Kính gởi quý bạn đọc
blog xa gần!!!
Cá
nhân chúng tôi xin được giới thiệu những tài liệu nằm trong các đường link bên
dưới bài viết này liên quan đến Dự Thảo Hiến Pháp 2013. Bản Dự Thảo này do 72
nhân sĩ trí thức trong nước đưa ra khi họ gởi bản kiến nghị đến Đảng Cộng Sản
Việt Nam
để nêu lên các ý kiến đề nghị nên sửa đổi Hiến Pháp Năm 1992.
Có người cho rằng không cần sửa đổi lòng
vòng, đắp vá chi cho mất thì giờ mà không mang lại hiệu quả cho đất nước, trái
lại nên viết một Bản Hiến Pháp mới.
Có thể Dự Thảo Hiến Pháp 2013 là một, cùng
với vài bản dự thảo khác nữa, chứa đựng khả năng định hình những nét căn bản thật
quan trọng cho Bản Hiến Pháp Tự Do của quốc gia Việt Nam chúng ta trong tương
lai gần đây.
Hiến Pháp là bộ luật căn bản hết sức thiết
yếu, tối hệ trọng cho quốc gia, nó giúp vận hành toàn bộ guồng máy xã hội, kinh
tế, nhà nước đi đúng hướng mang lại lợi ích cho toàn dân, cũng như thúc đẩy đất
nước phát triển đi lên. Do đó Hiến Pháp phải bao gồm các đóng góp ý kiến của
người dân ở khắp nơi, và sự quyết định sau cùng để cho ra đời bản Hiến Pháp
phải do chính dân tộc ta quyết định chứ không do một đảng phái nào lèo lái, áp
đặt dưới bất cứ hình thức dân chủ giả tạo nào.
Mặc dù có một số từ ngữ và vài điều
khoản trong Dự Thảo Hiến Pháp 2013 cần được thảo luận thêm và đòi hỏi sự chung
quyết của quốc dân đồng bào trong và ngoài nước. Tuy nhiên phần lớn các điều
khoản trong Dự Thảo Hiến Pháp 2013 chứa đựng nội dung tiến bộ, mang tính chất
tôn trọng nhân quyền, dân quyền một cách cụ thể, thực tế, và được ràng buộc chặt
bởi cái khung pháp lý của cơ chế đa đảng, và thiết lập khung cảnh sinh hoạt dân
chủ, đa nguyên chính trị.
Quý bạn đọc blog nên vào các link bên
dưới để đọc Dự Thảo Hiến Pháp 2013 hầu tìm cho chính mình nhận xét riêng. Phần
cá nhân chúng tôi xin đưa ra các ý kiến sau khi đọc Dự Thảo Hiến Pháp 2013.
Dự Thảo Hiến Pháp 2013 quy định sự bình
đẳng chính trị giữa các đảng phái, tôn trọng và chấp nhận sự hiện hữu của đảng
đối lập, coi đó là nhu cầu tất yếu trong môi trường chính trị đa nguyên (bao gồm
nhiều thành phần đa dạng trong xã hội, chứ không phải chỉ có mỗi một giai cấp
công nhân hay vô sản mới có đặc quyền lãnh đạo quốc gia mãi mãi).
Và
Đảng Cộng Sản Việt Nam phải cộng tồn với các chính đảng khác bằng chính khả năng
thực sự của họ thông qua một cuộc bầu cử dân chủ công bình, chứ không thể bằng
phương pháp dùng sức mạnh loại trừ những ai khác biệt chính kiến với mình nhằm
giành vị thế độc tôn miên viễn.
Ngành Tư Pháp phải độc lập với chính
quyền, guồng máy vận hành quốc gia chúng ta trong tương lai phải bao gồm tam
quyền phân lập: Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp. Tư Pháp hoạt động độc lập với
chuyên môn về luật học chú trọng đến các dân quyền cơ bản, không bị chính trị
chi phối và không nằm dưới sự bảo trợ hay thao túng của bất kỳ đảng nào.
Cơ quan Hành Pháp trong tương lai được đứng
đầu và điều hành bởi hai chức danh Tổng Thống và Phó Tổng Thống. Tổng Thống,
Phó Tổng Thống được bầu chọn thông qua cuộc bầu cử dân chủ, đa đảng. Tổng Thống
nắm giữ quyền lực cao nhất nước nhưng bị giám sát bởi các cơ quan hiến định và
có nhiệm kỳ giới hạn chứ không truyền tử lưu tôn hay đảng truyền.
Mọi công dân có quyền tự do tư tưởng, tự
do bày tỏ ý kiến, tự do đi lại, tự do ra báo và xuất bản, tự do lập hội, tự do
tham chính, tự do bầu cử, ứng cử.
Tất cả tù nhân lương tâm phải được trả
tự do và bồi thường xin lỗi họ. Đối lập chính trị là quyền bất khả xâm phạm của
người dân, của người hoạt động chính trị. Quốc gia tôn trọng và vinh danh những
hy sinh cao quý của các chiến sĩ hai miền không phân biệt thể chế trong cuộc
chiến tranh trước đây, và quan tâm đến các thương binh từ hai phía của chiến
cuộc quá khứ.
Đặt quân đội và công an, cảnh sát dưới
sự điều hành của quốc gia. Không có đảng phái nào có quyền nắm giữ quân đội,
công an một cách tuyệt đối để củng cố quyền hành cho đảng mình. Đây là điều
khoản văn minh, và trả lại bổn phận chính đáng của quân đội, công an là bảo vệ
quốc gia, gìn giữ an ninh trật tự xã hội, chứ không phải bảo vệ đảng và tài sản
của đảng, cũng như ngoan ngoản phục tùng hệ thống giáo điều chính trị lạc hậu.
Tổng quát các điều khoản trong Dự Thảo
Hiến Pháp 2013 rất khác Hiến Pháp 1992 của Cộng Sản. Phải nói rằng đây là Dự
Thảo Hiến Pháp mà đại khối dân tộc ta mong chờ từ lâu, vì nó sẽ mở hướng đi lên
cho quốc gia chúng ta tiến đến một xã hội nhân ái, văn minh, tôn trọng quyền tự
do con người, công bằng, và chính trị dân chủ đa nguyên.
Nhà cầm quyền Miến Điện cách đây 3 năm
đã can đảm mở lối thoát cho dân tộc họ. Khi giới tướng lãnh quân phiệt thực
hiện từng bước đổi mới chính trị, cả thế giới không ai tin họ, do vì họ đã quen
thói gian xảo, dối gạt dân để tiếp tục cầm quyền, tiếp tục hưởng thụ cuộc sống
của một đẳng cấp cao trong xã hội mặc cho quốc gia, dân tộc đang rơi vào cảnh
đói nghèo, mất tự do.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Miến đã thực
tâm cải cách vì quyền lợi quốc gia và dân tộc. Hiện nay, thế giới ca ngợi tiến
trình chuyển giao quyền lực lại cho người dân, tôn trọng đối lập chính trị, hủy
bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí, cho tư nhân ra báo, mời gọi người Miến hải ngoại
về nước đóng góp cho đất nước.
Nhưng quan trọng hơn cả là Miến Điện
cũng phải cho ra đời một Bản Hiến Pháp tiến bộ để dọn đường lâu dài vững chắc cho
quốc gia họ tiến đến một xã hội dân chủ đa nguyên, có tự do nhân quyền.
Cộng đồng các quốc gia trên thế giới
đang mở rộng vòng tay đón chào quốc gia Miến Điện trở về cuộc sống đương đại của
nhân loại sau một thời gian dài hơn 4 thập niên họ đi lạc trong rừng rậm hoang
vu xưa cổ của giáo điều chính trị không thích nghi với tiến bộ khoa học, của
tham vọng cá nhân, của tập đoàn tướng lãnh muốn độc tôn xưng hùng xưng bá, muốn
làm vua một cõi.
Phạm Hoàng Tùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét