CUỘC
THẢM SÁT TẠI HUẾ
TẾT
MẬU THÂN NĂM 1968
BÀI
MỘT
TỔNG
LƯỢC VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Khu Chợ
Lớn thuộc thủ đô Sài Gòn bị pháo
tan
nát, dân chúng không còn nhà để ở sau
khi “bị
giải phóng”.
Ảnh nguồn: Tài liệu lưu trữ
tội
ác Cộng Sản Việt Nam .
Trong phần này, điều chính yếu muốn
trình bày là về Cuộc Thảm Sát Tại Huế
Tết Mậu Thân Năm 1968 mà Cộng Sản Việt Nam đã vô tâm giết hại hàng ngàn dân
lành vô tội đang vui đón ngày Tết cổ truyền đáng trân trọng của dân tộc.
Tuy nhiên để bạn đọc nhất là giới trẻ
Việt Nam trong nước hiểu được bối cảnh đại lược giai đoạn đó, cho nên thấy cần
thiết phải viết và biên soạn thêm về cuộc chiến Việt Nam, về bản chất quân đội
Cộng Sản Việt Nam, và về diễn biến chiến cuộc trước khi Cộng Sản dùng bạo lực
quân sự tàn phá thành phố Huế cũng như nhiều tỉnh thành trên khắp Miền Nam Việt
Nam đầu Xuân 1968.
Sau đó cũng để bạn đọc nhận định được
đặc tính của hành động thảm sát man rợ này, xin trình bày thêm các vụ đánh bom
khủng bố - phá hoại của Cộng Sản Việt Nam xảy ra vào thời gian trước năm 1968
nhắm vào đối tượng là sinh mạng dân thường, tài sản vật chất xã hội ở Miền Nam
trước khi chiếm đoạt quyền lực chính trị một cách vi hiến để xây dựng nền độc
tài Cộng Sản chuyên chế.
Trước cuộc thảm sát Tết 1968 đã xảy ra
các sự kiện như đặc công Cộng Sản đánh bom khủng bố - phá hoại khách sạn Brinks
ở Sài Gòn năm 1964, đánh bom khủng bố - phá hoại nhà hàng Mỹ Cảnh ở Sài Gòn năm
1965, và Cuộc Thảm Sát Ðắc(Dak)Sơn - tỉnh Phước Long năm 1967 giết nhiều đồng
bào Thượng cần cù, hiền lành.
Trong các chương trước và chương này (14, tác phẩm
biên khảo: Nhân Loại Thụ Hình - Tội Ác Độc Tài Cộng Sản - của Phạm Hoàng Tùng), phần ít ỏi nói về Việt Nam
Cộng Sản gắn liền với chương là theo chủ đề chứ còn thời gian diễn tiến là yếu
tố phụ.
Chương này (14) nói về tội ác Hồng Quân
do Cộng Sản Liên Sô chỉ đạo, và để bạn đọc thấy được nét tương tự trong hành
động do mang cùng tính chất “Đấu Tranh
Giai Cấp” xuất phát trên căn bản tư tưởng Chủ Nghĩa Marx - Lenin, nên có
biên khảo thêm tội ác của quân đội Cộng Sản Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Ðảng
Cộng Sản Việt Nam.
Hỏa tiễn SA-2
Guideline (Liên Sô).
Liên Sô
là nguồn cung cấp nhiều loại vũ khí,
một
cách rất dồi dào cho Cộng Sản Việt Nam .
Ảnh nguồn:
wiki.
TỔNG LƯỢC VỀ
CHIẾN TRANH VIỆT NAM
1/ Điểm Chính
Chiến Tranh Việt Nam là cuộc xung đột quân sự xảy ra ở Việt Nam ,
Lào, Cam Bốt từ năm 1959 đến ngày 30/4/1975. Cuộc chiến gồm hai phía, phe Cộng
Sản gồm Cộng Sản Bắc Việt với các quốc gia trong khối Cộng Sản thế giới như
Liên Sô, Trung Cộng (Trung Quốc), Bắc Hàn…; Phe Tự Do bao gồm Việt Nam Cộng Hòa
ở Miền Nam với tinh thần tương trợ của các Đồng Minh như Hoa Kỳ và Tổ Chức Hiệp
Ước Ðông Nam Á - Southeast Asia Treaty Organization
(SEATO),….
Có một số sử
gia nghiên cứu về Việt Nam gọi đây là Chiến Tranh Ðông Dương Lần Thứ Hai để
phân biệt với Chiến Tranh Ðông Dương Lần Thứ Nhất kéo dài từ năm 1945 đến 1954,
cuộc chiến này do dân tộc Việt Nam tiến hành để lật đổ ách cai trị của thực dân
Pháp nhưng Ðảng Cộng Sản Việt Nam ẩn danh dưới những chiêu bài ngụy dân tộc như
Việt Minh để lừa gạt và cướp công sức, máu xương người Việt.
Sau đó Cộng
Sản lập một chính quyền độc tài độc tôn lấy hệ tư tưởng Marx – Lenin ngoại lai
để thống trị dân tộc đi ngược lại nguyện vọng được sống trong tự do, hòa bình
và dân chủ của đại đa số đồng bào Việt Nam .
Chiến tranh
tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1959 (một số nhà nghiên cứu cũng lấy mốc
năm 1954 khi phân chia hai Miền Nam - Bắc theo Hiệp Ðịnh Geneva) cho đến ngày
30/4/1975 thực chất là Cuộc Chiến Quốc - Cộng, với một bên là Cộng Sản Việt Nam
làm vị trí con chốt đen cho các nước Cộng Sản quan thầy đàn anh, và một bên là
Viêt Nam Cộng Hòa cố gìn giữ nền tự do non trẻ.
Cuộc chiến trong giai đoạn này xuất phát từ ý chí xâm lược rất đổi ngông
cuồng của những kẻ cầm đầu Ðảng Cộng Sản Việt Nam, mà Hồ Chí Minh là nhân
vật chịu trách nhiều hơn ai hết, quyết liệt muốn thống nhất Việt Nam bằng bạo
lực quân sự, nhất quán với tôn chỉ Marx – Lenin là phải tiến hành “cách mạng”,
đấu tranh vũ trang không chút thương tiếc máu xương dân tộc và tàn phá môi sinh
nghiêm trọng (“đốt cháy hết dãy Trường Sơn”, “đào núi
lấp sông”...), miễn sao mở rộng
biên thùy cho khối Cộng quốc tế.
Nguồn gốc chiến tranh, thủ phạm gây nên chiến tranh
với tội ác chất chồng, sự hủy diệt, đất nước điêu tàn, đổ nát, trí năng dân tộc suy giảm là do Ðảng Cộng Sản Việt Nam
dưới sự cầm đầu của Hồ Chí Minh, nhân vật được Ðảng Cộng Sản Liên Sô huấn luyện
từ thập niên 1920.
Hoa kỳ đi
vào cuộc chiến để ngăn chận Cộng Sản chiếm Miền Nam tự do, như một phần mở rộng
chiến lược ngăn chận của đại cường này. Các cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu đến Miền Nam từ
năm 1950. Sự can dự của Mỹ gia tăng đầu thập niên 1960 và các đơn vị chiến đấu
được triển khai vào năm 1965. Và sự liên hệ của Mỹ trong cuộc chiến lên đến
đỉnh cao trong năm 1968 khi Cộng Sản Bắc Việt mở đợt tiến công khủng bố - phá
hoại rộng khắp các tỉnh thành Miền Nam với mưu đồ cưỡng chiếm Miền Nam.
Dù các phe
tham chiến đặt bút ký Hiệp Ðịnh Hòa Bình Paris vào tháng Giêng/1973, và một đạo
luật được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua trong tháng 6/1973 nhằm ngăn cấm Hoa Kỳ
trực tiếp can thiệp quân sự thêm nữa vào cuộc chiến Việt Nam khi không có phép
của Quốc Hội, nhưng chính quyền Mỹ vẫn đầu tư nhiều vào Miền Nam cho đến
1975.
Gần 3 triệu
người Mỹ phục vụ tại Miền Nam Việt Nam . Giữa năm 1965 đến 1975, Hoa Kỳ
chi phí 111 tỷ Mỹ Kim cho chiến tranh.
Ngày
30/4/1975, Cộng Sản Bắc Việt đã răm rắp cúi đầu ngoan ngoãn hoàn thành ý nguyện
của khối Cộng Sản quốc tế khi xua bộ đội và xe tăng vào thủ đô Sài Gòn. Sự thất
thủ của Miền Nam tự do là
một thương đau, uất hận to lớn của dân tộc Việt Nam .
Nhưng 15 năm
sau vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, khởi nguồn từ các nước Cộng
Sản Ðông Âu bị Liên Sô vây hãm và xiềng xích, đã nổi dậy đòi tự do dân chủ, dẫn
đến toàn khối Cộng Sản thế giới sụp đổ tan nát báo hiệu cho nền văn minh nhân
loại không bị hủy diệt bởi chủ thuyết Cộng Sản vô đạo.
Một nỗi buồn không nhỏ của dân tộc Việt và một niềm vui
đại thắng cho cả nhân loại trên quả đất này.
Ðại pháo BM-13
(Liên Sô).
Ảnh
nguồn: wiki.
2/ Bảng Kê
Số Tổn Thất Nhân Mạng Do Chiến Tranh Xâm Lược Gây Ra
Tổn thất
nhân mạng trong chiến tranh do Cộng Sản phát động: từ 3 đến 4 triệu người Việt
ở hai chiến tuyến, từ 1,5 triệu đến 2 triệu người Lào và Cam Bốt (Kampuchea ), và 58.159 quân nhân Hoa Kỳ quên thân
mình hy sinh tại Miền Nam
vì chính nghĩa tự do.
Tội ác chiến tranh do Đảng Cộng Sản Việt
Nam gây nên cho đến nay vẫn chưa được xét xử, trừng trị thích đáng. Ðây là một
loại Tội Phạm Chiến Tranh và Tội Ác Chống Nhân Loại rất hung hiểm.
Các bên tham chiến
Phe Tự Do:
Việt
Nam
Cộng Hòa
Hoa
Kỳ
Úc
Phi
Luật Tân
Tân
Tây Lan
Cộng
Hòa Cam Bốt (Kampuchea )
Thái
Lan
Vương
Quốc Lào.
Phe Cộng Sản:
Cộng
Sản Bắc Việt
Bộ
Ðội “Giải Phóng” Miền Nam (một lực lượng võ trang ngụy dân tộc do Cộng Sản Bắc
Việt dựng lên để mỵ dân và giựt dây, thực chất cả hai là một do Ðảng Cộng Sản
Việt Nam và Hồ Chí Minh cầm đầu)
Khmer
Ðỏ (Cộng Sản Cam Bốt)
Pathet
Lào (Cộng Sản Lào)
Trung
Cộng
Liên
Sô
Công
Sản Bắc Hàn,….
Tổn thất nhân mạng
Miền
Nam Việt Nam
chết 220.357 người; bị thương 1.170.000 người.
Hoa Kỳ chết 58.159 người; mất tích 2.000 người; bị thương 303.635 người.
Nam Hàn chết 4.960 người; bị thương 10.962 người.
Hoa Kỳ chết 58.159 người; mất tích 2.000 người; bị thương 303.635 người.
Nam Hàn chết 4.960 người; bị thương 10.962 người.
Vương
Quốc Lào chết 30.000 người, bị thương không rõ.
Úc chết 520 người; bị thương 2.400 người.
Tân Tây Lan (New Zealand )
chết 37 người; bị thương 187 người.
Thái Lan chết 1.351 người.
Úc chết 520 người; bị thương 2.400 người.
Tân Tây Lan (
Thái Lan chết 1.351 người.
Tổng số chết: 315.831 người.
Tổng số bị thương: hơn 1.490.000 người.
Tổng số bị thương: hơn 1.490.000 người.
Cộng
Sản Việt Nam
chết và mất tích 1.176.000 người; bị thương hơn 600.000 người.
Trung Cộng chết 1.446 người; bị thương 4.200 người.
Liên Sô chết 16 người.
Trung Cộng chết 1.446 người; bị thương 4.200 người.
Liên Sô chết 16 người.
Tổng số chết: 1.177.446.
Tổng số bị thương: 604.000 người.
Tổng số bị thương: 604.000 người.
Dân thường Miền Nam chết: 1.581.000 người. Dân
Miền Bắc chết: 2.000.000 người. Dân thường Cam Bốt chết: 700.000 người. Dân Lào
chết: 50.000 người.
Các cháu bé còn dại khờ đã
mang thương tích,
đây là mục tiêu của bom đạn
Cộng Sản.
Tết không áo quần đẹp dạo
chơi phố phường,
trái lại toàn thân dính đầy
vết máu.
Ảnh nguồn: Tài liệu lưu trữ
tội ác Cộng Sản Việt Nam .
3/ Nguồn
Viện Trợ Của Trung Cộng
Trong năm
1950, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng/Trung Quốc) mở rộng quan hệ ngoại
giao với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh/Cộng Sản) và chuyển cho nhiều võ
khí, cũng như cố vấn quân sự (chuyên gia) do Luo Guibo (La Quý Ba, 1908-1995)
lãnh đạo để giúp đỡ Cộng Sản đánh nhau với Thực Dân Pháp.
Dự thảo đầu
tiên của bản Hiệp Ðịnh Geneva năm 1954 được thương lượng giữa Thủ Tướng Pháp Pierre Mendes-France và Thủ Tướng Trung
Quốc Chu Ân Lai, người lo sợ sự can thiệp của Mỹ, yêu cầu Cộng Sản Việt Nam
phải chấp nhận sự phân chia ở vĩ tuyến 17. Khả năng của Trung Cộng viện trợ cho
Cộng Sản Việt Nam
suy giảm khi nguồn viện trợ của Liên Sô dành cho Trung Cộng suy giảm theo sau
kết thúc Chiến Tranh Triều Tiên năm 1953. Hơn nữa khi Việt Nam bị phân chia, sẽ ở trong tình
trạng ít đe dọa Trung Cộng hơn.
Hình
trích từ phần giới thiệu tác phẩm
“Hồi Ký Của Những Người Trong Cuộc”
của nhà
biên khảo Trần Giao Thủy, tháng 4/2009.
Giòng
chữ dưới cùng của hình:
Hồ Chí Minh (trái) cùng Trần Canh (phải)
bàn kế hoạch chiến tranh biên giới.
Ảnh nguồn:
mạng Đàn Chim Việt.
Trung Quốc
cung cấp kỹ thuật và vật chất cho Cộng Sản Việt Nam trị giá hàng trăm triệu Mỹ Kim.
Lúa gạo do Trung Quốc chi viện giúp Cộng Sản Việt Nam dồn hết nhân lực trai tráng
trên đồng lúa vào quân đội và khởi đầu áp đặt lịnh bắt lính toàn diện vào năm
1960.
Trong mùa Hè
năm 1962, Mao Trạch Ðông đồng ý “viện trợ không đòi hỏi đền bù” cho Cộng Sản
Việt Nam 90.000 khẩu súng trường và súng ngắn. Bắt đầu năm 1965, Trung Quốc gởi
các đơn vị phòng không và tiểu đoàn công binh kỹ thuật đến Bắc Việt để sửa chữa
những tổn hại do bom Mỹ gây ra, xây dựng lại đường xe đi và đường rầy xe lửa,
và những công việc kỹ thuật khác.
Ðiều này
giúp quân đội Cộng Sản Việt Nam
không bận tay và ào ạt đổ vào Miền Nam mở rộng chiến tranh xâm lược.
Giữa năm 1965 đến 1970, có trên 320.000 lính Trung Cộng phục vụ trong lãnh thổ
Bắc Việt. Ðỉnh điểm hiện diện của đoàn quân ngoại bang là năm 1967, lúc đó 170.000 bộ đội Trung Cộng có mặt trên Miền Bắc nước ta
với sự đồng ý của Hồ Chí Minh.
Quan hệ căng
thẳng giữa Liên Sô – Trung Cộng trở nên xấu hơn khi Liên Sô xâm lăng Czechoslovakia
tháng 8/1968. Vào tháng 10, Trung Cộng yêu cầu Hà Nội cắt bỏ mối quan hệ với
Liên Sô nhưng Hà Nội không tuân lời. Trung Cộng bắt đầu rút quân khỏi Miền Bắc
vào tháng 11/1968 và chuẩn bị chiến tranh với Liên Sô, sau này xảy ra ở Ðảo
ZhenBao tháng 3/1969.
Trung Cộng
cũng bắt đầu viện trợ cho Khmer Ðỏ (Cộng Sản Cam Bốt/Kampuchea) như một lực đối
kháng với Cộng Sản Việt Nam
vào lúc đó. Trung Cộng rút quân hoàn toàn khỏi Bắc Việt Nam vào tháng 7/1970.
4/ Nguồn Viện Trợ Từ Ðảng Cộng Sản Liên Sô
Cựu chiến binh Liên Sô
ngày nay.
Hình để minh họa.
Ảnh nguồn:
Liên mạng toàn cầu.
Liên Sô viện
trợ cho Cộng Sản Việt Nam các loại dược phẩm cho quân đội, vũ khí, xe tank, máy
bay, trực thăng, trọng pháo, hỏa tiễn phòng không (bắn máy bay), và nhiều trang
bị quân sự khác. Bộ đội tên lửa (hỏa tiễn/phi đạn) Liên Sô đã dùng các hỏa tiễn
đất đối không do Liên Sô chế tạo bắn rơi đầu tiên các máy bay B.52 của Mỹ đột
kích Hà Nội.
Vài chục
người Liên Sô mất mạng trong Chiến Tranh Việt Nam . Theo sau sụp đổ Liên Bang Sô
Viết năm 1991, các viên chức Nga thừa nhận Liên Sô đã đồn trú trên 3.000 quân ở
Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh.
Dưới đây
chúng tôi xin trích dẫn vài đoạn trong điện báo Ánh Dương tháng 2/2008 ở
California – Hoa Kỳ nói về các tiết lộ mới đây trên báo Russia Today ở Nga về
sự hiện diện của binh lính Cộng Sản Liên Sô trên lãnh thổ Bắc Việt trong cuộc
chiến tranh xâm lăng Miền Nam:
Hôm thứ Bảy một số cựu binh Liên Sô
trong cuộc chiến Việt Nam đã làm lễ kỷ niệm sự tham dự của họ trong
cuộc xung đột nhân dịp 35 năm Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam Việt Nam.
Theo báo Nga Russia Today 16/02/2008,
Liên Sô không bao giờ công nhận sự dính líu trực tiếp của mình trong
cuộc chiến, nên nhiều năm, các cựu binh này không được ghi nhận công
trạng.
Ông Nikolay Kolesnik được Russia Today
trích lời, những quân nhân Nga như ông phải được nói đến cụ thể chứ
không phải một cách chung chung.
Nikolay Kolesnik nói: “Chúng tôi
làm tất cả để ngăn các cuộc không kích. Chính thức chúng tôi chỉ
được coi là chuyên gia quân sự Nga. Cấp chỉ huy mang danh chuyên gia cao
cấp. Điều duy nhất chúng tôi biết mình thuộc nhân dân Liên Sô, là binh
sĩ Liên Sô. Chúng tôi làm tất cả để ngăn các cuộc không kích".
Từ sau khi Liên Sô sụp đổ, họ muốn
được nhìn nhận như các “cựu chiến binh” một cách công khai.
Buổi lễ hôm 16/02 còn là dịp để
Ðảng Cộng Sản Việt Nam cám ơn các binh sĩ Sô Viết từ lâu không được
chính nước Nga ngợi ca.
Dưới thời Nikita Khrushchev, tuy Liên
Sô trợ giúp Bắc Việt Nam về mặt quân sự và kinh tế nhưng không muốn
tỏ ra công khai cử quân lính sang giúp vì e ngại gây căng thẳng với Hoa
Kỳ.
Ông Ilya Shcherbakov, Ðại Sứ Liên Sô
tại Hà Nội từ năm 1964 đến 1974, ban đầu nhận nhiệm vụ coi chừng các
hành động của chuyên gia quân sự Liên Sô bị phát hiện.
Nhưng từ thời Leonid Brezhnev, Moscow mạnh bạo hơn
trong việc đưa bộ đội sang Việt Nam. Tướng Vladimir Abramov được giao
nhiệm vụ chỉ huy các sĩ quan và binh lính Sô Viết trong vùng Đông Nam
Á. (Hết trích).
5/ Viện Trợ
Của Cộng Sản Bắc Hàn
Do quyết
định của Ðảng Công Nhân Triều Tiên trong tháng 10/1966, vào đầu năm 1967, Cộng
Sản Bắc Hàn gởi một phi đội chiến đấu đến Miền Bắc Việt Nam hỗ trợ cho các Phi Ðội 921, 923 của quân đội
Cộng Sản Việt Nam
phòng thủ Hà Nội.
Lính Cộng
Sản Bắc Hàn ở lại Bắc Việt trong suốt năm 1968, thời gian này có đến 200 bộ đội.
Ngoài ra, có ít nhất hai trung đoàn pháo phòng không được chi viện cho Hà Nội.
Cộng Sản Bắc Hàn cũng gởi vũ khí, đạn dược và hai triệu bộ quân phục cho các
đồng chí họ ở Bắc Việt. Lãnh đạo Cộng Sản Bắc Hàn Kim Il Sung từng nói với các
phi công Bắc Hàn tới Bắc Việt chiến đấu: “chiến đấu
trên bầu trời Việt Nam
cũng như trên bầu trời chúng ta”.
Nhưng Bắc Triều Tiên đến
năm 2001 mới thừa nhận họ có quân tại Bắc Việt Nam.
Trong bài viết trên Asia Times ngày
18/8/2006 tác giả Richard M Bennett cho biết có khoảng 200 phi công Bắc Hàn
đã tham gia bảo vệ Hà Nội trong các đợt tấn công của Hoa Kỳ trong
cuộc chiến Việt Nam.
Lễ tưởng niệm các phi công Cộng Sản
Bắc Hàn tử trận tại Việt Nam cũng chỉ được nói đến hồi tháng
7/2001.
Bài hát Sầu Cố Đô do Hương Lan ca.
Những hình ảnh đau thương,
khổ nhục,
chết chóc của đồng bào ta trong chiến tranh,
khiến lòng người xót xa vô vàn.
Đây là tội ác nghiêm trọng đáng
nguyền rủa
do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam
chủ
động, ác tâm gây nên.
Ảnh nguồn: youtube.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Tài
liệu tham khảo và dữ kiện được trích dẫn từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét