Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Nhân Chứng Và Lễ Chôn Cất Di Cốt Nạn Nhân


CUỘC THẢM SÁT TẠI HUẾ
TẾT MẬU THÂN NĂM 1968

BÀI KẾT

 NHÂN CHỨNG VÀ LỄ CHÔN CẤT
DI CỐT NẠN NHÂN

Ðào kiếm xác nạn nhân bị chôn vùi
trong những nấm mồ tập thể.
Ảnh nguồn: Tội ác Cộng Sản tại Huế.


Tử thi nằm đầy trên đất làng
nghèo khổ vì chiến chinh,
Xuân Mậu Thân thành mùa tang chế.
Ảnh nguồn: Tội ác Cộng Sản tại Huế.

       1/ Nghiên cứu
 
       Trong năm 1970, Giáo Sư Douglas Pike (Douglas Eugene Pike, 1924-2002), giới chức ngoại vụ của Cơ Quan Thông Tin Hoa Kỳ đã trình lên Phái Bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam một báo cáo đại lược và cho công bố. Pike đã chứng minh có 3 giai đoạn rõ ràng trong cuộc thảm sát tại Huế.

       Giai đoạn 1 là hàng loạt phiên xử kiểu “Tòa Án kangaroo” để xử tội các quân nhân, sĩ quan Quân Lực VNCH ở địa phương. Các phiên xử này công khai và ở bất kỳ nơi đâu, chỉ kéo dài từ 5 đến 10 phút, và kẻ bị tố cáo luôn luôn bị tìm thấy “có tội ác chống lại nhân dân”.

       Giai đoạn 2 được thực hiện khi Cộng Sản nghĩ rằng họ có thể chiếm giữ thành phố lâu dài, và bao gồm một chiến dịch “tái cấu trúc xã hội” theo đường lối giáo điều Mao Trạch Ðông. Những kẻ bị Cộng Sản tin là phần tử phản cách mạng bị lọc lựa ra trong giai đoạn này. Thiên Chúa Giáo, trí thức, doanh nhân nổi bật, và “những tên đầy tớ khác của bọn đế quốc” là mục tiêu nhắm tới để “xây dựng một trật tự xã hội mới”. 

       Giai đoạn sau cùng diễn ra khi tình hình chiến sự chứng tỏ Cộng Sản không thể nào giữ được thành phố và họ dự định rời khỏi Huế nhưng “không để lại nhân chứng”. Bất kỳ ai có thể nhận diện hành tung và biết mặt cán bộ Cộng Sản trong thời gian họ chiếm đóng liền bị giết chết và thi thể bị mang đi giấu kín. 

Douglas Eugene Pike.
Ảnh nguồn: wiki.

       Thuật ngữ “Tòa Án kangaroo” hay “Phiên Xử kangaroo” của Giáo Sư Pike để chỉ đến một tiến trình pháp lý hay phiên tòa ngụy tạo. Từ ngữ này thường dùng để mô tả việc xét xử bị cáo nhưng lại phủ nhận quyền của họ trong khi xử nhân danh ích lợi của một mục tiêu.

       Các quyền như vậy bao gồm: quyền đòi hỏi có nhân chứng, quyền thẩm vấn đối kháng (hỏi vặn lại), quyền không được tự buộc tội, quyền không bị xét xử dựa trên chứng cứ bí mật, quyền kiểm soát sự binh vực người khác, quyền loại bỏ chứng cứ đạt được một cách không thích hợp hay không thể chấp nhận được, thí dụ như lời đồn..., quyền trừ bỏ các thẩm phán hay đoàn viên phụ thẩm trên căn bản thiên vị, và quyền kháng án.

       Hậu quả của “Phiên Tòa kangaroo” đã được quyết định trước, thường đó là hình thức cung cấp cho sự kết tội, người lập phiên tòa thao tác tiến trình và không cho phép bị cáo bảo vệ họ một chút nào cả.

       Giáo Sư Pike khi tham khảo sự ước lượng tổn thất nhân mạng của chính quyền VNCH, ông nói “câu chuyện chưa hoàn tất, ngay cả các giới chức tại Huế đưa ra con số ước lượng gần đúng, có gần 2.000 người hãy còn mất tích (vào cuối năm 1970)”.

       Giáo Sư Douglas Pike còn là học giả trứ danh về Ðông Dương và Ðông Nam Á, ông là tác giả nhiều tác phẩm sâu rộng về chiến thuật, chiến lược, học thuyết Cộng Sản tại Việt Nam. Ông cũng là Giám Ðốc Liên Kết Nghiên Cứu tại Texas Tech's Viet Nam Center. Là một chuyên gia hàng đầu về Việt Nam, ông Pike đã viết 6 cuốn sách và nhiều tài liệu biên khảo giá trị về Ðông Dương và Ðông Nam Á. 
 
       Nhiều tác giả sau này viết về cuộc tàn sát tại Huế đã dựa theo cách chứng minh của Douglas Pike như Stanley Karnow trong quyển sách “Việt Nam, Một Lịch Sử”, và Michael Maclear trong tác phẩm “Cuộc Chiến Mười Ngàn Ngày”.

       2/ Cuộc điều tra của Gareth Porter

       Nhiều nguồn tin khác có sớm bao gồm những tường thuật của các thông tín viên chiến trường làm việc dưới tiêu chuẩn nghiêm ngặt do cơ quan và lực lượng Mỹ áp đặt. Nhiều cuộc nghiên cứu sau này đã tranh cãi với những tường thuật đầu tiên nói trên, nổi cộm nhất là cuộc điều tra của Gareth Porter, trong đó ông chỉ trích gay gắt các phúc trình đầu tiên và tìm cách binh vực Cộng Sản chống lại các tác động được gọi là tuyên truyền.

       Về mặt khác, Porter thừa nhận có các cuộc hành hình diễn ra trong thời gian Huế bị chiếm đóng. Tuy nhiên Porter lập luận rằng việc hành quyết như thế là do cá nhân ra tay chứ không phải là chính sách của Cộng Sản. 

       Sau cuộc điều tra của Porter thời gian ngắn, một trong những nhân chứng hàng đầu của Porter là Alje Vennema đã cho xuất bản quyển sách nói về vụ thảm sát, thế nhưng trong đó lại ủng hộ cách giải thích của Giáo Sư Douglas Pike. Alje Vennema là bác sĩ giám đốc bệnh viện trị lao phổi của Canada ở Quảng Ngãi cho đến tháng 8/1968, và có mặt tại các cuộc kiểm tra mồ chôn tập thể.

       Gareth Porter (sinh ngày 18/6/1942 tại Independence, Kansas) là sử gia, ký giả điều tra, và nhà phân tích về chính sách quân sự và đối ngoại của Mỹ. Gareth Porter được coi là một đối thủ mạnh của các cuộc chiến tranh của Mỹ tại Ðông Nam Á, Balkans, và Trung Ðông.

       Ông cũng viết về tiềm năng thỏa hiệp ngoại giao để kết thúc hay tránh được chiến tranh tại Triều Tiên, Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Bosnia, Serbia, Kuwait, Iraq, và Iran. Ông là tác giả quyển sách lịch sử nguồn gốc Chiến Tranh Việt Nam “Các Hiểm Họa Của Sự Thống Trị: Mất Cân Bằng Quyền Lực Và Con Ðường Ðến Chiến Tranh Ở Việt Nam”.

Gareth Porter.
Ảnh nguồn: wiki.


  Lời nhân chứng từng sống tại Huế
 thời điểm Tết Mậu Thân 1968.
Nguồn: Youtube.
      
       3/ Bài viết của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích

       Trong bài viết “Trận chiến Mậu Thân tại Huế từ góc nhìn của người chỉ huy chiến trường Bắc quân” ghi ngày 26-3-2008 trên điện báo Ðàn Chim Việt nhân thời điểm 40 năm xảy ra Vụ Thảm Sát Tại Huế Tết Mậu Thân 1968, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích một giới chức cao cấp của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa (1965-1975) nay đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ viết như sau:

       “Bốn mươi năm trước đây, Cộng Sản Việt Nam, trong cố gắng đảo ngược thế cuộc chiến tranh vì các thất bại liên tiếp của họ vào hai năm 1966 – 1967, đã phát động cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân từ tháng giêng đến tháng hai năm 1968.

       Cuộc Tổng Tấn Công này trở thành một đại thảm họa về quân sự cho phía Cộng Sản. Chính Cộng Sản Việt Nam (VN) đã thú nhận là họ thất bại nặng nề, với 48.000 tổn thất nhân sự (41.000 tử vong, 7.000 lính bị bắt làm tù binh, chưa kể thương binh) trên tổng số 84.000 quân trong lực lượng tấn công. Cộng Sản Việt Nam đã phải tốn ít nhất là 3 năm (theo Trần Văn Trà), đến 5 năm (theo Bùi Tín), để tái xây dựng lực lượng....

       ...Thống kê của đồng minh ước đoán lính Việt Cộng tham chiến tại Huế có hơn 7.500 người (tương đương với 15 tiểu đoàn), trong số đó 5.000 tử trận tại chỗ, còn 3.000 xác khác được tìm thấy tại những vùng đất chung quanh Huế....

       ...Tuy vậy, con số dân lành bị thiệt mạng trong cuộc chiến tại Huế thật khổng lồ. Gần 7.000 người mất tích, trong khi chỉ có 844 tử thương và 1.900 bị thương vì bom đạn. Trong số mất tích người ta tìm được 2.800 tử thi từ các hầm chôn tập thể ở rải rác nhiều nơi trong thành phố, nhất là tại Gia Hội, nơi nhiều người dân bị xử tử, và khoảng 19 địa điểm khác quanh Huế.

       Các nạn nhân này bị tàn sát bất kể người già, phụ nữ, trẻ em, ngay cả trẻ sơ sinh. Việt Cộng sợ rằng nếu có người sống sót trở về, họ sẽ tiết lộ các nơi trú ẩn của tàn quân Bắc Việt...”

Từng hàng quan tài, “giải phóng” chi
cho người dân chịu cảnh thương vong
chia lìa đớn đau.
Ảnh nguồn: Tội ác Cộng Sản Việt Nam.

       4/ Khe Đá Mài - Lời nhân chứng sống sót trong cuộc tàn sát không còn nhân tính

       Linh Mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Linh Mục Phêrô Phan Văn Lợi trong bài viết: “Tưởng Nhớ 40 Năm Mậu Thân: Cuộc Thảm Sát Tại Khe Đá Mài” đăng trên điện báo VietLand ngày 24/1/2008 có những lời mở đầu như sau:

       “Biến cố Tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu, vì hàng trăm ngàn nạn nhân của cuộc thảm sát này - mãi cho tới hôm nay - chưa bao giờ nghe được một lời tạ lỗi và thấy được một cử chỉ sám hối từ phía các tay đồ tể là đảng CSVN.

       Chúng tôi nói là hàng trăm ngàn người, vì ngoài con số 14.300 nạn nhân vô tội gồm tu sĩ, công chức, giáo sư, giáo viên, sinh viên, học sinh, dân thường ở miền Nam (riêng Huế chiếm gần một nửa), còn phải kể đến 100.000 bộ đội miền Bắc (con số do chính CS đưa ra) đã bị nướng vào cuộc tàn sát dân tộc này, cuộc tàn sát man rợ nhất lịch sử đất nước mà người chủ xướng là Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cao cấp trong đảng CS thời đó.

       ... Trong toàn bộ biến cố Tết Mậu Thân, có lẽ những gì xảy ra tại Huế là đau thương và đánh động hơn cả. Nhưng trong những gì xảy ra tại Huế, thì có lẽ cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài là rùng rợn, dã man và thê thảm nhất...

       ... mãi tới ngày 19-09-1969, tức gần hai năm sau, nhờ khai thác tù binh Việt cộng, chính phủ VNCH mới biết đó là Khe Đá mài trong vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc, thuộc quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên (xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy ngày nay)...

       ... vì lý do an ninh của đương sự, chúng tôi viết theo dạng tự thuật để khỏi nêu tên ông. Chúng tôi cũng xin phép bỏ đi nhiều chi tiết có thể giúp CS lần hồi dấu vết của ông để báo thù”.

       Dưới đây Phạm Hoàng Tùng chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn tự thuật của một trong hai nhân chứng bị bắt giải đi đến Khe Ðá Mài để Cộng Sản Việt Nam xuống tay cuồng sát, nhưng may mắn hai người này tìm cách trốn thoát nhờ bản năng sống còn vùng dậy. Nhiều năm trôi qua, chỉ một nhân chứng còn sống nhưng đã trên 60 tuổi, ông kể lại câu chuyện cho hai vị Linh Mục tường tận:

       “...Rồi chúng bắt đầu dùng dây điện thoại trói thúc ké từng người một chúng tôi, trói xong chúng xâu lại thành chùm bằng một sợi dây kẽm gai, 20 người làm một chùm. Tôi nhớ là đếm được trên 25 chùm, tức hơn 500 người.

       Về sau tôi được biết đa phần những thanh niên bị bắt đêm mồng 6 Tết tại nhà thờ Phủ Cam và sau đó bị giết chết đều là học sinh, sinh viên, thanh niên nhút nhát hiền lành...

       Bỗng nhiên như có linh tính, tôi chợt choàng dậy và thấy rung động toàn thân hết sức dữ dội. Máu tôi sôi sùng sục trong đầu. Có chuyện chẳng lành rồi đây! Quả thế, tôi thoáng nghe hai tên VC gần kề nói nhỏ với nhau: “Trong vòng 15–20 phút nữa sẽ thủ tiêu hết bọn này!”.

       ...Đánh thức chúng tôi dậy xong, một tên lên tiếng nói lớn cho cả đoàn: 

       Chúng ta sắp đến trại học tập rồi. Vậy trong anh em ai có một là vàng, hai là tiền, ba là đồng hồ, bốn là bật lửa thì nộp lại để Cách mạng giữ cho, học xong 3 ngày sẽ trả.

       Thế là mọi người riu ríu và khổ sở móc ra những thứ quý giá còn giữ trong người. Ai chậm chạp hoặc ngần ngừ thì mấy tên bộ đội tới “giúp” cho. Bọn chúng lột sạch và cho tất cả vào mấy cái ba lô vải. Lúc đó tôi mới để ý thấy tay bộ đội áp giải chùm của tôi đang mang trên hai vai và cột quanh lưng ít nhất cả chục cái radio lớn nhỏ mà chắc hắn đã cướp được của dân dưới thành phố. Với khẩu AK trên tay lại thêm từng ấy máy móc trên người, hắn bước đi lặc lè, chậm chạp...

       Khi nghe tiếng đoàn người đi khá xa, chúng tôi mới bò ra khỏi lèn, đi ngược lên theo hướng đối nghịch. Chừng 15-20 phút sau, tôi bỗng nghe từ phía dưới vọng lên tiếng súng AK nổ vang rền và lựu đạn nổ tới tấp, phải mấy chục băng và mấy chục quả. Một góc rừng rực sáng! Chen vào đó là tiếng khóc la khủng khiếp - chẳng hiểu sao vọng tới tai chúng tôi rõ ràng - khiến tôi dựng tóc gáy, nổi da gà và chẳng bao giờ quên được.

       ...Các binh sĩ đã tìm thấy cuối một khe nước chảy trong veo (về sau mang thêm tên Suối Máu, Phủ Cam Tử lộ), cả một núi hài cốt, nào sọ, nào xương sườn, nào xương tay xương chân trắng hếu, nằm rời rạc, nhưng cũng có những bộ còn khá nguyên. Xen vào đó là dây điện thoại và dây thép gai vốn đã trói chúng tôi thành chùm. Rồi áo quần (vải có, da có, len có) nguyên chiếc hay từng mảnh, lỗ chỗ vết thủng. Rồi tràng chuỗi, tượng ảnh, chứng minh thư, ống hít mũi, lọ dầu nóng… vương vãi trên bờ, giữa cỏ, dưới nước.

       Cuối cùng, đa phần các hài cốt (hơn 400 bộ) được quy tập một chỗ, mang tên nghĩa trang Ba Tầng, nằm phía Nam thành phố Huế, khá cận kề khu vực Từ Đàm (đất của Phật giáo) và Phủ Cam (đất của Công giáo). Nghĩa trang xây thành hình bán nguyệt. Hai bên, phía trước, có hai bàn thờ che mái, cho tín đồ Phật giáo và Công giáo đến cầu nguyện. Ở giữa, phía sau, một trụ đá dựng đứng với giòng chữ Hán làm bia tưởng niệm...

       Sau khi vừa chiếm được miền Nam, Cộng sản đã dùng mìn phá ngay trụ bia và hai bàn thờ”.

Thắp hương cầu nguyện trước đống xương khô
cho bao vong hồn uổng tử được siêu thoát.
Ảnh nguồn: Tội ác Cộng Sản Việt Nam.

       5/ Ðảng Cộng Sản Việt Nam kỷ niệm 40 Năm “chiến thắng” Mậu Thân 
   
       Báo Công An Cộng Sản ở Sài Gòn loan tin ngày 13/11/2007 như sau: “Ban Bí thư TW Đảng có thông báo về việc tổ chức kỷ niệm trọng thể 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân – 1968.

       Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tổ chức hội thảo khoa học cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968. Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức mít tinh trọng thể cấp Nhà nước tại thành phố. Các tỉnh từ Quảng Trị trở vào tổ chức gặp mặt truyền thống, tọa đàm về chiến thắng này. Tổ chức các hoạt động... giúp đỡ cá nhân có thành tích trong cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân hiện còn khó khăn”.

       Trung Tướng kiêm Phó Giáo Sư Nguyễn Đình Ước của Cộng Sản Việt Nam viết trên báo Nhân Dân ngày 8/1/2008: “Cuộc tiến công Tết Mậu Thân... sáng tạo độc đáo của cuộc chiến tranh cách mạng Việt Nam thể hiện một đỉnh cao ý chí và trí tuệ.... Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh... đã đánh thắng oanh liệt”.  

Ðầu lâu, xương người, vành khăn tang,
giọt nước mắt góa phụ...
đây là “kết quả” của
 “đỉnh cao ý chí và trí tuệ
của Ðảng Cộng Sản Việt Nam.
Ảnh nguồn: Tội ác Cộng Sản Việt Nam.


Lễ chôn cất di cốt nạn nhân
tại Huế.
Nguồn: Youtube.

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tài liệu tham khảo và trích dẫn:


2 nhận xét:

  1. Mời bà con đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) trên Wikipedia.

    Bài này có phần mở đầu rất hoành tráng, ca ngọi HPNT là một đại văn hào thi hào Việt Nam. Tôi bèn viết thêm một câu nói về nghi án HPNT trong vụ thảm sát Mậu Thân vào đoạn mở đầu, và thêm hằn một chương vào phần nội dung. Đó là chương 7, chương "Tranh cãi Hoàng Phủ Ngọc Tường có nhúng tay tàn sát dân Huế."

    Chỉ nháy mắt sau, thằng nào đã xoá ngay câu trong đoạn mở đầu tôi thêm vào, nhưng nó không dám xoá chương 7. Tuy vậy, chương 7 tôi viết đã bị nó sửa đổi hầu như hoàn toàn. Đó là một phần của nhân vật HPNT nên không thể xoá được. Bọn chúng đã sửa đổi đi để chạy tội cho HPNT.

    Tôi bực quá, nhưng không rảnh thì giờ mà sửa bài với bọn canh chừng bài này được, đành hài lòng với chương 7 mình thêm vào. Tôi mở mục Thảo Luận và lên tiếng kết án bọn nào đã xoá câu giới thiệu của tôi. Tôi nói phần thân bài có nhiều đoạn dài tâng bốc HPNT mà chỉ có 1 đoạn sơ sài về nghi án thảm sát Mậu Thân. Vậy thì phần mở đầu cũng phải có 2 mặt của HPNT chứ.

    Thế rồi ngày tháng trôi qua. Hôm nay nhân lên FB đọc bài này, tôi lượn lại Kiki coi HPNT ra sao, thì thấy phần mở đầu cộc lốc, chỉ có một câu "HPNT là một nhà văn của Việt Nam."

    Khi thăm bài HPNT trên Wikipedia, bà con nhớ nhắp chuột vào "Thảo Luận" ở trên đề bài, hơi xế mé trái chút nhé. Đó là phần tôi mở ra để tấn công bọn bênh vực HPNT đấy.

    Trả lờiXóa