Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Vụ Thảm Sát Nemmersdorf


TỘI ÁC CHIẾN TRANH
CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP –
ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG

TỘI ÁC CỦA BỘ ĐỘI CỘNG SẢN
GIẾT NGƯỜI CƯỚP CỦA
THẢM SÁT TÀN PHÁ

PHẦN BỐN

VỤ THẢM SÁT NEMMERSDORF (A)


Thường dân Đức bị bộ đội Cộng Sản Liên Sô
giết tại Nemmersdorf.
Ảnh nguồn:


       Nemmersdorf ở Ðông Phổ (thuộc Mayakovskoye, Kaliningrad Oblast (Liên Sô), đất Nga ngày nay) là một trong những làng đầu tiên của Ðức trước chiến tranh rơi vào tay Hồng Quân đang tiến công ngày 22/10/1944 lúc 10 giờ sáng, và tội ác chiến tranh diễn ra ghê rợn do Hồng Quân ra tay đối với số dân Ðức nơi đây.
      
      Phía bộ đội Liên Sô có Tiểu Ðoàn 2, Lữ Ðoàn 25 Xe Tăng Phòng Vệ thuộc Quân Ðoàn 2 Xe Tăng Phòng Vệ của Phương Diện Quân 11 Phòng Vệ* vượt ngang cầu Angrapa và thiết lập một đầu cầu ở bờ Tây con sông. Cầu này lấy tên theo con sông Angrapa có chiều dài 172 km vào bao phủ một lưu vực rộng 3.639 km². Chữ Nga Анграпа (Angrapa) xuất xứ từ tên Angerapp của người Ðức cổ ở Ðông Phổ.  

      Lực lượng Ðức cố gắng chiếm lại cây cầu nhưng vài đợt tiến công đã bị xe tăng Sô Viết có bộ binh trợ giúp đẩy lui.

Bảng chỉ đường: còn 5 km thì tới Nemmersdorf,
vào thời gian cuối tháng 10/1944.
Ảnh nguồn:


      Trong suốt cuộc không kích do Đức tiến hành, một số bộ đội Sô Viết chiếm một hầm chiến đấu được sửa đổi làm nơi ẩn núp, trong hầm đó đã có 14 dân địa phương gồm đàn ông và phụ nữ đang trốn tránh cuộc giao tranh. Sau đó, một sĩ quan đến hầm và ra lịnh mọi người bước ra ngoài.

      Theo lời khai của Gerda Meczulat, người bị thương nghiêm trọng nhưng sống sót, thì sau đó số thường dân Ðức trong hầm đã bộ đội Cộng Sản Liên Sô bị bắn trong tầm tác xạ rất gần.

      Trong suốt đêm, Lữ Ðoàn 25 Xe Tăng (Liên Sô) nhận lịnh triệt thoái ngang qua sông Angrapa và chiếm lấy các vị trí phòng ngự dọc theo sông Rominte (chữ Ba Lan: Błędzianka hay Rominta; chữ Ðức: Rominte. Sông này chảy ở vùng ranh Ba Lan và Ðông Phổ). Và Joachim Reisch, người có mặt tại cây cầu từ sáng sớm đã trở lại Nemmersdorf lúc 11 giờ nhưng không còn thấy người Nga nào tại đó.

      Tuy nhiên hai ngày sau đó, quân Ðức mới tuyên bố đã kiểm soát Nemmersdorf. Chính quyền Ðức (sử dụng các phương tiện tuyên truyền như: Völkischer Beobachter - “Người Quan Sát” tên một nhật báo của Ðảng Quốc Xã, và Wochenschau - phim thời sự Ðức) nhanh chóng tố cáo bộ đội Cộng Sản giết hàng chục thường dân tại Nemmersdorf.

      Cơ quan tuyên truyền Ðức Quốc Xã cho rằng nhiều người không phải binh sĩ chiến đấu, trong đó có 50 tù binh chiến tranh người Pháp đã bị bắn ngay tức khắc, và những kẻ khác bị giết bằng cách đập xẻng hay bá súng vào đầu.


Nấm mồ chôn 24 dân thường Đức tại Nemmersdorf
bị bộ đội Cộng Sản Liên Sô thảm sát vô cớ
vào cuối tháng 10/1944.
Ảnh nguồn:


      Một bản báo cáo của viên chỉ huy Ðại Ðội Volkssturm trong năm 1953 phát biểu rằng: “Trong sân nông trại có chiếc xe do súc vật kéo, nhiều phụ nữ bị lột trần truồng và tay họ bị đóng đinh thấu qua trong tư thế giống như bị đóng đinh trên cây thập tự...Gần nhà trọ lớn, “Roter Krug”, có căn nhà kho, một trong hai cánh cửa nhà kho cũng có người đàn bà bị lột bỏ hết quần áo và tay bà bị đóng đinh thấu qua trong tư thế bị hành hình trên thập tự giá...Tại khu xóm dân ở chúng tôi tìm thấy tất cả 72 phụ nữ, gồm trẻ em, và một ông lão 74 tuổi, tất cả đều chết...Một số ấu nhi bị đập bể đầu.”

      Volkssturm là tổ chức quân sự của Ðức Quốc Xã được thành lập vào những tháng cuối cùng của Ðệ Nhị Thế Chiến, tên Volkssturm có nghĩa: Dân Quân Quốc Gia. ngày 18/10/1944, Hitler ra lịnh bắt thanh niên và lão ông tuổi từ 16 đến 60, những người đang ở ngoài quân đội, vào tổ chức này để c chống cự với Liên Sô trong tuyệt vọng.


Các tù nhân của Volkssturm
bị các binh sĩ thuộc Cánh Quân Thứ Nhất
 của Belarus thuộc Liên Sô
bắt tại Bá Linh năm 1945.
Ảnh nguồn: wiki.

      *Phương Diện Quân

      Vào thời Ðệ Nhị Thế Chiến, cách thức tổ chức quân đội của những nước lớn thường thành lập các đại đơn vị như tập đoàn quân (army group) bao gồm nhiều phương diện quân (army), kế đến là quân đoàn (corps), và sư đoàn (division).

      Một tập đoàn quân có khoảng 4 phương diện quân, một phương diện quân có khoảng 4 quân đoàn và một quân đoàn có 4 hay 5 sư đoàn.

      Tập đoàn quân có khả năng tự túc trong một thời gian bất định. Thông thường đại đơn vị này chịu trách nhiệm một vùng địa lý đặc biệt. Tập đoàn quân là cơ cấu bộ binh lớn nhất được chỉ huy bởi vị nguyên soái hay thống chế lục quân, và thường có quân số từ 400.000 đến 1.500.000 binh sĩ. Trong Hồng Quân và Lực Lượng Vũ Trang Ba Lan, một tập đoàn quân được biết như một mặt trận (Front).
 
      Và Tập đoàn quân có thể là tổ chức của đa quốc gia. Trường hợp trong Ðệ Nhị Thế Chiến, Tập Ðoàn Quân Phương Nam (cũng biết là Tập Ðoàn Quân Thứ Sáu của Hoa Kỳ) bao gồm Phương Diện Quân Thứ 7 của Mỹ và Ðệ Nhất Phương Diện Quân Pháp; Cạnh đó thì cũng có Tập Ðoàn Quân 21 bao gồm Ðệ Nhị Phương Diện Quân Anh, Ðệ Nhất Phương Diện Quân Canada, và Ðệ Cửu Phương Diện Quân Hoa Kỳ.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và các dữ kiện được trích dẫn từ:


1 nhận xét:

  1. Lịch sử cho thấy đạo quân CS naò cũng khát máu, taàn bạo. Con số vài chục, hàng trăm người bị giết bởi CS Liên-xô trong bài này nếu so sánh với tội ác cuả CSVN trong Tết MẬU-THÂN 1968 tại HUẾ thì chỉ là một trời một vực.
    Chỉ riêng tại HUẾ thôi, 25 ngày chiếm đóng trong trận Tết MẬU-THÂN 1968, CSVN đã giết GẦN 7.000 NGƯỜI ! Cũng Bắn, cũng Đập đầu (bằng cuốc xẻng, buá dao...), CSVN còn 'tiến bộ' hơn Hồng-Quân Liên-Xô là CHÔN SỐNG nạn nhân. Lúc khsi quật cho thấy họ bị trói từng chùm rồi xô xuống hố và lấp đất. Con số nạn nhân bị chôn sống nhiều hơn số bị bắn va đập đầu.
    Một cán binh CS. Bắc-Việt bị bắt sau Mậu-Thân ở Huế, khi được hỏi đã nói rằng họ phải giết nạn nhân bằng các hnìh thức khác là vì được lệnh 'tiết kiệm đạn' để dùng trong chiến đấu !

    Trả lờiXóa