TỘI ÁC CHIẾN TRANH
CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA -
HÃM HIẾP –
ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG
TỘI
ÁC CỦA BỘ ĐỘI CỘNG SẢN
GIẾT
NGƯỜI CƯỚP CỦA
THẢM
SÁT TÀN PHÁ
PHẦN
BA
Hơn Hai Triệu Người Ở Các
Tỉnh Đông Đức
Bị Bộ Đội Liên Sô Thảm Sát
bị bộ đội Cộng Sản Liên Sô giết chết
ở
Metgethen – Đức thời gian 1940-1945.
Bức hình này của Thư Viện
Quốc Hội Hoa Kỳ
lưu trữ và đưa
lên mạng.
Ảnh nguồn: Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ
Tại Ðức Trong Thời Gian Năm 1945
Theo Sử Gia Norman
Naimark, sự tuyên truyền của báo chí Hồng Quân và các chỉ thị của tư
lịnh bộ đội Sô Viết cũng chịu trách nhiệm cho hành động quá tay của Hồng Quân.
Norman Naimark* còn là một tác giả được
hoan nghênh, ông bỏ nhiều năm trời nghiên cứu và viết lịch sử Ðông Âu hiện đại
với chủ đề Diệt Chủng và Thanh Lọc Sắc Tộc.
Nội dung
tổng quát những bản văn tuyên truyền của Cộng Sản nói
rằng bộ đội Liên Sô đến Ðức như một sự báo thù và xét xử trừng phạt người Ðức.
Nhà Văn Ilya Ehrenburg người Nga gốc Do Thái viết vào
ngày 31/1/1945: Người Ðức bị trừng phạt ở Oppeln,
Königsberg,
và tại Wrocław.
Họ bị trừng phạt nhưng chưa đủ. Một số bị trừng phạt nhưng còn nhiều người chưa
bị.
Ngoài ra lời kêu gọi của các chỉ huy quân sự
còn đốc thúc thêm hành động của bộ đội. Ngày 12/1/1945, Tướng Cherniakhovsky viết cho quân dưới quyền ông
những giòng chữ sau: Không có lòng nhân từ cho bất cứ ai vì họ đã không nhân từ
với chúng ta...
Ðất của bọn phát xít
phải trở thành sa mạc...
Về phía Ðức,
bất cứ cuộc di tản có tổ chức bị chính quyền Quốc Xã ngăn cấm để thúc đẩy tinh
thần chiến đấu của quân đội, bây giờ là lần đầu tiên bảo vệ “tổ quốc”, ngay cả
khi Hồng Quân đi vào đất Ðức trong những tháng sau cùng của năm 1944.
Tuy nhiên
người dân Ðức biết rõ phương pháp Hồng Quân chỉ đạo chiến tranh chống lại
thường dân qua những câu chuyện của bạn hữu hay thân nhân họ từng phục vụ tại Mặt Trận
Miền Ðông và rất sợ hãi bộ đội.
Cũng vậy, cách
thức tuyên truyền của Quốc Xã Ðức nhằm làm kiên định tinh thần kháng cự bằng
cách diễn tả sự tàn bạo khủng khiếp và vẽ ra chi tiết các tội ác của Hồng Quân
như Cuộc Thảm Sát Nemmersdorf khiến tạo nên hoang mang sợ hãi trong dân chúng.
Như là một
hậu quả và có thể xảy ra bất cứ khi nào, khi các giới chức Quốc Xã bỏ chạy,
thường dân bắt đầu bỏ trốn về hướng Tây vào giờ phút cuối với tất cả khả năng riêng
của họ.
Mặc dù phải
bỏ chạy trốn xa khỏi lực lượng Hồng Quân đang tiến tới, thế nhưng hơn hai triệu
người ở các tỉnh Ðông Ðức (Ðông Phổ, Silesia,
Pomerania)
vẫn bị chết dưới
tay bộ đội Cộng Sản Liên Sô. Trong đó,
một số bị lạnh và đói nên chịu chết, một số bị giết trong cơn Thanh Lọc Sắc Tộc
sau chiến tranh, hay họ bị bắn chết giữa lúc chiến sự nổ ra. Tuy nhiên thiệt
hại nhân mạng chính yếu xảy ra lúc đoàn người Đức tỵ nạn bị các đơn vị bộ đội
bắt được.
Họ bị xe tank Cộng Sản cán lên thân người, bị ăn cướp, bị bắn, bị ám sát, và phụ nữ cùng các
cô gái trẻ bị cưỡng hiếp sau đó bị bỏ mặc cho chết. Ngoài ra chiến
đấu cơ Sô Viết tiến sâu nhiều cây số
phía sau tiền tuyến để bỏ bom và tấn công đoàn người tỵ nạn.
Những người dân vô tội
bị cơ quan an ninh NKVD/Liên
Sô
thảm sát tại Lvov
(Tây Ukraine )
tháng 6/1941.
Ảnh nguồn: wiki.
Cạnh đó
người dân nào không bỏ chạy cũng chịu gánh nặng do luật lệ chiếm đóng của bộ đội
Cộng Sản Liên Sô như: ám sát, cưỡng hiếp, cướp của, và trục đuổi.
Thí dụ như thành phố Königsberg ở Ðông Phổ, vào tháng 8/1945, ước lượng hãy còn có
100.000 ngàn cư dân trong thành phố khi bộ đội “giải phóng” (nô lệ hóa) nơi đây.
Vào lúc người Ðức sau cùng bị trục đuổi khỏi Königsberg
trong năm 1948, chỉ còn khoảng 20.000 người sống sót.
Sự hung hăng
phá phách của Hồng Quân tại Ðức tiếp tục trong suốt thời kỳ chiếm đóng phần còn
lại ở Ðông Ðức và thường dẫn đến biến cố như tại Demnin, một thành phố nhỏ bị
Hồng Quân chinh phục vào mùa Xuân năm 1945.
Mặc dù thành
phố Demnin đầu hàng Hồng Quân hoàn toàn và vô điều kiện, không có trận chiến
nào xảy ra trước đó ở trong hay ngoài thành phố, gần 900 người tự tử khi các tư lịnh Hồng Quân tuyên bố bỏ ngỏ
thành phố 3 ngày cho quân lính dưới quyền mặc tình cướp phá.
Dù cho các
cuộc hành hình tập thể thường dân do bộ đội ra tay không được báo cáo trên căn
bản chính thức, đã có một sự kiện được biết tại Treuenbrietzen,
nơi có ít nhất 88 người đàn ông bị bao vây và bắn chết ngày 1/5/1945.
Tội ác này
xảy ra sau một buổi lễ mừng chiến thắng của bộ đội Cộng Sản Sô Viết, tại Treuenbrietzen
nhiều cô gái bị hãm hiếp và một trung tá bộ đội bị kẻ lạ mặt bắn chết. Sau đó, Một
số nguồn tin trích dẫn có trên 1.000 người bị hành quyết trong biến cố này.
* Norman Naimark là
thành viên cao cấp ở Viện Hoover, giáo sư phân bộ lịch sử Ðại Học Stanford. Ông
nhận tất cả văn bằng tại Stanford. Norman
Naimark dạy tại Ðại Học Boston và là thành viên Trung Tâm Nghiên Cứu
Nga thuộc Ðại Học Harvard (Hoa Kỳ) trước khi trở lại Stanford như một thành
viên phân bộ lịch sử.
Norman Naimark cũng có chân trong ban biên
tập của một số tạp chí chuyên đề như:
Tạp Chí Lịch Sử Hoa Kỳ
Tạp Chí Lịch Sử Ðương Ðại
Tạp Chí Nghiên Cứu Chiến Tranh Lạnh.
Ông được nhà nước Ðức tặng thưởng huân
chương.
Norman Naimark nổi tiếng trong công
chúng vì tác phẩm nghiên cứu “Người Nga Tại Ðức” được Harvard xuất
bản năm 1995.
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.
Nguồn tham khảo và các dữ kiện được trích dẫn từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét