Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Giới Thiệu Chương 2 Và Phần 2 Với Chương 3 Trong Tác Phẩm Biên Khảo “Nhân Loại Thụ Hình & Tội Ác Độc Tài Cộng Sản - Vết Thương Đau Hằn Sâu Trên Thân Xác Nhân Loại”

CHƯƠNG 2
KHÁI LƯỢC VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN SÔ &
VỀ CHỦ NGHĨA STALIN – CHỦ NGHĨA ĐỘC TÀI CÁ NHÂN
SỰ PHỤC HỒI ĐẾ CHẾ TRONG CƠ CẤU CỘNG SẢN
Khởi biên ngày 18 tháng 5 năm 2007

A/ NGUỒN GỐC ĐẠI THẢM HỌA CHO NHÂN LOẠI
I/ MARX VÀ CHỦ NGHĨA MARX
II/ QUỐC TẾ CỘNG SẢN ĐỆ TAM HAY QUỐC TẾ III – COMINTERN
III/ TỔNG QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN SÔ
B/ LƯỢC QUA CÁC NHÂN VẬT CẦM ĐẦU VÀ THỜI KỲ CAI TRỊ
IV/ THỜI KỲ CAI TRỊ CỦA VLADIMIR LENIN (1917-1924)
V/ THỜI KỲ CAI TRỊ CỦA JOSEPH STALIN (1924-1953)
VI/ CHỦ NGHĨA STALIN: CHỦ NGHĨA ĐỘC TÀI CÁ NHÂN
VII/ BÀI THƠ CỦA TỐ HỮU “NHÀ THƠ CÁCH MẠNG CHÂN CHÍNH” CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CA NGỢI SUY TÔN HOÀNG ĐẾ CỘNG SẢN STALIN ĐỘC TÀI CUỒNG SÁT
VIII/ LAVRENTY BERIA - KHẨU SÚNG MÁY GIẾT NGƯỜI CỦA STALIN & CUỘC ĐẤU ĐÁ TRONG THƯỢNG TẦNG ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN SÔ 
QUYẾT CHÍ TRANH CHIẾM QUYỀN LỰC SAU CÁI CHẾT CỦA STALIN
IXTHỜI KỲ CAI TRỊ CỦA NIKITA KHRUSHCHEV (1953-1964)
X/ BÁO CÁO VỀ TỆ NẠN SÙNG BÁI CÁ NHÂN VÀ HẬU QUẢ HAY “BÀI DIỄN VĂN MẬT”
XI/ THỜI KỲ CAI TRỊ CỦA LEONID ILYICH BREZHENEV (1964-1982)  
XIITHỜI KỲ CAI TRỊ CỦA YURI ANDROPOV (12/11/1982-9/2/1984)
XIIITHỜI KỲ CAI TRỊ CỦA KONSTANTIN CHERNENKO (13/2/1984-10/3/1985)
XIVTHỜI KỲ CAI TRỊ CỦA MIKHAIL GORBACHEV (11/3/1985-24/8/1991, đế quốc Cộng Sản Liên Sô tan rã)                                                                     
-&-

PHẦN HAI
Các Tội Ác Nghiêm Trọng
Của Đảng Cộng Sản Liên Sô
Đối Với Dân Tộc Nga Và Nhân Loại

Gần cuối thế kỷ 19, những người có tinh thần nhân bản và tầm nhìn tiên tiến đã thấy rõ sự thật tiêu cực, đồi bại quá đáng của chế độ Quân Chủ, Phong Kiến, với mọi quyền lợi trong xã hội chỉ để tập trung cung phụng cho Hoàng Đế, Hoàng Gia và quần thần, trong lúc đất nước và dân tộc không phải là “gia sản riêng” của một nhúm nhỏ tham lam, bất tài và bại hoại như thế. Và khi chế độ Tư Bản mang yếu tính tự do mới ra đời ở một số nước Tây Âu, Bắc Mỹ cũng đã phạm phải sai lầm, nhưng là sai lầm trong tiến trình đi lên, luôn tự điều chỉnh để hoàn thiện mình.

Karl Marx cũng nuôi khát vọng lớn làm thay đổi lịch sử bằng cách xóa bỏ các chế độ lạc hậu - bất công - đàn áp, vì thế ông nỗ lực phác họa và dự kiến - qua các tác phẩm triết học - mô hình xã hội mới để thay thế. Tuy nhiên Karl Marx, với khả năng hữu hạn tất yếu của con người, đã không thấy được nhiều thiếu sót và không lường hết được sai lầm nghiêm trọng (dẫn đến những hậu quả kinh hoàng cho nhân loại) trong nội dung lý thuyết của ông đưa ra.

Những người muốn đưa lý thuyết Marx vào thực tại xã hội, nổi bật nhất có Lenin và các đồng chí trong Ðảng Bolshevik. Lúc khởi đầu, khi chưa lật đổ được chế độ Nga Hoàng, đường lối Bolshevik, với cái nhìn nông cạn từ bên ngoài, hấp dẫn rất nhiều người Nga và các dân tộc khác trong đế quốc Nga. Thế nhưng giá trị lý thuyết được chứng minh trước xã hội là cần thiết hay tạo nên tai họa một khi lý thuyết cọ xát với thực tại cuộc sống con người vốn rất phong phú và phức tạp chứ không đơn giản đầy một màu hồng cám dỗ như lý thuyết.

Niềm hy vọng về chế độ Dân Chủ Nhân Dân tiêu tan như khói như mây khi chế độ Cộng Sản được thiết lập trên phần đất đế quốc Nga trước đây với đường lối cai trị bạo ngược, lấy cứu cánh hư ảo biện minh cho phương tiện sát nhân. Lý tưởng Cộng Sản đổ vỡ. Chỉ có một thay đổi sau cách mạng đó là nhân sự, thay cho Nga Hoàng là đồng chí Tổng Bí Thư Đảng, thay cho triều đình-quần thần xu nịnh là Bộ Chính Trị - Ban Bí Thư - Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng.

Cấu trúc cai trị xã hội con người sau khi “cách mạng” thành công (?) có “đổi mới” về danh xưng nhưng sự thoái hóa về nhân phẩm của bộ máy cai trị càng bị lún sâu xuống vũng lầy mê muội quyền lực, tiền bạc và ham muốn nhục dục hạ cấp.

Còn người dân Liên Bang Sô Viết vẫn bị bóc lột, vẫn bị áp bức, vẫn bị giết hại, vẫn bị lạm dụng, vẫn bị lường gạt niềm tin, vẫn là trò chơi rẻ thối của các chiêu bài nhân danh: “nhân danh nhân dân”, “nhân danh đại cuộc”, “nhân danh lý tưởng giải phóng con người”, “nhân danh giai cấp công nhân”, “nhân danh Xã Hội Chủ Nghĩa”...

Trong xã hội “mới” sau khi chế độ Nga Hoàng bị cáo chung, Cộng Sản gây ra nhiều hậu quả thật nghiêm trọng mà nền quân chủ độc tài chuyên chính là hung thủ còn kém khả năng, kém thâm hiểm hơn nhiều so với sát thủ Bolshevik mượn danh cách mạng: quá nhiều dân lành bị thảm sát đau đớn - độc tài phản dân chủ, thanh trừng tàn bạo nhằm giành chiếm quyền lực độc tôn - bản chất dối trá gian manh quá mức của thể chế chính trị độc đảng, của kẻ cầm đầu đảng - khai sinh nền văn hóa hoài nghi trong tương quan con người - văn minh, văn hóa loài người bị giam cầm, tuyệt diệt. 

Và hẳn nhiên khi nguồn gốc Cộng Sản trên thế giới là Liên Sô mang đặc tính đồi bại, phản lại động lực tiến bộ của cuộc sống nhân loại như thế thì các “đứa con tinh thần” của nó được đẻ ra ở khắp nơi từ Châu Mỹ La Tinh như Cu Ba đến vùng Đông Nam Á như Cộng Sản Việt Nam không thể nào khác đi được cái thói tính hoang tưởng, lừa đảo, tham lam, hung bạo và cuồng sát của “bà mụ đỡ cách mạng”.

CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC CẢNH SÁT MẬT CHEKA – NKVD – KGB
LỰC LƯỢNG KỀM KẸP - GIẾT HẠI NGƯỜI DÂN &
CÔNG AN CỘNG SẢN VIỆT NAM
MỘT ĐỨA CON CỦA CHEKA
Khởi biên ngày 27 tháng 7 năm 2007
 chương này lúc đầu
dự trù là Chương 5 nhưng sau đưa lên thành Chương 3

A/ LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MẬT CHEKA CỦA CHẾ ĐỘ SÔ VIẾT
I/ TỔNG QUÁT
II/ TÊN GỌI
III/ LỊCH SỬ
IV/ HOẠT ĐỘNG CỦA CHEKA
V/ VỀ NHÂN VẬT ĐỨNG ĐẦU CHEKA
B/ CƠ QUAN AN NINH MẬT NKVD
VI/ TIẾN TRÌNH THAY ĐỔI DANH XƯNG VÀ CẤU TRÚC CỦA NKVD
VII/ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NKVD
VIII/ CUỘC THẢM SÁT TẠI KATYN
C/ CƠ QUAN AN NINH KGB
IX/ TỔNG QUÁT
X/ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KGB TRONG KHỐI SÔ VIẾT
XI/ ĐÀN ÁP NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN
D/ “CÔNG AN CỦA NHÂN DÂN” HAY CÔNG AN CỦA RIÊNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
XII/ LỊCH SỬ THÀNH LẬP & SAO Y NGUYÊN BẢN TỪ CHEKA
XIII/ ĐÀN ÁP TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN - GÂY TỘI ÁC VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM                        
-&-

Nhà Biên Soạn: Phạm Hoàng Tùng.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét