Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Bản Chất Quân Đội Cộng Sản Việt Nam


CUỘC THẢM SÁT TẠI HUẾ
TẾT MẬU THÂN NĂM 1968

BÀI HAI

BẢN CHẤT QUÂN ĐỘI CỘNG SẢN VIỆT NAM


Hai trẻ thơ này vô tội
nhưng sao chết quá sớm
khi đời còn nhiều ước mơ.
Ảnh nguồn:
Tội ác Cộng Sản Việt Nam.


Cộng Sản cho thi hành án tử
theo kiểu thời Trung Cổ
cách đây 1.000 năm
bằng cách chặt đầu nạn nhân lìa khỏi cổ.
Ðây chính là “tính ưu việt”
của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa.
Nạn nhân ở Huế 1968.
Ảnh nguồn:
Tội ác Cộng Sản Việt Nam.

                CÁC NÉT CHÍNH VỀ QUÂN ÐỘI CỘNG SẢN VIỆT NAM

      1/ Tổng Quát

      Ngày 22/12/1944, người cầm đầu Cộng Sản Việt Nam là Hồ Chí Minh cho thành lập Ðơn Vị Võ Trang Tuyên Truyền, hình thức đầu tiên của một đạo quân Cộng Sản. Nhóm võ trang này sau được đặt tên lại là Quân Giải Phóng vào tháng 5/1945. Tháng 9/1945 lại đổi tên thành Vệ Quốc Quân, vào thời điểm này quân đội Cộng Sản Việt Nam có 1.000 bộ đội.

      Từ năm 1954 đến năm 1975, có tên Quân Ðội Bắc Việt hay Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam. Lực lượng võ trang này bao gồm bộ binh, hải quân, không quân, bộ đội biên phòng, xe tank...

      Ðặc tính căn bản của quân đội Cộng Sản Việt Nam là được đặt dưới quyền điều động tuyệt đối của Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Quân đội Cộng Sản mang danh nghĩa là “của nhân dân” nhưng phải trung thành tuyệt đối với Ðảng Cộng Sản.

      Do vậy quân đội trong đất nước là tài sản riêng của Ðảng Cộng Sản, mỗi cấp chỉ huy từ thấp đến cao trong quân đội đều do đảng viên và cán bộ Ðảng Cộng Sản nắm giữ.

      Khác với quân đội các quốc gia trên thế giới được đặt dưới quyền chính phủ và thi hành theo luật pháp. Tại những nước tiến bộ và tôn trọng quyền dân chủ người dân, quân đội là tổ chức quân sự thuần túy chỉ làm nhiệm vụ quốc phòng bảo vệ đất nước, và phi chính trị, không can thiệp vào sinh hoạt đảng phái, cũng không có hệ thống đảng ủy trong tổ chức quân đội.

      Chính quyền tại các nước tự do, dân chủ thay phiên nhau lên cầm quyền dựa trên luật căn bản là Hiến Pháp Quốc Gia, do đó quân đội không trung thành tuyệt đối với bất cứ chính quyền nào hay đảng chính trị nào, trái lại chỉ trung thành với quyền lợi quốc gia và dân tộc.

      Ngược lại tại những nước đc tài lạc hậu chậm tiến như chế độ Cộng Sản, quân đội là công cụ riêng của Ðảng Cộng Sản và mặc tình bị đảng thao túng.    

      Kiểu mẫu tổ chức này là do Cộng Sản Việt Nam sao y bản chính cách tổ chức của Hồng Quân Liên Sô nay đã tan rã. Ðiều này cho thấy Ðảng Cộng Sản Việt Nam chỉ rập khuôn bắt chước và không có sự sáng tạo độc lập, hơn nữa không nhìn thấy sai lầm trong cách thức tổ chức này, bởi vì nếu đánh đổ sai lầm này sẽ đụng chạm đến quyền lợi của riêng đảng cầm quyền hiện nay.

      Từ một đảng khởi đầu chủ trương Vô Sản trên mặt lý thuyết đến nay sau hơn 50 năm cầm quyền, Ðảng Cộng Sản Việt Nam biến tướng thành một loại Tư Bản mới, sống nhờ đô la và giàu đô la. Do đó, họ bị ám ảnh và luôn lo sợ bị mất quyền lợi vốn đi ngược lại với quyền lợi dân tộc, từ đó không dám cải tổ quân đội theo hướng các nước tiến bộ đã làm là tách quân đội ra khỏi chính trị, trái lại dùng quân đội để bảo vệ đảng quyền, bảo vệ chế độ độc đảng.

Bộ đội Cộng Sản Việt Nam
thời gian năm 2008.
Ảnh nguồn:
Mạng internet của
chế độ độc đảng độc tài.

      2/ Các Trang bị Quân Sự - Ðại Pháo - Hỏa Tiễn

      Từ thập niên 1960 đến 1975, Liên Bang Sô Viết là người cung cấp chính yếu các trang bị quân sự cho Cộng Sản Việt Nam. Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam, Liên Sô tiếp tục cung cấp vũ khí cho Cộng Sản Việt Nam.

      1.800 xe tăng. 
      4.900 xe thiết giáp, thiết vận xa, APC (armoured personnel carrier).
      7.350 khẩu pháo. 
      159 trực thăng.
      …
     
      Xe tăng (tank)
      Tank chiến đấu chủ lực kiểu 59 (T-59) của Trung Cộng (360 chiếc).
      Tank chiến đấu chủ lực loại nhẹ kiểu 62 của Trung Cộng (300 chiếc).
      Tank chạy trên cạn và dưới nước kiểu 63 của Trung Cộng (150 chiếc). 
      Tank PT-76 loại nhẹ của Liên Sô (300 chiếc).
      Tank T-54/55 chiến đấu chủ lực của Liên Sô (990 chiếc).
      Tank T-62 chiến đấu chủ lực của Liên Sô (220 chiếc).
      Tank T-72 chiến đấu chủ lực của Ba Lan (480 chiếc).
      Tank SU-100 loại phá hủy (có trang bị đại bác chống chiến xa) của Liên Sô (132 chiếc).
      Tank PT-75 loại nhẹ của Cộng Sản Bắc Hàn (45 chiếc).
      ...
     
      Loại xe IFV (infantry fighting vehicle) xe dành cho bộ binh sử dụng trong chiến đấu, và APC (armoured personnel carrier) xe bọc sắt (thiết giáp) chở lính
      Xe BMP-1 loại IFV của Liên Sô (600 chiếc).
      Xe BMP-2 loại IFV của Liên Sô (600 chiếc).
      Xe BTR-50 loại APC chạy trên dây xích của Liên Sô (700 chiếc).
      Xe BTR-60 loại APC có bánh cao su của Liên Sô (450 chiếc).
      Xe BRDM-1 loại trinh sát của Liên Sô (100 chiếc). 
      Xe BRDM-2 loại trinh sát của Liên Sô (200 chiếc).
      Xe Kiểu 63 loại APC của Trung Cộng (300 chiếc).
      ...

      Súng dành cho bộ binh
      Súng Trường tấn công kiểu 63 của Trung Cộng.
      AK-47 cải tiến kiểu 56 của Trung Cộng.
      Carbine kiểu 56 của Trung Cộng.
      Súng Sáu (ngắn, còn gọi súng Lục) kiểu 54 của Trung Cộng.
      Súng RPG kiểu 69 của Trung Cộng.
      Súng Sáu TT-33 của Liên Sô.
      Súng Sáu PM của Liên Sô.
      ...
     
      Trọng pháo (đại bác)       
      Pháo B-10 82 mm, loại giật lui khi bắn, của Liên Sô (700 khẩu).
      Pháo B-11 107 mm, loại giật lui khi bắn, của Liên Sô (900 khẩu).
      Pháo SPG-9 73 mm, loại giật lui khi bắn, của Liên Sô.
      Pháo 2S1 122 mm, loại tự đẩy tới, của Liên Sô (200 khẩu). 
      Pháo 2S3 152 mm, loại tự đẩy tới, của Liên Sô (300 khẩu).
      Pháo D-20 152 mm, loại nòng ngắn bắn cao, của Liên Sô (500 khẩu).  
      Pháo D-30 122 mm, loại nòng ngắn bắn cao, của Liên Sô (400 khẩu).
      Pháo M-46 130 mm, loại kéo theo ra chiến trường, của Liên Sô (550 khẩu). 
      Pháo BM-13 có 16 ống phóng, 132 mm, loại bắn cùng một lúc nhiều hỏa tiễn, của Liên Sô (500 khẩu).
      Pháo BM-14 có 16 nòng, 140 mm, loại bắn cùng một lúc nhiều hỏa tiễn, của Liên Sô (700 khẩu). 
      Pháo BM-21 có 40 ống phóng 122 mm, hệ thống phóng một lúc nhiều hỏa tiễn, của Liên Sô (800 khẩu).
      ...  

      Hỏa tiễn/Tên lửa/Phi đạn              
      Hỏa tiễn Nudelman AT-2 Swatter, loại chống tank, của Liên Sô.
      Hỏa tiễn Kolomna AT-3 Sagger, loại chống tank, của Liên Sô.
      Hỏa tiễn AT-5 Spandrel, loại chống tank, của Liên Sô.        
      Hỏa tiễn SA-7 Grail, hệ thống đất đối không, của Liên Sô.
      Hỏa tiễn Lavochkin SA-2 Guideline, hệ thống đất đối không, của Liên Sô.
      Hỏa tiễn Isayev SA-3 Goa, hệ thống đất đối không, của Liên Sô.
      Hỏa tiễn SA-6 Gainful, hệ thống đất đối không, của Liên Sô.
      Hỏa tiễn SA-9 Gaskin, loại tự đẩy tới, hệ thống đất đối không, của Liên Sô.
      Hỏa tiễn SA-13 Gopher, hệ thống đất đối không, của Liên Sô.
      Hỏa tiễn Almaz SA-20A Gargoyle, hệ thống đất đối không của Cộng Hòa Liên Bang Nga.  
      Hỏa tiễn SS-1 Scud B/C, hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật, của Liên Sô (2.000 cái).
      ...
      Chúng tôi trích dẫn một số hình ảnh chiến cụ như xe tank, đại pháo, hỏa tiễn mà các ngoại bang Cộng Sản như Liên Sô, Trung Cộng, Bắc Hàn... viện trợ dồi dào cho Quân Ðội “Nhân Dân” Việt Nam để họ mặc tình bắn bừa bãi vào nhà dân, làng xóm, trường học, chợ búa, miếu đình, chùa, nhà thờ, bịnh viện, thị trấn, thành phố trên khắp Miền Nam trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược mang mục tiêu “giải phóng” người dân khỏi cuộc sống an bình.   

      Tất nhiên Ðảng Cộng Sản Việt Nam còn nhận được rất nhiều loại vũ khí tối tân mang tính sát thương cao do ngoại bang cung cấp, vài hình ảnh dưới đây chỉ là tiêu biểu mà thôi. 

Tank T-59 (Trung Cộng).
Ảnh nguồn: wiki.


 Tank SU-100 (Liên Sô).
Ảnh nguồn: wiki.


Ðại pháo BM-21(Liên Sô).
Ảnh nguồn: wiki.


Hỏa tiễn SA-6 (Liên Sô).
Ảnh nguồn: wiki.


Hỏa tiễn SS-1 Scud B/C (Liên Sô).
Ảnh nguồn: wiki.

      3/ Nạn Nhân Trực Tiếp Của Bom Ðạn Do Ngoại Bang Cung Cấp Cho Cộng Sản Việt Nam

      Dưới đây chúng tôi trích dẫn bản tin thời sự được lưu trữ trong VN Center Archive:

      Việt Cộng gài mìn ở tỉnh Phú Yên giết hại người dân

      Sài Gòn ngày 14/ tháng 2

      54 thường dân gồm 4 trẻ em, đã bị giết chết, và có thêm 18 người bị thương do 3 trái mìn Việt Cộng chôn dưới mặt đường trong tỉnh Phú Yên - Miền Trung Việt Nam. Việt Cộng gài nhiều mìn trên đường nhằm trả đũa lại các hoạt động của Ðồng Minh bảo vệ mùa thu hoạch lúa cho nông dân.

      Dù ở nông thôn nhưng địa phương này phải nhập 600 tấn lúa mỗi tháng do vì Việt Cộng ngăn chận không cho dân sản xuất hay bắn phá làm nông dân lo sợ mỗi khi họ đi ra đồng canh tác. Nhiều hoạt động của Việt Cộng nhằm khủng bố tâm lý, phá hoại cơ sở vật chất ở vùng quê khiến diện tích canh tác lúa sụt giảm.

      Trái mìn thứ nhất nổ làm mặt đường bị khoét sâu xuống 3 thước, và làm một chiếc xe đò lớn chở khách bị hất tung xuống con kinh gần đó, 27 nông dân bị sát hại ngay tức khắc khi họ đang trên đường đi đến cánh đồng gần thị xã Tuy Hòa của Phú Yên, 11 người khác bị thương.

      Trái mìn thứ hai nổ làm hư hại chiếc xe chở khách, loại ba bánh, trên xe lúc đó chất đầy hành khách bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ nhỏ, làm thiệt mạng 20 người, bị thương 7 người.

      Có thêm một chiếc xe ba bánh chở khách chạy cán lên trái mìn thứ ba làm chết 7 hành khách đang ngồi trên xe.

      Tai họa thảm khốc nhất do mìn gây ra vào đầu năm 1964 khiến cho 22 phụ nữ và trẻ con bị sát hại, những quả mìn này do Việt Cộng đào chôn dưới lòng đường để gây xáo trộn sinh hoạt đời sống người dân.

      Chủ trương đắp mô đất (có gài bom mìn bên trong) trên đường, gài mìn dưới lòng đường, phá cầu...là một kiểu chiến tranh gây tiêu hao trong thành phố, thị trấn, miền quê nhằm cướp bóc và khủng bố tâm lý người dân Miền Nam.

      Từ 1962 đến giữa năm 1965, theo số liệu của Ủy Ban Kiểm Soát Quốc Tế đưa ra, ít nhất có 54.235 thường dân ở Miền Nam Việt Nam bị giết chết, bị thương do bom mìn Cộng Sản, trong đó có nhiều người bị bắt cóc thủ tiêu bí mật.  
       
TỔNG QUÁT CHIẾN TRANH XÂM CHIẾM MIỀN NAM
 TRƯỚC NĂM 1968

Con gái còn thơ nằm chết bên mẹ.
Đồng bào ở Huế bị Cộng Sản giết.
Ảnh nguồn:
Tội ác Cộng Sản Việt Nam.

      Sau khi chiếm được nửa Việt Nam ở phía Bắc, Ðảng Cộng Sản Việt Nam chưa thỏa mãn tham vọng “đỏ hóa” toàn bộ Việt Nam theo chỉ thị của Cộng Sản quốc tế. Do vậy Hiệp Ðịnh Geneva năm 1954 chỉ là một bước tạm ngưng để Cộng Sản củng cố lực lượng ở Miền Bắc như xiết chặt sự đàn áp và đưa xã hội Miền Bắc vào đúng quỹ đạo Cộng Sản quốc tế.

      Trong thời gian chưa tiến hành chiến tranh xâm lược Miền Nam, Cộng Sản vẫn âm thầm gài đặt cán bộ, đảng viên nằm lại Miền Nam chờ thời cơ hoạt động phá hoại. Nhiều người dân Miền Nam gồm một vài thành phần do thiếu thông tin chính xác về hiểm họa Cộng Sản nên đã nhẹ dạ nghe theo tuyên truyền của họ.

      Chỉ trong một năm 1957, 400 viên chức chính quyền Miền Nam bị Cộng Sản ám sát chết, bạo lực gia tăng dần lên, người dân Miền Nam bắt đầu sống trong tâm trạng lo sợ bị khủng bố. Lúc đầu khủng bố nhắm vào thành phần viên chức chính quyền, sau đó Cộng Sản khủng bố tràn lan, thầy giáo, nhân viên y tế, cán bộ nông nghiệp cũng bị bắt cóc, giết chết hay thủ tiêu. Trong năm 1958, 20% trưởng ấp ở nông thôn Miền Nam bị Cộng Sản giết hại. 

      Tháng 3/1959, người cầm đầu Cộng Sản Việt Nam là Hồ Chí Minh tuyên bố tiến hành cuộc “chiến tranh nhân dân” với Miền Nam Tự Do. Cộng Sản Miền Bắc hỗ trợ đáng kể việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở Miền Nam, và đưa số người tập kết ra Bắc vào năm 1954 trở lại Miền Nam bằng đường mòn Hồ Chí Minh để hoạt động đánh phá.

      Tháng 5/1959, Văn Phòng Trung Ương Chỉ Ðạo Miền Nam được tái thành lập (Trung Ương Cục Miền Nam), đây là bộ máy đầu não chỉ đạo toàn bộ hoạt động đảng và quân sự trong Nam, các nhân vật trong bộ máy cầm đầu này thường có chân trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam hay là cấp lãnh đạo đảng được Hà Nội tin cậy về mặt chính trị tuyệt đối. Văn Phòng được đặt tại vùng rừng sâu thuộc tỉnh Tây Ninh gần biên giới Cam Bốt.

      Vào tháng 9/1959, Tiểu Ðoàn 2 Giải Phóng của Cộng Sản tấn công hai đại đội quân đội Miền Nam, đây là cuộc đụng độ đầu tiên của những đơn vị có quân số tương đối lớn so với các nhóm du kích gồm 5, 3 người chỉ tổ chức đánh lén lút. Vào cuối năm 1959, Cộng Sản đã thành lập mật khu, nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Miền Nam, ở Ðồng Bằng Sông Cửu Long và Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên).

      Ðể tránh bị tố cáo là vi phạm Hiệp Ðịnh Geneva, Cộng Sản cho thành lập tổ chức mỵ dân ở Miền Nam tháng 12/1960, đó là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (gọi tắt Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) do Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ và Kiến Trúc Sư Huỳnh Tấn Phát cầm đầu. Ðây chỉ là hình thức để lừa bịp trí thức và người dân Miền Nam, đứng sau giật dây Mặt Trận Dân Tộc này là Ðảng Cộng Sản.

      Thọ, Phát, Trương Như Tảng và còn nhiều người nữa chỉ là bù nhìn, bị lợi dụng rồi còn bị lịch sử phê phán thậm tệ là đã tiếp tay cho Cộng Sản giết chết nền tự do của dân tộc, đẩy cuộc sống dân tộc đi lùi lại nửa thế kỷ.

      Ðầu năm 1962, số cán bộ, chiến sĩ của Cộng Sản trong Nam đã lên đến 300.000 người. sau này Ðảng Cộng Sản Việt Nam tập trung chi viện các sư đoàn chủ lực ngoài Bắc cho lực lượng Cộng Sản trong Nam. Khi tình hình khủng bố, phá hoại, hoạt động quân sự của Cộng Sản tăng lên đáng ngại, Hoa Kỳ cũng gia tăng viện trợ cho Miền Nam.

      Giữa năm 1962, có 12.000 cố vấn quân sự Mỹ tại Miền Nam. Viện trợ Liên Sô dành cho Cộng Sản Việt Nam vọt lên sau chuyến viếng thăm Hà Nội của Thủ Tướng Sô Viết Aleksei Kosygin tháng 2/1965, bao gồm các hỏa tiễn địa đối không kiểu mới nhất. Mỹ có 200.000 lính tại Miền Nam vào cuối năm 1965.

 Bài hát: Hận Tha La do Dạ Hương ca.
Cuộc sống đồng bào ta ngày càng nghèo đi
Khi chiến tranh mở rộng.
Chiến tranh đồng nghĩa với hủy diệt.
Cộng Sản Hồ Chí Minh quyết tâm
tiến hành chiến tranh “giải phóng”,
đồng nghĩa với việc Hồ Chí Minh
quyết liệt hủy diệt môi sinh,
sức sống và thể xác dân tộc Việt.
Ảnh nguồn:Youtube


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tài liệu tham khảo và dữ kiện trích dẫn từ:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét