa hành quân “Rừng Núi Sình Lầy” ở Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ kéo dài 6 tuần lễ (42 ngày). Ông may mắn có tên trong danh sách khóa sinh do Tổng Cục Quân Huấn tuyển chọn, vì sĩ quan Địa Phương Quân không thuộc đơn vị áp dụng chiến thuật phản du kích như các binh chủng Biệt Động Quân, Lc Lượng Đặc Biệt và Nhẩy Dù, v.v. nên ít khi có cơ hội.

Điều nầy cũng dễ hiểu vì đơn vị Địa Phương Quân bị đánh giá là sắc lính yếu, ngay cả cộng quân cũng nghĩ như vậy. Nhưng hãy khoan kết luận vội, quý vị sẽ tìm được đáp số ở cuối bài viết để xem lực lượng nầy có dũng cảm trong trận chiến cuối cùng, phá tan binh lực của cộng quân mưu toan chiếm quận Thủ Thừa, cắt Quốc Lộ 4 và áp sát thủ đô Sàigòn vào giữa tháng 4 năm 1975 (từ ngày 9-20?) hay không?

Năm 1970, cha tôi là Trung Úy Đại Đội Trưởng Đại Đội 408 Địa Phương Quân (không biết thuộc tiểu đoàn ĐPQ nào?) của tiểu khu Kontum. Đại Đội 408 Địa Phương Quân có nhiệm vụ trấn đóng ở các đồn chốt, gìn giữ an ninh Quốc Lộ 14 (QL) là độc đạo duy nhất từ Kontum lên quận lỵ Dakto (46 cây số), từ năm (1971 - 4/1972). Những tiền đồn heo hút trên Quốc Lộ 14, như đồn Ngô Trang (Đại Đội 408 ĐPQ từng đóng ở đó), ấp Võ Định và xã Diên Bình gợi lại trong trí nhớ tuổi thơ. Đến khi cộng quân khởi động chiến dịch Xuân-Hè 1972, thì cuộc sống của gia đình 3 người chúng tôi, bị đảo lộn toàn diện.


Ngày 15 tháng 4 năm 1972, Trung Đoàn 52 (Sư Đoàn 302 CSBV) được sự yểm trợ của các trung đoàn pháo nặng (130 ly & hỏa tiển 122 ly), đánh biển người chọc thng phòng tuyến Charlie do Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù VNCH trấn giữ một cao độ xấp xỉ trên 900m từ ngày 2 tháng 4 năm 1972. Cao điểm Charlie là nút chặn chiến lược quan trọng kiểm soát ngã ba Đông Dương, đường tiếp vận của CSBV để xâm nhập vào tỉnh Kontum.


Vị trí khu vực đồi Charlie giáp ranh với một nhánh sông Pôkô và Quốc Lộ 14. Đây là huyết mạch ca ngõ dẫn vào thị xã Tân Cảnh, cách đó khoảng 10km. Cộng sản mưu toan chia cắt Quốc Lộ 14, để dứt điểm phi trường Phượng Hoàng gần đó và bản doanh của Trung Đoàn 42 (Sư Đoàn 22 Bộ Binh QLVNCH), thuộc tuyến phòng thủ ngoại vi của thị trấn Tân Cảnh để làm chủ tình hình phía Bắc tỉnh Kontum.


Quận lỵ Dakto (Đắk Tô) và thị trấn Tân Cảnh bỗng dưng trở nên sôi động trong chiến dịch Xuân-Hè 1972 của Mặt Trận B3, như bao chiến dịch Dakto-Tân Cảnh 1967 và Dakto-Ben Het 1969 của những năm về trước. Thời điểm cuộc chiến leo thang cực độ khi quân đội Hoa Kỳ còn tham chiến mạnh mẽ ở Việt Nam.


Khi tuyến thép Charlie bị vỡ, Trung Úy Trương Hồng Nhơn nhận lệnh đưa Đại Đội 408 ĐPQ lên tăng phái cho chi khu Dakto. Đại đội đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá (có tác giả nói là Trung Tá) Quận Trưởng Lò Văn Bảo, gốc người Thái ở Bắc-Việt. Thiếu Tá Bảo xuất thân khóa 8 (Hoàng Thụy Đông) Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, vóc dáng người cao lớn và đôi mắt quắc sắc, biểu lộ nghị lực quyết chiến. Trung Úy Nhơn dẫn theo vợ con lên trên quận lỵ cùng với ông vì đời sống của người lính Địa Phương Quân, thường gắn liền với gia đình của họ.


Thực ra, Dakto không xa lạ gì với gia đình tôi cho lắm vì chúng tôi từng sống ở đó một thời gian. Ngày còn là nhi đồng, mấy anh lính dưới quyền ba tôi hay bế ẵm tôi đi xin kẹo của lính Mỹ, khi họ có dịp ghé qua địa danh nầy. 


Tôi còn nhớ rõ mồn một biến cố xẩy ra tại quận Dakto vào chiều thứ Bảy ngày 22 tháng 4, năm 1972, lúc đó tôi gần 7 tuổi. Ngày hôm ấy, cơn mưa tháng tư tầm tã trút nước như xối và cộng quân lại nã pháo dữ dội ở khắp nơi trong quận. Ngồi trong lô cốt nhìn ra ngoài trời mưa quan sát, binh sĩ trú phòng chỉ thấy dân Thượng mặc áo mưa chạy lụp xụp lánh nạn tránh đn pháo kích. Nhưng chưa thấy dấu hiệu chiến xa cộng quân tiến vô Dakto, cùng bộ binh tùng thiết.


(*a) Sau khi ba tôi đi cải tạo về, kể rằng có nghe tiếng máy xe tăng vang vọng ở hướng tây bắc của quận lỵ vào ban đêm, nhưng không thấy chiến xa xuất hiện. Chi khu Dakto tung nhiều toán trinh sát Địa Phương Quân vào vùng dọ thám, cũng không đạt được kết quả gì. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp (CS) giải thích trong “Ký Ức Tây Nguyên”, có 9 chiếc chiến xa T-54 đã ẩn mình ngụy trang trong khu vực ngầm ca bờ sông Pôkô và bộ đội công binh mở đường K50 băng cắt qua rừng. Chiến xa xuất phát vào tối 23/4 (Chủ Nhật), lướt qua chi khu Dakto để tiến về hướng bản doanh của Trung Đoàn 42/SĐ 22 BB, gần Tân Cảnh.  Đúng 4 giờ 30 rạng ngày 24/4 (thứ Hai), xe tăng cùng bộ đội tùng thiết diệt các chốt điểm, yểm trợ cho nhau và càn qua các hàng rào của căn cứ. Dựa theo dữ kiện nầy thì xe tăng địch không nhắm đánh chi khu Dakto.


Cha tôi đôn đốc binh sĩ chạy ngược chạy xuôi bảo vệ bộ chỉ huy của Thiếu Tá Bảo, sợ đặc công mò vào dinh quận trưởng tấn công. Lính tráng dưới quyền của cha tôi phòng thủ nghiêm ngặt khắp nơi. Cha tôi phái một binh sĩ gùi (cõng) tôi sau lưng và lấy tấm poncho cột chặt tôi vào người anh ta, để khi chạy loạn khỏi bị rớt. Mẹ tôi cầm giỏ quần áo đi đằng sau toán lính. Thấy cha tôi bận rộn làm nhiệm vụ lại phải vừa chăm sóc cho vợ con, bà nhận xét chồng mình khó có thể chu toàn trách nhiệm của người chỉ huy nên xin tách ra riêng. Từ đó, mẹ con chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với ông.

  
Mẹ con chúng tôi chạy theo đoàn người di tản vào một nhà thờ ở trong quận lỵ ngay buổi tối 22/4 (thứ Bảy) hôm đó. Nghĩ rằng nơi nầy là chốn tôn nghiêm, cộng quân không nỡ nào pháo kích vào nên trú ẩn ở đây, chắc sẽ được an toàn. Sáng Chủ Nhật ngày 23 tháng 4, năm 1972, một biến cố xẩy ra khi mẹ dẫn tôi ra ngoài khuôn viên nhà thờ hơi xa xa để đi vệ sinh.  Khi trở lại thấy nhà thờ đã bị pháo địch dập nát, người dân vô tội chết nằm la liệt. Mẹ con chúng tôi đành phải theo lớp người sống sót cuốn gói ra đi, tìm một nơi trú ẩn an toàn khác.


Hòa nhập vào dòng người di tản, bỏ nhà bỏ của chạy lấy người. Đi bộ lần ra tới Quốc Lộ 14 được một ngày, nhóm thường dân cỡ 100 chừng người (Kinh và Thượng) gồm có hai mẹ con chúng tôi bị đám du kích địa phương chặn lại. Chúng lùa tất cả mọi người, nam phụ lão ấu vào rừng. Thế là từ nay thường dân vô tội của quận lỵ Dakto không nhanh chân chạy thoát được, đều bị chúng bắt như cá chậu chim lồng. Đó là vào xế trưa thứ Hai ngày 24 tháng 4, năm 1972.

  
Số lượng dân chúng của quận lỵ Dakto và các xã lân cận bị cầm giữ trong vùng Việt Cộng vừa mới chiếm được cũng cỡ khoảng 5-6 ngàn người (kiểm chứng qua tài liệu của cộng sản nói là 6,000 người). Binh sĩ VNCH và thanh niên trai tráng trong hạn tuổi quân dịch bị thanh lọc và bắt tách ra riêng. Chúng bắt dân kê khai lý lịch, xem ai có thân nhân liên hệ đến “Ngụy Quân Ngụy Quyền” hay không. May thay, trong đám người bị bắt chung không ai biết rõ thân thế của hai mẹ con chúng tôi nên mẹ tôi dấu biệt lý lịch gia đình, chỉ khai là thường dân mà thôi.

  
Thường dân gồm ông già bà lão, đàn bà và con nít bị Việt Cộng xé lẻ ra từng nhóm nhỏ và sống sơ tán ở nhiều nơi. Có nhóm thì 100, 200 hay 500 người một cho dễ bề kiểm soát. Họ đẩy tất cả mọi người vào rừng rú hay mật khu của chúng, gần vùng tam biên giới Việt-Miên-Lào. Khó có thể định hướng được các khu vực rừng núi nầy thuộc địa hạt nào. Cư dân địa phương, thì đoán chừng vị trí nầy có lẽ chỉ chung quanh phạm vi của quận lỵ Dakto mà thôi. Tuyệt nhiên không ai được phép sống trong thị trấn Dakto và Tân Cảnh, kể cả bọn chúng nữa. Sau khi Dakto bị cộng quân cưỡng chiếm vào thứ Hai ngày 24 tháng 4, năm 1972, thì quận lỵ hoàn toàn bị bỏ trống 100%.


Mấy ngày đầu bị bắt, Việt Cộng cho mỗi người một vắt cơm lạt để ăn. Sau đó du kích địa phương đi lùng những ruộng lúa hay các rẫy khoai mì (sắn) ở buôn thượng bị bỏ hoang.  Rồi dẫn dân chúng đến đó vào ban đêm để nhổ. Trời tối như mực, dân chúng cứ cầm cây mì bứng lên rồi tuốt bằng tay. Mỗi người thu nhặt một mớ khoai mì “chiếm lợi phẩm” mang về xắt nhỏ ra, sấy cho khô để nấu ăn.  


Nếu gặp được ruộng lúa thì Việt Cộng cho tuốt lúa. Người nào tuốt được hơn một ký thóc là hay lắm rồi. Thóc lúa rang khô rồi giã bằng cùi để tách vỏ tru và cám ra thành hột gạo. Sau đó người ta dùng nắp vung nồi để rang gạo cho khô, cất dành để nấu ăn. Nhưng thường thường thì gặp rẫy khoai mì nhiều hơn là ruộng lúa. Ngày nào cũng ăn củ mì nên dân chúng chế biến đủ thứ món như mì luộc, canh khoai mì v.v. Nấu củ mì bằng các nồi nhôm nhặt được trong các buôn thượng đấy.  Đi đến các buôn thượng nào thấy thiếu cái gì thì họ lượm cái đó mang theo để xử dụng.


Thiếu lương thực nên dân chúng đi hái rau tàu bay, rau sam, nấm rừng (tùy loại ăn được), măng tre rừng, rau dớn rừng mọc dọc theo các khe suối ở môi trường hoang dã, và cây môn thục(còn gọi là cây môn ngứa) ngâm vào nước gạo, để làm dưa chua tăng thêm phần ẩm thực. Đó là chưa kể đến tình trạng bắt được con gì ở rừng già ăn được, là ăn con nấy.  


Gia vị thiếu nghiêm trọng nhất trong việc nấu nướng chính là muối biển. Đôi khi Việt Cộng chuyển đâu đó từ Lào sang một số muối hột. Phân phát 1/3 thìa cà phê cho hộ 1 người. Hai mẹ con của chúng tôi thì được một muỗng muối hột để ăn. Gia đình nào đông thì được nhiều và gia đình nào ít thì được ít, nhưng không lúc nào cũng được phân phát muối hột. Ăn phải cầm chừng kẻo hết muối để nấu ăn. Nói tóm lại, không có muối ăn cũng chết mà ăn nhiều quá thì bị phù thủng.  

Chốn rừng thiêng nước độc, môi trường đầy muỗi mòng, vắt đốt, sốt rét lại không có thuốc men chữa trị gây lên các bệnh dịch cúm, sởi, cộng thêm thiếu ăn, sinh ra đủ thứ bệnh tật. Tội nghiệp nhất là đám con nít sơ sinh không có sữa để bú, thiếu vệ sinh dinh dưỡng và bị sốt rét rừng nên chết rất nhiều. Có gia đình 5-6 đứa con nhỏ đều chết hết ráo. Nói chung là người nào chết thì ráng chịu. Không ai còn nước mắt hay lòng nhân ái để mủi lòng thương hại lẫn nhau nữa.


Thường dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Không có chòi, lều và nhà sàn để ở gì cả. Nước uống, nấu nướng và tắm giặt bằng nước suối. Có thể nói là hôm nay thì ở rừng nầy, mai thì ở rừng kia. Di chuyển lên đồi xuống núi nhiều lần trong một ngày là chuyện thường tình. Di dời từ rừng nầy sang rừng khác. Có lúc thì vào ban ngày nhưng đa số thì vào ban đêm để tránh phi pháo của KLVNCH và Hoa Kỳ oanh tạc. Mỗi lần nghe tiếng động cơ máy bay trên trời, đám du kích la toán lên:

- Chạy lẹ lên, kẻo máy bay “Ngụy” đến bỏ bom đánh phá ta.


Bất cứ ai mà chậm chạp chẳng hạn như đang lúc nấu nướng làm bếp, chúng bèn tạt nước vào đống lửa bắt bỏ hết để ra đi. Quần áo mỗi người mang theo trong giỏ lúc đi di tản chỉ có vài bộ đồ, thay mặc dần dần bắt đầu đã rách rưới tả tơi. Vá được mảnh nào, chụm mảnh nọ hay xin được quần áo của ai đó thì mặc đại để che thân. Tuy nhiên, không thấy cảnh người sống thiếu áo quần bèn lấy quần lấy áo của người chết giặt lại để mặc cả.


Tôi nhớ mỗi lần đi tắm ở dưới suối, phải vắt quần áo lên trên bụi cây phơi khô. Tắm cởi chuồng xong lấy quần áo đó mặc lại. Quần áo mặc đa phần nhất y nhất quẩn một bộ đồ duy nhất. Đàn ông con trai đi tắm thì dễ rồi, nhưng đàn bà con gái đi tắm mới khổ tấm thân. Họ rủ nhau kiếm một chỗ kín đáo, canh chừng cho nhau tắm gội và giặt giũ. Không có xà bông để tắm, dân chúng tùy cơ ứng biến kiếm đâu ra được vài trái bòn hòn vò vào nước thay cho xà bông, để chà rửa thân thể.


Cuộc sống của thường dân quận lỵ Dakto bị cộng sản kèm kẹp trong vùng “giải phóng” rất lầm than cơ cực cứ quần quật như thế tính từ cuối tháng 4 năm 1972, cho đến khi Hiệp Định Đình Chiến Ba Lê thực thi sau ngày 27 tháng 1, năm 1973. Vùng nào Việt Cộng chiếm được trước đó, coi như thuộc quyền sở hữu của chúng.


Sau ngày đình chiến lịch sử đó, không ai được phép trở lại thị trấn Dakto để sống nữa kể cả những người từng có nhà ở đó, vì quận lỵ đã bị tàn phá bởi chiến tranh. Ban quân quản địa phương chia cho mỗi gia đình một khoảnh đất nhỏ ở hai bên Quốc Lộ 14 để khai hoang lập nghiệp. Dân chúng tự động kiếm cây rừng làm chòi, lợp tranh trát vách để ở. Người nầy giúp đ người kia, dựng nhà đùm bọc lẫn nhau để sống. Dân chúng làm rẫy canh tác như trồng lúa, trồng khoai lang, khoai mì và hoa mầu tự tạo ra thực phẩm để sinh nhai.  


Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn rơi vào tay cộng sản thì đời sống của người dân ở Dakto tương đối dễ thở hơn lúc còn sống ở trong rừng núi một chút (4/1972). Mẹ tôi dựng một sạp nhỏ trước căn chòi của mình để bán các thứ lặt vặt như hành ớt, cá khô, mắm muối và bánh kẹo mua từ thị trấn Kontum lên, mong được sống lây lất qua ngày.  


Những trẻ em thiếu nhi trong lứa tuổi học sinh được các anh chị lớn có trình độ, tình nguyện dậy các mẫu tự abc, học bản cửu chương và chỉ cách thức làm toán cộng trừ nhân chia. Các chòi gọi là lớp học được dựng lên đơn sơ, tạm bợ trên các mảnh đất trống trong khu vực kinh tế mới. Tôi buộc phải học lại lớp 1 từ đầu vào năm 1973, tuy rằng đã học gần xong lớp 2 trước đó.


Ngành giáo dục tại Dakto tương đối có tổ chức hẳn hòi sau ngày đất nước thống nhất (sic). Tôi học hết cấp II, tức là lớp 9 (cấp lớp cao nhất ở Dakto), mãn trường vào hè năm 1982. Năm đó tôi tròn 17 tuổi (học trễ lắm rồi đó nghen). Muốn theo học trường trung học cấp III (từ lớp 10-12) phải xuống thị trấn Kontum, cách huyện Dakto 46km, sống trọ ở nhà người quen để đi học. Nhiều hôm nhớ mẹ (thèm bú tí một chút đó mà) và mấy luống ruộng vườn không người trông coi, tôi cuốn gói bỏ học ngang trở về Dakto, tính ở lại để phụ giúp mẹ lo việc đồng áng. Về đến nhà mẹ tôi khuyên nhủ:

- Cha con là một sĩ quan của QLVNCH. Nay ông bị đi cải tạo, con phải lấy tấm gương đó mà ráng học để nên người.


Mẹ tôi dọn cơm ra cho ăn uống no nê rồi đi ngh. Hôm sau tôi lủi thủi lần ra Quốc Lộ 14 để đón xe đò trở lại thị trấn Kontum quyết tâm chăm chỉ học hành.  Nhờ bền chí và cố gắng nên cuối cùng tôi xong tốt nghiệp lớp 12 vào hè năm 1985.


Tôi thi đại học và được nhận vào Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kế Hoạch Đà Nẵng. Ngày đó, danh từ gọi là Trường Trung Cấp Kế Hoạch II Kinh Tế (1985-1986). Chương trình dự trù học 3 năm nhưng họ rút lại thành 2 năm, dự định sẽ tốt nghiệp vào mùa hè năm 1988. Trước khi tốt nghiệp để đi thực tập, trường đòi hỏi mỗi học sinh 2 bìa thư có dán tem ở nơi cư trú để kiểm tra hồ sơ lý lịch học sinh. Cuối năm 1987, ban giám thị của trường thông báo cho tôi biết: “buộc đương sự thôi học, trả về địa phương vì lý đó man khai lý lịch.”  Không biết ai đã thông báo lên trên huyện Dakto về lý lịch gia cảnh của tôi? Tôi đành thu xếp đồ đạc để trở về Dakto, sống với mẹ vào cuối năm đó.


Mỗi độ tháng tư về, ký ức của tôi hay nhớ lại cảnh tượng chạy loạn ở Dakto vào năm 1972. Giờ tôi hiểu ra tại sao thường dân tại Dakto đều bị Việt Cộng lùa cả đám vào trong rừng. Họ bắt giữ dân ở lại để tuyên truyền với thế giới là dân chúng bỏ bên quốc gia để về với phe cách mạng. Đồng thời nếu như bị máy bay Hoa Kỳ và phi cơ KLVNCH oanh tạc trong lúc hành quân, thì lấy dân ra làm bia đỡ đạn cho chúng. Cũng không hiểu sao, tôi lại đọc được mưu đồ xảo quyệt của chúng như thế!


Có lẽ độc giả cho rằng tôi bịa chuyện để nói lên. Nhưng nếu ai từng đọc qua bài viết, “Dakto - Đêm Cuối Cùng” của tác giả Trang Y Hạ, chỉ biết được phần đầu tấn bi kịch khổ đau của thường dân vô tôi tại quận lỵ Dakto mà thôi. Bài viết nầy là phần nối tiếp, nói về những đã gì xẩy ra sau đó.


Nhưng còn nhiều mẫu chuyện thương tâm đầy máu và nước mắt mà tôi không thể nhớ rõ chi tiết để kể lại. Tôi cũng không muốn dài dòng vụ Việt Cộng kèm kẹp dân chúng trong vùng Dakto bị chiếm, e rằng sẽ lạc đề tài bài viết về thân phụ của mình. Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng rằng những ai là nhân chứng, từng sống qua thời kỳ kinh hoàng tại địa danh nầy sẽ viết lên sự thật.

Đầu năm 1988, mẹ tôi rời thị trấn Dakto để về Sàigòn sinh sống. Tôi thì theo chúng bạn đi các tỉnh khác như Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang để buôn bán và lập xí nghiệp sản xuất lạp xưởng. Chỉ khi nào về Sàigòn mua vật liệu hay máy móc mới ghé thăm thân phụ đang sống tạm trú quản thúc ở quận 4, sau khi đi tù cải tạo gần 10 năm.  Hai cha con ít khi có cơ hội hàn huyên tâm sự lâu dài, vì thời gian tôi lưu lại ở Sàigòn rất cấp bách, vả lại tôi không có hộ khẩu chính thức để sống ở thành phố nầy. Tuy nhiên, đôi lần tôi có dịp hỏi ông chi tiết về các diễn biến xẩy ra làm sao, sau lần gia đình phân ly vào tối ngày thứ Bảy 22 tháng 4, năm 1972 tại Dakto.

Dựa theo tài liệu chiến tranh và qua lời ba tôi kể lại, chi khu Dakto thất thủ vào thứ Hai ngày 24 tháng 4, năm 1972 (có tài liệu nói là Chủ Nhật). Thiếu Tá Lò Văn Bảo chọn Đại Đội 408 ĐPQ làm đơn vị đánh chặn (đoạn) hậu, rời chi khu sau cùng để cho bộ chỉ huy nhẹ của Thiếu Tá Bảo rút lui an toàn vào rừng, nên bị tổn thất nặng nề. Đại Đội 408 ĐPQ cùng với bộ chỉ huy nhẹ của Thiếu Tá Bảo đánh 7 ngày và 7 đêm với Việt Cộng trong rừng. Bộ chỉ huy nhẹ của Thiếu Tá Bảo và Đại Đội 408 ĐPQ chia tay phân tán mỏng ở một cánh rừng để tránh thiệt hại. Binh sĩ của Đại Đội 408 ĐPQ lớp chết lớp bị thương, lại có người không thể mang theo được. Số khác thì thất tán hay bỏ ngũ tìm đường về nhà nên cuối cùng đại đội ĐPQ chỉ còn lại độ mươi người.

Thiếu Tá Bảo dùng tần số riêng gọi vô tuyến về bộ chỉ huy của tiểu khu Kontum và xin phái trực thăng tới bốc. Đại Đội 408 ĐPQ hoàn toàn mất liên lạc với Thiếu Tá Bảo trong rừng núi vì ông ta đã đổi qua một tần số khác. Có lẽ Thiếu Tá Bảo không hề hay biết những gì đã xẩy ra cho Đại Đội 408 ĐPQ? Người hiệu thính viên của đại đội dò tần số nội bộ nhiều ngày mới nối được liên lạc với Thiếu Tá Bảo và ông ra lệnh cho cha tôi đi chuyển đến một ngọn đồi vô danh làm vị trí bãi đáp để được bốc. Khi thấy Đại Đội 408 ĐPQ còn lại một ít người, ông nghi ngờ cha tôi đã bị Việt Cộng bắt và buộc hợp tác với chúng giăng bẫy, để tóm gọn bộ chỉ huy nhẹ của ông ta. Thiếu Tá Bảo chất vấn cha tôi đủ điều và nhất định không cho lên trực thăng. Giành co đôi lát, cuối cùng ông mới đành lòng cho di tản về Kontum.

Cha tôi dưỡng sức được ít ngày, rồi lại lao vào trận tuyến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 ở Kontum (từ ngày 14/5 - 1/6/72). Sau chiến thắng mặt trận Kontum kiêu hùng, nhiều quân nhân tác chiến được thăng một cấp, nhưng phần cha tôi vẫn tiếp tục mang lon Trung Úy. Ông không hề than trách phận, chỉ nghĩ làm tròn bổn phận của một quân nhân mà thôi. Sau trận nầy, thượng cấp đề nghị cha tôi nên chuyển qua làm lính văn phòng, nhưng ông lại khước từ.  

Đầu năm 1974, cha tôi thuyên chuyn về tiểu khu Long An, KBC 4008. Đêm mồng 8 rạng 9 tháng 4, năm 1975, cộng quân mở màn pháo kích và tấn công vào thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh thì đồng thời Công Trường (Sư Đoàn) 5 Việt Cộng vượt rạch Cần Đốt tấn công vào tỉnh Long An để cắt đứt Quốc Lộ 4, nối liền Sàigòn với miền tây.  Địch quân chiếm được một góc sân bay, phía tây nam của phi trường Cần Đốt. Ngày giờ chúng toan tính thật trùng phùng ăn khớp với nhau.

Đây là hai tuyến phòng thủ cơ bản cuối cùng của QLVNCH, để phòng giữ cửa ngõ phía đông và phía tây của Sàigòn. Nếu cộng quân chiếm được thị xã Xuân Lộc, thì các thị xã (Biên Hòa -  Bà Rịa - Vũng Tàu) kế tiếp sẽ lần lượt xụp đổ và cuối cùng là thủ đô Sàigòn. Còn nếu Việt Cộng chiếm được tỉnh Long An và cầu Bến Lức thì con đường tiếp vận thực phẩm từ miền tây vào Sàigòn sẽ bị cắt đứt. Thủ đô Sàigòn sẽ bị cô lập và loạn lạc nổi lên vì khan hiếm nhu yếu phẩm.

Theo nguồn Wikipedia, Trận Xuân Lộc diễn biến ác liệt trong vòng 12 ngày đêm. Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH cùng tiểu đoàn 3/4 Địa Phương Quân Long Khánh là chủ lực chính. Tiểu khu còn được tăng phái thêm Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân(di tản từ Quảng Đức về), Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh và Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa không yểm (tổng số quân khoảng 12,000 người), để đối phó với 4 sư đoàn Bắc Việt gồm có (SĐ6, SĐ7, SĐ341, và SĐ325). Việt Cộng còn bổ xung thêm một trung đoàn thiết giáp, một trung đoàn pháo binh và Trung Đoàn 95BB (Sư Đoàn 325 CS) (tổng số quân khoảng 40,000 người), nên có nhiều dữ liệu bách khoa toàn thư viết về trận chiến.

Riêng mặt trận Thủ Thừa, tỉnh Long An cũng không kém phần quan trọng, nhưng bị lu mờ vì diễn biến xẩy ra lại trùng phùng với thời gian của mặt trận Xuân Lộc, nên không có bách khoa toàn thư dữ liệu.  Đồng thời cha tôi lại không hề kể chuyện là ông đã từng tham dự mặt trận nầy. Thật là đáng tiếc, vì thiếu chi tiết dữ kiện có liên quan đến công trận của ông.          

Từ năm (1987-89) khi trưởng thành, tôi có nghe gia đình bên nội kể loáng thoáng về trận đánh Thủ Thừa.  Sau đợt chiến thắng nhất thời của VNCH tại mặt trận Thủ Thừa vào giữa tháng 4 năm 1975 (từ ngày 9-20?), một ông chú thuộc vai vế em họ của cha tôi, chạy hớt hải qua nhà bà nội của tôi thông báo một tin sốt dẻo:
- Cô Năm ơi…đài BBC, VOA và Sàigòn loan tin chiến thắng vang dội tại Thủ Thừa.

Bà nội tôi lên tiếng lo lắng:
- Hng (không) biết anh Sáu (cha tôi là thứ năm trong nhà) bay, đi lính Địa Phương Quân đóng tại chi khu Tân Trụ (Tiểu Khu Long An) đang đánh nhau ở miệt Thủ Thừa (tăng cường cho mặt trận), có hề hấn gì hông (không) nữa, mà sao mấy bữa rầy (nay) một con mắt của tao cứ nháy lia lịa quá hà?    

- Có lẽ anh Sáu không sao đâu!, ông chú tôi trấn an tinh thần để bà nội tôi yên tâm.

Vài ngày sau đó có lính đến nhà nhắn tin. Bên nội tôi bèn xách vài giỏ thức ăn gồm có xôi, thịt gà và trái cây đón xe đò đi lên chi khu Thủ Thừa để ăn mừng chiến thắng cùng với cha tôi. Bên nội tôi mừng rỡ khi nghe Bộ Chỉ Huy của Tiểu Khu Long An tuyên bố:
- Trương Hồng Nhơn được thăng Đại Úy đặc cách tại mặt trận Thủ Thừa, tiểu khu Long An.  

Bà nội của tôi còn kể rằng khi ra dìa (về) thấy xe đò và đủ loại xe khác phải ngưng chạy trên Quốc Lộ 4 đến chiều tối vì đường xá bị Việt Cộng đắp mô. Lực lượng Địa Phương Quân và một đơn vị thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh QLVNCH ra sức phản công dữ dội và giải tỏa mô của Việt Cộng, mới bảo đảm được sự lưu thông trên quốc lộ.  

Sau ngày miền Nam mất, cha tôi đi tù cải tạo gần 10 năm qua các trại Hoàng Liên Sơn và cuối cùng là trại Cải Tạo Hàm Tân mang bí số Z30D thuộc tỉnh Thuận Hải. Ông được phóng thích vào cuối năm 1984 và sống tạm trú tại Sàigòn. Một trong những lý đó khiến ông bị đi tù gần 10 năm (so với các sĩ quan cấp úy khác), chỉ vì khí khái hiên ngang của ông. Cô tôi(người miền Nam gọi chị hay em đều bằng cô), kể lại một chuyến đi thăm nuôi cha tôi như sau:
- Sáu à, em ráng cải tạo tiến bộ theo chính sách cách mạng để mau về với gia đình nha!

Sao…chị nói xong chưa?, ông bực dọc:  
- Nếu như chị lập lại lời lẽ “phục tòng” nầy với tui, thì tui sẽ bỏ vô lán ngay, cha tôi khẳng khái trả lời như thế.

Trương Hồng Nhơn bạo bệnh qua đời vào ngày 2 tháng 3, năm 1988 sau Tết Nguyên Đán Mậu Thìn. Linh cữu an táng cử hành theo nghi thức hỏa thiêu và hài cốt được mang về quê nhà ở quận (huyện) Cần Đước, tỉnh Long An.

Trước khi hoàn thành bài viết nầy, chúng tôi (tác giả & tôi) có liên lạc với niên trưởng (danh hiệu 31) hiện đang định cư ở Hoa Kỳ, để kiểm chứng dữ kiện có liên quan đến cha tôi. Cựu Thiếu Tá Trưởng Phòng Ba/Trung Tâm Hành Quân BCH Tiểu Khu Long An (danh hiệu 31), trả lời qua e-mail như sau:
- “Cá nhân tôi nghĩ ông Nhơn là Đại Đội Trưởng hay Đại Đội Phó một đại đội ĐPQ thuộc tiểu khu Long An, nhưng vì không trực tiếp chỉ huy nên không nhớ được.”

Tôi xin số điện thoại để gọi cho niên trưởng(31) và tả hình dáng cố Đại Úy Trương Hồng Nhơn có tầm vóc chiều cao trên 1.8 m(cỡ 6 ft), với nước da ngăm đen và bản tính thích “nhậu” của người miền Nam, thì danh hiệu 31 cho biết:
- À, tôi nhớ ra đã từng gặp qua thân phụ của cậu rồi!

Danh hiệu 31 nói rằng ông cố gắng liên lạc với cựu Đại Úy Võ Văn Bạch (ĐĐT), thuộc Tiểu Đoàn 334 ĐPQ (TK Long An). May ra ông nầy biết rõ về cha tôi, nhưng tôi chờ tin mãi mà chẳng thấy ai gọi lại gì cả.  
    
Cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn nay đã quy tiên, nhưng tôi tin rằng ông cùng với dân quân Địa Phương Quân (2 tiểu đoàn ĐPQ gồm 600 lính) và 200 lính Nghĩa Quân của tiểu khu Long An (cộng thêm một đơn vị ca Sư Đoàn 7 BB tăng cường?) đã anh dũng đánh thắng một đơn vị xấp xỉ cấp trung đoàn (Quốc Thái ghi lại *8) của Công Trường 5 (gồm 5 ngàn quân) (*b) và lực lượng du kích địa phương tại mặt trận Thủ Thừa vào giữa tháng 4 năm 1975 (từ ngày 9-20?) (không kể CS điều động thêm 2 Công Trường 6, 9 và Trung Đoàn Đồng Tháp công hãm Long An để tiến về Sàigòn).

Trong hồi ký của danh hiệu 31 có viết, “quân dân ta phải tự lực tự cường, kiểu đứng mũi chịu sào.” Ý ông ta muốn nói rằng 2 tiểu đoàn Địa Phương Quân (TK Long An) và Nghĩa Quân chỉ được trang bị M16, M79 và trung liên M60 mà phải đương đầu với cng quân đông đảo hơn 8 lần (600 quân VNCH chống 5000+ b đội CSBV(*b)(cần dẫn nguồn). Bc quân lại được trang bị hỏa lực mạnh như B40/B41, súng cối (cối 61, cối 82), đại liên phòng không 12.8 ly, trọng pháo 130 ly và chiến xa lội nước PT-76, thì làm sao lực lượng Địa Phương Quân có thể chống đỡ lâu dài được?

Là con của một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, tôi muốn tìm hiểu về đời binh nghiệp của thân phụ mình là cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn. Vì không biết cha tôi thuộc đại đội hay tiểu đoàn Địa Phương Quân nào của tiểu khu Long An, nên chúng tôi (tác giả & tôi) cần kiểm chứng dữ kiện, nhưng vài cựu sĩ quan ĐPQ liên đới biết lai lịch của cha tôi chẳng màng giúp đỡ. Tôi cảm thấy thất vọng về họ.  Nhìn viễn ảnh thời gian trôi mãi và bánh xe lịch sử tiếp tục lăn về phía trước sẽ xóa nhòa mt quá khứ. Nếu như không ai còn quan tâm tới, rồi tuổi trẻ Việt Nam sẽ dựa vào đâu để tìm ra sự thật?


Tài liệu tham khảo: 


1) Người ở Lại Charlie (Mùa Hè Đỏ Lửa 1972)  - tác giả Phan Nhật Nam  




2) Về Từ Tân Cảnh - tác giả Đại Tá Tôn Thất Hùng 




3) Dakto - Đêm Cuối Cùng - tác giả Trang Y Hạ        
  

          
                                
4) Cao Nguyên: Sương Mù hay Khói Súng - tác giả Kiều Mỹ Duyên




5) Chiến Thắng Đakto - Tân Cảnh 40 năm một chặng đường - 





Trang thông tin điện t Huyện Đakto (CS)





6) Ký Ức Tây Nguyên - tác giả Đặng Vũ Hiệp (CS) (*a)




7) Trận Xuân Lộc - Wikipidia tiếng Việt





8) Trận Đánh Cuối Cùng Của Địa Phương Quân 





(Quận Thủ Thừa, Tỉnh Long An)  - tác giả Quốc Thái 





9) 31 Khúc Chấp & Quốc Thái Đinh Hùng Cường (2 tác giả)  




10) “Giải phóng” Thủ Thừa và thị xã Tân An - 




đòn chia cắt chiến lược lộ 4 trong chiến dịch HCM 1975 (CS)




11) Tổng số quân của Công Trường 5 CSBV(*b), dựa vào bài viết: “Tiểu Đoàn 83 Biệt Động Quân.”


Vài hàng về tác giả:
Darren Thăng còn có bút hiệu là DD-2nd hay DD-2nd G.  Quốc nạn năm 1975, anh chỉ là một thiếu niên. Anh khởi sự sáng tác từ năm 2007. Vì đam mê đời lính chiến từ khi còn nhỏ, nên anh sáng tác rất mạnh về QLVNCH. Anh có hơn 30 tác phẩm nói về người lính Việt Nam Cộng Hòa, thương cảm số phận người Kháng Chiến Quân Việt Nam sau 1975 và các bài tình cảm xã hi cũng như bình lun khác. Một bài thơ của anh: “Hãy Đợi Anh Về”, được Nhạc Sĩ/Ca Sĩ Hoàng Hoa phổ nhạc trình bày trên You Tube nghe rất cảm động. http://www.youtube.com/watch?v=V3CwRDojxYQ . Trân thành cảm tạ độc giả xa gần thương mến tác giả và tác phẩm.                                                                   








CÁNH CHIM THẦN TƯỢNG





Darren Thăng

   Cố Trung Tá 
Khưu Văn Phát. 
LTG:  Từ ngày Trung Tá Khưu Văn Phát qua đời, bao lần tự nhủ nói viếng mộ ông ở nghĩa trang Fairfax Memorial Park, VA, nhưng lại không thực hiện được. Rồi có một ngày sẽ đến để mặc niệm người Phi Đoàn Trưởng phi đoàn 215 Thần Tượng (1972-75), một thời vùng vẫy trên vòm trời Tây Nguyên Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

* Kính tặng Bà quả phụ cựu Trung Tá Khưu Văn Phát và gia quyến. Ghi lại mẫu chuyện người hùng đã hiện hữu trong ta, mà không hay biết…

Ngẫu nhiên trùng hợp vào các dịp lễ ở Mỹ, thì lại thấy các “quan lớn” của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa âm thầm ra đi lặng lẽ như lá mùa Thu. Các ông chuẩn bị tâm linh chờ lệnh từ trên xuống. Trời gọi đến tên ai thì người nấy dạ. Tất cả chấp hành nhận lãnh “chứng chỉ giải ngũ” cuộc đời một cách bất đắc dzĩ để về chầu trời…

Ngày 22 tháng 1 năm 2007, cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng thất lộc ở Hoa Thịnh Đốn (tro của Tướng Trưởng rải theo gió trên đỉnh  đèo Hải Vân vào mùa hạ năm 2008). Đúng một tuần sau ngày lễ mừng sinh nhật của Dr. Martin Luther King, Jr.  Một nhà tranh đấu bất bạo động người Mỹ gốc Phi Châu.

Ngày 23 tháng 6 năm 2007, cựu Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi qua đời ở thành phố Lancaster, Pennsylvania. Giờ lại một tuần trước ngày lễ Độc Lập Fourth of July của Hoa Kỳ. Ngày 22 tháng 1 năm 2008, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên từ trần ở Hoa Thịnh Đốn.  Ngày này rơi đúng vào tuần lễ mừng sinh nhật của Dr. Martin Luther King, Jr.

Ngày 26 tháng 11 năm 2008, một ngày trước lễ gà tây Thanksgiving ở Mỹ, cựu Thiếu Tướng Phạm Văn Đổng đã mãn phần ở Pennsylvania. Cùng ngày có cựu Trung Tá Khưu Văn Phát là Phi Đoàn Trưởng phi đoàn 215 Thần Tượng của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã vĩnh viễn “giã từ đời bay bổng” ở Arlington, Virginia. Không biết tự dưng sao ngày “Thất Lộc” của các ông lại trùng phùng với nhau đến thế?

Các ngài cứ tuần tự “xoay tua” như vậy. Dần rồi chẳng còn mấy cựu viên chức tên tuổi của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa hiện diện nữa?  Sự ra đi của các ông là một mất mát to lớn đối với gia đình và nỗi lòng “hưu quạnh”, cho các phu nhân ngày đêm nhung nhớ vấn vương (ngoại trừ bà Cao Văn Viên đã qua đời).

Hình ảnh tiễn đưa các cựu chiến binh lưu vong về lòng đất “người”, được cử hành long trọng qua nghi lễ phủ kỳ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa thân yêu lên trên cỗ quan tài của người quá cố. Đây là một vinh dự cao quý mà ngay đến năm liệt tướng tuẫn tiết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cũng không sao có được một nghi thức an táng long trọng kính tiễn cuối cùng sau ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975 ở Việt Nam.

Cựu Trung Tá Không Quân Việt Nam Cộng Hòa Khưu Văn Phát được nói tới trong nhiều bút ký chiến trường của đời phi công trực thăng thời chiến. Đặc biệt trong các tập hồi ký của cựu Trung Úy Vĩnh Hiếu, là một phi công trực thăng võ trang của phi đoàn 215 Thần Tượng. Người đã từng lao mình với cánh chim sắt “ngao dzu” trên vòm trời Tây Nguyên trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.  Sát cánh dưới quyền chỉ huy của Phi Đoàn Phó là Thiếu Tá Khưu Văn Phát trong nhiều phi vụ hiểm nghèo.

Cựu Trung Uý Vĩnh Hiếu viết có “nét” và rất “hồn” với nhiều tác phẩm chiến trường.  Có thể nói anh là cây viết “độc đáo” của phi đoàn 215 Thần Tượng. Qua hồi ký, đôi lần anh có đề cập đến cương vị chỉ huy, trách nhiệm và lòng thương mến của chiến hữu dành riêng cho cựu Trung Tá Khưu Văn Phát.

Tây Nguyên khói lửa ngập trời
Trực thăng Thần Tượng bay vào hiểm nguy
Giờ người vĩnh viễn ra đi…
Nhớ thời chinh chiến ai nào biết chăng?                                                                                                                                  
Không quân Việt Nam Cộng Hòa có nhiều danh hiệu phi đoàn thật lạ kỳ. Ngầu cũng có mà lã lướt cũng có. Nào là các phi đoàn Thiên Lôi (524), Ó Đen (548) và Phi Hổ (516).  Danh nào hiệu nấy và đánh giặc cũng chì. Nghe tên không thôi cũng đủ “hớt hồn” đám cộng nô xâm lược hung tàn.

Nhưng cũng có danh hiệu hơi tí hiệp khách giang hồ một chút. Như phi đoàn Lạc Long (229) mà các hoa tiêu trực thăng phi đoàn, ví như con rồng thích ăn hột đậu phọng (lạc). Hay “rồng lạc” chốn bồng “nai” tiên cảnh của nữ giới.

Còn phi đoàn Thần Tượng ví như các chàng công tử “đẹp chai” hào hoa phong nhã của “nòng” em. Nhưng thật ra huy hiệu lại là chú voi bạch tượng làm xiếc trong gánh xiệc.  Mà các cô nữ sinh thời đó nghe qua danh xưng này là thấy dzui tai và thích rồi!  Điều này quý vị có thể “kiểm trứng” với phu nhân, cựu phi công  phi đoàn 215 Thần Tượng dzậy?

Phi đoàn 215 Thần Tượng trực thuộc Không Đoàn 62 chiến thuật của sư đoàn II Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, đồn trú tại Nha Trang.  Vùng trách nhiệm gồm các thành phố miền duyên hải trung phần Việt Nam như Nha Trang, Phan Thiết, Phù Cát, Qui Nhơn và Tuy Hòa. Nhưng đa số ngày đi biệt phái tác chiến lại ở thành phố Pleiku, Kontum và Ban Mê Thuột, cùng các chiến trường đẫm máu trong lịch sử chiến tranh Việt Nam như Charlie, Dakto và Tân Cảnh .v.v.

Những địa danh nầy đã để lại ấn tích và nỗi kinh hoàng cho quân đội chính quy Bắc-Việt, lẫn tổn thất không ít cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong đó biết bao tên tuổi của các phi công khu trục, trực thăng võ trang và mê vô xạ thủ trực thăng đã âm thầm ra đi vào vùng trời miên viễn …

Có lẽ một lần trong chúng ta đã từng nghe qua nhạc phẩm bất hủ “Người Ở Lại Charlie” để nói lên nỗi tiếc thương người anh hùng mũ đỏ tiểu đoàn trưởng 11 Nhảy Dù là cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo. Với ông còn có gần 400 chiến sĩ Nhẩy Dù Việt Nam Cộng Hòa đã ở lại vĩnh viễn trên ngọn đồi máu nầy.

Trong một phi vụ tiếp tế cho căn cứ Hỏa Lực 6 vào giữa tháng 4 năm 1971, vị trí căn cứ này nằm ở hướng Bắc đỉnh đồi Charlie, dọc theo rặng núi chập chùng Ngọc Linh (Kngok Kon Kring) thuộc dãy Trường Sơn trên cao nguyên trung phần Việt Nam gần tam biên giới Việt-Miên-Lào.

Trực thăng của Thiếu Tá Khưu Văn Phát được rừng phòng không dầy đặc Bắc-Việt “nghinh tiếp hậu hĩ”. Tiếng đại liên cao xạ 12.7 mm bắn nổ dòn ục ục “đùng” làm lủng sàn tàu máy bay. Viên đạn đại liên kích thước bằng ngón tay giữa của người lớn, xuyên qua bình xăng phụ đã gần hết nhiên liệu, chọc thủng lên trên trần tàu và bay ra ngoài trời.

Thật hú hồn vì lửa không bắt vào bộ phận máy, nếu có thì sẽ làm trực thăng nổ tung trên không trung ngay tức khắc. Ông ráng lết trực thăng về đến phi trường Phượng Hoàng gần Tân Cảnh. Phi hành đoàn may mắn thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc. Qua kinh nghiệm đó, ông Thầy đã hướng dẫn nhiều hoa tiêu trẻ cách thức ứng phó trong các phi vụ sau.

Là một phi công trực thăng thời chiến, Trung Tá Khưu Văn Phát chứng kiến nhiều đồng đội của mình đã ra đi như chiếc “lá vàng rơi”. Ngày 11 tháng 4 năm 1972, phi đoàn có nhiệm vụ tiếp tế khẩu phần ăn nhà binh, nước uống và tải thương sau cùng cho tiểu đoàn 11 Nhảy Dù ở ngọn đồi “máu” Charlie.

Một trực thăng của phi đoàn Thần Tượng do Trung Úy Nguyễn Tường Vân lái bị bắn bốc khói cháy sau khi vừa hoàn thành nhiệm vụ tiếp tế. Phi cơ đang cố gắng rời khỏi vùng giao tranh một cách nhanh chóng. Thiếu Tá Phát (danh hiệu Charlie) đang bay chiếc trực thăng chỉ huy trên cao độ 6.000 bộ (feet) ở một góc trời quan sát và hướng dẫn Trung Úy Nguyễn Tường Vân (hoa tiêu tàu tiếp tế), hốt hoảng la lên trên tần số:

- Tàu bạn đang bốc cháy… đáp ngay… đáp lài xuống ở triền đồi phía dưới.

     Charlie (danh hiệu Thiếu Tá Phát) trấn an tức khắc: 

- Đã có Hổ một (danh hiệu gunship trực thăng) cover, nghe rõ trả lời.

Nhưng con tàu trực thăng ngộ nạn sợ nguy hiểm, vì đang trong tầm tác xạ của phòng không địch đã không còn nghe được lệnh nữa. Lửa đã phụt lớn mạnh và tàu bốc cháy dữ dội như ngọn pháo bông. Trực thăng rơi nhanh xuống triền đồi và nổ bùng lên như quả bom lửa. Lửa và khói quệt lại đen mù mịt cả một góc trời. Tất cả bốn nhân viên phi hành đoàn đều tử nạn dưới con mắt của Thiếu Tá Phát và các bạn hoa tiêu trực thăng võ trang đang có mặt trong vùng.

Trung Úy Nguyễn Tường Vân, Thiếu Úy Trần Văn Long và hai mê vô xạ thủ trực thăng đã lặng lẽ ra đi không tìm được xác rơi. Trung Úy Vân mới 23 tuổi đã để lại người vợ trẻ và đứa con thơ đầu lòng vừa chào đời trong tiếc nuối. Chào vĩnh biệt các anh hùng vô danh Không Quân Việt Nam Cộng Hòa một lần cuối!

Thế hệ làm trai thời ly loạn trong chiến tranh Việt Nam là thế đấy! Ít người lính nào trong đơn vị tác chiến mà sống thọ hơn 30 tuổi? Nếu không chết thì cũng bị thương trên chiến trường. Kể như cựu Trung Tá Phát được coi là “may mắn” hơn các cánh chim Thần Tượng khác đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam. 

Năm 21 tuổi, Khưu Văn Phát trở thành hoa tiêu trực thăng với cấp bậc Thiếu Úy. Năm 31 tuổi ông được vinh thăng Trung Tá, chỉ huy trưởng phi đoàn 215 Thần Tượng. Ông đảm nhiệm chức vụ này cho tới ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975. So với thế hệ trẻ hiện nay, thì thế hệ của ông đã “ăn đứt” cơ, về ba điểm chính:

1) Trẻ Tuổi Chức Vụ Cao
2) Phong Cách Lãnh Đạo
3) Bổn Phận Trách Nhiệm

Hãy hãnh diện vì chúng ta có các bậc cha ông hào hùng của dân tộc trong công cuộc bảo vệ chính nghĩa miền Nam Việt Nam

Trung Tá Khưu Văn Phát rời quê hương cùng với các hoa tiêu phi đoàn bạn trên 3 chiếc trực thăng vào xế trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975. Mọi người đều nhận thức rằng Hoa Kỳ đã thực sự bỏ rơi Việt Nam. Phi trường Tân Sơn Nhất gần như bỏ ngõ và cộng quân đang tiến sát đến bên ngoài vòng đai phòng thủ .

Trực thăng võ trang chỉ còn vài ba chiếc nguyên vẹn với một hỏa lực hạn hẹp và nhiên liệu khan hiếm. So với lực lượng hùng hậu Cộng Sản Việt Nam đang hung hãn tiến chiếm Sài Gòn, thì chẳng khác gì mang trứng đi “chọi” đá dzậy. Có lẽ sự hy sinh vì tổ quốc trong lúc nầy không còn cần thiết nữa…

Trung Tá Phát dẫn đầu hợp đoàn cất cánh trước, tất cả trực chỉ biển Nam Hải bay đi Côn Sơn, nơi đang lánh nạn của một số thân nhân phi đoàn. Ba chiếc trực thăng không thể tìm được hòn đảo nhỏ xíu nầy, trong lúc nhiên liệu đã cạn dần. May sao gặp được tàu dầu “cứu tinh” của Anh Quốc đang chạy ngoài khơi hải phận Việt Nam.

Ba chiếc trực thăng thả mọi người xuống chiếc tàu dầu trước khi bỏ rơi phi cơ ở ngoài biển, vì boong tàu tải dầu không có chỗ đáp. Đó là phi vụ cuối cùng đời người phi công ngày tan chiến của cựu Trung Tá Khưu Văn Phát. Hôm sau chính là ngày sinh nhật thứ 33 của ông và cũng là ngày tang chung của đất nước…

Hơn 33 năm sau trên đất nước Hoa Kỳ, người chiến sĩ lưu vong Khưu Văn Phát cũng ra đi …Ông bỏ lại sau lưng cuộc đời “dang dở” và hoài bão chưa thành để về nơi an nghỉ ngàn thu. Trong làn mây trắng xanh lững lờ trôi, có lẽ giờ đây cựu Trung Tá Khưu Văn Phát đang bay về nước trời. Nơi đó chỉ có lòng từ bi, đại lượng và chan chứa tình thương của Ngài…

Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi
Mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi!

Tài liệu tham khảo:

Mùa Hè Đỏ Lửa II- Người ở Lại Charlie  - tác giả Vĩnh Hiếu

Darren Thăng.








CÁI NÓN SẮT BÊN BỜ LAU SẬY

Darren Thăng

Hàng năm độ 1 tháng trước ngày 19-6, một số báo chí Việt Nam ở Mỹ Quc thường đăng thông báo tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại các thành phố lớn, nơi có đông đảo người Việt định cư.  Vào các năm đầu, nhiều cựu quân nhân còn trẻ và sức khỏe đang sung mãn nên đa số hiện diện đầy đủ cả.  

Nhưng những năm về sau thì thưa thớt đi dần.  Mục thư mời có phần thay đổi, kèm theo hàng kính mời quý đồng hương và hậu duệ bớt chút thời giờ, đến tham gia sinh hoạt.  Địa điểm tổ chức thường ở một nhà hàng rộng lớn để tiện việc sắp xếp ẩm thực và có bục sân khấu cho tiết mục văn nghệ văn gừng.  Tất nhiên, vé ủng hộ phải là: “$” cho mỗi đầu người để trang trải chi phí liên hoan và trả cát-xê cho ca sĩ trình diễn.

Hiếm khi tổ chức vì mục đích bất vụ lợi.  Nhưng vô tình sao năm đó, lại có buổi ca nhạc ngoài trời miễn phí sau phần liên hoan ở nhà hàng vào lúc trưa. Vì hiếu kỳ, nên hắn lặn lội đi tham dự ca nhạc ngoài trời lúc xế chiều. Dù nguyên ngày thứ Bẩy tổ chức hôm ấy, trời tháng sáu mùa hè bỗng dưng lại có mưa gió rả rích và mây giăng khắp nơi cả ngày. Bầu trời ảm đạm thật thê lương như tưởng: “Nhớ Về Anh”, người chiến sĩ cộng hòa năm xưa đã khuất...

Nếu không đến tham dự buổi ca nhạc ngoài trời “Đêm Nhớ Về Anh”, thì không biết được năm nào đã thành lập Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19-6?  Đôi khi lại có dịp gặp gỡ vài cựu quân nhân là đồng đội hay thân nhân của các chiến sĩ đã vị quốc vong thân trong cuộc chiến Việt Nam (1954 - 1975).

Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu?
Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẩm hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao... 


Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt và lịch sử cũng sang trang… Có chăng chỉ còn lại bút ký chiến trường in trên sách báo, DVD ca nhạc và các websites của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà thôi. Anh linh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), đã bỏ mình trong cuộc chiến 21 năm bi hùng rồi sẽ đi vào lãng quên …  

Các cựu quân nhân từng vào sinh ra tử trên chiến trường còn sống sót sau cuộc chiến, nay đã sức cùng lực kiệt vì già yếu và bịnh hoạn.  Nhưng nhiều người vẫn đến tham dự hội ngộ đầy đủ Lễ Tưởng Niệm Ngày Quân Lực 19-6 trọng đại năm nay, cho dù bất kể thời tiết ra sao…

Họ là nguồn tài liệu “sống” thiết thực sẽ dựng lại quân sử, kiểm chứng và bổ túc các dữ kiện thiếu sót trong các bút ký chiến trường đã đăng  ngõ hầu giúp ích cho thế hệ hậu duệ hiểu biết vì sao Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lại phải chống trả bọn cộng sản xâm lăng phương Bắc, trong công cuộc bảo vệ chính nghĩa miền Nam thân yêu của chúng ta…

Lúc 7g30 chiều tối ngày thứ Bẩy vào tuần thứ 3 của tháng 6, tại một góc đường khu thương mại Việt Nam ở thành phố địa phương, trong cơn gió lạnh mưa phùn,  nơi đây hắn đã gặp một cựu sĩ quan “bình thường” thuộc đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt (LLDB) của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ông mặc chỉnh tề bộ quân phục hoa dù mang nhiều huy hiệu của Sở Công Tác Nha Kỹ Thuật/Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM),  đầu đội nón beret đỏ thêu insigna Cánh Dù,  chân mang Boote d’ assault còn vương gót bụi trần,  nắp áo bên phải viết tên người.

Được biết người cựu sĩ quan nầy trước năm 1975, một thời cùng các đoàn Sở Công Tác Nha Kỹ Thuật 11, 71 và 72 đồn trú tại Sơn Trà, Đà Nẵng đã lập bao chiến công hiển hách âm thầm.  Đây Khe Sanh gió mù, nhảy xuống phá các ống dẫn dầu của địch.

Trực thăng bí mật thả toán vào mật khu Việt Cộng quanh vùng I Chiến Thuật để bắt cóc các cán bộ cao cấp Bắc Việt.  Nằm gai nếm mật, hành quân thám sát nội biên sau hậu tuyến địch và lấy tin tức xác thực để khai thác v.v.

Những lần được thăng chức và tưởng thưởng huy chương chiến công thì không thấy mấy…vì đã có cấp trên hay binh chủng khác “nhận lãnh” dùm rồi.  Vậy mà các anh vẫn không buồn khi đi thi hành nhiệm vụ.  Tất cả vì Tổ Quốc Việt Nam thiêng liêng.   

Để thỏa tính tò mò một thời ước mơ làm người lính Việt Nam Cộng Hòa như các anh năm xưa, hắn bước lần tới ông đang đứng hút thuốc lá để trò chuyện:    
           
Chú có biết Đại Úy Hồ Đăng Nhựt thuộc Chiến Đoàn 2 đồn trú tại Kontum, Việt Nam vào cuối tháng 3 năm 1975?

- Hồ Đăng Nhựt chết rồi!  (h.phải)

Ông trả lời giọng miền Trung nhẹ hơi chút xúc động. 

- Hồ Đăng Nhựt xuất thân khóa 14 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức ra trường năm 1963.        

- Còn tao xuất thân khóa 17 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam - Đà Lạt ra trường năm 1963.     

- Tao với Nhựt và đào hắn thường đi chơi chung với nhau trước khi hắn thuyên chuyển ra  Nha Trang năm 1964.        
                                                                                                                    
- Cô ta tên là: “Ngân” sau là vợ Nhựt, ông xác nhận.        
                                                         
Cháu đọc bút ký: “Em Không Nhìn Được Xác Chàng”, do chính phu nhân Cố Thiếu Tá Hồ Đăng Nhựt kể lại.  Người sĩ quan bị tử thương cùng với chồng cô ta là Thiếu Tá Hải?   

Thiếu Tá Hải đây chính là: Nguyễn Khoát Hải, tự đoán đại? 

- Đúng vậy!

Họ bị phục kích trên đường triệt thoái khỏi cao nguyên, theo liên tỉnh lộ 7B về Tuy Hòa và đã hy sinh vào ngày 25 tháng 3 năm 1975.   
                                                  
                                                    Cố Trung Tá Nguyễn Khoát Hải.                                                                                                                                                                       
Liên tỉnh lộ 7B cao nguyên 75 
Quc lộ máu nước mt vơi đầy
Chiến trường đi chng tiếc tui(*) xanh
Áo bào thay chiếu anh nm đt

(2 câu cuối, trích một đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, (đi *)

Làm sao chú nắm được tin tức xác thực trong khi ấy chú vẫn còn ở Đà Nẵng?      
                
- Trời ơi !  Có chuyện gì mà “tụi tao” không biết trong vòng 24 giờ, vì là Lực Lượng Đặc Biệt mà “mầy”.

- Vùng I Chiến Thuật sau đó cũng bị bỏ ngõ, vậy tình trạng của chú và đồng đội ra sao?

- Các đoàn Sở Công Tác Nha Kỹ Thuật /BTTM đồn trú tại Sơn Trà được Giang Đoàn Vận Tải Trung Hạng của Trung Tá Nhàn “bốc” về Qui Nhơn ngày 29 tháng 3 năm 1975.  Rồi về Cam Ranh và chặng cuối là Sài Gòn vào ngày 1 tháng 4 năm 1975.  

Khói thuốc vẫn thở phì phèo trên môi, ông bèn móc bóp ra để chứng minh: 

- Cho mầy coi đây là lính “thật” chứ không phải lính “kiểng” đâu nhá, ông giơ ra:

1) Giấy Phép Lái Quân Xa.

2) Bằng Lái Quân Xa.

3) Chứng Chỉ Tại Ngũ có hiệu lực đến hết ngày 30 tháng 9 năm 1975.

Cả ba thẻ đều ép bọc nhựa tuy hơi cũ chút xíu theo thời gian, nhưng vẫn còn giữ tốt lắm.     
                  
Nhìn hình Giấy Phép Lái Quân Xa, lúc đó ông còn rất trẻ và điển trai. 

Hắn đoán đại:             
                             
- Có lẽ năm đó chú khoảng 22 tuổi?

- Đúng rồi!  Ông khoái chí mỉm cười.

Ông bèn xòe cho coi hình Chứng Chỉ Tại Ngũ mặc áo lính dù ngày đó xem có “oai” không?   

- Liếc nhanh hình thấy đề tên: Th/Tá V.

Hắn nghĩ đây là thứ “dữ” thuộc Sở Công Tác Nha Kỹ Thuật/BTTM của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. 
 
Điều lý thú nhất trong vài phút đàm đạo là ông luôn xưng hô danh từ “tao” và “mầy” với thế hệ trẻ hơn, tựa như đang nói chuyện với các chiến hữu thân thương của ông năm nào làm đây cảm thấy dzui dzui…

Lúc đó, ông V thấy ban nhạc chơi bản nhạc ngoại quốc thể điệu “Bebop” nên mời được cô đào “nhí” mặc bộ quân phục trắng Thủy Thủ của Việt Nam Cộng Hòa trong ban nhạc hay thân hữu gì đó…Ra nhẩy trước bục sân khấu dàn dựng ngoài trời, trông rất trữ tình.

Bàn tay ông đưa đào “thoăn thoắt”, đan lưới trước vòng sau lưng thật điệu nghệ.  Đôi chân lả lướt lượn tới đi lui theo thứ tự lớp lang nhuần nhuyễn.  Có lẽ còn hơn cả nhóm trẻ mới “nhớn” đứng xem nữa?  Ví phỏng thế hệ trẻ hơn, tụi tôi cũng không thể sánh bằng?  Mọi người nhìn trầm trồ khen hay, vì chẳng có cặp nào ra nhẩy hết.  Khi kết thúc bản nhạc, ông “te” đào sát xuống đất y như “pro” kiểu celebrity dancers trên TV vậy.   

Nhìn thấy ông nhẩy đầm hay và còn phong độ, bỗng liên tưởng tới thời xanh xuân xa xưa.  Có lẽ ông từng là tay nhẩy sành điệu nghệ thuật?  Chắc nhiều đào phải chết mê chết mệt đây?  

Buổi ca nhạc ngoài trời tuy âm u ảm đạm vì thời tiết khắc nghiệt nguyên ngày nhưng cảm nhận bầu không khí nơi đây cũng dzui dzui, vì thấy ông còn quá “iêu” đời.  Có lẽ ông đang muốn sống lại một thời “chai chẻ” đã qua?  Cho trọn kiếp trai lãng tử “Lính Dù Lên Điểm” mà em!

Ông V vội vã ra về chỉ vài ba phút trước khi Ca Sĩ Phương Hồng Quế đến từ Nam California lên bục hát.  Có lẽ lúc đó ông còn luyến tiếc vấn vương sao “ngày vui qua mau” vì phải theo ý bà nhà, kẻo người giận thì mất vui.  

Lần đầu tiên đến nghe ca nhạc ngoài trời đã để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng đẹp.  Hy vọng sẽ gặp lại ông trong dịp Lễ Tưởng Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19-6 và buổi ca nhạc “Đêm Nhớ Về Anh”, vào năm sau…

Tự nhủ rằng nếu có lần sau thì hy vọng mọi người sẽ tham dự đông đủ hơn và mang theo mình một cây đèn cầy nhỏ, để thắp lên khi trời xẩm tối?  Cùng nhau dâng một phút mặc niệm kính tưởng anh linh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân cho tự do.  Cũng xin nguyện cầu cho quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi ách thống trị độc tài của đảng Cộng Sản Việt Nam

Buổi ca nhạc ngoài trời “Đêm Nhớ Về Anh” chấm dứt vào lúc 10g30 tối.  Mọi người lặng lẽ ra về trong nuối tiếc bâng khuâng.  Bước chân đi nặng trĩu dời gót ra tới đầu đường.  Nghe như có tiếng ễnh ương kêu “rê…bit, rê…bit” thê lương, trong vũng nước lớn của mảnh đất bỏ trống rậm rạp gần bờ sông thành phố.  Vang vọng từ CD đâu đó có tiếng hát tiếc thương: 

Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai?
    








CHINH NHÂN VÀ NGƯỜI TÌNH

 LTG: Ai từng đọc thiên hồi ký “Thép Đen” thì không thể bỏ qua chuyện tình của người biệt kích sở Bắc, đồng cảnh ngộ với Điệp Viên Đặng Chí Bình…

Darren Thăng

Tản bộ về nhà bố mẹ vợ sau nghi thức rước dâu người con gái ông bà về nhà chồng độ dăm bước đường.  Cầm nắm ổ khóa xoay chiều định mở cửa vào nhà, nhưng cửa đã khóa chặt.  Nhìn thoáng qua tấm mành thưa đàng sau lớp kính của cánh cửa ra vào, thấy có khách hình như là người Việt Nam thì phải? 

Quái lạ!  Bố mẹ vợ của mình vừa mới dọn về vùng này độ 2 năm nay thôi, có thân bằng quyến thuộc hay bạn bè gần gũi chi đâu mà lại đến vào dịp đám cưới con gái ông bà vậy?  Người mẹ vợ thấy bóng người thân đứng ngoài sân, bèn rời gót ghế sofa ra mở cửa cho vào. 

Bà lịch sự giới thiệu với tôi, đây là ông bà Lân và ông bà bạn ở chung nhà cũng vừa mới đến định cư ở Mỹ.  Vì quen biết sơ ở nhà thờ trong xóm nên mời đến nhà chơi, nhân thể tham dự lễ vu quy của con gái mình hôm ấy.  Đó là ngày thứ bảy, độ trung tuần tháng 7 năm 1994.  Lần đầu tiên tôi gặp gỡ họ.  Bốn ông bà người Bắc vui vẻ, cởi mở và bặt thiệp. Có lẽ vì ái ngại nên không ai chịu đi tham dự tiệc cưới tối hôm đó, dù được mời mọc.

Ông Lân tốt bụng tình nguyện trông chừng nhà cửa cho bố mẹ vợ tôi, sợ trộm cắp vào nhà. Thấy ông đã luống tuổi, nhưng còn gân nên tôi hỏi:

- Bác sẽ đối phó với đám trộm cắp như thế nào?

Ông từ tốn trả lời:

- Tao là dân biệt kích, có ngán chi ai!
 
Ám ảnh bởi câu nói đó, nên tôi có nhiều thắc mắc về ông Lân?  Người có một giai thoại liên hệ đến nhóm biệt kích sở Bắc vào đầu thập niên 60, mà sau này đọc qua hồi ký “Thép Đen” của Điệp Viên Đặng Chí Bình, tôi mới vỡ lẽ…

Ông Lân và 8 biệt kích quân toán Boone được máy bay C-123 của đoàn Nghiên Cứu Quan Sát thuộc cơ quan tình báo Hoa Kỳ (SOG), thả dù ra Bắc vào quá nửa đêm thứ ba rạng thứ tư ngày 29 tháng 7 năm 1964.  Mục tiêu nhẩy trên quốc lộ 7, hướng Tây-Bắc của huyện Con Cuông thuộc tỉnh Nghệ An. Nhiệm vụ của toán là thám sát và báo cáo mọi chuyển quân của Bắc Việt trên trục giao thông quốc lộ 7 qua biên giới Lào và xuống miền Nam.

Ngoài ra toán còn đảm nhận công tác phá hoại và xây dựng căn cứ biệt kích trong vùng. Xui thay, dù của người hiệu thính viên chính là Hồng Tôn Khải lại rớt trên cây rừng. Anh ta bị các nhánh cây đâm chết. Người hiệu thính viên phụ không biết xử dụng mật mã truyền tin của máy RC1, để có thể liên lạc với trung ương xin chỉ thị hay tiếp cứu. 

Một toán viên khác là Đoàn Ngọc Lễ 19 tuổi, bị lạc hướng gió nên dù rớt xa vùng.  Sau này biết tin anh ta bị cọp vồ.  Bảy người còn lại bị bắt vào 5 ngày sau khi đang tìm đường triệt xuất qua Lào vì cạn lương thực và nước uống.  Đêm mồng 2 tháng 8, toán lần mò xuống lấy nước ở một con suối thì bị rơi bẫy phục kích.  Bộ chỉ huy Sở Bắc ghi nhận toán Boone bị mất tích… 

Trong khi đó bà Lân ở Sàigòn, đang mang thai đứa con thứ tư được 3 tháng. Người vợ lính vừa tròn 30 tuổi, không hề hay biết gì về đời lính bí mật của chồng đã thay đổi từ hơn 1 năm nay. Mà biết để làm gì? Cứ mỗi tháng ông đưa tiền lương lính về nhà để chi tiêu cho đời sống gia đình là đủ. Chỉ mong có thế thôi!

Một tuần trước khi ông Lân nhẩy ra Bắc có về thăm nhà và đưa cho vợ 50 ngàn đồng Việt Nam Cộng Hòa (tương đương với trị giá 12-13 lạng vàng vào đầu thập niên 60), nói để dành khi sanh nở.  Ông bảo đây là món tiền thưởng của chính phủ tặng cho các quân nhân đạt được thành tích tốt.  Ông cốt ý giấu sự thật mà bà cũng tin như sấm!

Thật ra đây là số tiền tử của cơ quan tình báo Hoa Kỳ (CIA) trả sòng phẳng cho thân nhân biệt kích nhẩy Bắc để họ ra đi được yên lòng.  Rồi thì bà Lân không hay biết ông đi đâu và làm gì? Đã hơn một tháng qua không thấy ông về nhà.  Cũng không một ai thông báo tin tức gì cho gia đình?  Mà chẳng riêng bà, tâm trạng gia đình của hai toán viên khác cùng xóm cũng bị hoang mang như vậy.

Đầu tháng 9 năm 1964, ông Thượng Sĩ Triết ghé nhà trao tiền lương hàng tháng là 17 ngàn đồng Việt Nam Cộng Hòa cho bà Lân. Bà vặn hỏi ông ta tin tức về chồng bà.  Lúc đầu ông nói là không biết gì cả?  Bà năn nỉ mãi thì Thượng Sĩ Triết cho biết, nghe tin đồn là ông Lân đã tử trận nhưng không biết ở đâu?  Bà Lân và vợ của 2 toán viên khác bèn rủ nhau kéo lên nhà ông Triết, hỏi địa chỉ của trung ương để biết rõ số phận của chồng họ.  Trung ương thông báo rằng, chồng các bà đã hy sinh khi đi thi hành nhiệm vụ đặc biệt.  Vắn tắt có thế thôi!  Ba bà đau khổ trở về nhà làm lễ phát tang và đành lấy ngày 29 tháng 7, để làm đám giỗ cho chồng hàng năm?

Nhưng đâu phải một mình bà Lân đau khổ về chồng? Đời lính đa tình nay đây mai đó của ông Lân cũng có biết bao nhân tình? Đầu năm 1961, khi còn là lính của Sư Đoàn 2 Bộ Binh trong ban xây dựng nông thôn đóng ở quận Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, ông có quen một thiếu nữ thuộc loại hoa khôi trong quận tên là Kim Chi. Chả là ông làm chỉ huy trong ban tuyên dương công trạng với nhiệm vụ sắp xếp các cô gái xinh đẹp đi gắn vòng hoa danh dự cho các chiến sĩ xuất sắc.

Rồi Kim Chi phải lòng người trai chinh chiến. Miệng dẻo tán gái còn hơn mía lùi làm em mê chết được. Một lần ngã lòng sao đó, nàng trao thân cho ông tưởng rằng chàng chưa có dzợ. Năm ấy, ông đã 33 tuổi và nàng mới có mười mí cái xuân xanh. Ôi, đời đẹp biết bao! Ẵm được người đẹp “chẻ chung” như thế là “chiếng” rồi, mấy ai được bằng! Hai người có với nhau một bé gái. Đặt tên là Lan, vần tựa giống tên ông cho dễ nhớ. Ông cho biết Lan sinh năm 1962, nhưng không nhớ rõ ngày tháng nào?

Nghe nói bà Lân biết chuyện hồi đó. Nhưng nếu làm ầm ỹ lên thì chỉ thêm bẽ mặt. Lỡ ông giận lẫy, rồi cuốn gói theo cô vợ bé và cúp viện trợ lương lậu luôn thì chỉ có kêu trời mà trách. Không lỡ cam phận ở vậy nuôi con một mình nên đành bỏ qua cho nó xong chuyện. Vợ lính ngày xưa là thế đó! Ai cũng dựa vào đồng lương của chồng. Đa số các bà chỉ biết ở nhà sinh con đẻ cái, nuôi nấng và làm việc nội trợ trong gia đình. Thậm chí còn phải giáo dục con cái thay chồng đi chinh chiến. Nhiều người vợ thất học, ù ù cạc cạc ngay đến mẫu tự ABC cũng mù tịt…nên biết gì mà dạy con? Đành  thả lỏng cho con cái nó muốn làm gì thì làm.  Mặc bay lớn lên ra sao thì ra!

So sánh giữa hai người đàn bà, thì dầu sao bà Lân cũng là vợ chính thức. Có tên có tuổi trong sổ lương bổng quân đội của ông đường hoàng. Còn bà nhỏ kia được gì? Quyền lợi đâu? Lại phải mang tiếng là gái không chồng mà chửa hoang. Thật ra, ông Lân đâu phải là sĩ quan cấp lớn mà có nhiều bổng lộc? Riêng bé gái tên Lan lại không được mang họ của cha, có đáng buồn không chớ? Đầu năm 1963, Ông Lân rời miền Trung để đi học khóa huấn luyện biệt kích 12 tháng ở trại Quyết Thắng, Long Thành gần Biên Hòa. Từ đó, người vợ lẻ không còn thấy hình bóng của ông nữa…

Sau khi bị bắt, công an cộng sản giải toán Boone và toán Atilla (bị bắt cùng khu vực vào tháng 5 năm 1964) từ nhà tù ở Nghệ An về Hỏa Lò, Hà Nội. Toán Boone cũng như các toán biệt kích khác bị đưa ra tòa án nhân dân xét xử, được báo chí đăng tải rùm beng. Họ bị tuyên án tù nhiều năm về tội làm gián điệp, đã cấu kết với “xịa” để đánh phá miền Bắc. Riêng Nguyễn Gia Thoa, người hiệu thính viên phụ của toán Boone được thân nhân là cán bộ gộc và người vợ lớn còn ở lại miền Bắc, bảo lãnh ra khỏi tù. Ông ta trở về quê ở Hà Đông (ngoại ô Hà Nội) và không ai trong toán còn thấy mặt nữa (trang 148 @1). Người này cũng từng lập gia đình với một cô vợ kế quê quán ở Tuy Hòa, sau khi vào Nam năm 54. Cô ta là một trong ba bà, đã kéo nhau lên trung ương để đòi lại “chồng” bị ghi nhận là mất tích.

 Sau phiên tòa cáo buộc, giám thị ép tù biệt kích hợp tác ghi âm trong một phòng kín với đầy đủ chi tiết như danh tánh, cấp bậc, đơn vị, số quân cũ và ngày nhảy ra bắc theo bài soạn của họ để đài Hà Nội phát thanh về miền Nam. Mục đích tuyên truyền tố cáo chính phủ Sàigòn và cơ quan tình báo Hoa Kỳ (CIA), đã huấn luyện và gởi biệt kích ra bắc để phá hoại đảng và nhà nước. Tình cờ có người thanh niên tên là Uy, sống trong xóm nhà bà Lân bắt được làn sóng phát tuyến và thông báo cho bác gái biết là có nghe được tiếng nói của bác trai trên đài phát thanh Hà Nội. Như vậy là bác Lân trai vẫn còn sống và hiện đang bị giam cầm ở ngoài bắc? Cả nhà vui mừng như thấy thân nhân của mình vừa chết đi, nay đã sống lại!

Tháng 1 năm 1965, bác Lân gái hạ sinh một cháu trai và đặt tên là Hùng. Anh này cùng với gia đình giúp trang trí nhà cửa cho tân hôn của Điệp Viên Đặng Chí Bình được tổ chức vào ngày 28 tháng 9 năm 1981, có nói qua trong chương 37 tập IV hồi ký Thép Đen. Lúc đó Hùng mới được 16 tuổi và chưa một lần thấy mặt cha ruột của mình bằng xương bằng thịt.

Có lẽ bác Lân gái phải bôn ba kiếm sống để có thể nuôi nấng và dạy dỗ 4 người con nên người, trải dài gần 18 năm xa chồng? Trong tù ngoài Bắc, bác Lân trai đã nhiều lần mường tượng cảnh chạy ngược chạy xuôi, buôn thúng bán bưng lo gạo hàng ngày của vợ mình? Con cái có ai dạy dỗ và học hành ra sao? Tuy nhiên, những gì ông suy nghĩ trong tù về thảm cảnh gia đình của mình cũng không đến nỗi bi đát như thế! Vợ ông kể lại sau khi ra tù và trở về miền Nam vào tháng 2 năm 1982, như sau:      

Cuộc sống tuy khó khăn về mặt tinh thần vì thiếu vắng chồng, nhưng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã lo lắng chu đáo về mọi mặt như cấp dưỡng tiền lương lính hàng tháng tính theo thời giá cho đến tháng 4 năm 1975. Trung Ương Sở Bắc kiếm công ăn việc làm cho quả phụ của biệt kích. Con cái được đi học ở trường Quốc Gia Nghĩa Tử ở Quận Tân Bình, Sàigòn.

Gia đình được hưởng tất cả các quy chế của cô nhi quả phụ Việt Nam Cộng Hòa. Bà nói, thật ra thì chính quyền Sàigòn đã chu toàn trách nhiệm với thân nhân biệt kích nhảy Bắc. Vợ con của ông không phải cơ cực như ông nghĩ! Nghe vợ nói thế mà ông vui lây vì nghĩa cử của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, một đời ông phục vụ và tận tụy hy sinh.

Tính ra hơn 500 biệt kích sở Bắc và trên 50 toán bị bắt từ năm 1960 đến 1968. Họ bị chuyển qua nhiều trại tù ở miền Bắc. Hỏi về trại giam Cổng Trời (tên chính là Quyết Tiến), một nơi mà sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đi “cải tạo” sau năm 1975, đã viết nhiều bút ký về trại tù này. Ông Lân kể lại, khi tù biệt kích bị đưa đến trại giam Cổng Trời thuộc tỉnh Hà-Tuyên (Hà Giang & Tuyên Quang) gần biên giới Trung-Việt, giám thị hù tù biệt kích rằng:

- Các anh chỉ “nên” đây mà không có ngày đi “xuống”.

Nghe nói mà ớn lạnh vì ai bị đầy lên trại giam Cổng Trời thì kể như hết. Thời tiết ở trại này khắc nghiệt vì địa thế trên cao độ 2.500m, so với đồng bằng và luôn có sương mù bao phủ quanh năm. Mùa đông lạnh cắt da từ 0-10 Celsius (32-50 F), mà tù biệt kích chỉ được phát một bộ đồ tù sọc đỏ viền trắng mỏng manh. Độc địa hơn thẩy, hễ giám thị không ưa tù nhân nào hoặc phạt tội ai thì mang đi cùm chân vào ngục đá kiên giam từ 30 ngày hay vài tháng chơi cho bỏ ghét!  

Phần ăn chỉ có khoai mì mốc hay bo bo (tù bị cùm, phần ăn giảm xuống còn 9 kg/một tháng). Cơn đói triền miên và áo mặc không đủ ấm. Bệnh tật, không thuốc men và lao động khổ sai làm nhiều tù nhân kiệt sức rồi chết. Họ ngược đãi đồng loại mình còn tệ hơn súc vật, được nuôi ở nước ngoài!

Đến đầu năm 1972, thì tất cả tù biệt kích đều bị dồn về ba trại tù chính ở miền Bắc. Riêng ở trại giam số 1(còn gọi là Phố Lu) thuộc tỉnh Lào Cai (Hoàng Liên Sơn), tù biệt kích đã đạt được một thắng lợi nhỏ khi đồng lòng tuyệt thực 4 ngày để phản đối Cộng Sản Hà Nội không chịu trao trả tù binh chiếu theo hiệp định Paris vào trung tuần tháng 5 năm 1973(chương 20 @ 1). Vài tù nhân xách động cuộc tuyệt thực bị bắt cùm chân, đánh đập, bỏ đói và tống vào ngục đá kiên giam một cách dã man và tàn bạo.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bác Lân gái liên lạc về quê chồng ở Thái Bình. Mẹ chồng cho biết là ông Lân vẫn còn sống và đang bị giam cầm ở trại Phố Lu. Vào năm 1976, vợ ông có dẫn theo người con gái thứ hai (lúc đó là thiếu nữ) lặn lội ra bắc để cùng với mẹ chồng đi thăm nuôi. Cả ba đáp xe lửa đi Ga Phố Lu. Từ trạm ga này phải đi bộ hơn 2 ½ tiếng đồng hồ trên đường đá gập gềnh mới đến được trại giam Phố Lu.

Thân nhân được phép ở lại nhà tiếp qua đêm 24 giờ. Những năm đó, tù biệt kích được thả lỏng đôi chút vì không còn thế lực thù nghịch của chính quyền miền Nam. Ông Lân tháp tùng với gia đình đi bộ xuống ga xe lửa Phố Lu để tiễn chân. Bịn rịn và xúc động lúc chia tay làm ông nẩy ý định bỏ trốn theo vợ con. Nhưng rồi ông lại thay đổi ý định và lủi thủi trở lại trại giam Phố Lu.

Ngày 21 tháng 2 năm 1982, ông Lân được trả tự do và trở về miền Nam. Cùng ngày này 12 năm sau, hai ông bà sang Mỹ theo diện HO 21. Bà Lân mắc bệnh nan y và mất vào ngày 28 tháng 6 năm 1995. Thời gian bà sống ở Mỹ chỉ vỏn vẹn 1 năm 4 tháng. Một điều làm ông ray rức mãi là không có phương tiện, chở bà đi chạy hóa chất trị liệu ở nhà thương địa phương. Có lẽ bà cũng chẳng biết nước Mỹ rộng lớn ra sao nữa? Bà Lân được hỏa táng và thân nhân mang hài cốt về quê hương.

Cuối tài khóa năm 1999 (ngày chót 30 tháng 6), Tổng Thống Clinton phê chuẩn văn kiện bồi thường cho mỗi người biệt kích nhảy Bắc bị cầm tù trên 20 năm, một số tiền tối đa là $40 ngàn dollars. Sau khi trừ đi 10% để trả lệ phí cho tổ hợp luật sư John C. Mattes ở Miami bang Florida, thì phần còn lại của mỗi người cũng còn kha khá. Cuối năm đó, ông Lân về thăm quê hương lần đầu tiên sau 7 năm xa xứ. Ông cùng với 2 người con lớn ra tận huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi, để tìm lại người tình xưa là bà Kim Chi. Ngẫu nhiên người xưa và cô con gái vẫn còn sống trên mảnh đất tổ tiên đã bao năm qua, nên việc tìm kiếm ra họ không khó. Khi thấy Lan thì ông giới thiệu cô ta với hai người con của vợ lớn rằng:

- Đây là chị và anh của con!

Mọi người cảm động, ôm chầm lấy nhau òa lên khóc. Dầu sao họ cũng có sự liên hệ máu mủ ruột thịt!

Vậy tình cảnh gia đình bà Kim Chi ra sao hở bác?

Ông Lân kể vắn tắt:

Sau khi ông ra đi đột ngột thì trung đoàn 5 thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa cũng được lệnh rút. Liên Đoàn 11 Biệt Động Quân về tỉnh Quảng Ngãi thay thế? Nhờ có nhan sắc nên Kim Chi quen một anh chàng trung úy. Hai người lập gia đình với nhau và hạ sinh một cháu trai. Con gái tao cũng đổi sang họ của anh ta để được hưởng tiền phụ cấp. Người chồng Trung Úy Biệt Động Quân sau này đã hy sinh trong một trận chiến và cảnh mẹ góa con côi lại tiếp diễn…

Vậy bác trở lại huyện Sơn Tịnh để làm gì? Hay có ý chấp nối lại mối tình ngày xưa?

- Tao cũng định như vậy. Nhưng đâu ngờ…

Ngờ gì?

- Bà ta đã sang ngang với một thương binh bộ đội một thời “đi B” (vào Nam chiến đấu) độ vài năm, sau biến cố 75 rồi!  Giờ thì ông lại lỡ một chuyến đò thời gian.  Bà Kim Chi có biết bác đã có gia đình trước không?

- Ngày trước thì không, nhưng vì thấy 2 người con lớn đi chung thì bà ta đoán ra. Vậy bác giải thích như thế nào?

- Tao nói vì thời cuộc thay đổi chứ ai nào muốn thế!

Còn cô Lan thì bác tính làm sao?

- Tao mua cho vợ chồng nó và 3 con nhỏ một mảnh đất gần đó để cất nhà. Tôi thầm nghĩ như vậy cũng được, nhưng không nói ra!  

Từ dạo đó, không nghe ông nói trở lại Quảng Ngãi để thăm người con gái riêng và 3 đứa cháu ngoại nữa? Nhưng thấy ông thường liên lạc qua điện thoại với các con cháu người vợ lớn luôn!

Sau bao năm tháng ngục tù, biết rằng ông không muốn tiết lộ bí mật về chuyện biệt kích nhẩy Bắc. Quỹ thời gian không còn nhiều, còn chờ đến bao giờ? Thật ra, chuyện đời không hẳn tuyệt đối như thế!  Mấy người quen sát bên nhà ông nói rằng, họ nghe ông kể chuyện biệt kích nhiều lần khi ngồi nhậu chung.  Thậm chí, nhiều bạn trẻ chẳng biết ất giáp mô tê danh từ Biệt Kích Sở Bắc là gì nữa?  Có người bênh vực ông với lý do: bác ta hay “dù” về Việt Nam, sợ nhà nước làm khó dễ…anh muốn viết gì thì đọc sách Mỹ để phân tích hư thực!  Coi như vô thưởng vô phạt vậy!

Thời chinh chiến đã qua. Miền Nam thua nên người lính Cộng Hòa mang mặc cảm bại trận. Miền Bắc thắng, thì bộ đội cộng sản phải có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.  Riêng người mẹ, người vợ và người yêu của lính, thuộc hai miền Nam-Bắc là bất hạnh nhất.  Nước mắt lăn dài trên gò má người phụ nữ Việt Nam khổ đau, bao tháng năm dài trông ngóng người chinh nhân ra đi biền biệt.  Biết đến bao giờ anh trở về?  Ngày anh về sau bao năm gặp lại, ta nhìn nhau bỡ ngỡ…vì cuộc tình dĩ vãng thời lửa binh đã đi vào quên lãng!     

Tài liệu tham khảo:
1) Secret Army Secret War (Đội Quân Bí Mật Cuộc Chiến Bí Mật) của Sedgwick Tourison.
2) Biệt Kích Quân Bị Lãng Quên (SOG) của John L. Plaster.
3) Thép Đen của Điệp Viên Đặng Chí Bình.
4) Biệt Kích Sở Bắc Nha Kỹ Thuật/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
5) OP34A - Đường Vào Địa Ngục của Biệt Kích Phan Tuấn Sơn.   
6) Biệt Kích Quân “Chuột Nhắt” Nguyễn Văn Tính viết theo lời kể của Nguyễn Khắp Nơi.
7) Chuyện Giăng Lưới bắt Biệt Kích Mỹ và Trò Chơi Điện Đài mạng Công An Nghệ An.
8) Trại giam Cổng Trời (Quyết Tiến) trên youtube.
9) Ghi lời kể sơ lược về chuyện tình của người biệt kích toán Boone.  










Đó Đây Trên Quê Hương

Darren Thăng
LTG: Kính dâng thân phụ đã phù hộ để hoàn thành sáng tác nầy.

Như bao thanh niên thời ly loạn, bố tôi đi quân dịch theo lệnh tòng quân nhập ngũ 3 năm của Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi vừa mới di cư vào Nam không được bao lâu. Năm 1954, ông chừng 19-20 tuổi và mới lập gia đình với mẹ tôi từ ngày còn ở miền Bắc. Dĩ nhiên lúc đó, ông bà chỉ là cặp vợ chồng son nên đi đâu cũng có nhau. Mẹ tôi với bản tính nhút nhát, hay dựa vào quyết định của chồng nên hễ ông đóng quân ở đâu thì bà lại tháp tùng đi theo đến đó. Bố tôi hay bị thuyên chuyển đi nhiều nơi, thậm chí có thể nói là khắp vùng I và II chiến thuật.

Ông là người thẳng thắn, không luồn cúi cấp trên nên thường bị xếp đì đi chốn xa xôi. May mắn thì được đóng ở gần thành đô độ vài tháng, rủi ro thì nơi rừng sâu nước độc mút chỉ cà tha. Những địa danh hẻo lánh nhiều sơn lam chướng khí, ít dân thì chỉ mình ông đơn độc đi mà thôi. Dần dần mấy năm sau đó, vài mống con sinh ra đời trong doanh trại nên khi chúng tôi lớn lên đành phải coi trại gia binh là nhà của mình vậy...

Những nơi bố tôi từng đi qua như Huế, Đà Nẵng và cao nguyên Trung phần, không có nơi nào tôi có ấn tượng sâu sắc bằng Huấn Khu Dục Mỹ (đặc biệt là Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân) và thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Khoảng năm 1965 hay 1966 lúc đó tôi lên 5 tuổi, đã hiểu biết và có trí khôn một phần nào nên chỉ nhớ được các địa danh nầy mà thôi. Vài hình ảnh ở Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ, cứ gợi đi rồi gợi lại xao xuyến trong tiềm thức của tôi từ nhỏ cho đến nay đã gần về già, như chính mình từng sống qua cuộc đời lính chiến gian khổ vậy.

Nếu nhớ không lầm như là tôi cùng với mấy nhóc tì, con cái của sĩ quan huấn luyện đã chứng kiến khóa sinh tập huấn các bộ môn căn bản Biệt Động Quân như đi dây kinh dị, tử thần, cầu dây, leo núi và tuột núi. Bài học đi dây tử thần (tựa zip line) mà hầu hết các khóa sinh, từng tốt nghiệp khóa Rừng Núi Sình Lầy đều biết. Lũ nhóc gọi đùa môn đi dây nầy là: “tuột ga phăng thắng”, bằng cách dùng dây cáp để băng qua suối. Điểm A đầu dây cáp cao hơn điểm B, cuối dây.

Trước hết, khóa sinh leo lên vị trí bục cao với tư thế chuẩn bị, hai bàn tay khóa sinh nắm chặt đoản cây móc vào trục ròng rọc (pulley), nối với sợi dây cáp; Khóa sinh đu nhẹ co hai chân lên, hơi bật ngửa ra phía sau để lấy trớn và trục ròng rọc bắt đầu lăn dốc nhanh về hướng bên kia bờ suối. Trục ròng rọc trì vào sợi dây cáp do vận chuyển sức nặng thân người, tạo ra lực ma sát kêu xành xạch.  

Khi khóa sinh ra giữa giòng suối dây cáp nặng chùng xuống, người huấn luyện viên đứng bên kia bờ phất cờ màu đỏ, khóa sinh sẵn sàng buông tay khỏi đoản cây móc vào trục để rơi xuống mặt nước một cái bõm. Nước bắn lên tung tóe và khóa sinh tự lội vào bờ hay được vớt bằng canoe. Điều lạ kỳ là các khóa sinh phải mặc quân phục và đi giầy sault trong lúc luyện tập nên khó bơi.

Ở bãi tập khác, khóa sinh đi trên cầu dây có hai dây quai vịn tay để băng ngang một con suối với một thời gian ấn định. Đơn giản tôi chỉ nhớ được như thế! Không biết có chính xác hay không? Đại khái binh sĩ tập luyện bộ môn của binh sĩ. Còn con nít sống trong trại cũng có trò chơi riêng. Nhớ mang máng ai đó, đã cột một sợi dây thừng lớn vào một thân cây để bắc qua con suối cạn, từ bên nầy sang bên kia với chiều cao hai bên bằng nhau. Đám nhỏ từng đứa một, bám tay vào sợi dây thừng, đu lần ra giữa con suối rồi nhẩy dù xuống nước.

Tại một tụ điểm ghềnh thác khác, con nít hay đứng trên các mõm đá nhẩy ùm xuống dưới suối tắm và nô đùa với nhau vào mỗi buổi trưa chiều. Thời đó, nước đổ từ ghềnh cao xối xả và trong lắm. Tắm mát đã luôn. Nay mường tượng lại nhiều trò chơi trong Huấn Khu Dục Mỹ, thấy dzui ơi là dzui…

Nhắc đến Dục Mỹ là nói về thác và suối. Nhiều nơi trong Huấn Khu Dục Mỹ, nhìn đâu cũng thấy thác nước, hồ và suối? Đa số vợ con binh sĩ đồn trú ở Huấn Khu Dục Mỹ đều uống nước suối và tắm giặt bằng nước hồ thì phải?

Một thắc mắc lớn mà tôi đặt câu hỏi mãi cho tới nay, là nhiệm vụ của bố tôi làm gì ở Huấn Khu Dục Mỹ (Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân nói riêng) vào năm 1965? Ông giữ chức vụ gì mà có thể mang theo vợ con vào đó sống chung? Cũng không biết gia đình chúng tôi sống ở trung tâm huấn luyện nầy được bao lâu?

Bố tôi không phải là sĩ quan khoa trưởng hay huấn luyện viên. Chưa một lần trong đời tôi thấy ông mặc quân phục nhà binh hay bộ tác chiến hoa dù, cũng không đeo lon lá gì cả. Cho đến khi mãn phần, ông không một lần kể khoe khoang hay tiết lộ bất cứ điều gì về kỷ niệm đời quân ngũ của mình. Tôi cũng không bao giờ hỏi tới vì có ngờ đâu, nay tôi viết được văn chương nên cần chi tiết dữ kiện để kiểm chứng cho đúng (các bạn trẻ nên để ý kinh nghiệm nầy).

Đôi khi thấy ông yêu đời, hay ngân nga bản nhạc tiền chiến Bức Tâm Thư: “Vài hàng gởi anh trìu mến. Vừa rồi làng có truyền tin. Nói rằng nước non đang mong. Đi quân dịch là thương nòi giống…” Thật ra tôi chỉ thấy ông qua hình ảnh của một người y tá nhiệt tình. Có thể ông thuộc ngành quân y ngày xưa và sau này là dân sự?

Tướng mạo của ông cao trung bình và dáng vóc oai vệ thuộc típ điển trai hao giống hình ảnh của cố Chuẩn Tướng Trần Văn Hai vậy. Nhìn bề ngoài thì nhiều người lầm tưởng ông phải là một vị sĩ quan cao cấp, nếu như vô tình gặp mặt ở Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Nhưng trên thực tế, ông chỉ là một dân chính bình thường như bao nhân viên công chức khác mà thôi.

Gia đình chúng tôi về lại phố biển Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên năm 1966? Theo lời cha mẹ kể lại trước khi dọn đến Huấn Khu Dục Mỹ, chúng tôi đã từng sống ở thành phố nầy? Vì còn bé bỏng làm sao nhớ được? Lần trở lại đây, không còn ở trong trại gia binh nữa (hiện nay là doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam qua online).

Bố tôi đã giải ngũ, chuyển qua dân sự và làm việc cho Bệnh Viện Tỉnh Phú Yên. Bố mẹ tôi thuê một căn nhà gạch tồi tàn, tường vôi bạc mầu ở một khu lẹp xẹp tại phường 2, thị xã Tuy Hòa. Chỉ trong nhà mới lót gạch bông cũ kỹ và nhà bếp thì nền bằng đất. Đun củi chụm bằng dầu hôi. Cửa ra vào xiêu vẹo, không có khóa vặn tay, chỉ gài then chốt sơ bên trong vào ban đêm, còn buộc dây xích có ổ khóa bên ngoài khi đi chợ.

Chung quanh hàng xóm láng giềng có một số thuộc lực lượng dân sự chiến đấu, và đa số là lính Biệt Động Quân. Nhìn khu xóm tưởng đây cũng là trại gia binh, nhưng khác một tí là không có hàng rào kẽm gai. Chẳng có ai thuộc diện sĩ quan Biệt Động Quân sống trong khu vực nầy cả. Ngày xưa sĩ quan của ta sống biệt lập với lính trơn, nên đâu có ai muốn ở chung chạ với lính để làm mất giá trị của mình? Những người hàng xóm lính trơn Biệt Động Quân và vợ con của họ rất dễ thương. Nước da của họ đen thui đen thủi nên anh em chúng tôi không biết, gọi đại họ là người Campuchia. Ngôn ngữ của họ phát âm tựa tiếng Khmer và nói lơ lớ tiếng Việt Nam.

Sau nầy qua Mỹ, ngẫm nghĩ lại mới biết họ là người dân tộc thiểu số gốc Ê Đê (Rhađê trước 75) gì đó. Họ sống hòa mình với tất cả mọi người. Gia đình tôi không còn diện lính nữa, nhưng họ vẫn cư xử như thành phần binh sĩ với nhau. Họ thuộc tầng lớp nghèo, chỉ dựa vào đồng lương lính của chồng. Họ quý bố tôi lắm vì ông hay tiêm thuốc cho gia đình họ, đôi khi không tính tiền nong. Vì vậy mà có cái gì ngon là họ đem biếu hay gọi bố tôi qua nhậu cho vui. Mà có cái gì ngon đâu, dăm quả cóc, miếng xoài, trái ổi và vài xị đế hay rượu cần dzô dzô, chén anh chén tôi.

Lâu lâu họ bẫy được con heo mọi hay săn được nai và nhím trong rừng, mang về xẻ thịt. Nghe tiếng các bà nội trợ lính trong xóm gọi nhau ơi ới cùng nhau bầy vẽ làm các món ăn như giả cầy, heo quay và thui v.v. Họ hay nướng thịt mùi hơi khét khét, tiếng cháy của m xèo xèo khi lửa bốc lên ngoài sân chung với nhau, rất vui nhộn. Có miếng thịt nai thì quý hóa lắm, nhưng họa hoằn hiếm khi săn được. Thịt nai đỏ tươi được cắt thớ mỏng đem phơi khô ngoài nắng trên lưới đan, có rắc chút vừng lên trên đó. Nói chung là họ luôn chia ngọt xẻ bùi, có miếng cùng hưởng, có họa cùng chia.

Đối diện nhà tôi có một ông người kinh làm nghề kẹo kéo mang đi bán dạo mỗi ban trưa. Ông dùng cây cột trụ nhà là nơi đập kẹo kéo có trộn đậu phộng ở giữa. Bủa vài khối kẹo vào thân cây cột nhà với nhau, kéo dài cây kẹo mỏng tơ ra cho nó dẻo dẻo. Lúc đầu kẹo kéo mầu vàng đục, hình như làm bằng đường cát, nhìn thấy chẳng hấp dẫn chút nào? Quất mạnh rầm rầm tới lui nhiều lần, mầu kẹo vàng đục trở lên trắng dần. Theo dõi cách làm mà muốn chảy nước miếng.

Lũ nhóc chúng tôi xin tiền mẹ mua ăn khen ngon đáo để. Lâu lâu mua thêm phần kẹo cho vài đứa bạn chơi thân, mút cho dzui dzẻ. Ngày đó còn con nít, chẳng để ý cột nhà người ta dơ như hạch, ruồi nhặng bu đầy và thật mất vệ sinh. Cứ thấy kẹo ngon là mua ăn, mà còn phải trực chờ đứng xem cho đến khi ông ta ra kẹo nữa chớ. Con nít ở Việt Nam ngày xưa thấy cái gì ngon ngọt cũng cảm thấy thèm và thiếu…

Lực lượng Biệt Động Quân vào năm 1965-67 đánh nhau rất chì. Họ được coi là đơn vị tổng trừ bị ưu tú với huy hiệu “Cọp Ba Đầu Rằn”, oai hùng ngang hàng gần với Sư Đoàn Nhẩy Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến vậy. Những năm đó, lực lượng nầy chưa cải tuyển thành Biệt Động Quân Biên Phòng vì lính Biệt Động Quân người dân tộc đâu có đóng ở các tiền đồn xa xôi hẻo lánh? Họ sống tại thành phố Tuy Hòa, là hàng xóm với chúng tôi cho tới khi lính Mỹ bàn giao các căn cứ gần biên giới cho QLVNCH vào cuối năm 1970.

Nhiều lần đi hành quân, lực lượng Biệt Động Quân đều chiến thắng vẻ vang trở về. Mỗi lần như vậy, họ đều mở tiệc ăn mừng linh đình và nhảy nhót vũ điệu dân tộc. Ngỡ lính nào ở đâu chết thì chịu, nhưng ít thấy lính Biệt Động Quân xóm tôi hy sinh. Đa số lính Biệt Động Quân nầy hay chơi bùa ngải để giữ mạng. Cổ người nào cũng đeo mấy miếng bùa vải, nanh heo rừng hay vật gì giống như tai người phơi khô quéo. Hỏi họ là cái gì thế, thì họ nói đùa vui chơi là tai của Việt Cộng chết, cắt về phơi khô để làm bùa hộ mạng.

Nhưng rồi họ cũng đâu tránh được đạn thù mãi mãi. Chiến tranh leo thang và người lính đánh giặc cũng ra đi. Một số hy sinh vào các cuộc hành quân sau. Vợ con họ khóc lóc đau khổ lắm, làm gia đình chúng tôi mủi lòng thương xót. Người sống góp tiền góp công giúp đỡ an ủi để lo hậu sự. Một điều thắc mắc lúc còn nhỏ, là vài người lính Biệt Động Quân người dân tộc đoán biết vận số của họ trong những lần hành quân sắp đến? Có người linh tính nói rằng trận tới họ sẽ hy sinh?

Hình như, một số người dân tộc thiểu số gốc Ê Đê (Rhađê trước 75) không thích chôn dưới lòng đất như người kinh? Xác họ được hỏa thiêu theo tục lệ Chămpa xưa, hay mang về những vùng rừng núi quê nhà ở cao nguyên Darlac? Xóm tôi hơn chục căn nhà gốc gác đều là lính Biệt Động Quân người dân tộc thiểu số, ngày càng thưa dần theo tháng năm…      

Sống ở đâu cũng có nhiều kỷ niệm vui buồn. Tuy nhiên, sinh ra và lớn lên trong một đất nước chiến tranh thì nỗi buồn nhiều hơn vui. Bên trái xóm Biệt Động Quân của chúng tôi xa xa là Thánh Đường Tuy Hòa. Nhà thờ được xây dựng vào đầu thập niên 1960, theo lối kiến trúc tây phương rất đẹp. Đặc biệt có tháp chuông cao chót vót và mái ngói đỏ kiểu hình chữ A tọa lạc trên một mô đất cao.

Nhìn dưới xóm ngó qua triền đồi, cảm tưởng thánh đường như một bức tranh sơn dầu vẽ trên vải bố (canvas) trong các làng mạc bên Âu Châu. Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, vừng thái dương xuất hiện ngoài biển Đông, thường thấy cầu vồng bảy sắc óng ánh hiện trên nền trời bên phía thánh đường trông rất đẹp mắt.

Chung quanh nhà thờ ngày đó còn trống trải, không có dân cư ngụ nên hiển nhiên trở thành một mục tiêu tốt để cộng sản bắn phá cho bỏ ghét. Một sáng sớm tinh sương nào đó, bọn cộng sản pháo kích vào nhà thờ làm lủng một lỗ to tướng trên mái ngói đỏ. Khoảng độ 4-5 giờ rạng sáng, khi chưa có ai đi nhà thờ nên không người nào thiệt mạng cả.

Sáng hôm sau, cha sở và giáo dân xem xét hiện trường. Nhiều người rủa bọn cộng sản tưng bừng vì lấy chi phí đâu để sửa chữa thiệt hại. Cả tuần lễ sau trên mái ngói đỏ đó, được lợp mấy miếng tôn mầu xám tro, vít lỗ hổng lại để che nắng che mưa. Sân cỏ nhà thờ nầy thường là nơi trẻ con đá bánh và chạy nhẩy tung tăng vui đùa với nhau.

Còn bên phải xóm Biệt Động Quân là chùa Bảo Tịnh. Chùa tọa lạc trên một thửa đất mầu nâu nâu bằng phẳng rất rộng. Chùa Bảo Tịnh có cổng tam quan kiến trúc rộng rãi. Xe hơi có thể chạy ra vào dễ dàng. Chùa được xây dựng vào năm 1962, nằm trên đường Phan Đình Phùng (kiểm chứng trên online), rất gần xóm chúng tôi. Hai bên đường lộ trồng dọc hàng cây dương liễu và thông, gió biển thổi vào làm cây lá dập dìu với nhau tạo lên âm thanh rì rào vi vút suốt ngày lẫn đêm.

Trong vòng bán kính chu vi rộng lớn bao chung quanh ngôi chùa, rất ít bóng người qua lại. Bên trái ngôi chùa ngày đó có chừng 3 hồ sen rộng lắm. Có hồ thì nhiều sen và nước đục ngầu xanh rờn, nên không tắm được. Còn các hồ kia nước trong hơn, thường là nơi tụ họp tắm lậu của đám con trai vắt mũi chưa sạch.

Tất cả các hồ đều cắm bảng cấm tắm, nhưng không ngăn được đám con nít sống trong vùng thích bơi. Tôi cùng vài nhóc tì hay tà tà theo mấy anh lớn đi nghịch nước. Cha thì đi làm đầu tắt mặt tối kiếm tiền. Mẹ thì ở nhà trông nom em bé và lo việc nội trợ gia đình. Chẳng hay biết còn mình cúp cua, hùa với nhau đi chơi nghịch phá.

Buổi trưa thường cởi áo nhẩy xuống hồ, mà đa số có biết bơi gì đâu. Hồ sen sâu hơn chiều cao của đứa trẻ Á Đông 6-7 tuổi. Nhiều thằng con nít liều mạng nhẩy xuống bơi theo các anh lớn tưởng dễ ẹt, bị uống nước sặc gần chết. Đến khi có đứa chìm lỉm, mấy trai lớn mới hô hoán ầm ỹ lên vì không cứu được, thì sư sãi mới chạy ra cứu vớt. Nhưng đôi khi cũng quá trễ, chỉ mong vớt được xác lên để người nhà đem về chôn cất.

Thấy tai hại như vậy mà đám trẻ cũng không chừa. Chứng nào tật nấy! Cũng vì hay di chuyển chỗ ở nhiều nơi và lêu lổng học hành mà chính tôi phải ở lại lớp. Học trễ hơn chúng bạn đồng tuổi một cấp lớp. Âu cũng là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời với câu nói mỉa mai: “Nhỏ không học lớn làm Đại Úy!” Không biết chùa Bảo Tịnh bây giờ có còn mấy cái hồ đó nữa không nhỉ?  

Mỗi tuần lễ, bố tôi thường trực đêm ở Bệnh Viện Tỉnh Phú Yên, ít ra hai hay ba lần. Địa điểm bệnh viện tọa lạc ở hướng bắc, bên trái trên con đường Trần Hưng Đạo (kiểm chứng trên online), hơi xa trung tâm thành phố một chút. Đường đi gần bờ biển có trồng rất nhiều rặng dương liễu và thông reo.

Ban đêm vào 8 giờ tối, bố tôi thỉnh thoảng đèo 1-2 người con theo ông tuốt một lèo chỉ một con đường cái đi ra bệnh viện. Nghe gió vi vu xào xạc của liễu thông là thấy rợn cả người. Đèn đường thì chỗ tỏ chỗ mờ. Đa số phải dựa vào đèn xe gắn máy. Cảm tưởng trên đường lúc nào cũng có những vệt sáng chiếu ngược từ hướng bệnh viện về trung tâm thành phố như bóng ma trơi. Có lẽ do ảo giác vì ánh đèn xe gắn máy rọi phản chiếu mầu cát trắng? Chúng tôi sợ phát khiếp vì đường quá vắng vẻ rất ít xe cộ qua lại, hay lúc đó còn nhỏ nên ai mà không sợ. Người lớn thấy còn run nữa, huống chi là con nít.

Bệnh Viện Tỉnh Phú Yên sơn mầu trắng có nhiều tầng lầu cao ốc. Mặt tiền bệnh viện hướng ra biển. Bên trong khuôn viên bệnh viện trồng nhiều cây liễu thông cao vút và nhìn đâu cũng thấy cát trắng. Năm 1966-67, bệnh viện chỉ có 1 building trơ trọi. Chung quanh không có dân cư ngụ.

Theo nhận xét của tuổi thơ có trí nhớ tốt thì bệnh viện thuộc dân sự, nhưng cũng phục vụ cho lính khi cần. Thị xã Tuy Hòa vào ban đêm ít người ra đường lắm. Bãi biển Tuy Hòa tương đối dài bằng phẳng nhiều cát trắng nhưng bị lu mờ vì địa thế nằm cạnh bãi biển Nha Trang thơ mộng và nổi tiếng hơn, nên chẳng có mấy du khách đến viếng thăm? Vả lại nước ta đang trong thời kỳ chiến tranh, thiên hạ sợ ngay ngáy có ai ham thích để đi du lịch?

Có một lần tác giả mục kích vài tàu há mồm với số lớn binh sĩ mặc quân phục mầu xanh tác chiến, mang súng ống đầy mình đổ bộ lên trên bãi biển lúc xế chiều, không xa Bệnh Viện Tỉnh Phú Yên là bao. Nhìn chung quanh loáng thoáng chỉ số ít thường dân ngắm biển đứng xem.

Nói về ăn uống, Phố biển Tuy Hòa có nhiều món đặc sản tuyệt vời như sò huyết nướng bằng than vào xẩm tối ăn quên chết luôn! Nhìn mấy tay nhậu nhâm nhi, vừa uống bia 33 một hớp, húp chút chất ngọt sò huyết chấm muối tiêu vắt tí chanh, là quên đi cảnh chiến tranh chết chóc. Ai là lính từng đóng ở Tuy Hòa, chắc không quên món quê hương nầy hỉ? Ngoài ra dọc duyên hải miền Trung còn có nhiều cồn cát rộng mênh mông. Đi lún cả chân và nắng cháy da người, như đi trong sa mạc vậy. Những kỷ niệm trên tuy tầm thường, nhưng nay có dịp để viết lên cho biết đó biết đây!  

Sống ở thị xã Tuy Hòa lần thứ 2 không được bao lâu, thì bố tôi lại thuyên chuyển về Bệnh Viện Biên Hòa. Nơi đây bố tôi từng làm việc với các bác sĩ Úc và Mỹ để học hỏi kiến thức Tây Phương. Bác Sĩ Úc thương tặng boomerang (móc gỗ ném đi thì nó quay ngược trở lại). Bác Sĩ Mỹ tặng Whisky vào dịp lễ Giáng Sinh hay dự tiệc liên hoan uống beer Budweiser lon tiễn họ về nước.

Nhưng mơ ước của ông là được về gần gũi với gia đình bên nội, đang sinh sống ở Sàigòn. Thú thật ngoại trừ Sàigòn ra, chẳng có nơi nào làm tác giả nhung nhớ bằng Huấn Khu Dục Mỹ và thị xã Tuy Hòa nói riêng, nơi có nhiều kỷ niệm của thời ấu thơ. Tuy thời gian ở đó ngắn ngủi và sự hiểu biết non nớt, nhưng hình ảnh của các anh lính trơn Biệt Động Quân người dân tộc thiểu số và thân nhân của họ thật đáng mến. Họ sống vô tư lự, không nghĩ đến ngày mai. Có đồng nào xào đồng nấy. Tiền lính tính liền! Một điều cảm phục nhất, là họ đã dấn thân phụng sự đất nước một cách dũng cảm vô biên, không sợ chết! Biệt Động Quân người dân tộc thiểu số hy sinh không ít trong cuộc chiến Việt Nam. Họ xứng đáng được Tổ Quốc Ghi Ơn!  

Bố tôi phục vụ ở Bệnh Viện Biên Hòa khoảng 3 năm, thì lại thuyên chuyển về Viện Quốc Gia Phục Hồi tọa lạc ở số 70 đường Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Thành Phố Sàigòn với chức vụ Y Tá Trưởng khu điều dưỡng và trợ lý chức năng tay chân giả cho thương binh tật nguyền. Nơi nào ông cũng phục vụ thương binh và trẻ em khuyết tật bẩm sinh tận tình. Ông được giữ lại phục vụ một thời gian sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, rồi bị thôi việc.

Gia đình được tôi bảo lãnh qua Mỹ vào mùa hè năm 1991 và ông bà chọn định cư ở Nam Cali, nơi có nhiều thân nhân họ hàng của ông cư ngụ. Hơn 10 năm sau, bố tôi mắc phải chứng bịnh bệnh nan y vì ăn uống nước ao tù đầy muỗi mòng sốt rét từ ngày còn trong quân đội? Hay có lẽ do hệ lụy phục vụ thương bệnh binh trong phòng mổ thiếu vệ sinh khử trùng?

Ông qua đời vào tháng 10 năm 2003 ở miền Nam Cali. Nay tôi có dịp viết lên trân trọng cảm ơn người đã mang chúng tôi theo, qua những vùng đất quê hương miền Trung khó nghèo và sống gần gũi thực tiễn với đời sống binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Để cảm thông nỗi khổ đau, đồng chứng kiến sức chịu đựng bền bỉ và sự mất mát to lớn của họ trong chiến tranh Việt Nam.

Darren Thăng







Here and There In The Homeland

Darren Thang
Author’s note: This story is dedicated to my father, who blessed me to make it a successful accomplishment. This English version is only a summary of the whole story.

Like many young men during the war, my father was enlisted into the army for 3 years under President Ngo Dinh Diem’s government after migrating to the South not long ago. In 1954, he was about 19-20 years old and recently got married to my mother while living in North Vietnam. At that time, they were a young couple without children and liked to stay around each other.

My mother was a shy woman and always relied on my dad’s decisions, so wherever his station was located, she would go along with him.  My father was transferred to many places, especially some areas like the first (I) and second (II) Corps of the Republic of Vietnam (had 4 Division Corps before 1975).

He was a straightforward man, not willing to crawl under his commander’s authority, so he was often sent somewhere far away.  It was good luck if his station was nearby a small town for a few months and bad luck if it was in a jungle for a long time.  In some remote areas with harmful environments and hardly any local villagers, he would go alone without his wife. Gradually, some of us were born a few years later in the army barracks, and we had considered those places as our main home after growing up.

My father traveled around to several cities like Hue, Da Nang and the central highlands of Vietnam. But, none of those places impressed me as much as the Training Area of Duc My (especially the Training Center of Rangers) and the city of Tuy Hoa, the Phu Yen province. 

In 1965 or 1966, I just turned 5 years old and can only remember a little bit about those places. However, some memoirs regarding the Training Center of Rangers kept coming back into my mind since my childhood, just like if I had been through a soldier’s life. I still remember the place where some of my friends (children of training officers) and I used to watch many military cadets who were practicing the basic training of rangers.

For example, the wire of terror, the zip line, the rope bridge and the rope climb. The kids often teased about the zip line training for rangers as: “Out of control and no brakes”, which used a wired cable to slide across the wide stream. Point A, at the beginning of the wire, was always higher than point B at the end.

First of all, a cadet would climb up to the location of point A and get ready to go. His hands would grasp a handle that was hooked up to a pulley and wired cable. The cadet would pull both of his legs up and lean his body toward the back to force some movement then, the pulley would start to roll quickly down to the other side of the stream bank. The pulley would drag down the wired cable and create noisy friction due to the movement of a body.

When a cadet reached the middle of the stream, the cable would slack downward. An instructor would stand on the other side of the bank and begin to wave his red flag. The cadet would freefall into the water with a sound of splashing. The cadet either swam to the stream bank or was picked up by a canoe. The funny thing was that all the cadets had to wear their uniforms and army boots during their practice, so it was hard for them to swim. In other practice sites, cadets would have to walk on a rope bridge that had two strings on both sides for a limited amount of time.

That is all I can remember about it. I don’t know if my memory is actually accurate or not. In general, cadets practiced on their training lessons. The children who lived in the barrack had their own playground.

I remember that somebody tied a large rope from one tree to another, so that the children could swing across a lowly stream. The children, one by one, would grasp the rope and swing their bodies to the middle of the stream and jump down. Some children were usually seen taking showers under a waterfall during noon time. There was lots of water falling from the rocks above and the water seemed to look clear. The refreshing water was very cool.

Today, I think about the Training Area of Duc My many times and say that it was a lot of fun.
     
Mentioning the city of Duc My is speaking about a place with natural spring water. In many places within the Training Area of Duc My, you can find waterfalls, lakes and streams anywhere. The majority of the troops’ relatives, who were stationed in the Training Area of Duc My, drank mineral water, but used lake water for bathing and laundry.

A curiosity that I often question myself until now is what was the duty of my father at the Training Area of Duc My (Special the Training Center of Rangers in particular) in 1965? What was his role in the training center that allowed him to bring his wife and children to live there? Also, I do not know how long our family stayed in the center. My father was neither a Chief Officer nor a training instructor. Not once in my life did I see him wear his uniform or garrison combat uniform. He did not wear any medal at all.

Until he passed away, he did not once mention, boast or reveal anything about his military background. I also never asked him about it. I feel regret now because, sometimes, I need some detailed facts to verify my story (Young readers should pay attention about this experience). Once in a while, he felt very happy and sang a song of pre-war which was called “The Letter”. "Few lines send him affectionately, recently the village has notice. Saying that your country is expecting of you, go army is a patriot man...".

Actually, I’ve only seen him as an enthusiastic combat medic. He may have been an army medic in the past and later a registered nurse (a high position for men at that time). He had an average height and was muscular, a typical handsome man like the image of Brigadier General Tran Van Hai. Looking at his appearance, many believed that he held a senior officer position, if coincidently someone met him in the Training Center of Rangers. But in reality, he was just one of the ordinary employees, like other public servants.   

Our family left for the city of Tuy Hoa, Phu Yen province in 1966. According to my parents, before we moved to The Training Area of Duc My, we used to live in this city. It was hard to recall the memory.  This time, we were no longer living in the army barracks (this barrack is now called the Vietnam people's army). My dad was discharged from the army and transferred to civilian work for the Hospital of Phu Yen.

My parents rented a brick house in run down condition, which was located in the second ward of the city, Tuy Hoa. The house’s siding was worn down with lime and mold. The living room floor was installed with old tiles and its kitchen was bare with dirt.  We used wood for cooking. The entrance door had no door knob. We used a wooden pin for locking on the inside to stay safe at night and a chain lock on the outside when we were going to the market.

Some of the surrounding neighbors were the Civilian Irregular Defense Group (CIDG) and the Vietnamese Rangers. Looking at our neighborhood, people would think that this was another army barrack, except with no barbed wire around it. There was no military officer living in the neighborhood.  They did not even want to live with the troops because it would lower their value.

The Vietnamese Rangers and their families were very nice people. Their skin was very dark, which misled us into calling them Cambodian. Their language dialect was similar like the Khmer and they all spoke our Vietnamese language with their heavy accent. I found out that they were the ethnic minority of Rhade while living in America. They tried to live in peace with everyone. My family was no longer intact to the army unit anymore, but they still treated us like their buddy soldiers.

The Vietnamese Rangers were considered very poor and only relied on their husband's wages. They respected my father very much because he often injected medical drugs for their families without charging anything. So when they had anything tasty, they often called my father to come over for fun. There was nothing delicious to eat at all. Frog fruits (Ambarella), mangoes, guava and a few homemade alcoholic beverages to drink…just have a good time, you drink your cup and I’ll drink mine.

Once in awhile, they trapped a black pig with its saggy belly or hunted deer and porcupine in the forest to bring home. The housewife’s neighbors called each other out together to make some dishes such as barbecue or fake dog meat, etc. Their infamous dishes were barbecue with the sound of fat burning, hissing when the fire picking up off the pitch together. It was very fun.

However, it was rare to have a piece of deer meat. A venison cut was very thin, usually sundried on a mesh knit and sprinkled with sesame. Generally, they always shared good things with each other with their simple mind. Nice things to share, bad things to burden.

Opposite from my house was a man who made the Vietnamese candy pulling (kẹo kéo) to sell every noon. He used one of his house’s pillars to make candy pulling with peanuts mixed in between. He wrestled a few pounds of candy on the trunk column together, and then stretched it into a thin silk candy pulling, which had become long and flexible.

At first, the candy pulling’s color was opaque gold, which may have been made by private cane or sugar. Whipping back and forth the candy pulling on the column several times, the candy slowly turned to an opaque white. By following and watching the candy pulling’s composition and process, our tongues got a bit watery. The children would ask their moms for money to buy the candy and say some good compliments about it.  Sometimes, we bought extra candy for our friends to eat for fun.

We, however, had never paid any attention to his pillar, which was so dirty with blowflies and disinfectant.  Just to see the delicious candy, then buy and eat it. Usually at every noon, we must wait and watch the candy pulling process until he finished his products. Some children in Vietnam in the old day saw something delicious with sweet cravings, but couldn’t afford it and felt the lack.

The Vietnamese Rangers were a tough force in 1965-1967. With their badge, the "Tiger Three First Ran", they were considered the elite infantry unit, a well-trained and strong force like the Airborne and Marine Divisions.

In the early years, the Vietnamese (ARVN) Rangers Federation had not been reorganized into the ranger border because the rangers belonged to the ethnic minority people who were not stationed at the border forts. They lived in the city of Tuy Hoa and were our neighbors, until the U.S. forces handed over the border camps to the Army of the Republic of Vietnam (ARVN) in the late of 1970.

Many times, when they went into combat operations, the Vietnamese Rangers were mostly victorious. Each time they won a battle, they threw a party and danced in their ethnic’s customs. Often, I had seen other infantry soldiers die, but not with my rangers’ neighbors. The majority of my rangers’ neighbors used talismans for self protection. They usually wore a few pieces of enchantment cloths, wild boar tusks or something like human ears around their necks.

Sometimes, I asked them, “What is it?” They made funny jokes with me that they were the ears of dead Viet Cong. The rangers, however, could not avoid their enemy’s bullets forever. The war escalated and the soldiers would also be sacrificed, sooner or later. Some of them died on their next operation. Their wives mourned about their death and suffering, so my family felt much sympathy towards them. Some people offered money and others contributed assistance at their funerals.

I still wonder now about how some of the rangers were guessing when they would be sacrificed in their next battle. Some ethnic minority people (origin Rhade) preferred not to be buried under the ground, unlike the normal Vietnamese’s funeral tradition.  Their bodies would be cremated, like the Champa’s custom, or be carried back home into the Highlands of the Darlac province. My neighbor had more than a dozen residents who belonged to the rangers of the ethnic minority people, gradually becoming lesser as the time flew by.

Living anywhere, everyone would have happy and sad memories. However, born and raised in a war torn country, you would have more sadness than fun. On the left side of our ranger neighbor was the Cathedral of Tuy Hoa, which was located on higher ground.

The Church was built in the early 1960s, in the Western architecture style that looked beautiful. Especially, the Bell Tower, which was tall and with its red tiled roof in an A frame. Looking from   the slope of the hill at our neighbors, the cathedral resembled an oil painting picture on canvas, like some villages in Europe.

After heavy rain in the summer, the sunrise reflected off the sea. We often saw rainbows with seven iridescent colors on the cathedral skyline, which looked very nice. Around the Church in those years, there were no nearby residents, so it obviously became a good target for Communist shelling. On one early morning, the Communist’s artillery made a big hole on the red tiled roof of the Church at around 4 or 5 A.M. At that time, no one arrived at the church yet.

The next morning, the pastor and parishioners looked at the scene. Many people accused the Communist as criminals of war because the pastor and the inhabitants didn’t have enough money to repair the damage. In the following week, the red tiled roof was covered with a few pieces of metal to block the sun and precipitation. The area around the church was used as a playground for the children to play with each other.

On the right side of our ranger neighbor was the Pagoda of Bao Tinh, situated on a wide and flat ground site. The Pagoda of Bao Tinh had three main gate entrances. Cars could run in and out easily. The temple was built in 1962 on Phan Dinh Phung Street, which was very close to our neighbors. Both sides of the street were planted with willow trees.

The ocean breeze blew on the willow and pine tree’s leaves, so that they were always making a slamming sound all day and night. Within a radius of vast circumference around the temple, very few people seemed to patron around. The temple had 3 lotus lakes on the left side. Some lakes had too many lotuses, which made the water an opaque green, so no one could take a bath.

For other lakes, the water seemed to be cleaner and that was the place where kids usually hung around to swim without permission. All of the lakes had signs of “banned swimming”, but did not prevent the children living in the region, who liked to swim. Small boys often followed the teenagers to go swimming mostly every day. The fathers worked hard for the money to raise their families. The mothers stayed at home to take care of the baby and did house work. They did not know that their children were skipping school to play elsewhere.

Every noon, boys often took off their shirts and jumped right into the lake, but not many of them knew how to swim. Some spots of the lotus lakes were deeper than the average height of a 6-7 year old Asian boy. Many small boys followed the teenagers, who jumped right into the lake, with the thought that it was a piece of cake.  

In some cases, they swallowed a lot of water and sank down under the lake, but unfortunately some teenagers could not save them in time. Then, the Buddhist monks were called out from the temple to rescue the drowning kids. Sometimes, it was too late and the monks just picked up the body from the lake. Their parents brought the body home for a proper burial. Despite this trouble, however, the kids didn’t learn their lesson. They repeated that problem over again and so did I.

Since my family moved around to many places in the homeland, I couldn’t catch up on school, which made me fail one grade. I stayed back in one class that compared to my peers. It was the hardest memory in my life with this ironic joke phrase: "Do no education when little, you would become a captain in ARVN when grow up!" Presently, I don’t know if the Pagoda of Bao Tinh still has those lotus lakes anymore.   

My father often worked two or three nights a week at the Hospital of Phu Yen province. The hospital was located in the North and on the left side of Tran Hung Dao Street, which was quite far away from Center City of Tuy Hoa.

The street was built along the Pacific Coast and both sides were planted with pine trees. Some nights around 8 P.M, my dad rode 1 or 2 of his children on his motorcycle toward the hospital to be with him. The noise of ocean waves from the high sea crashed onto the shore and the wind blew rapidly on the willow and pine tree’s leaves, which made us feel terrified.

The streetlights in some areas were very dim. It did not accommodate the drivers at all. The main lights actually came from motorcycle fog lamps. I always saw some moving shadows on the streets from passing motorcycles lights, like phantoms. Perhaps, this may be an illusion, which reflected the illumination of white sand. We felt scared because the road was often too secluded with very few vehicles passing by at night. Even adults could be intimidated, just like kids when facing this situation.

I remember that the Hospital of Phu Yen province had many high rise floors, which were painted white. The front of the hospital faced the Pacific Ocean. Around the hospital were also planted with several tall willow and pine trees and most of the facility areas covered with white sand. In 1966-67, the hospital had only one large building standing by itself. There were no residents residing nearby the hospital. According to my young memory, the hospital was operated by the city to serve its citizens, but it sometimes could serve the soldiers as well.

The city of Tuy Hoa at night was very quiet. The beach of Tuy Hoa had long strips of flat white sand, but did not attract many visitors because it was situated next to the famous beach of Nha Trang.  Other reasons could be that the country was still at war and people were unlikely to travel or take a vacation. On one occasion at sunset, I spotted a navy ship landing on the beach with a large group of combat soldiers, who carried guns and ammunition on their bodies. There were only a few civilians who visited the beach and stood by watching around the hospital.

Speaking about food, the City of Tuy Hoa also had many great dishes, like oysters (blood cockle) grilled on charcoal, which were sold at kiosks on the street in the evening. Just eat it one time and you would never forget about the taste. I watched some guys drink “Beer 33”. They sipped the juice of oysters, dashed with a little salt/pepper and lemon juice. They looked very enjoyable in life, even during the war. The soldiers, who were usually stationed at Tuy Hoa, probably still remembered this dish.

Along the Central Coast, there were also a lot of sand dunes. Walking on the sand, your feet would get stuck in it and possibly get sun burn, like being in the desert. These memories were probably simple, but today, I would like to write something about it to remember the place I used to live in.

Living in the City of Tuy Hoa a second time (not for long), my dad transferred again to the Hospital of Bien Hoa.  At this hospital, my father worked together with Australian and American doctors to learn about the Western medical style. One Australian doctor gave him a boomerang. Some American physicians gave him a bottle of whisky on one Christmas Holiday. They often drank Budweiser together in their farewell parties.

However, the most important thing about the City of Bien Hoa was that it was close to Saigon, the city where his parents lived. Except for the city of Saigon, there was no other place like the Training Area of Duc My and the City of Tuy Hoa where I had many great memories during my childhood.

Despite living there for a short period of time and understanding a little bit about the environments, the image of the Vietnamese Rangers who belonged to the ethnic minority people, were truly nice people. They lived in such a free way, not worrying about anything. They spent whatever of their soldier wages they earned, almost immediately.

The best thing about them was that they served their country bravely, fearless and not afraid to die at all. The Vietnamese Rangers sacrificed their lives a lot during the Vietnam War. They deserve to be honored as National Heroes!  

My father served at the Hospital of Bien Hoa for about 3 years, then transferred to the National Institute of Rehabilitation, which was located at 70 Ba Huyen Thanh Quan Street, District 3, Saigon. There, he served as a Chief Nurse and assisted in the function of false limb replacements for disabled Veterans. He also served sick children born with birth defects with his dignity and enthusiasm. He remained in service for some time until after the event of April 30, 1975 and got laid off the job.

In the summer of 1991, I sponsored my family to immigrate to America and they decided to settle in Southern California, where many of my father’s relatives resided.

More than 10 years later, my dad was contracted with cancer disease.  It was probably from drinking bad water with a lot of mosquito malaria or contact with wounded soldiers during their surgery with the lack of disinfection when he was a combat medic. He died in October 2003 in Southern California.

Today, I have a chance to write a story to thank my father, who often brought us along through the impoverished central highlands of Vietnam and lived closer with some of the soldiers in the Army of the Republic of Vietnam (ARVN), for understanding their suffering, witness their struggles and sympathize their tremendous losses during the Vietnam War.

Note: ARVN stands for the Army of the Republic of Vietnam.










Nhớ Hay Quên Kỷ Niệm Thời Chinh Chiến
  
Darren Thăng
LTG: Ghi lại truyện người cựu phi công khu trục qua nhận định khách quan và tôn trọng ý kiến cá nhân.  Vinh danh các Hoa Tiêu KLVNCH đã vĩnh viễn ra đi trong thương tiếc…

Hễ mỗi lần đi làm trễ vào lúc 7:42 sáng, thì y như rằng lại gặp người đàn ông lớn tuổi Á Đông ấy. Đó là giờ ông ta tan sở, sau một ca đêm (shift graveyard) làm mệt mỏi. Ông ta lừ thừ đi bộ chậm rải băng qua một đại lộ (Boulevard) rộng và dài để sang bên kia lề đường đứng đón xe bus đi về hướng Nam thành phố định cư. Khu vực đó là nơi nhà trọ của ông về nghỉ ngơi và dưỡng sức, để rồi chiều tối lại khăn gói quả mướp lên đường đi “cày” trả nợ cơm áo. Ông chỉ di chuyển bằng xe bus hay subway (xe điện ngầm) vì không lái được xe hơi. Cũng chẳng thấy thân nhân hay bạn bè của ông đưa đón bao giờ cả. Vài lần thấy ông trò chuyện đôi lời với các bạn đồng nghiệp người Mỹ Đen. Họ cũng đi xe bus như ông thôi. Hầu như chẳng mấy người da mầu nầy có xe riêng, vì lần nào cũng thấy họ lũ lượt đi xe bus chung với nhau.

Hắn biết ông ta đã gần 10 năm, qua nhiều lần đón xe bus chung như vậy.  Chặng đường ông đi về nhà vào ban sáng là lúc hắn đi làm.  Và chặng đường ông đi làm sớm vào ban tối là lúc hắn đi về nhà.  Nó trái ngược thời giờ với nhau, giống như mặt trời và mặt trăng vậy. Vài năm trước có lần chào hỏi xã giao nên được biết tên ông (qua đồng nghiệp người Mỹ thường gọi cả họ lẫn tên là Long Lê). Ông là cựu phi công phản lực cơ F-5 hay khu trục cơ A-1 Skyraider thuộc phi đoàn 518/Phi Long của Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa.  Phi Đoàn nầy có khá nhiều anh hùng nổi tiếng như: Trung Tá Phạm Phú Quốc, Đại Úy Trần Thế Vinh, Thiếu Tá Nguyễn Gia Tập và Thiếu Tá Trương Phùng đã vị quốc vong thân.


Một nhóm phi công thuộc phi đoàn 518/Phi Long
chụp vào đầu năm 1974.
(Người thứ hai ngồi hàng đầu từ trái sang phải,
 nhân vật trong truyện).

Ông Long là người ít nói và giới hạn giao thiệp xã giao.  Có lẽ chẳng bao giờ ông tham dự bất cứ hội đoàn cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay không quân Việt Nam ở địa phương?  Ông cũng không biết Không Lực Việt Nam Cộng Hòa (KLVNCH) có website riêng mà chỉ nghe nói đến?  Hay ông muốn quên đi cái quá khứ một thời vang bóng?  Không bao giờ ông tiết lộ cấp bậc lúc còn là pilot cả.  Một lần vui miệng ông bật mí biệt hiệu trong phi đoàn thường gọi thân thương là: “Long Râu”.  Nhưng bây giờ chẳng còn thấy râu đâu nữa, vì thời oanh liệt đời phi công bay bướm, nay còn đâu…

Lần khác hỏi ông có hay giao thiệp với các phi đoàn bạn cùng đóng ở căn cứ Biên Hòa không?   Ông trả lời hơi hách một chút:

- Không, phi đoàn nào chơi với phi đoàn đó!

- Thậm chí pilot không bao giờ trò chuyện với lính không quân thường nếu không có chuyện.

Ông Long ở lại quê hương sau ngày 30 tháng 4, năm 1975 và đi học tập cải tạo.  Đôi lúc hiếu kỳ hỏi ông:

Trong tù bọn cán bộ có hành hạ đánh đập mấy chú không?

- Ít thấy bao giờ nếu không phạm lỗi.

Hắn tự nhủ làm gì có loại người cộng sản tốt như thế trên cõi đời này?

Trong thời gian ông đi “cải tạo” thì vợ ông và 3 con nhỏ đi vượt biên trót lọt với một người đàn ông khác.  Họ đến định cư ở thành phố Alhambra gần Los Angeles, California.  Các con của ông nay đã công thành danh toại và tất cả đều lập gia đình.  Người con gái lớn là một luật sư.  Còn hai cậu con trai cao ráo có lẽ là kỹ sư hay Computer Software Programmer gì đó?

Ông Long qua Mỹ một mình theo diện HO vào năm 1990, lúc 47 tuổi.  Ban đầu ông cũng định cư ở thành phố Alhambra gần Los Angeles.  Nhưng có lẽ người vợ cũ đã xa mặt cách lòng quá lâu hay người mới đối xử với bà tốt hơn bao năm qua, nên bà không trở lại với ông nữa?  Khoảng một năm sau thấy vô vọng, ông bèn dọn sang một thành phố miền Đông Hoa Kỳ và ở vậy mình ên tới giờ?  Hàng ngày ông ăn chay niệm Phật và đi làm bình thường.  Nay đã đến tuổi về hưu nhưng vẫn còn hăng hái đi cày.

Vào khoảng 62 hay 63 tuổi ông cho biết là sẽ về hưu non và dọn về lại California nắng ấm để cùng xum họp với con cháu.  Nhưng mãi vẫn không thấy ông “quit job” gì cả, vì lâu lâu vẫn thấy ông đứng đón xe bus như thường lệ.  

Một lần hỏi ông có biết Anh Hùng Không Quân Trần Thế Vinh cùng chung phi đoàn 518/Phi Long của Sư Đoàn 3 Không Quân đã gẫy cánh trên vòm trời Trị Thiên vào Mùa Hè Đỏ Lửa ngày 9 tháng 4 năm 1972?  Ông trả lời là không biết gì về huyền thoại của người Hùng nầy cả?  Xoay qua đề tài máy bay có lúc ông nói là hoa tiêu của phản lực cơ F-5.  Lúc thì khu trục cơ Skyraider?  Rồi ông cho rằng phản lực cơ F-5 chính là khu trục cơ Skyraider?   Hay ông chẳng còn phân biệt được hai loại chiến đấu cơ khác nhau nữa.  Thôi thì cứ cho ông đúng.  Cho nó dzui dzẻ vậy.

Độ sau nầy lâu lâu tình cờ mới gặp ông đứng đợi xe bus đôi lần.  Ông không còn thiện cảm nữa.  Đôi khi như muốn tránh mặt là đàng khác.  Ông biết hắn viết được văn vụng, vì có lần gởi cho ông sáng tác nói về người lính Việt Nam Cộng Hòa.  Không biết lúc đó ông nghĩ sao về một người đáng tuổi con cháu mà cũng bày đặt viết về lính tráng và chiến trận?   Hay ông cho rằng một thằng con nít trước năm 75, mà nay cũng muốn viết về Lính ư?  Ông hỏi lại đôi lần có hàm ý mỉa mai:

- Còn trẻ mà sao biết nhiều chuyện về lính tráng quá vậy?

Hắn im lìm không trả lời nhưng tự nhủ rằng:

- Đây mê trở thành phi công thời chiến lúc còn niên thiếu.  

Có lẽ từ khi nhìn được poster to lớn của Anh Hùng Trần Thế Vinh treo trước cổng trường La San Hiền Vương ở ngã Sáu Công Trường Dân Chủ, Sài Gòn vào gần cuối tháng 4 năm 1972.  Năm đó hơn 11 tuổi, và còn sưu tầm nhiều hình máy bay F-4 Phantom của không lực Israel nghinh chiến với Egypt và Syria (Yom Kippur War) vào ngày 6 tháng 10 năm 1973 nữa. Mấy hình nầy cắt ra từ các báo Tia Sáng, Điện Tín hay Chính Luận (trước năm 1975 ở miền Nam) thì phải?  
       
Mới đây lại gặp ông vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời.  Thấy ông vừa ngưng trò chuyện với một người Mỹ Đen làm cùng chung sở, thì hắn liền bước tới: 

- Chào chú! 

Chú có khỏe không?

Ông Long trả lời ngắn gọn:

- Khỏe.

Hắn vào đề ngay lập tức kẻo xe bus đến mau.

Chú còn nhớ Thiếu Tá Trương Phùng không?

Ngay lúc đó, ông Long hơi gằn giọng:

- Quên quá khứ đi.  

Hắn nói rõ về mục đích để ông ta hiểu: 

- Cháu có ý định sáng tác một bài …

Ông ta lập lại:

- Quá khứ đã qua rồi. Mình đang sống ở hiện tại mà. 

Hắn ngạc nhiên trước cử chỉ và lời nói của một cựu phi công không màng đến dĩ vãng nữa.  Ngay cả các bạn đồng đội đã hy sinh?

Hắn hỏi lại:

- Tại sao vậy?

Ông ta trả lời không một giải thích:

- Đã trở thành quá khứ rồi vả lại chú đã đến tuổi về hưu,  không còn muốn nhắc đến chuyện xưa nữa.

Nhưng không có nghĩa là quên luôn đồng đội của mình đã khuất?

Ông Long thấy hai xe bus từ đằng xa chạy tới cùng một lúc và có ý thoái lui nên không muốn đối thoại nữa.

Hắn nói nhanh:

- Cháu trọng nể ý chú.  Nhưng quả thực chú hơi lạ, so với những người cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) khác.

Ông ta bước vội vàng về hướng xe bus số 2 đang dừng lẹ ở bên ngã tư lề đường.

Lịch sử đã sang trang, thời gian trôi mau và con người chóng quên…

Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến là tự do của mỗi người.  Quá khứ thật sự không thể trở lại được.  Nhưng sống cho cá nhân mình thì có gì để nói?  Ai cũng một lần chết trong đời.  Cái hay của con người là có thể làm được những điều ích lợi cho xã hội mới thực là tốt đẹp và có ý nghĩa.  Đồng đội của anh đã hy sinh hôm qua để cho anh sống đến hôm nay.  Các bạn thương phế binh của anh đó vẫn còn lê kiếp sống đọa đày và nhọc nhằn trôi theo giòng thời gian…không mảy may một ai thương xót.  Vậy anh đã làm gì cho họ từ khi đặt chân lên mảnh đất tự do để đáp lại nghĩa ân tình “Chiến Hữu” của họ?  Xin hãy nhớ đến họ, dù một năm chỉ có một lần...

Những kỷ niệm khó quên thời chinh chiến được tường thuật lại, qua các ngòi bút và hình ảnh của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa (KLVNCH) tựa như khúc phim chiến tranh khói lửa, hồi hộp pha lẫn nghẹt thở.  Quý vị đã viết lên lịch sử về những phi vụ đánh bom, diệt tăng, yểm trợ chiến trường và tiếp vận căn cứ cho QLVNCH.  Đó là tài liệu quý giá để đời cho thế hệ trẻ mai sau.  Nhờ có nhiều bút ký và tùy bút chiến tranh mà thế hệ trẻ đã học hỏi và biết thêm nhiều tên tuổi của các Anh Hùng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, như chưa một lần nghe qua… Hình ảnh của các anh hào hùng và dũng cảm quá.

Nói đến hoa tiêu KQVNCH là nói đến đẹp trai, hào hoa và bay bướm.  Có lúc vào sinh ra tử trên chiến trường thì cũng có lúc giải trí, văn nghệ và nhẩy đầm xả láng. Vui chơi đêm nay cho quên đi phiền muộn ngày mai, vì có chinh nhân ra đi và sẽ không quay về…Binh chủng Không Quân VNCH được mệnh danh là lãng mạn, đa tình và đa cảm làm cho nhiều “em” đẹp tuyệt vời mê mệt các đấng hoa tiêu thời chiến.  Nên mấy chàng sinh viên cao ráo có diện mạo bảnh trai thích đăng lính làm phi công?

Không Lực Việt Nam Cộng Hòa đã mất biết bao phi công tài hoa trong cuộc chiến Việt Nam.  Tên tuổi của các anh Phạm Phú Quốc, Trần Thế Vinh, Lưu Kim Cương, Phạm Văn Thặng, Trương Phùng và phi hành đoàn gunship AC-119K đã gẫy cánh trong phi vụ cuối cùng bảo vệ thủ đô Sài Gòn vào ngày 29 tháng 4 năm 1975 v.v., sẽ được lưu danh muôn thuở.  Ngoài ra còn có biết bao anh tài khác đã không được ai nhắc nhở đến… Xin vinh danh và tri ân các Hiệp Sĩ Không Gian đã vị quốc vong thân.  Hãy nhớ và viết tiếp về những kỷ niệm vui, đẹp và oai hùng của đời phi công thời chiến cho thật hay và hấp dẫn.  Bravo Cánh Thép với dàn pháo bông nổ vang trời ngợi ca trang sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã và đang sống lại một thời kiêu hãnh… 

Chỉ lãng quên của người còn sống
Mới làm mờ hình bóng kẻ ra đi...



Đại Tá: Lưu Kim Cương
Hy Sinh: 
ngày 6 tháng 5, 1968
      Phi trường: Tân Sơn Nhất.          



Thiếu Tá: Trương Phùng
Gẫy cánh: 
ngày 29 tháng 4, 1975
Vòm trời: Sài Gòn.  



Thiếu Tá: Phạm Văn Thặng    
Gẫy cánh: ngày 26 tháng 5, 1972   
Vòm trời: Kontum.        



Phi hành đoàn 
gunship AC-119K
Gẫy cánh: 
ngày 29 tháng 4, 1975
Vòm trời: Sài Gòn.


Chú Thích:

Ông Long về hưu lúc 66 tuổi(+) vào cuối Hè năm 2010 (theo lời bạn đồng nghiệp người Mỹ của ông cho biết). Hiện nay ông chung sống với con cháu ở thành phố Alhambra gần Los Angeles, California.
Darren Thăng.












Mê Thần Tượng

Darren Thăng

LTG: Tưởng nhớ Đại Úy phi công Trần Thế Vinh, đã vị quốc vong thân trên vùng trời Trị Thiên ngày 9 tháng 4 năm 1972.

Trong đời, ai ai cũng mơ mộng một thần tượng. Đôi khi không những là một, mà hai hay ba nữa không chừng… Nếu như được phỏng vấn, xin cho biết thần tượng của bạn là ai? Vậy bạn đã sẵn sàng để trả lời câu hỏi này chưa?

- Chắc có nhiều hứng thú để trả lời câu hỏi này lắm nhỉ!

Để người viết đoán thử xem nào?

- Nếu là con gái chọn có lẽ là Brad Pitt, ca sĩ trong và ngoài nước hay một tài tử Hàn Quốc đẹp trai nào đó…

- Nếu là con trai chọn thì nhiều lắm! Kể sơ sơ ca sĩ Việt Nam không thôi phải nói đến sexy cỡ Hồ Lệ Thu hay Minh Tuyết chẳng hạn…còn tài tử Hàn Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Pháp thì nhiều vô số kể v.v.

Riêng người viết cũng “mê” nhiều thần tượng lắm. Nhất là mấy em “lẹp” một chút mới ác chứ! Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, chỉ nói về sự kính phục người mà mình coi là thần tượng mà thôi. Mạn phép được chia sẻ với quý độc giả ở đây, không có ý nói về sở thích riêng tư. Thần tượng của người viết không phải là ca sĩ, nghệ sĩ hay văn sĩ “đếch” dzì cả, mà là một người hùng đã khuất. Người đó là một sĩ quan Không Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hân hạnh được giới thiệu… Đại Úy phi công Trần Thế Vinh.       

Nói đến Đại Úy phi công Trần Thế Vinh của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, có lẽ rất nhiều quý vị độc giả sinh trưởng ở miền Nam trong thập niên 70 và sau này không biết đâu. Ngay nhiều người lính chế độ cũ cũng chưa hề nghe qua? Nếu ai sinh trưởng ở miền Bắc vào thập niên 50 hay 60, cũng coi như “điếc” luôn, vì anh ta thuộc bên đối nghịch, đã hy sinh trên chiến trường Trị Thiên vào Mùa Hè Đỏ Lửa, tháng tư năm 1972. Thật ra người viết cũng không biết gì về Đại Úy phi công Trần Thế Vinh cả. Tiếc thương anh qua sự tình cờ thấy được tấm hình bích chương của anh phóng lớn treo cùng chung với vài người hùng khác, trước cổng trường La San Hiền Vương ở Ngã Sáu Công Trường Dân Chủ. Nơi người viết đang theo học cấp II năm đó. Hình ảnh của anh cũng được treo trước Tòa Đô Chánh Sàigòn (ngang rạp Rex), vào đầu tháng 5 năm 1972. Bây giờ cộng sản đổi thành Trụ Sở Ủy Ban Nhân Dân thành phố.

Mùa hè năm 1972, Cộng Sản Bắc Việt mở ba mặt trận lớn ở Bình Long, Kontum và Trị Thiên với dã tâm thôn tính miền Nam. Họ chọn ba chiến trường chính làm “thí điểm” với hơn 125.000 chủ lực quân tham chiến và nhiều vũ khí tối tân hiện đại như đại pháo 122 ly, 130 ly, hoả tiễn tầm nhiệt (SA-7) và tăng T-54, vừa nhận viện trợ từ Cộng Sản Nga và Trung Cộng. Đôi dép râu đi đến đâu là dân chúng miền Nam kinh sợ đến đó. Ai cũng bỏ nhà cửa, ruộng vườn và gồng gánh nhau chạy cho lẹ, kẻo bị bắt mang đi bắn như ở Huế thì bỏ bu. Năm đó, cả miền Nam Việt Nam xôn xao lo âu như đang sống trong dầu sôi lửa bỏng vậy. Thấy trên khuôn mặt mấy thằng bạn chung lớp có cha là sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa lâm chiến, hay rầu rầu và khóe mắt rướm lệ khi nghe được hung tin!

Cộng sản Bắc Việt phát động chiến tranh với ý đồ lấn đất giành dân và để thiết lập Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng), tại những vùng chiếm được như thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Hầu gây tiếng vang chính trị quốc tế vì chúng có đất để cắm “dzùi” và áp lực Hoa Kỳ tiến hành đàm phán ký kết hiệp định Paris, rút quân đội ra khỏi miền Nam. Hoa Kỳ đánh đổi quyền lợi bằng cách dâng cỗ miền Nam Việt Nam cho cộng sản “xơi”.

Quảng Trị là tỉnh địa đầu giới tuyến 17 của Việt Nam Cộng Hòa năm 1972, nên con cháu già Hồ vượt sông Bến Hải tấn chiếm dễ dàng. Chúng mang “pháo đùng” với chiến xa “cua thui-54” ra, để lấy vũ khí đè người. Ê, cái đám răng đen mã tấu kia, đừng có hòng nghe mi! Ngươi phải bước qua xác các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa can trường mới lấy được mảnh đất tự do này!  

Trước tình thế nghiêm trọng, Phi Đoàn khu trục cơ 518 Phi Long thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa nhận lệnh tăng phái cho mặt trận Trị Thiên vào ngày thứ Bảy mồng 1 tháng 4 năm 1972. Phi đoàn có nhiệm vụ không yểm cho các cánh quân bạn đang chống đỡ cộng sản xâm lăng tại vùng địa đầu giới tuyến. Trần Thế Vinh là một trong những hoa tiêu tài ba tình nguyện tham dự chiến trường, cho dù bất kể thời tiết xấu như thế nào và phòng không địch luôn đan lưới kín bầu trời.

Trần Thế Vinh như bao lớp trai thời ly loạn trong chiến tranh Việt Nam , đành xếp áo thư sinh để thi hành nghĩa vụ công dân. Vinh sinh ngày 27 tháng 9 năm 1946 tại Ninh Cường, Nam Định, Bắc Việt. Cùng với gia đình di cư vào Nam năm 1954. Anh gia nhập không quân cuối năm 1964, khi đang theo học đại học năm thứ nhất Luật Khoa. Sau khi mãn khóa hoa tiêu quan sát tại quân trường Nha Trang, Trần Thế Vinh được gửi theo học khóa phi công khu trục AD-6 tại Hoa Kỳ. Anh tốt nghiệp thủ khoa khi cùng học với nhiều phi công ngoại quốc khác. Trần Thế Vinh được coi là một phi công ưu hạng (nguồn Cánh Thép).

 Không Lực Hoa Kỳ có ưu thế về chiến đấu cơ trên thế giới. Luôn chủ động trên các chiến trường Việt Nam , Iraq và A-Phú-Hãn. Không Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng được tân trang máy bay để đối phó với cộng sản phương Bắc. Ngược lại, Cộng Sản Liên Sô và Trung Cộng có ưu thế về đại pháo, hỏa tiễn tầm nhiệt và chiến xa hạng nặng, nên cung cấp các loại vũ khi tối tân cho Cộng Sản Bắc Việt. Tại chiến trường Việt Nam năm 1972, Không Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ được trang bị khu trục cơ Skyraider của Mỹ để lại từ thời Đệ Nhị Thế Chiến và chiến tranh Triều Tiên. Tuy lỗi thời so với chiến tranh hiện đại, nhưng vì là của chi viện nên có sao thì chơi vậy.

Huấn luyện viên Hoa Kỳ khen ngợi hoa tiêu Việt Nam rất điêu luyện về khu trực cơ với kinh nghiệm cả ngàn giờ bay không yểm.

Vì liên tục yểm trợ cho quân bạn trên khắp chiến trường nên Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã trưởng thành trong khói lửa. Tuy khu trục cơ AD-6 (một chỗ ngồi) với tốc độ bay chậm so với phản lực cơ, nhưng lại rất hữu hiệu trong các phi vụ diệt tăng địch vì hoa tiêu có thể chúi máy bay từ trên cao độ xuống (dive bomb) thật thấp để oanh kích mục tiêu và bỏ bom chính xác. Phi cụ xử dụng hệ thống bán tự động (manual) và nhắm bằng mắt thường để đánh bom. Không như các chiến đấu cơ tối tân F-15E của Hoa Kỳ hiện nay, được trang bị hoàn toàn bằng điện tử hiện đại như “khóa điểm mục tiêu và bắn hạ”.

Tưởng tối tân là ngon nha, vậy mà phản lực vượt âm thanh của Hoa Kỳ vẫn bị rớt đều đều và Ngũ Giác Đài đổ lỗi vì lý do kỹ thuật (sic). Phi cơ “chùa” từ thuế dân Mẽo, có thằng phi công mũi lõ nào “ke” đâu! Tuy hoa tiêu Việt Nam nhỏ con hơn so với mấy anh gà tồ, nhưng rất thông minh, tài ba và gan dạ hiếm có nên rất nhiều bài viết ca ngợi các “Hiệp Sĩ Không Gian”. Những người đi mây về gió, đã tạo lên bao chiến tích huy hoàng cho Không Lực Việt Nam Cộng Hòa.
      
Ngày Chủ Nhật mồng 2 tháng 4 năm 1972, Trần Thế Vinh thực hiện phi vụ đầu tiên tại vùng giới tuyến, anh hạ 5 “cua sắt T-54” của Bắc Quân ở phía bắc Đông Hà. Phi cơ của anh bị trúng đạn phòng không đại liên 12 ly 7 bên cánh trái nhưng anh trở về căn cứ an toàn. Liên tục 5 ngày tiếp theo, ngày nào Đại Úy Vinh cũng cất cánh bay và ngày nào cũng bắn hạ được tăng địch.

Tổng cộng 6 ngày từ mồng 2 đến mồng 7 tháng 4, 1972 (kiểm chứng lại, không phải là 3 ngày), anh “dớt đẹp” tất cả 20 “cua sắt” của cộng quân. Nhiều lần phi cơ bị trúng đạn phòng không, nhưng anh vẫn trở về phi trường Đà Nẵng an toàn.

Để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội, Bộ Tư Lệnh Không Quân/VNCH đã phối hợp với Cục Tâm Lý Chiến thực hiện một chương trình truyền hình về các chiến công của binh chủng. Ngày thứ Bẩy 8 tháng 4 năm 1972, Đài Truyền Hình Việt Nam, trong chương trình "Tường Thuật Chiến Trường", vị thiếu tá phi đoàn trưởng Phi Đoàn 518 đã giới thiệu Đại úy Trần Thế Vinh là phi công anh dũng và xuất sắc nhất của đơn vị. Ông hứa với khán giả rằng trong tuần lễ kế tiếp sẽ đưa Đại Úy Vinh về giới thiệu trực tiếp với công chúng. Trong khi mọi người hân hoan và nóng lòng chờ đợi được thấy mặt viên phi công anh dũng,  một mình trong sáu ngày bắn hạ 20 chiến xa cộng quân tại Quảng Trị, thì cuối cùng anh cũng  gẫy cánh đại bàng.

Lúc 8 giờ sáng Chủ nhật ngày 9 tháng 4 năm 1972, phi tuần trưởng Đại Úy Trần Thế Vinh cùng với một khu trục cơ khác cất cánh từ phi trường Đà Nẵng trong thời tiết rất xấu và trần mây rất thấp. Đại úy Trần Thế Vinh và đồng đội thi hành phi vụ khẩn cấp để giải vây cho căn cứ Phượng Hoàng lúc ấy do Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến phòng thủ đang bị cộng quân vây chặt và tấn công dữ dội bằng pháo binh, chiến xa và bộ binh. Tầm nhìn xa bằng mắt thường từ khu trục cơ không quá 50 mét khiến Đại Úy Vinh đã quyết định áp dụng chiến thuật táo bạo là cả hai phi cơ bay rất thấp gần đến mục tiêu mới bốc lên cao và từ đó lách mây đâm xuống oanh kích địch quân để tạo yếu tố bất ngờ.

Chiến thuật gan dạ nhưng đầy liều lĩnh này đã khiến địch quân không kịp trở tay và các chiến xa cộng quân đành phơi mình làm mục tiêu ăn bom. Tất cả có 4 chiến xa trúng bom từ phi cơ của Đại Úy Vinh, ngay khi anh vừa đâm bổ xuống. Tuy nhiên vì xuống quá thấp, phi cơ của anh đã bị trúng đạn phòng không và bốc cháy không kịp bay ra khỏi khu vực nguy hiểm. Hoa tiêu bạn báo cáo phi cơ của Đại úy Vinh đâm xuống đất và không thấy có chiếc dù nào bung ra cả.

Đại Úy Trần Thế Vinh, chim thiêng đã bỏ trời xanh, bỏ người tình, bỏ bạn bè… Chim Thiêng đã về ngàn… Vinh đã anh dũng hy sinh đền nợ nước khi tuổi đời chưa tròn 26. Anh ra đi trong sự xúc động của cả nước, từ dân đến quân, cả trong lẫn ngoài quân chủng. Chiến tích một mình trong vòng một tuần lễ hạ được 21 chiến xa địch đã khiến anh trở thành một huyền thoại có thực của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ngay sau đó, chân dung Đại Úy Trần Thế Vinh xuất hiện trên những tấm bích chương cổ động nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu của quân dân được trưng bày khắp mọi ngả đường trên toàn quốc. Chưa bao giờ hình ảnh và tên tuổi một phi công được nhắc đến với lòng tiếc thương yêu mến mãnh liệt như thế! Đại Úy Trần Thế Vinh sống mãi trong Quân Sử hào hùng của Không Quân và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!  (nguồn Cánh Thép).

Sau chiến thắng Mùa Hè Đỏ Lửa của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào giữa tháng 9 năm 1972 (cổ thành Đinh Công Tráng), mấy thằng bạn nhóc tì từ 9-11 tuổi chúng tôi thường hay nói đùa với nhau rằng, lớn lên tao sẽ theo gót Đại Úy phi công Trần Thế Vinh cho mày xem! Thằng nào thằng nấy đều mơ ước trở thành hoa tiêu thời chiến. Thằng này hỏi thằng kia:

Tại sao mày lại thích trở thành phi công?

- Tại vì tao muốn “đẹp giai”, tài ba và anh hùng như anh Trần Thế Vinh dzậy… mà có nhiều em mê nữa kìa!

Tên này vặn lại:

Bộ tụi mày không thích “ghệ” sao?

Cả đám nhao nhao:

Thích…thích chớ! Chúng ta sẽ noi gương Đại Úy Trần Thế Vinh!

Từ dạo đó cho đến ngày tàn cuộc chiến, mấy thằng bạn trong xóm sống gần phi trường Tân Sơn Nhất, hễ mỗi lần nhìn thấy chiến đấu cơ F5E, A37, Skyraider hay trực thăng UH1 bay ngang qua là thằng nào thằng nấy đều bỏ dở cuộc chơi đánh bi đánh đáo hay tập trận giả trong nghĩa trang tương tế gần nhà (bây giờ là chợ Phạm Văn Hai) để cùng nhau nhìn lên bầu trời. Có lẽ mỗi thằng đều theo đuổi suy nghĩ riêng tư cho mình…

Vì sống gần phi trường Tân Sơn Nhất cho nên mấy nhóc tì tụi tui hay thấy các phi công Việt Nam Cộng Hòa mặc áo bay và mang túi phi hành chạy xe gắn máy Honda qua lại. Ngày nào cũng thấy mấy em nữ sinh cỡ 17-19 tuổi xinh gái và đẹp vô ngần (nhóc con mà đã biết nịnh đầm rồi phải hôn), mặc mini zíp ngắn, mang giày cao gót đi bộ đến thăm các chàng trong xóm. Em nào đùi cũng dài, bắp chân thon thon trắng trẻo và mặt vênh lên trông thật dễ “ghét”! Nhìn mấy nàng biết ngay đang cúp cua để đi chơi với bồ. Hoặc đi ciné, ăn kem hay uống sinh tố. Có em còn nũng nịu bên người “iêu”, lấy tay đánh vào bả vai chắc nịch đòi bắt đền…vì anh trễ hẹn! Mấy thằng nhóc chúng tôi nhìn họ đi ngang qua mà trầm trồ...nuốt nước miếng ừng ực.  Có thằng nói lớn:

- Bảnh ghê! Có ngày tao cũng được như dzậy bây ơi!

Thằng khác chọc lại:

- Để rồi xem… mày có được như thế không? 
  
Huyền thoại về Đại Úy phi công Trần Thế Vinh được nhà văn Ngọc Thủy ở San Jose bên Cali biên soạn: “Trần Thế Vinh và Phi Vụ Cuối Cùng” phát hành vào năm 2003. Cô sưu tầm các bài viết, thơ và tài liệu về anh. Giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh giới thiệu sách, nhưng người viết chưa đọc qua!

Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng cũng sáng tác một bản nhạc dành riêng cho Đại Úy phi công Trần Thế Vinh vào năm 1973: “Vinh Thăng Cho Một Loài Chim”. Mỗi lần nghe trên youtube, như xót xa về dĩ vãng!

Anh bay lên cõi không hận thù
Trần Thế Vinh vĩnh biệt ngàn thu...

Trần Thế Vinh mất đã 40 năm. Tính thời gian anh khuất đã lâu, nhưng nhẩm tuổi của anh thì độ 65 tuổi(+). Lứa tuổi bắt đầu về hưu ở Mỹ.  

Miền Nam rơi vào tay cộng sản đúng 3 năm sau, ngày Trần Thế Vinh vĩnh viễn ra đi… lại là tháng Tư. Suy gẫm thấy anh thật “may mắn”! Sống hùng sống mạnh nhưng không sống dai để chứng kiến cảnh đổi đời ô trọc. Phần đông sĩ quan chế độ cũ phải đi tù từ 5 - 10 năm. Có người phải bỏ xác trên rừng núi Việt-Bắc. Một số ít vượt thoát ra hải ngoại năm 75, tháng năm hoài niệm về cuộc chiến đã qua. Chỉ có vài tên phi công nằm vùng, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản như gã Nguyễn Thành Trung (mang tên giả) là vui. Tên này và con cháu hắn đáng khinh bỉ. Ôi, bao năm chinh chiến điêu linh trên quê hương! Viễn ảnh Việt Nam Hoà Bình chỉ là mơ tưởng, nghèo đói và lạc hậu…trong thiên đàng cộng sản mà thôi!

Tài Liệu Tham Khảo:
Anh Hùng Trần Thế Vinh (Cánh Thép).










Người Lính Miền Nam

Darren Thăng

Tháng Tư, trời Nam, Biệt Cách Dù
Sa cơ, ngã gục, thật liệt oanh  
                                                                                        
Ai từng ghé qua Việt Nam Palace vùng Đông Bắc Mỹ đều biết bà Hà, là Giám Đốc điều hành nhà hàng.  Tuy nhiên, ít người biết đến ông Hà vì ông không trực tiếp đứng ra quản lý và ít khi có mặt.  Bà Hà tướng cao người đôn hậu, nhưng ông Hà thì ngược hẳn,  vóc dáng ông gầy và nhỏ con so với  kích thước trung bình của người đàn ông Việt Nam.

Năm 1990 khi đến định cư ở thành phố này, lớp trẻ chúng tôi hay lai vãng tới nhà hàng Việt Nam Palace vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ.  Thấy bà Hà đứng ở quầy tính tiền hay lay hoay phía sau nhà bếp phụ giúp.  Còn ông Hà thường ngồi một mình đăm chiêu ở một góc bàn,  lâu lâu viết lách gì đó?  Ông ít nói và giọng ôn tồn nhỏ nhẹ của người miền Trung.  Đôi lần thấy ông chào khách quen hay mỉm cười xã giao lấy lệ.

Một lần ai đó cho biết ông Hà từng là cựu sĩ quan Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa? Nhưng đây không tin cho lắm.  Người này nói thêm là trước 75, tướng ông mập mạp và cao ráo hơn?  Rồi bẵng đi một thời gian, chúng tôi không còn lui tới nhà hàng Việt Nam Palace thường xuyên và đôi lần đến thì lại không gặp ông nữa.   
  
Câu chuyện ngày đó tưởng chừng như đi vào quên lảng…

Một ngày đẹp trời mới đây, tình cờ gặp lại “cố nhân” đi bộ trên phố. 

- Chào chú!                 
                                                 
- Chào cháu!    
                                 
Xã giao qua loa bất chợt nhớ lại:

- Cháu có một thắc mắc …xin phép hỏi chú?

- Được.

Nghe nói chú là cựu sĩ quan Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày trước?

- Không!  Chú thuộc Lực Lượng 81 Biệt Cách Nhảy Dù.

Ông khẳng khái trả lời làm đây ngạc nhiên vì người lính Biệt Cách Dù thường trang bị nặng nề súng đạn, lựu đạn, mìn, dao găm, bidon nước, lương thực và đồ dùng cá nhân cho mỗi lần đi toán.  Có toán viên phải đeo theo máy truyền tin liên lạc, địa bàn, đèn pin và hỏa hiệu. Trọng lượng tính ra khoảng 35 - 40 lbs(20 kilo)?  Cỡ ông ta làm sao mang nổi?  Nhưng lỡ hỏi rồi thì phải tiếp tục như thể mình cũng là lính vậy.    
                 
Cháu được biết Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù là Đại Tá Phan Văn Huấn.  Người hùng mặt trận An Lộc là Thiếu Tá Phạm Châu Tài và cũng là Chiến Đoàn Trưởng bộ chỉ huy 3 chiến thuật bảo vệ thủ đô Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm  1975. 

Ý nói ra xem phản ứng của ông thế nào? Có phải ông là “thứ dữ” của binh chủng này ngày xưa không?  Đồng thời nhắc tên vài cựu sĩ quan thuộc Sở Công Tác Nha Kỹ Thuật/Bộ Tổng Tham Mưu ở địa Phương và hiện cư ngụ ở Nam California thì thấy ông cũng biết họ. 

Trước khi chia tay ông tâm sự về mẩu truyện ngắn “Núi Vẫn Xanh” (1),  nói về số phận của một toán thám sát Biệt Cách Dù gồm sáu người đi thi hành nhiệm vụ vào giờ thứ 25 trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.  Toán đụng nặng với một tiểu đoàn Việt Cộng đang tiến về Sàigòn.  Toán trưởng gọi phản lực cơ oanh tạc đám con cháu Bác tơi bời.  Nhưng riêng toán đã phải trả giá đắt,  bốn toán viên bị thiệt mạng nằm lại trên đồi cùng chung với xác địch,  hai người sống sót còn lại phải băng rừng lội suối về đến quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa để rồi biết được miền Nam rơi vào tay cộng sản đã hơn 5 ngày sau...

“Núi Vẫn Xanh” là một sáng tác của Hà Kỳ Lam,  một tác phẩm bình dị nói lên nỗi cô đơn cùng cực, “mãnh hổ nan địch quần hồ” và sự can trường của người lính miền Nam đã coi nhiệm vụ trao phó hơn cả tính mạng bản thân.

Thực tế câu chuyện người lính Mũ Xanh, chẳng được sự đãi ngộ khoan hồng của “cách mệnh” khi buông súng đầu hàng ở quận Tân Uyên (trước thuộc tỉnh Biên Hòa) vào ngày mồng 5 tháng 5 năm 1975, như chính sách “lèo” của chúng rao rêu. Các anh bị bắt giam, bỏ đói và cuối cùng mang đi xử bắn một cách tàn nhẫn rồi thả xác trôi trên sông Đồng Nai. Tất cả là 17 người lính miền Nam bị hy sinh oan uổng sau khi chiến cuộc đã kết thúc (2).  Một toán viên may mắn sống sót được một cặp vợ chồng già trong làng cứu vớt và che giấu.  Trong nhóm bị sát hại có người sĩ quan tên là Tuấn, ngẫu nhiên trùng tên với nhân vật chính trong truyện của Hà Kỳ Lam?               

Hành động tiểu nhân của Việt Cộng với dã tâm trả thù đê hèn người lính miền Nam thuộc đơn vị ưu tú, thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thật bỉ ổi. Trong thời chiến, cứ hai tên bộ đội cộng sản mà “chọi” với một người lính Biệt Cách Dù là chúng bị đi đứt.  Không tài nào chúng địch nổi binh chủng thiện chiến Biệt Cách Dù với đầy đủ hỏa lực, nên giờ đây các anh hùng bị sa cơ thì chúng ra tay hành quyết cho bỏ ghét.

Những tên du kích Việt Cộng “giết người” tháng 5 năm 1975, bây giờ có lẽ là những tên bí thư, huyện ủy và cán bộ chức quyền của huyện Tân Uyên (nay thuộc tỉnh Bình Dương), nơi các anh hùng Mũ Xanh Việt Nam Cộng Hòa âm thầm nghiệt ngã nằm xuống?  Lịch sử sẽ phê phán ai “ác ôn” hơn?

Giả sử ngày mai Trung Cộng (miễn dùng danh từ Trung Quốc) áp đặt cai trị Việt Nam như Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam , thì cán bộ Việt Cộng sẽ mất hết quyền lực?  Tài sản tham nhũng bóc lột của dân, bị tước đoạt.  Thậm chí còn bị tù đầy như họ đã từng đối xử với quân dân cán chính miền Nam.  Nếu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu có câu nói để đời, “đất nước mất, mất tất cả…”, thì bánh xe lịch sử sẽ ứng nghiệm với cộng sản Việt Nam trong tương lai. Tiếc thay! Chỉ tội cho dân tộc Việt Nam mãi chìm trong bể “khổ”. 

Việt Cộng là phường “xảo trá”, không bao giờ họ tự “giải thể” vì quốc gia dân tộc.  Chỉ khi nào toàn dân đứng lên “lật đổ” thì mới hy vọng xóa bỏ chế độ độc tài. Lúc đó “đảng ta” sẽ giống số phận hẩm hiu như lãnh tụ cộng sản Nicolae Ceauşescu của nước Romania,  độc tài Khadafi (Gaddafi) của nước Libya,  hay bị truất phế như độc tài Hosni Mubarak của Ai Cập vậy.

Cho dù chế độ cộng sản có tồn tại thêm một thời gian nữa, thì chúng cũng sẽ bị khởi tố lên Liên Hiệp Quốc về danh sách tù “cải tạo” bị sát hại. Vụ hành quyết các chiến sĩ cộng hòa sa cơ không bản án?  Diễn tiến luật pháp chẳng khác gì Trung Cộng, Bắc Hàn và Nam Hàn từng kiện chính phủ Nhật tự do về vụ Quân Phiệt Nhật đã bắt phụ nữ họ phục dịch nô lệ “tình dục” trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.  Việt Cộng có lối chơi thủ tục đầu tiên, thì người Mỹ hay thích kiện kẻ có tóc, “hẹn gặp ở tòa, ok!”.   

Xin mời quý vị độc giả trở lại câu chuyện lính Biệt Cách Nhảy Dù ngày 30 tháng Tư…

Ngày 27 và 28 tháng 4 năm 1975, người viết lúc đó tuy còn nhỏ, nhưng đã chứng kiến những người lính trẻ Biệt Cách Dù mặc quân phục rằn ri đầu đội beret xanh đứng gác gần bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, quanh các góc đường Võ Tánh & Công Lý, Nguyễn Minh Chiếu và Thoại Ngọc Hầu(*), Sàigòn. Cứ 3 hay 4 người một tổ. Lưng đeo M16 hay M18 và mang nhiều lựu đạn. Mỗi tổ được phân phát khoảng 4-5 khẩu M72 diệt tăng, để dựa vào chân cột đèn hay ngả trên ba lô. 

Vài tổ lại có một cấp chỉ huy Thiếu Úy đi cùng với người lính mang máy truyền tin. Mọi địa điểm trọng yếu ở các ngã tư, thấy có một hay hai chiếc xe jeep lùn đậu bên lề đường. Người lính nào nhìn cũng nghiêm. Họ tuân theo kỷ luật quân đội với nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Sài Gòn.  Có anh đứng hút thuốc lá và có anh thì trò chuyện nho nhỏ với đồng đội. Họ trông rất bình thản như đang đợi “chiến tranh” đến với mình. Trong khi đó, các tướng tá phe ta và gia đình đang binh kế “tẩu vi” cao bay xa chạy, xe Jeep và xe hơi chạy ngang vùn vụt trước mặt về hướng phi trường Tân Sơn Nhất càng nhanh càng tốt. 

Mồng 1 tháng 5, một ngày sau khi miền Nam mất, dân chúng cư ngụ gần bộ Tổng Tham Mưu thấy 4 “cua sắt T-54” bị bắn cháy ngay ngã ba Lăng Cha Cả.  Hai xe tăng T-54 sau này kéo về nằm ụ ở khoảng đất trống đối diện cổng Phi Long (phi trường Tân Sơn Nhất). Còn hai chiếc khác được kéo đi đâu để giải tỏa lưu thông thì không biết?  Hay có lẽ Việt Cộng ngại tâm lý dân chúng biết được số lượng thiệt hại của chúng?  

Trong khi đó Biệt đội 817 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù chỉ có ít M72 để chống trả?  Người viết nhìn thấy màu thép xe tăng còn mới. Tòa cao ốc 6 tầng sơn màu trắng của quân đội Mỹ để lại (đối diện Bộ Tổng Tham Mưu) bị bắn cháy đen một mảng lớn. Có lẽ lính Biệt Cách Dù đứng trên sân thượng phóng M72 xuống và tăng Việt Cộng bắn lên làm hư hại cao ốc trong lúc giao tranh sáng ngày 30?  Sau khi ngưng chiến, dân chúng chứng kiến quân trang quân dụng của lính vụt bỏ đầy đường, nhưng không thấy xác người. Không biết những người lính trẻ Biệt Cách Dù đó đi về đâu? Chỉ thấy nhiều anh lính mặc áo thun hay cởi trần đi chân đất, lầm lủi bước về hướng chợ Ông Tạ.  Vài người trong xóm cho quần áo dân sự hay dúi vào tay ít tiền, để các anh làm lệ phí về quê. Tình cảnh thật bùi ngùi cảm động!

Gợi lại hình ảnh tháng tư xưa mà thấy thương cho thân phận người lính thấp hèn.  Quê của các anh có lẽ ở tận Cao Nguyên, miền Trung hay Long Khánh?  Các vùng đất xa xôi đã mất vào tay giặc cuối tháng Ba hay giữa tháng Tư năm 1975?  Đáng lý các anh có thể bỏ đơn vị và trở về xum hợp với gia đình, nhưng tình nguyện ở lại để thi hành nhiệm vụ cuối cùng của đời chiến binh.  

Thi hành nhiệm vụ hay là chết. Người Lính không quyết định được thắng bại trên chiến trường mà chỉ biết tuân lệnh.  Đúng thế!  Người Lính Việt Nam Cộng Hòa ngày cuối tháng Tư, 75 vẫn còn nặng nợ với quê hương và đồng bào, dù biết mình bị phản bội từ mọi phía. Thực tế phũ phàng từ các cấp lãnh đạo của đất nước.  Vết dao đâm sau lưng chịu sao thấu!

Miền Nam mất, người dân sống trong chế độ cộng sản sau 75 đã thấm nỗi đau khổ.  Ai cấu kết, nuôi dưỡng và che giấu Việt Cộng nằm vùng năm xưa?  Nay nhiều người là nạn nhân, bị chúng chiếm đất chiếm nhà. Giờ mới thấy người lính và chế độ nào tốt hơn?

Nếu được cơ hội, có lẽ họ sẽ chọn lại người lính cộng hòa?  Tuy hình ảnh và sắc lính của các anh đã qua đi, nhưng người dân miền Nam vẫn luyến tiếc.  Họ nhắc lính qua thơ văn, ca nhạc DVD, trên các diễn đàn websites hải ngoại và vài bài viết của cựu chiến binh miền Nam còn trong nước.

Riêng lớp trẻ chúng tôi lớn lên sau cuộc chiến tàn, xin được nói với Người Lính Miền Nam một câu ngậm ngùi rơi lệ: “Cảm ơn Anh, người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!”  

Tướng Lê Minh Đảo, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh và là người hùng mặt trận Xuân Lộc tháng tư, 1975 có lần nói: “nếu có kiếp sau, xin được tiếp tục làm người lính Việt Nam Cộng Hòa”.  Mạn phép cùng Thiếu Tướng: “Hãy cho chúng tôi được đầu quân làm người lính Việt Nam Cộng Hòa, chung với ông nhé…!”

Tài liệu tham khảo:
(1) Núi Vẫn Xanh của Hà Kỳ Lam.
(2) Số phận của 6 toán thám sát của LĐ81/BCND trong chiến khu D (LĐ 81/BCND và Những Ngày Tháng Tư).

Tài liệu Kiểm Chứng: 
Biệt Đội 817, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù của Thiếu Uý Minh Cui, khóa 28 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

Chú Thích:
(*) Đường Võ Tánh trước 75 (nay là Hoàng Văn Thụ), Công Lý (đối diện Bộ Tổng Tham Mưu) (nay là Nguyễn Văn Trỗi), Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trọng Tuyển) và Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai).

Vài hàng về tác giả:
Darren Thăng còn có bút hiệu là DD-2nd hay DD-2nd G.  Quốc nạn năm 1975, anh chỉ là một thiếu niên. Anh khởi sự sáng tác từ năm 2007. Vì đam mê đời lính chiến từ khi còn nhỏ, nên anh sáng tác rất mạnh về QLVNCH. Anh có hơn 10 tác phẩm nói về người lính Việt Nam Cộng Hòa và thương cảm số phận người Kháng Chiến Quân Việt Nam. Chân thành cảm tạ độc giả xa gần thương mến tác giả và tác phẩm.       








Khoác Áo Chiến Y

Darren Thăng
                      
Dân lao động sống chung quanh rạp ciné Đại Lợi nằm trên đường Thoại Ngọc Hầu (Phạm Văn Hai) đối diện nghĩa trang Thánh Minh Tương Tế không xa ngã ba Ông Tạ là bao trước thời 75, đa số gốc gác là người miền Nam. Họ sống xen kẽ trong những dãy phố nhà lầu mặt tiền của các gia đình người bắc di cư vào Nam sau năm 54, nhưng nay làm ăn đã phát đạt ra. Hàng xóm láng giềng thường gọi nhóm người miền Nam đó bằng tên mộc mạc thân thương như Bảy lé bi da, Ba Triết chuyên đào lỗ chôn người, và bà Hương trầu làm bia đá mài...v.v, vì không biết tên thật của họ là gì? Ngoài ra còn có ông Tam bán cháo lòng có 2 người con trai tên là Tứ và Ngũ, mà cho đến nay đã bao năm qua, tôi vẫn còn ghi ấn tượng vì tên tuổi của họ hơi pha nút số đen đỏ của hột xí ngầu…

Gia đình ông Tam sống trong con hẻm nhỏ, đàng sau căn gác của gia đình tôi cư ngụ chừng 15 thước. Con hẻm này rất hẹp, khoảng độ 1.5 mét (hơn 5 feet) là cùng. May ra chỉ vừa đủ cho một chiếc xe ba gác đi lọt mà thôi. Đôi khi phu ba gác kéo xe dzô rồi đạp xe ra còn va chạm đụng tới đụng lui vào bức tường thành, một bên chắn ngang nghĩa địa và bên kia là nhà của ông bà nội tôi cho ở. 

Con hẻm này cũng là nơi tiểu tiện bừa bãi của mấy bà bán hàng rong, hay ai đó tình cờ đi chợ ông Tạ ngang qua mắc đái quá, xả đại bầu tâm sự cho nó xong việc. Ban ngày ban mặt mà mấy bà cứ tụt quần xuống túa xua, giải quyết vấn đề một cách tự nhiên như người Hà Nội vậy. Nếu có đám con nít nào nhìn trộm thì có bà nổi giận, liền đứng dậy kéo quần lên nạt nộ chúng một trận. Đôi khi đụng phải chị em ta sồn sồn tiểu bậy bị bắt gặp quê độ, bèn lấy ngón tay chỉ vào phía bên dưới bụng như biểu dương khí thế “khiêu khích” đám nhỏ. Xong xuôi nóng máu văng tục, chửi xéo chửi xiên bằng những từ ngữ lỗ mãng như: đéo mẹ hay tiên sư cha chúng mày cũng từ chỗ nầy chui ra, có gì đâu mà dòm với ngó…  

Đầu năm 1970, khi gia đình tôi dọn về Sàigòn thì gia đình ông Tam đã ở trong xóm này lâu lắm rồi. Chẳng biết gia đình ông làm nghề gì để sống và không ai soi mói ai để làm gì. Tuy sinh ra và lớn lên ở miền Nam, nhưng gia đình ông lại rất nghèo. Tài sản có lẽ chỉ có một căn nhà mái tôn mục nát, chung quanh đóng ván cũ kỹ thiếu điều muốn sập. Nghe đồn trước thời ông Diệm, gia đình ông Tam là chủ mảnh đất lớn trong con hẻm cụt này. Nhưng vì bản tính người miền Nam vốn lè phè, ăn ngày nào kiếm đủ ngày đó nên dần dần bán hết ráo các mảnh đất chung quanh nhà cho người khác mở xưởng guốc, nuôi heo và lập võ đường Vô Vi Nam Việt Võ Đạo.

Ông Tam góa vợ, ở vậy sống với con cái. Ông có người con gái lớn tên là Hương đã lập gia đình ở riêng, lâu lâu mới ghé nhà thăm gia đình. Kế Hương là Tứ, Ngũ, và gái út tên là Hoa độ chừng 9 hay 10 tuổi gì đó? Hoa mất mẹ năm lên 7 hay lên 8, nên ít khi tươi cười. Đến nay, đôi khi tôi tự hỏi tại sao con gái lại đặt tên là Hương và Hoa mà không phải là Nhất và Nhị như hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị vậy?

Gia đình tôi sống trên căn gác đối diện con hẻm cụt, nên thấy rõ mọi người trong xóm nhỏ qua lại hàng ngày. Tứ, Ngũ và Hoa còn cắp sách đi học. Lúc đi học thấy họ ăn mặc áo trắng đồng phục cũng tươm tất lắm, nhưng không biết học ở đâu? Ban chiều, hai anh em phụ cha đẩy xe đi bán cháo lòng ở đầu đường cho tới xẩm tối mới về. Vào năm 1971, thấy Tứ đã cặp bồ. Cô bồ rất xinh gái, mảnh mai hay ghé nhà Tứ chơi thường xuyên và mặc áo dài trắng nên đoán cô ta thuộc con nhà gia giáo, học ở trường trung học tư thục công giáo thì phải? 

Năm đó, có lẽ Tứ đang học lớp Đệ Nhị (lớp 11 ngày nay). Anh ta có bồ hay mê chơi nên thi rớt Tú Tài I. Nhẩm tuổi, thì Tứ cỡ chừng 17 tuổi và sinh vào năm 1954? Nghe nói là khi bị thi rớt Tú Tài I, thì không được lên lớp Đệ Nhất (lớp 12 ngày nay) học tiếp. Không hiểu tại sao nữa, nhưng có lẽ nước ta đang trong thời kỳ chiến tranh nên chính phủ cần loại thí sinh diện nam giới để đôn quân bắt lính? Từ dạo đó không còn thấy Tứ đi học nữa. Mỗi trưa cùng cha đẩy xe đi bán cháo lòng như thường lệ. Lâu lâu, Tứ dù đi chơi với cô bạn gái nên chỉ thấy ông Tam và Ngũ đi bán mà thôi.

Đầu xuân năm 1972, Tứ tình nguyện đăng lính Nhẩy Dù rồi được gởi đi thụ huấn ở quân trường Quang Trung 9 tuần lễ. Sau đó thì học khóa huấn luyện Nhẩy Dù 3 tuần lễ ở trại Hoàng hoa Thám, tọa lạc trên ngã tư Bảy Hiền hướng đi bà Quẹo, không xa xóm chúng tôi là bao. Anh hãnh diện đeo huy hiệu cánh dù thêu bằng vải đen, khâu trên nắp áo bên phải sau khi mãn khóa Nhẩy Dù căn bản. Ngẫu nhiên dịp về phép, lại trùng vào thời điểm chiến sự ở miền Nam sôi động mạnh theo cơn bão Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. 

Tứ về chơi độ 1 tuần lễ, trong bộ quân phục hoa rừng mới toanh ủi thẳng nếp, đầu đội nón beret đỏ trông oai lắm. Anh lái xe Honđa hay đi bộ với cô bồ lúc nào cũng mặc bộ quân phục hoa dù này. Cô bồ khoác tay anh nũng nịu ra vẻ tự hào về người yêu đẹp trai là tân binh nhẩy dù, sẵn sàng chuẩn bị ngày giờ lên điểm “đi mây về gió”. Mấy thằng con nít mặc quần thủng đít, như chúng tôi trầm trồ thấy anh le lói mà tưởng tượng cũng sẽ trở thành người lính như anh dzậy. Bố tôi chứng kiến Tứ đi qua lại trong xóm và đọc được ý nghĩ của con trai mình. Lúc nào cũng đam mê đời lính chiến nhà binh tuy còn quá trẻ. Ông vỗ vai khuyên nhủ:

- Ráng học đi con, kẻo lỡ một mai phải đi lính thì đi sĩ quan cho đỡ cực…
         
Trước ngày ra tiền tuyến, có người hỏi anh đã được chỉ định về tiểu đoàn nào của Sư Đoàn Nhẩy Dù chưa, thì Tứ nói là Tiểu Đoàn 1. Nhưng đến nay khi viết bài này và kiểm chứng dữ kiện, tôi cũng không biết hàng xóm nghe ra là Tiểu Đoàn 1 Nhẩy Dù dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Lê Hồng hay Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù của Thiếu Tá Lê Văn Mễ nữa?(*) Rồi Tứ lên đường không vận ra Huế vào tuần thứ 3, ngày 19 tháng 6 năm 1972. Tiểu Đoàn 1 Nhẩy Dù dự cuộc hành quân Lam Sơn 72 vượt sông Mỹ Chánh, đi tái chiếm Quảng Trị đã lọt vào tay cộng sản Bắc Việt khi miền Nam bị xâm lăng vào đầu tháng 4 năm đó.

Khoảng trung tuần tháng 7 năm 1972, đang đứng trên lan cang căn gác nhỏ nhìn qua nghĩa trang Thánh Minh Tương Tế, thả hồn phiêu bạt theo tin tức chiến sự dồn dập. Bỗng thấy một chiếc xe GMC nhà binh de đít vào đầu con hẻm nhỏ, mấy người lính nhẩy dù mang cỗ quan tài xuống và để trên 2 chân chống đứng dưới đất, rồi phủ lá cờ vàng Ba Sọc Đỏ lên trên cỗ quan tài. Bốn người lính khênh cỗ quan tài đi dọc theo con hẻm nhỏ vào bên trong xóm. Con nít ở đâu đâu bu quanh cỗ quan tài, tò mò quan sát xem hòm của ai vậy? Gia đình ông Tam chạy ra đầu ngõ khóc lóc ỷ ôi. Có người thân lấy tay đập nhẹ vào cỗ quan tài kêu gào thảm thiết, sao Tứ lại ra đi sớm dzậy hả cưng…

Cô bạn gái của Tứ có mặt tại hiện trường níu kéo cỗ quan tài lại, không để cho lính làm nhiệm vụ của họ. Nhưng cuối cùng mấy người lính cũng mang được cỗ quan tài của Tứ vào bên trong nhà của ông Tam, làm nhà tạm để linh cữu. Lúc quan tài đi ngang qua căn gác nhà tôi, mùi tử khí bốc ra đã nặng mùi lắm rồi. Mọi người trong xóm bàng hoàng, vì không ngờ mới có hơn 3 tuần lễ mà Tứ đã ra đi một cách đột ngột. Ôi, đau đớn thay! Trận đầu cũng là trận cuối của đời người tân binh nhẩy dù.
      
Ngày đi, vinh hạnh khoác chiến y
Ngày về, vinh quang phủ cờ vàng

Vài ngày sau, chiếc xe GMC nhà binh lại đến để đưa linh cửu người tân binh nhẩy dù xấu số, đi mai táng ở nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa. Gia đình ông Tam có mời thầy thượng tọa về nhà cúng kiến, làm lễ an táng cho người con trai theo nghi thức Phật Giáo. Cầm hình đi trước quan tài là Ngũ. Còn ông Tam, hai cô con gái và cô bạn gái của Tứ thì đi đàng sau. Đám phụ nữ con gái khóc lóc như mưa rào. Nhất là cô bạn gái bị sốc nặng, khóc đến sưng cả mắt. Bố tôi đại diện cho gia đình, đi phúng điếu để bày tỏ lòng chia buồn. Khi cỗ quan tài đi trong con hẻm nhỏ lần cuối, đôi lần bắt gặp ánh mắt của bố tôi nhìn tôi trân trân như thầm nói rằng, con thấy kết quả chưa. Trong thâm tâm không người cha nào muốn con mình đi lính cả, sợ bị chết yểu…

Hiệp Định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, trên danh nghĩa chấm dứt chiến tranh Việt Nam để người Mỹ rút quân về nước trong danh dự. Nghe tin hai miền Nam-Bắc bàn giao trao trả tù binh với nhau, làm ông Tam rộn ràng hẳn ra, ông đi hết nhà này tới nhà kia trong xóm loan truyền rằng, Tứ chưa chết và có tên trong danh sách trao trả tù binh. Đến khi hết các đợt trao trả tù binh vào 2 tháng sau, cũng không thấy hình dáng tăm hơi của Tứ đâu cả. Nhưng mặc cho ai nói gì thì nói, riêng ông Tam vẫn tin rằng con trai của ông vẫn còn sống và đang bị cộng sản Bắc Việt cầm giữ lại bên kia bờ vĩ tuyến…

Thời gian trôi và Ngũ cũng lớn trưởng thành, thanh niên. Tên này bỏ học đi quậy phá xóm tưng bừng. Hắn cấu kết với một tên phì lũ to con lớn xác thuộc diện Việt kiều sinh sống bên Miên, bị lính Khmer của chính quyền Lon Nol cáp duồng bên xứ chùa tháp vào năm 1970. Gia đình tên này hồi hương về Việt Nam và sinh sống trong con hẻm cụt, sát bên nhà ông Tam. Hai tên này kết bè kết đảng trộm cắp, ma cô, buôn bán cần sa và hành hung đám nhỏ tụi tui tơi bời. Hở một cái là chúng bạt tai đám trẻ như ra vẻ tay anh chị vậy. Không biết ông Tam có biết chuyện Ngũ làm bậy không, nhưng chẳng thằng nào dám hó hé đi mét ông, sợ bị tên Ngũ trả thù? Đám trẻ nhỏ so sánh giữa anh Tứ và Ngũ như hai thái cực. Sao trời lỡ cất (mang) đi anh Tứ. Còn thằng em ác ôn côn đồ trời đánh thánh đâm của anh, như tên Ngũ kia lại sống mãi hở trời…

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông Tam cứ đinh ninh rằng xác người trong cỗ quan tài chôn ở nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa vào tháng 7 năm 1972 thuộc về người khác, không phải là Tứ. Ông cho rằng Tứ vẫn chưa chết và một ngày nào đó sẽ xuất hiện trở về lại trong con hẻm cụt ven đô Sàigòn. Riêng Ngũ và tên phì lũ to con đó, vẫn chứng nào tật nấy. Ăn trộm, hút sách, ma cô và làm những chuyện phi pháp càng lúc càng lộng hành. Vào một đêm đầu năm 1976, đám công an phường đến bắt hai tên này đi biệt tích, “mút mùa lệ thủy”. Ông Tam và cô Hoa nói là Ngũ bị bắt đi cải tạo, để trở thành người công dân tốt. 

Nhưng vài năm sau vẫn không thấy Ngũ trở về? Mất hai thằng con, ông Tam như người mất hồn. Ông không còn khỏe mạnh và đủ sức để nấu cháo, đẩy xe đi bán được nữa. Không biết gia đình ông sống ra sao? Hàng xóm chung quanh thấy mấy người mua sỉ cho xe ghé nhà ông Tam, chở đi một số tủ thờ đóng bằng gỗ quý để có tiền sinh sống. Ông nhớ thương Tứ mãi nên bị mát giây, lâu lâu lên cơn chửi đổng vu vơ mấy người hàng xóm. Nhiều người hiểu hoàn cảnh nên không chấp nhứt. Riêng tôi lớn lên sau ngày miền Nam mất, tin rằng Tứ đã chết. Anh ta đã đền xong nợ nước…
     
Tháng 5 năm 1996, tôi trở về Việt Nam một lần duy nhất vì công chuyện. Nếu không tá túc ở căn nhà cũ của ông bà nội tôi để lại, chắc không bao giờ tôi nhận ra con hẻm nhỏ năm xưa được nữa. Căn gác của gia đình tôi giờ đã cũ mục đến nỗi người em gái ở lại nhắc nhở rằng, không an toàn để anh bước lên đó đâu. Con hẻm nhỏ năm xưa, bây giờ nối dài từ đầu đường Phạm Văn Hai ra tới tận Lăng Cha Cả lận. Con hẻm này, cũng cùng tên đường Phạm Văn Hai mở rộng lớn, xe cộ có thể lưu thông qua lại hai chiều dễ dàng. Nhiều nhà lầu được xây cất dọc theo hai bên đường. Nghĩa trang Thánh Minh Tương Tế rộng lớn thời xa xưa, nay đã trở thành chợ Phạm Văn Hai sầm uất. Nhà của ông Tam có lẽ nằm trong dự án nới rộng mặt đường? Người thân cho biết, ông Tam đã mất sau ngày tôi đi vượt biên được vài năm. 

Không ai còn nhắc về Ngũ và Hoa nữa. Nhìn đường lộ lớn hôm nay, chính là con hẻm cụt năm xưa mà liên tưởng đến Tứ, tất cả như là kỷ niệm chóng qua theo dòng thời gian. Nhưng ít ra trong con hẻm cụt này, có một người trai hiên ngang đã vinh hạnh khoác áo chiến y hoa rừng của Sư Đoàn Nhẩy Dù Việt Nam Cộng Hòa một thời vang bóng…  

Chú thích (*):
1) Trung Tá Lê Hồng là Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho đến ngày 30/4/75, rồi cùng tất cả quân nhân di tản qua Guam. Năm 1981, ông từ Hoa Kỳ trở về Thái Lan, tham gia Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh. Nguồn tin xác nhận nói rằng ông chết bí mật ở khu chiến Thái Lan vào tháng 4 hay tháng 5 năm 1985, dưới bí danh Đặng Quốc Hiền, trước khi 3 cuộc hành quân Đông Tiến tiến hành về Việt Nam.  

2) Trung Tá Lê Văn Mễ cũng rời quê hương vào cuối tháng 4 năm 1975. Hiện đang định cư ở San Jose, California.








 Bản Anh ngữ: Khoác Áo Chiến Y



 A Paratrooper’s Garrison Uniform

Darren Thang

The blue collar workers lived nearby the cinema Dai Loi on Thoai Ngoc Hau Street (Pham Van Hai now), across from the Catholic cemetery (Pham Van Hai Market at present) before 1975. Most of them were born and raised in South Vietnam.  Their houses were located among the successful business owners that moved from North Vietnam to escape the Vietnamese Communist in 1954.  People often called the South Vietnamese neighbors by their nicknames such as Mr. Seven Cross Eyed. Mr.  Triet specialized on burying dead people. Mrs. Huong liked to chew betel daily. She ran a marble tomb business in the back of the cemetery. In fact, no one really knew what their real names were.  Besides, the neighborhood also had Mr. Tam (Third) who cooked porridge for a living. He had two sons and their names were Tu (Fourth) and Ngu (Fifth). Their first names were picked from dice numbers that sounded very funny and interesting. It was like gambling to me, whenever I thought about them.

Mr. Tam’s house was built behind an alley that was away from my row house about 15 m (50 feet). This alley was 1.5 m wide (approx. 5 ft). It may be just wide enough for a carrier tricycle to go through.  Sometimes, a worker pulled his carrier tricycle with a full load of merchandise into the alley and pedaled a cart out when it was empty.  The racks often smashed into the walls on both sides of the lane.  This alley was also a place for strangers to use as bathroom when needed.  Ironically, most of the strangers were women. They went to pee during the daylight without feeling any shame at all. Their action was very simple, just like the way of Hanoi ’s citizens.  Unfortunately, some kids in the neighborhood were curious to see their butts when they were peeing because kids had nothing else to do.  Some women felt upset about that. They acted nasty by pointing fingers at their belly buttons and started cursing at the kids. Damm you! You guys also came out of here. What is your problem?  

Mr. Tam lived behind this alley for a long time before my family moved into Saigon in early 1970’s.  No one knew what he did for a living and they didn’t care either.  Despite of being born and raised in South Vietnam, Tam’s family was considered poor.  His property consisted of a broken house with rotten siding.  A gossip about Tam was that he used to own a large lot in the back of this alley. Gradually, he sold most of his land to other businesses because he liked to take it easy in life.  Tam was a widower and chose to stay single to raise his three young children.  He also had an older daughter named Huong who was already married and lived with her own family. Huong often came home to visit her elderly father and siblings.  After her was Tu (Fourth), Ngu (Fifth) and Hoa (flower).  Hoa was about 9 or 10 years old at that time and had already lost her mom when she turned 7 or 8 years old. Sometimes, I wonder why Tam did not name his daughters like First and Second from dice numbers. Then, their names would be similar like Trung’s sisters.                  

My family’s house was located along this alley; therefore, we had seen everyone walking by everyday. We noticed that Tu, Ngu and Hoa were students.  When they went to school, they were wearing neat uniforms.  However, no one could tell which school they attended.  After school, two brothers helped their father sell rice soup on a busy street until night time. In 1971, people saw Tu had a girlfriend.  His girlfriend looked very cute and often stopped by Tu’s house to visit him.  She was seen wearing white Vietnamese ao dai to school. Tu probably attended 11th grade at well. He, however, failed his final exam that would be considered a passing grade for attending 12th grade.  By South Vietnam government’s law, any male student who fails to achieve his diploma I for the 11th grade would be drafted for the army. Tu probably already turned 17 years old because he may have been born in 1954.  At 18 years of age young men would be required to join the army due to the war event.  In the fall of 1971, Tu no longer went to school. He helped his father to sell porridge daily instead. Sometimes, Tu didn’t go to work because he spent time with his girlfriend. 

In the spring of 1972, Tu decided to enlist in Airborne Division of the Army of the Republic of Vietnam (ARVN).  He was undergoing basic military training at the Quang Trung Training Center for 9 weeks. Then he attended basic airborne course at Hoang Hoa Tham Camp for 3 more weeks.  The camp was located near the intersection of Bay Hien, but was not too far away from our neighbor.  Tu was seen wearing a Parachutist Badge on his uniform and a red beret when he came home to visit for about 1 week after graduation. It was coincident during the event of Easter offensive in 1972.  Every time Tu went out with his girlfriend, he always dressed in his Paratrooper’s garrison uniform.  His girlfriend felt very proud of him too. Kids in the neighborhood who knew him well would dream to become soldiers to serve the country just like him.  My dad read the idea and said to me:

- Do well in school, son. It would give you a chance to enter the national military academy of Vietnam and become an officer in the future…

Before his departure to the battlefield, someone asked him to what battalion he would be assigned. He said the 1stBattalion of Airborne Division. Since I was still young at that time, I couldn’t remember if it would be either the 1st or 11th Airborne Battalion.  Major Hong Le was a commander of the 1st Airborne Battalion and Major Me Van Le was a commander of the 11th Airborne Battalion during the Easter Offensive of 1972(*).  Briefly, Tu left home on June 19, 1972 for being with the 1st Airborne Battalion which was deploying to fight Viet Cong’s invasion, near the Vietnamese Demilitarized Zone (DMZ) or 17th parallel  

In the middle of July of 1972, I saw an army’s GMC truck was trying to back up into our neighborhood’s alley. Some Paratroopers then loaded a coffin down from the truck and put it on to two stands which were laid above the ground.  Soldiers covered the coffin with a flag of the Republic of Vietnam.  Kids elsewhere gathered in the area with curiosity and intended to find out who the casket belonged to. Tam’s family ran to the coffin site and started crying loudly.  One of Tam’s relative tried to tap the coffin and said: “Why does it have to be you, Tu?” Tu’s girlfriend tried to hold the coffin back. She didn’t let the soldiers carry the coffin into Tam’s house, the place where people normally used as a temporary funeral home in Vietnam . When the coffin passed by my house, I smelled a very strong odor of a dead body. The body may have been dead for more than a week already. The neighborhood was in shock due to Tu’s sudden death.  “He left home just about 3 weeks ago”, someone said. Oh, my goodness! It was his first fight and also his last. That was so sad!                 
When you depart, be proud to wear a soldier’s uniform
When you return, you are honored with a South Vietnam ’s flag                        

The army’s GMC truck returned a few days later to deliver Tu’s casket for burying at the National Military Cemetery of Bien Hoa. Tam’s family members gathered to memorialize Tu’s death and the funeral services were performed in the Buddhist’s ritual. Ngu, carrying Tu’s picture, walked in the front. Tam, Tu’s two sisters and his girlfriend were following behind the coffin. Women cried so hard, especially Tu’s girlfriend who was the most in shock. My father also came for viewing and attending the funeral. He often stared at me like telling the truth about Tu’s death. It was a result of an ugly war. No one really wanted it to happen.     

The Paris Peace Accords was signed on January 27, 1973, just intended for the US ending direct military involvement and pulling the troops out of Vietnam . Based on the provisions of agreement said, prisoners of war between the North and South Vietnam would be released and allowed to return home. The news made Tam feel excited. He told everyone in neighborhood about Tu still being alive. Tu may have been captured by Viet Cong near DMZ during the Easter Offensive of 1972 and he was probably on the list of prisoner exchanges. After the prisoner exchange treaty was completed within sixty days, there was no sight of Tu.  However, no matter what people said, Tam had always believed that his son was still alive and was being held by Vietnamese communist in the North…     

Time flies and Ngu was growing up as a young man.  He dropped out of high school at the age of 15 and became part of a flash mob on the block.  He hooked up with a big boy who was also living behind the alley which was next to his house. This young man and his family just moved from Cambodia , escaping the massacre of Khmers’ soldiers who were governed under the regime of Lon Nol in 1970. Ngu and his buddy got involved in several terrible things like thieves, pimps and drug dealers. They often kicked butts and punched kids in the block to prove they were tough guys. None of the kids wanted to say anything to Tam because they were afraid of Ngu. Sometimes, kids gathered together and compared both brothers’ lives to be opposite of each other. Tu was a good man and died young, while Ngu was a bad man and still alive…

After the fall of Saigon on April 30th, 1975, Tam insisted that the soldier, who was buried at the National Military Cemetery of Bien Hoa, was not Tu. He said that Tu would return home one day. In the mean time, Ngu and his buddy were still living as outlaws under the new communist’s regime.  Both of them were out of control.  One night, in the early of 1976, Viet Cong’s police arrived at their houses and arrested them. They were locked up for a long time and no one knew where they were.  Losing two of his sons, Tam became crazy.  He was not able to cook porridge to sell any more. Some neighbors wondered what Tam did for a living.  People noticed that Tam sold some of his antique furniture to support his family. Since he missed and loved Tu greatly, Tam often walked around the neighborhood and cursed everyone he saw. However, people ignored him.  After growing up, I often thought about Tu and believed that he had passed away. Tu sacrificed his life for his country…      

In May of 1996, I returned to Vietnam for the first and only time. I stayed at my sister’s family, who was still living in a same house which I used to live in. That house, nowadays, was very old and its balcony was not safe to stand on. A dead end alley before now has become a busy two way street and also named Pham Van Hai.  The Catholic cemetery before was turned into the Pham Van Hai Market.  Tam’s house may have been built for a wider street. He died a few years later after I left the country.  No one mentioned about Ngu and Hoa any more. Observing Pham Van Hai Street that day, I suddenly thought about Tu very much. It all become past just like a dream yesterday. Lastly, in my memory about this old alley, we had a courageous young man who was proud to wear a Paratrooper’s garrison uniform to serve our country knowing the risks involved…                      

Notes(*):
1) Lieutenant Colonel Hong Le became a Vice Commander of 1st Brigade of Airborne Division (ARVN) at the end of April 30, 1975. He and his troops left for Guam after the fall of Saigon .  In 1981, Hong left the United States to join the National United Front for the Freedom of Vietnam (NUFLV), under the leader Minh Co Hoang (former Vice-Admiral of ARVN). Hong Le’s death was unknown, but may have occurred in either April or May 1985 at Thai-Lao border (resistance region), under a secret named Hien Quoc Dang.  He had never attempted to enter Vietnam in any 3 campaigns of Dong Tien (the East Operation).

2) Me Van Le became Lieutenant Colonel and left Vietnam on the last day of April, 1975. He now resides in San Jose , California.  








Tâm S Đôi Hàng v 
Phm Hoàng Tùng

Darren Thăng

Tôi gi vi 2 sáng tác ưa thích nht ca mình đến anh, đ đăng trong s nhiu tác phm viết v lính chiến VNCH, sau 1 năm im hơi lng tiếng không liên lc vi nhau. Nay anh va e-mail hi thăm và cho tôi biết blog: “phamhoangtung.blogspot.com” mi được thành lp. Ngc nhiên thy anh đt tên trang chiến hu: “Thương V Người Chiến Sĩ Cng Hòa”, thay vì: “Trang Ca Bn Đc”, như đã nói qua. Tôi rt hài lòng vi mc lc ny.

Tôi quen biết anh Phm Hoàng Tùng vào tháng 5 năm 2007, nhân dp tình c đc mt s trang chính ca hi ký: “Hành Trình Người Đi Cu Nước” do anh dy công biên son ròng rã 6 năm tri, được Sàigòn Nh Hoa Kỳ đăng ti vào khong tháng 10, 2006 - 3, 2007. 

Nhng gì liên quan đến kháng chiến ti quc ni, tôi hng theo dõi din tiến trên các mt báo chí t lâu và luôn lo lng cho s phn người đi xây đp mng cơ đ Vit NamNay có dp hàn huyên vi mt cu kháng chiến quân, tôi đánh bo e-mail cho anh PHT theo đa ch đăng trên bài báo, vi tâm tình chia x ca mt đc gi ngưỡng m các chàng trai hiên ngang hy sinh vì đt nước dân tc.

Hi ký dy hơn 900 trang, tôi mua nhà sách T Lc ta lc trên đường Brookhurst thuc thành ph Garden Grove, Nam California nhân chuyến hè đi chơi năm đó. Câu chuyn t thut hành trình dn thân ca mt Kháng Chiến Quân Vit Nam t tri t nn Sikhiew, Thái Lan vào khu chiến Hoàng Cơ Minh biên thùy Thái-Lào vào ngày 14 tháng 2, năm 1984. 

Đáng l ra anh nên đi thêm mt thi gian, đ được đi t nn Hoa Kỳ thì còn chuyn gì na mà nói. Nhưng tt c vì lý tưởng cao đp, quyết tâm đi quang phc Vit Nam khi ách cng sn sau khi min Nam b cưỡng chiếm vào tháng 4, 1975.

Tôi mến m anh đã hy sinh 12 năm (1982 - 1993) tui thanh xuân, dn thân trong h ly. Anh đã đánh mt tương lai ca mình, nhưng ít ra còn nhân tính ca con người, nhn đnh được cái đúng cái sai ca t chc anh tng phc v. 

Nh li hào khí đu tranh rm r ca đoàn th áo nâu ra quân vào các bui Ch Nht Miles Square Park ti thành ph Fountain Valley, qun Cam, min Nam Cali vào đu thp niên 1980. Din gi là cu đi tá cnh sát quc gia Trn Minh Công phát biu mt cách hùng hn, mch lc làm rót lòng người nghe. 

Ai ai theo dõi cuc giương c hô hào ng h, cũng nao nc như mun bt tay ngay vào công cuc đu tranh lt đ chế đ cng sn Vit Nam hà khc. T chc làm say đo bao người ngây thơ và suýt na thì tôi cũng lm đường lc li như anh

Mt điu làm tôi cm đng qua câu nói bt h ca anh: “N nước Trong tình nhà!”, khi thân ph ca anh qua đi Vit Nam mà anh không th v được đ chu tang. 

Người th 2 làm tôi cm kích, chính là người bn đi ca anh. Ch đã thương yêu và cùng anh xây dng hnh phúc, sau khi anh vượt thoát khi tri tù cng sn vào tháng 3, 1993. Ngày tháng đó, có l không bao gi xóa nhòa trong tâm tưởng? Anh li ln li tìm đường đến Cam Bt, d tính đi ti tri t nn biên gii Thái Lan năm xưa. 

Nhưng than ôi, tri đã thôi nhn người t nn k t năm 1989 ri. Đng bên l đường quê người vào mt bui chiu hoàng hôn ngã bóng, tim anh se tht li, bun ti và thương thay cho thân phn mình không còn li thoát. 

Tâm tư miên man liên tưởng đến k nim xa xăm v mt thp niên trước. Đúng ri! Chính nơi đây ta tng lăn ln kiếm sng, dò tìm cơ hi vượt biên ra nước ngoài. Ri sau đó, đi theo kháng chiến và theo lnh trên xuôi v c hương.

Trong bước đường tuyt vng đc hành tha phương đó, may sao anh gp li bóng hng xưa trong mt khung cnh ng ngàng. Ít ra tri vn còn thương k hin lương. Cuc đi anh r bước sang trang t đây, b li sau lưng quá kh mt thi đen ti. 

T ơn tri, đi ơn người đã cho anh sc sng, ngh lc và nim tin mi. Người bn đi quán xuyến gia đình, giúp anh hoàn thành tâm nguyn tr thành mt văn sĩ nhân bn và trc tính.

Nhìn tm gương đó, mà tôi hc hi và đi vào sáng tác văn chương. 

Tôi mong mun h tr tiếp sc cho anh, nhng gì mình có th làm được. Ít ra cùng anh viết lên nhng tác phm ca ngi, vinh danh người lính Cng Hòa nói chung và các Kháng Chiến Quân Vit Nam hào hùng, hy sinh nói riêng sau 1975.

Darren Thăng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét