Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Lech Wałęsa Và Công Ðoàn Ðoàn Kết


 Lech Wałęsa
MỘT CÔNG NHÂN TRỞ THÀNH
LÃNH ÐẠO CÔNG ÐOÀN CHỐNG CỘNG
VÀ LÀ VỊ TỔNG THỐNG ÐẦU TIÊN
CỦA ÐỆ TAM CỘNG HÒA BA LAN TỰ DO DÂN CHỦ

Lech Wałęsa [lɛx vawɛ̃sa]
(hình năm 2009).
Ảnh nguồn: wiki.

       1/ Thiếu Thời Và Hoạt Ðộng Sau Này

       Sự tranh chấp giữa các nước thành viên trong Hiệp Ước Warsaw{1}và bất ổn định của các đồng minh này ở phía Tây Liên Sô, đầu tiên được chứng tỏ qua việc nổi lên gương mặt của ông Lech Wałęsa tại Ba Lan vào năm 1980 trong vai trò lãnh đạo Công Ðoàn Ðoàn Kết, và điều này cũng để lại cho Liên Sô không thể tùy thuộc các quốc gia vệ tinh Ðông Âu che chở cho mình như một vùng đệm.

       Lech Wałęsa [lɛx vawɛ̃sa] sinh ngày 29/9/1943 tại làng Popowo ở Trung Bắc Ba Lan trong gia đình có người cha làm nghề thợ mộc. Ông học tiểu học và sau đó tại trường huấn nghệ. Năm 1969, ông làm đám cưới với Danuta Gołoś, và hai người có với nhau 8 đứa con. Lech Wałęsa là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã nhiệt thành, ông nói niềm tin tôn giáo luôn giúp ông trong suốt thời kỳ khó khăn của Công Ðoàn Ðoàn Kết.

       Năm 1970 Lech Wałęsa vào làm kỹ thuật viên ngành điện trong xưởng đóng tàu Lenin tại Gdańsk.

       Xưởng đóng tàu Gdańsk về sau bị chính quyền Cộng Sản đổi tên thành xưởng đóng tàu Lenin là một cơ s lớn của Ba Lan chuyên đóng và sửa chữa tàu nằm ở thành phố Gdańsk. Xưởng được thành lập năm 1945 như một công ty quốc doanh trên khu vực trước đây là xưởng đóng tàu của Ðức. Xưởng nằm bên trái Martwa Wisła và trên đảo Ostrów.
       
       Xưởng này đã tạo nên danh tiếng trên thế giới khi Công Ðoàn Ðoàn Kết được thành lập tại đây. Và cũng ở đây từng diễn ra một cuộc đình công qui tụ 17.000 công nhân.

       Thành phố Gdańsk, được thành lập vào thế kỷ thứ 10, cũng được biết qua tên Ðức là Danzig, nằm trên bờ Biển Baltic phía Bắc Ba Lan. Gdańsk được coi như vùng thủ phủ lớn hàng thứ tư, và cũng là cảng biển chính yếu của Ba Lan. Thành phố này ở gần biên giới lịch sử giữa Tây Slavic và đất Ðức, có lịch sử chính trị phức tạp với các thời kỳ do Ba Lan cai trị và thời kỳ do Ðức cai trị, và hai lần sống trong tình trạng thành phố tự do.

       Gdańsk trở thành một phần của Ba Lan hiện đại từ năm 1945. Dân số năm 2008 có 455.584 người, diện tích rộng 262 km2, tạo cho Gdańsk trở nên thành phố lớn nhất trong vùng Pomerania ở Bắc Ba Lan.

Gdańsk ở phía Bắc Ba Lan.
Ảnh nguồn: Map google.

  Xưởng đóng tàu Lenin.
 Ảnh nguồn: wiki.
     
        Thành phố Gdańsk.
  Ảnh nguồn: wiki.

       Năm 1970, Lech Wałęsa là thành viên Ủy Ban Ðình Công bất hợp pháp trong xưởng đóng tàu Gdańsk.
  
       Năm 1976, ông bị mất việc.

       Tháng 6/1978, ông tham gia Nghiệp Ðoàn Tự Do Duyên Hải, một nghiệp đoàn công nhân bất hợp pháp và bí mật. Nghiệp đoàn này được các nhân vật Bogdan Borusewicz, Andrzej Gwiazda, Krzysztof Wyszkowski, Lech Kaczyński, Anna Walentynowicz, Antoni Sokołowski, và nhiều người khác tổ chức.

                 Ngày 14/8/1980, sau khi khởi đầu cuộc đình công liên hệ đến nghề nghiệp tại xưởng đóng tàu Lenin, ông trở thành người lãnh đạo cuộc đình công này. Sau đó đã có nhiều cuộc đình công tương tự tự phát, đầu tiên tại Gdańsk, và rồi lan rộng khắp Ba Lan.
         
       Tháng 9/1980, chính quyền Cộng Sản ký một thỏa thuận với Ủy Ban Ðiều Phối Ðình Công cho phép tổ chức hợp pháp nhưng không phải là nghiệp đoàn thật sự. Ủy Ban Ðiều Phối Ðình Công tự hợp pháp hóa thành Ủy Ban Ðiều Phối Quốc Gia của Nghiệp Ðoàn Tự Do Ðoàn Kết (Công Ðoàn Ðoàn Kết), và Wałęsa được chọn làm Chủ Tịch Ủy Ban. Ông giữ vị trí này cho đến ngày 13/12/1981, khi bị bắt giữ.

       Tướng Wojciech Jaruzelski tuyên bố tình trạng Thiết Quân Luật trên đài phát thanh ngày 13/12/1981.

       Wojciech Witold Jaruzelski sinh ngày 6/7/1923 tại Kurów, cầm đầu Ðảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan từ năm 1981-1989, Thủ Tướng từ 1981-1985, và đứng đầu nhà nước Cộng Sản Ba Lan từ 1985-1990, nhân vật đầu đảng cuối cùng của Cộng Sản Ba Lan.

Ảnh nguồn: wiki.

       Wałęsa bị giam tù 11 tháng ở vùng Ðông Ba Lan tại những làng Chylice, Otwock, và Arłamów sát biên giới Sô Viết cho đến 14/11/1982.

       Năm 1983, ông được cho phép trở lại xưởng đóng tàu ở Gdańsk để làm kỹ thuật viên bình thường. Trong năm này Lech Wałęsa được trao Giải Nobel Hòa Bình. Chính bản thân ông không thể đi nhận giải vì lo sợ chính quyền Cộng Sản Ba Lan không cho trở về nước. Vợ ông đã thay mặt chồng đi nhận giải thưởng cao quý này.   

       Từ năm 1987 đến 1990, Lech Wałęsa tổ chức và lãnh đạo Ủy Ban Chấp Hành Lâm Thời của Công Ðoàn Ðoàn Kết, tổ chức “nửa - bất hợp pháp”. Trong năm 1988, ông tổ chức cuộc đình công liên quan tới quyền lợi nghề nghiệp tại xưởng đóng tàu Gdańsk, chỉ đòi hỏi tái hợp pháp Công Ðoàn Ðoàn Kết. Sau 80 ngày, chính quyền đồng ý bước vào cuộc thương lượng trong tháng 9. Lech Wałęsa trở thành nhà lãnh đạo không chính thức của phe “không phải chính quyền” trong suốt cuộc thương nghị. 

Wałęsa(trái)lãnh đạo phong trào
Công Ðoàn Ðoàn Kết.
Ảnh nguồn: wiki.
     
       2/ Các Cuộc Thương Thảo Bàn Tròn
            
       Diễn ra tại Warsaw – Ba Lan từ 6/2 đến 4/4/1989, do chính quyền Cộng Sản khởi xướng cuộc thảo luận với Công Ðoàn Ðoàn Kết bị ngăn cấm và các nhóm đối lập khác trong nỗ lực giảm bớt tình trạng bất ổn xã hội đang gia tăng.

       Cá nhân chúng tôi xin lược lại tiến trình trước thời điểm “Thảo luận Bàn Tròn”. Theo sau các cuộc đình công hãng xưởng vào đầu thập niên 1980 và việc thành lập sau đó phong trào Công Ðoàn Ðoàn Kết (vẫn còn trong trình trạng bí mật), tình hình chính trị Ba Lan có phần được nới lỏng chút ít từ bàn tay kiểm soát chuyên chế của Cộng Sản Ba Lan. Mặc dù chính quyền Cộng Sản cố gắng đàn áp ý thức chống Cộng, phong trào hoạt động Công Ðoàn đạt được rất nhiều xung lực và trở thành hiện thực không thể không thay đổi từ lúc đó.

       Ngoài ra còn có nổi lo sợ xã hội bùng nổ - nổi loạn do khó khăn kinh tế và lạm phát tăng cao làm hạ thấp tiêu chuẩn sống người dân Ba Lan khiến đào sâu sự giận dữ và mệt mỏi, thất vọng. Vào năm 1988 chính quyền có những cuộc nói chuyện nghiêm chỉnh với phe đối lập.

       Tháng 9/1988, khi làn sóng đình công sắp đến hồi kết thúc, một cuộc họp bí mật được tổ chức bao gồm lãnh đạo đối lập Lech Wałęsa và Bộ Trưởng Nội Vụ Czesław Kiszczak. Họ đồng ý cái gọi là Các Cuộc Thương Thảo Bàn Tròn trong tương lai gần để dự định đường lối hành động được thực thi trong quốc gia.

       Các Cuộc Thương Thảo Bàn Tròn khởi đầu vào ngày 6/2/1989. Các bên tham dự gồm phe đối lập là tổ chức Công Ðoàn và phe chính quyền. Cuộc thương thảo được tổ chức tại Văn Phòng Hội Ðồng Bộ Trưởng. Các phiên họp được Lech Wałęsa và Czesław Kiszczak đồng chủ tọa.
  
Các cuộc Ðàm Phán Bàn Tròn.
Ảnh nguồn:wiki.
    
                  Bên phe Cộng Sản Ba Lan do Tướng Jaruzelski cầm đầu, hy vọng các nhà lãnh đạo đối lập nổi bật được bầu vào giai tầng cai trị hiện thời nhưng không tạo ra thay đổi quan trọng nào trong cấu trúc quyền lực chính trị độc chuyên. Trong hiện thực, các cuộc thương thảo làm biến đổi hình thể chính quyền và xã hội Ba Lan. Các biến cố tại Ba Lan, mang dấu mốc lịch sử đậm nét, làm đẩy nhanh và dành xung lực cho diễn trình sụp đổ toàn thể khối Cộng Sản trên thế giới chúng ta.

       Các khóa họp được phân chia thành ba nhóm làm việc chính:

       Nhóm làm việc liên quan đến cải cách chính trị;

       Nhóm làm việc liên hệ đến vấn đề đa đảng và đa nghiệp đoàn;

       Nhóm làm việc liên hệ tới các vấn đề kinh tế và xã hội.

       Các vấn đề đặc biệt được các nhóm làm việc tìm cách giải quyết. Các cuộc họp thường bị dừng lại. Ðây là do sự không tin lẫn nhau của các phe thảo luận và thái độ không thiện chí hiển nhiên của chính quyền độc tài trong việc từ bỏ quyền lực.

       Những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là:

       Tăng lương và lập chỉ số tiền lương và tiền hưu;

       Các cuộc bầu cử đa đảng trong tương lai;

       Sự giới hạn thẩm quyền của Tổng Thống tương lai;

       Sự giới hạn thẩm quyền của Hạ Viện và Thượng Viện tương lai; 

       Sự tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng của lực lượng đối lập.

       Một số tổ chức đối lập triệt để hoàn toàn chống đối cuộc thương thảo, họ không tin chính quyền đương thời có ý định tốt. Mặc dù có lo sợ đó, một số tài liệu quan trọng được ký vào ngày 5/4 khi kết thúc các cuộc thương thảo. Các tài liệu này được biết là Thỏa Thuận Bàn Tròn.
       
       Kết quả, một thỏa thuận được ký kết ngày 4/4/1989, các công nhận quan trọng nhất bao gồm:

       Hợp pháp hóa các nghiệp đoàn độc lập;

       Giới thiệu chức vụ Tổng Thống với nhiệm kỳ 6 năm, do đó hủy bỏ quyền lực Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản;

       Thành lập Thượng Viện. 

       Quyền lực chính trị thật sự được trao cho cơ quan lập pháp gồm lưỡng viện mới được tạo ra và cho Tổng Thống, người sẽ đứng đầu ngành hành pháp. Công Ðoàn Ðoàn Kết trở thành một chính đảng chính thức và hợp pháp. Cuộc bầu cử cho 35% ghế tại Sejm và một cuộc bầu cử tại Thượng Viện.
  
       Sejm là Hạ Viện trong Nghị Viện Ba Lan. Mỗi thành viên được gọi là Posel. Trước thế kỷ 20, từ ngữ Sejm để chỉ toàn thể Nghị Viện Ba Lan gồm ba Viện: Hạ Viện, Thượng Viện (tiếng Ba Lan: Senat), và nhà vua. Thường được gọi là Nghị Viện ba giới. Từ khi có nền Ðệ Nhị Cộng Hòa Ba Lan (1918-1939), từ ngữ Sejm đề cập duy nhất đến Hạ Viện của Nghị Viện. 

       3/ Cuộc Bầu Cử Bán-Tự Do 

       Quyết định quan trọng nhất đạt được trong cuộc thương thảo giữa chính quyền Cộng Sản và phe đối lập là cho phép tổ chức cuộc bầu cử tự do một phần tại Ba Lan. Tất cả ghế tại Thượng Viện Ba Lan mới được tạo ra thì sẽ tổ chức bầu dân chủ. Tuy nhiên tại Sejm, phe đối lập chỉ được dành cho 35% trong tổng số, tức là có khoảng 161 ghế đại biểu. 65% còn lại được dành cho Ðảng Cộng Sản và các đảng vệ tinh. Ngoài ra còn 35 ghế được bầu thông qua một danh sách toàn quốc được dành cho ứng viên Ðảng Cộng Sản và các đảng vệ tinh nhằm cung cấp cho họ một tỷ lệ chính xác của sự ủng hộ.

       Ðiều này bảo đảm rằng những kẻ cầm đầu quan trọng nhất của Ðảng Cộng Sản Ba Lan được bầu vào Nghị Viện. Như vậy chúng ta thấy, dù có nhượng bộ trong thương thảo và chịu cho tổ chức bầu cử đa đảng đầu tiên từ khi nắm quyền lực vào năm 1945 với sự trợ giúp của Stalin, Cộng Sản Ba Lan vẫn cố gắng nắm Hạ Viện và tìm mọi cách gài ứng viên Cộng Sản vào trong cơ chế Thượng Viện mới.

       Kết quả cuộc bầu cử phần lớn không tiên đoán được. Thêm nữa Ba Lan không có cuộc bầu cử thât sự công bằng kể từ thập niên 1920, vì thế không có tiền lệ trong bầu cử tự do, dân chủ. Nhưng rõ ràng Cộng Sản không được ưa thích, tuy nhiên cũng không có con số cụ thể chứng tỏ họ được ủng hộ thấp như thế nào để thật sự thất bại.

       Chính quyền Cộng Sản hãy còn kiểm soát tất cả phương tiện truyền thông chính yếu và sử dụng đài truyền hình tuyên truyền cho ứng cử viên Cộng Sản cũng như chỉ thị cho các doanh nhân, nhân vật địa phương có tên tuổi ủng hộ cho phe thuộc đảng cầm quyền. Một số thành viên phe đối lập lo lắng các chiến thuật như thế sẽ kiếm được phiếu từ bộ phận dân chúng ít được giáo dục và giúp cho Cộng Sản được tính chất hợp pháp.

       Cuộc bầu cử ngày 4/6/1989 (và vòng thứ nhì diễn ra ngày 18/6) đã mang chiến thắng vang dội cho Công Ðoàn Ðoàn Kết: 99% ghế tại Thượng Viện và tất cả 35% ghế tại Hạ Viện. Trong 100 ghế tại Thượng Viện, Công Ðoàn nắm giữ đến 99 ghế và một ghế còn lại thuộc ứng viên độc lập. Trong 35 ghế thuộc danh sách toàn quốc, Ðảng Cộng Sản chỉ thắng được có một ghế và một ghế khác thuộc đảng vệ tinh, trong khi số ghế còn lại thuộc về Công Ðoàn trong vòng bầu cử thứ nhì. Và trong 161 ghế tại Hạ Viện dành cho đối lập, Công Ðoàn Ðoàn Kết chiếm được 160 ghế. 

       Số lượng người đi bầu thấp đáng ngạc nhiên, chỉ có 62,7% trong vòng đầu, và 25% trong vòng hai. Kết quả bầu cử gây ngạc nhiên lớn cho cả Ðảng Cộng Sản và Công Ðoàn. Chỉ vài ngày trước ngày 4/6, Ủy Ban Trung Ương Ðảng Cộng Sản thảo luận về phản ứng có thể xảy ra từ thế giới Phương Tây trong trường hợp Công Ðoàn không nắm giữ được một ghế nào. Cùng lúc đó lãnh đạo Công Ðoàn đang cố gắng thiết lập qui định cho các đại biểu Nghị Viện không Cộng Sản trong một Nghị Viện do Cộng Sản thống trị, vì Công Ðoàn chỉ mong chờ kiếm được không hơn 20 ghế.

       Mặc dù cuộc bầu cử không hoàn toàn dân chủ nhưng cũng đã lót đường cho việc thành lập nội các Tadeusz Mazowiecki, và một thời kỳ chuyển tiếp hòa bình đến xã hội tự do dân chủ được xác định sau cuộc bầu cử Nghị Viện Ba Lan năm 1991.

       Năm 1989,Lech Wałęsa tổ chức và lãnh đạo Ủy Ban Công Dân của Công Ðoàn Ðoàn Kết. Chính thức đây là cơ quan cố vấn nhưng trong thực tế là một kiểu chính đảng.
        
       Về mặt hình thức vào lúc đó, Wałęsa chỉ là Chủ Tịch Công Ðoàn Ðoàn Kết, tuy nhiên trong thực tế ông giữ vai trò chính yếu trong chính trường Ba Lan. Vào cuối năm 1989, ông thuyết phục lãnh đạo các đảng liên minh với Cộng Sản trước đây hình thành chính quyền liên hiệp không Cộng Sản, đây là chính quyền không Cộng Sản đầu tiên trong vùng ảnh hưởng của Sô Viết.

       Sau thỏa thuận đó, Quốc Hội (thường để nói đến Hạ Viện) chọn Tadeusz Mazowiecki làm Thủ Tướng, trong khi hãy còn là quốc gia Cộng Sản trong lý thuyết, Ba Lan đã khởi động thay đổi nền kinh tế hướng đến hệ thống dựa trên cơ sở thị trường, tự do.

       Tadeusz Mazowiecki (sinh ngày 18/4/1927 tại Płock- Ba Lan), chính trị gia, nhà báo, tác giả, và người hoạt động từ thiện. Ông là một trong các cựu lãnh đạo Công Ðoàn, Thủ Tướng không Cộng Sản đầu tiên tại Trung và Ðông Âu sau Ðệ Nhị Thế Chiến.

Tadeusz Mazowiecki,
mất ngày 28/10/2013.
Ảnh nguồn: wiki.

       4/ Uy Tín Cá Nhân - Quốc Tế Tưởng Thưởng

Tổng Thống Hoa Kỳ George H. W. Bush (phải)
 và phu nhân Barbara Bush (trái)
với Wałęsa (giữa) ở Warsaw, tháng 7/1989.
Một biểu tượng của Tự Do
chiến thắng Chủ Nghĩa Cộng Sản độc tài.
Ảnh nguồn: wiki.

       Wałęsa là một công dân nước ngoài về mặt cá nhân duy nhất đọc diễn văn tại khóa họp chung ở Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 15/10/1989. Ông cũng là người đầu tiên nhận Huân Chương Tự Do ngày 4/7/1989 ở Philadelphia, Pennsylvania. Trong bài diễn văn đón nhận, ông nói, “Tự do không chỉ là một quyền nhưng cũng còn là trách nhiệm và bổn phận chung của chúng ta”.  

       Vào ngày 9/12/1990, Lech Wałęsa thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống và trở thành Tổng Thống Ba Lan trong năm năm kế tiếp. Thời gian ông tại chức từ 22/12/1990 đến 22/12/1995. 

       Ngoài Giải Nobel Hòa Bình nhận năm 1983, Lech Wałęsa còn nhận được nhiều giải thưởng quốc tế khác. Ông cũng được trao 35 bằng Tiến Sĩ Danh Dự từ các Ðại Học Hoa Kỳ và Châu Âu. Cạnh đó ông cũng được chọn “Người Nổi Bật Nhất Trong Năm” do các tạp chí Time Magazine, 1981; The Financial Times, 1980; The Observer, 1980. Và người dân Ba Lan ngày nay vẫn thường gọi Lech Wałęsa là Tổng Thống tỏ ý kính trọng dù ông đã về hưu.

       Dưới đây chúng tôi liệt kê các trường đại học trên khắp thế giới đã trao bằng Tiến Sĩ Danh Dự cho nhân vật có công phá sập thành lũy chuyên chế Cộng Sản tại Ba Lan mở màn cho cơn đại địa chấn rúng động - sụp đổ tan nát hệ thống Cộng Sản độc tài vô nhân đạo trên quả đất chúng ta.

       1/ Ðại Học Alliance, Pennsylvania – năm 1981.

       2/ Ðại Học Columbia – 1981.

       3/ Ðại Học Catholic, Louvain – 1981.

       4/ Ðại Học MacMurray, Illinois – 1982.

       5/ Ðại Học Notre Dame – 1982.

       6/ Ðại Hc Providence – 1981.

       7/ Ðại Học St. Senis, Paris – 1982.

       8/ Ðại Học Seton Hall – 1982.

       9/ Ðại Học Paris – 1983.

       10/ Ðại Học Harvard – 1983.

       11/ Ðại Học Fordham – 1984.

       12/ Ðại Học Dundee, Scotland – 1984.

       13/ Ðại Học McMaster, Hamilton, Ontario, Canada – 1989.

       14/ Ðại Học Simon Fraser, Burnaby, Canada – 1989.

       15/ Ðại Học Gdansk – 1990.

       16/ Ðại Học Copernicus, Torun, Ba Lan – 1990.

       17/ Ðại Học Quốc Gia Connecticut – 1996.

       18/ Ðại Học Anahuac del Sur, Mexico City – 1996.

       19/ Ðại Học San Salvador, Buenos Aires – 1997.

       20/ Ðại Học Mendoza, Mendoza – 1997.

       21/ Ðại Học Korea (Giáo Sư Danh D), Nam Triều Tiên.

       22/ Ðại Học Seul – 1997.

       23/ Ðại Học Meiji, Tokyo – 1997.

       24/ Ðại Học Westminster, Fulton, Missouri – 1998.

       25/ Ðại Học Lynn, Miami – 1998.

       26/ Ðại Học Gannon, Erie, Pennsylvania – 1999.

       27/ Ðại Học Hawaii, Manoa/Honolulu – 1999.

       28/ Ðại Học Lewis & Clark, Portland, Oregon.

       29/ Ðại Học Middlebury, Vermont – 2000.

       30/ Ðại Học Oregon, Eugene – 2001.

       31/ Ðại Học Pontificia Católica Madre y Maestra, Santiago de los Caballeros, Cộng Hòa Dominican  - 2001.

       32/ Ðại Học Saint Ambrose, Davenport, Iowa – 2001.

       33/ Ðại Học Ramapo New Jersey, Mahwah, NJ – 2001.

       34/ Ðại Học North Carolina, Charlotte, NC – 2002.

       35/ Ðại Học Québec à Trois-Rivières, Canada – 2005.

       {1}Hiệp Ước Warsaw: (1955–91) tên gọi chính thức của Hiệp Ước Hữu Nghị - Hợp Tác - Hỗ Tương gồm 8 nhà nước Cộng Sản ở Đông Âu, thành lập theo đề nghị của Liên Sô và trở thành hiện thực ngày 14/5/1955 tại Warsaw, Ba Lan. Hiệp Ước được coi như tổ chức quân sự của Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế (CoMEcon) tức Cộng Đồng Kinh Tế Đông Âu Cộng Sản. Hiệp Ước Warsaw là đáp ứng quân sự của khối Sô Viết sau khi Tây Đức tham gia khối NATO vào tháng 10/1954 theo Hiệp Định Hòa Bình Paris năm 1954.

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và các dữ kiện được trích dẫn từ:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét