CUỘC
NỔI DẬY BẤT KHUẤT
TẠI
QUỲNH LƯU - NGHỆ AN
CUỐI NĂM 1956
HẬU
QUẢ ĐẪM MÁU CỦA CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
NÔNG
DÂN VIỆT NAM
QUYẾT ĐỨNG LÊN
CHỐNG
ĐỘC TÀI CỘNG SẢN
Cuộc khởi nghĩa
của nông dân huyện Quỳnh Lưu cuối năm 1956.
Ảnh nguồn: Nữ Vương Công Lý net.
Trông những bộ quần áo
của đồng bào ta mặc
vào các năm đó thì biết
dân ta nghèo như thế nào rồi.
Đó là do chính sách cai trị
làm khổ dân của thực dân Pháp.
Thế nhưng Cộng Sản Hồ Chí Minh
giả danh cách mạng
bày ra trò đấu tố giết người quái
ác
làm cho dân Việt càng khổ nhục
đớn đau.
Thương cho thân phận đồng bào
ta!!!
I/ Dẫn nhập
Sau khi thống trị Miền Bắc với bàn tay sắt
máu được bọc nhung và một hệ thống tuyên truyền rất gian xảo học được từ tổ
tiên là đế quốc Cộng Sản Liên Sô, Hồ Chí Minh đã gặp phản ứng quyết liệt đầu
tiên, ở phạm vi tỉnh, của nông dân chống lại chế độ độc tài, đó là cuộc khởi
nghĩa bất khuất nổ ra tại huyện Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An.
Thật ra hệ thống Cộng Sản chư hầu - bồi
thần trên thế giới, gồm cả Cộng Sản Việt Nam, đã học được phương pháp của tổ
tiên họ là hết sức ngoan cố ngăn chận, trấn diệt thẳng tay không chút thương tiếc
bất kỳ cuộc nổi dậy nào chống lại độc tài Cộng Sản, một hệ thống vương triều khắc
nghiệt được đẻ ra sau năm 1917.
Trước khi có Quỳnh Lưu tại Việt Nam thì
ở đất tổ của Cộng Sản Việt Nam đã có các cuộc nổi dậy kiên cường, quyết liệt của
nông dân Liên Sô chống lại Lenin, khi gã Hoàng Đế này đang xiết chặt dây thòng
lọng vào cổ của nhiều sắc tộc trong Liên Bang Sô Viết.
Trước khi tìm hiểu về cuộc nổi dậy tại
Quỳnh Lưu, chúng ta cũng cần lướt qua cuộc nổi dậy của nông dân Liên Sô chống Cộng
Sản Lenin.
Cuộc nổi dậy ở Tambov kéo dài từ năm 1919
tới 1921, đây là cuộc nổi dậy của tầng lớp nông dân trên bình diện
rộng lớn nhằm chống lại thói cướp bóc, tước đoạt, và kiểu cai trị
độc đoán của Bolshevik (Cộng Sản Liên Sô).
Cuộc nổi dậy này có sự tham dự
của một cựu viên chức Đảng Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, ông Alexander
Antonov, do đó trong lịch sử Sô Viết, sự kiện nổi dậy này bị
Lenin đặt tên là Antonovschina. Cuộc khởi nghĩa diễn ra
trong các lãnh thổ của Tambov Oblast ngày nay, và cũng trong một phần
của Voronezh Oblast.
Như một đặc trưng của các cuộc
nổi loạn trong thời kỳ Bolshevik chiếm chính quyền, cuộc nổi dậy
Tambov được tổ chức chính trị mang tên “Liên Đoàn Nông Dân Toiling”
(Soyuz Trudovogo Krestyanstva/đọc theo tiếng Nga) lãnh đạo. Một Đại Hội
của quân nổi dậy tuyên bố thủ tiêu quyền lực Sô Viết đồng thời tạo
ra Hội Đồng Lập Hiến bằng cuộc đầu phiếu bình đẳng và trả hết lại
đất đai cho nông dân mà Cộng Sản cưỡng chiếm bằng bạo lực vô lý khi
nắm quyền lực.
Do tính chất nghiêm trọng nên Đảng
Cộng Sản Liên Sô kêu gọi thành lập ra cái gọi là “Hội Đồng Đại Diện
Toàn Quyền Của Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Toàn Nga Của Đảng Bolshevik
Để Thanh Toán Đảng Cướp Ở Tambov”.
Cuộc nổi dậy sau đó bị các đơn
vị Hồng Quân do Mikhail Tukhachevsky cầm đầu đàn áp.
Nhiệm vụ chính trị trong chiến dịch chống lại quân nổi dậy được trao
cho Vladimir Antonov-Ovseenko. Và vị nguyên
soái nổi danh của Sô Viết, Georgy Zhukov,
đã nhận được huân chương Sô Viết đầu tiên trong đời binh nghiệp ông qua
cuộc chiến chống lại quân nổi dậy Tambov.
Do qui mô rộng lớn đáng sợ của
cuộc khởi nghĩa nên 100.000 lính của Hồng Quân được gửi tới đàn áp,
trong đó bao gồm cả những phái bộ đặc biệt của cơ quan cảnh sát mật
Cheka. Hồng Quân sử dụng pháo hạng nặng và xe lửa bọc sắt đánh nhau với
quân nổi dậy toàn là nông dân. Hồng Quân dưới sự chỉ huy của Tukhachevsky
thường bắt giữ và hành quyết không xét xử những thường dân bị bắt
làm con tin. (Cuộc nổi dậy tại Tambov được trích trong Chương 6 của tác phẩm
Nhân Loại Thụ Hình – Tội Ác Độc Tài Cộng Sản… của Phạm Hoàng Tùng).
Hồng Quân tấn công vào Kronstadt.
Cuộc nổi dậy tại Tambov và Kronstadt
là hai cuộc nổi dậy lớn nhất
chống lại Cộng Sản Lenin sau năm 1917.
Ảnh nguồn: Tác phẩm Nhân Loại Thụ Hình
của Phạm Hoàng Tùng.
Cuộc khởi nghĩa của nông dân Quỳnh Lưu diễn ra vào tháng 11/1956, vào lúc này Hồ đã tiến
hành hơn 2/3 chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, và Việt Nam đã ký Hiệp Định Genève chia
đôi đất nước, thực dân Pháp đã rút khỏi Việt Nam, đồng thời dân Miền Bắc đang
tìm đường vào Nam để có cuộc sống tự do.
Để bạn đọc nhận diện rõ khu vực
trong và ngoài tỉnh Nghệ An
theo hướng Bắc Nam
nên cá nhân chúng tôi đưa thêm
bản đồ này vào bài.
Ảnh nguồn: map google.
Bản đồ tỉnh Nghệ An ngày nay.
Ảnh nguồn: map google.
Bản đồ huyện Quỳnh Lưu ngày nay.
Ảnh nguồn: map google.
II/ Nguyên nhân
Khi tiến hành cái gọi là phân định thành phần, rồi đạo diễn các màn đấu tố
giết dân, Hồ đã lộ mặt là tay sai cho Liên Sô và Tàu Cộng. Dân Miền Nam
lúc đó chưa biết nhiều về tình hình trên đất Bắc nên còn “mong ngóng cách mạng”.
Máu chảy, đầu rơi, thây người ngã gục
trên đồng ruộng nghèo khổ tại Miền Bắc đã làm cho dân bừng tỉnh về cái gọi là
“thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa”, về cái gọi là “xã hội mới”.
Bất mãn quá đổi về sự gian ác, hung bạo
của Cộng Sản, nên dân Miền Bắc phải đứng lên chống lại. Sự kiện khởi nghĩa có một
không hai vào lúc đó lại xảy ra ở tỉnh Nghệ An, quê của Hồ, và cũng là vùng có nhiều
giáo dân.
1/ Dưới đây cá nhân chúng tôi xin trích một số dữ kiện từ blog
KBC Hải Ngoại (có ghi đầy đủ tên trang mạng ở phần dưới cùng của bài):
Ông Hoàng văn Chí ghi lại những tài
liệu lịch sử cận đại trong tác phẩm viết bằng Anh ngữ: “From colonialism to
communism”, và nhà văn Mạc Định dịch sang Việt ngữ dưới tên: “Từ Thực Dân Đến
Cộng Sản”, và được tác giả phụ chú thêm là: ”Một kinh nghiệm lịch sử của Việt
Nam”, sách được dịch sang khoảng 15 thứ tiếng như Bồ Đào Nha, Pháp….v…v… Riêng bản
chữ Việt được nhà xuất bản Chân trời mới xuất bản năm 1964.
Trong vụ biến động Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ
An năm 1956, ông Hoàng văn Chí ghi nhận sự việc ấy như sau:
Vì thấy Đảng tuyên bố “sửa sai” mà không
hề “sửa” những sai lầm căn bản, nên tại nhiều nơi, dân chúng thất vọng, trở nên
căm phẫn và nổi loạn thực sự. Có tin tại nhiều nơi (Bắc Ninh , Nam
Định, v…v…) dân chúng nổi dậy, nhưng theo nguồn tin chính thức của Đảng thì
“nhờ có sự khéo léo của quân đội nên đã tránh được nhiều vụ nghiêm trọng”. “Sự
khéo léo của quân đội” có nghĩa là trong mỗi nhà nông dân có ba người lính đến
ở nhờ.
Nhưng tháng 11 năm 1956, báo chí của
Đảng cũng phải công nhận ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có một cuộc võ trang
khởi nghĩa. Cách đấy ít lâu, một số người trong nhóm khởi nghĩa thất bại trốn
thoát bằng thuyền vào Nam
đã kể lại cho báo chí biết rõ chi tiết về vụ Quỳnh Lưu. Họ nói chừng hai chục ngàn
nông dân chỉ có gậy gộc đã chống chọi với một sư đoàn quân chính quy.
(Hết trích).
2/ Cũng
liên quan đến sự kiện này, cá nhân chúng tôi xin được trích thêm dữ kiện từ
blog KBC Hải Ngoại như sau:
LM Phan Phát Huồn nguyên là Trung Tá Phó
Giám Đốc Nha Tuyên Úy Công Giáo Quân Lực VNCH, nguyên cựu tù nhân chính Trị
Cộng Sản, tác giả bộ sách Việt Nam Giáo sử và nhiều bộ sách về Thần Học. Hiện
LM đang là Tu sĩ thuộc Dòng Chúa Cứu Thế.
Sau đây là nguyên văn của Linh mục Phan
Phát Huồn nói về vụ Quỳnh Lưu dưới tiêu đề: “Quỳnh Lưu đẫm máu (1956)” trong
sách Việt Nam Giáo Sử từ trang 74 đến trang 78: Lúc cái quái thai “Nghị quyết
sửa sai” ra đời, toàn thể nhân dân tỉnh Ngệ An đưa các thành phần giai cấp
trong xã hội, các thanh thiếu niên thuộc các xã Quang trung, Tân Nho, Diễn Tân,
Vạn Kim, Diễn Đức, Diễn Đông, Diễn Nguyên, Minh Châu và các xã Đức Vinh, Hồng
Thăng, Đại Gia, Yên Trung mở đại hội để tháo mở hết các phẫn nộ, tuôn hết những
uất ức mà 10 năm chôn chặt trong tiềm thức trong đáy lòng họ. Trong cuộc đại
hội nầy, nhân dân các xã nói trên mời cả Việt cộng thuộc cấp tỉnh và huyện đến
tham dự để chứng kiến cái tinh thần đấu tranh đòi tự do của nhân dân.
Tại đại hội, nhân dân dũng cảm đứng lên
công kích hành động phản dân phá đạo của
ngụy quyền Hồ chí Minh và họ đã đồng thanh lập kiến nghị sau đây:
a/ Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị
linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
b/ Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các
vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu.
c/ Yêu cầu trả lại những tài sản của địa
phận, của thánh đường, của Đức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu sung công.
d/ Yêu cầu đền bồi thanh danh của các
giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống. (Hết trích).
3/ Chúng tôi xin trích thêm dữ kiện từ mạng
Quốc Gia Hành Chánh như sau (có ghi tên trang mạng đầy đủ ở phần dưới cùng của
bài):
Tỉnh Quảng Bình, giáp với hai tỉnh Hà
Tĩnh và Nghệ An ở phía Bắc. Theo lịch sử, ba tỉnh ấy không kính trọng những
quan cai trị, dù cho đó là Trung Hoa, Pháp, hay cả Việt Nam nữa. Dân ở đó đã
theo Lê Lợi, vào những năm 1418-1427, chống lại nhà Minh Trung Hoa. Chống lại
Pháp năm 1880 và năm 1930. Họ cũng nổi loạn năm 1956, chống lại cuộc cải cách
ruộng đất được thi hành một cách tàn bạo do Trường Chinh cầm đầu. Sau đây là
trích bản tin của Võ Trường Sơn:
"Cuộc
nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu gây một chấn động lớn vì nó xảy ra ngay tại tỉnh
Nghệ An, quê quán của Hồ Chí Minh... Hồ Chí Minh rất căm hận hành động nổi dậy, nên
đã dùng các sư đoàn Nam Bộ Tập Kết để đàn áp, giết và đày ải hơn 6.000 nông dân, đồng
thời cố tình bít kín mọi tin tức liên quan đến cuộc nổi dậy này không lọt ra
thế giới bên ngoài.
Bản
tin mà chúng tôi dịch ra từ "Vietnam At War" trang 256, nói không
phải Sư đoàn Nam Bộ, mà là Sư đoàn 325 đóng ở Vinh, với đa số lính quê
quán ở Nghệ An. (Hết trích).
III/ Diễn Biến
Bản đồ Quỳnh Lưu và vùng phụ cận.
Ảnh nguồn: Nữ Vương Công Ly net.
1/ Dữ
kiện được trích từ mạng Quốc Gia Hành Chánh:
"Cuộc nổi loạn của dân quê Bắc Bộ
chống lại "Cuộc Cải Cách Ruộng Đất" rùng rợn của Trường Chinh biến
thành bạo động ở Nghệ An, ngày 2 Tháng 11, 1956. Sự nổi loạn công khai hoàn
toàn làm cho Hồ và các đồng chí bất ngờ, gây chấn động cho giới lãnh đạo. Không
những dân quê nổi loạn, mà nó lại xẩy ra ở Nghệ An, nơi Hồ sinh ra, và đã từ
nhiều năm là pháo đài của cộng sản.
Cuộc nổi loạn mau chóng lan ra toàn
tỉnh. Địa phương quân không ngăn chặn được, và Hồ ra lệnh cho Giáp đàn áp. Giáp điều động Sư đoàn 325 đóng ở Vinh,
gần đó (cách xa Quỳnh Lưu khoảng 70 cây số). Giáp do dự khi ra lệnh cho sư
đoàn. Lính của sư đoàn phần nhiều quê quán ở Nghệ An và những tỉnh lân cận, và
đa số cũng là dân quê. Có thể Sư đoàn 325 sẽ ngả theo phe nổi loạn.
Nhưng đó là hoàn cảnh trong chiến tranh
Đông Dương, tầm quan trọng của tiếp viện vượt lên trên chiến lược, chiến thuật
và những yếu tố tâm lý. Sư đoàn 325 có thể đi bộ tới nơi nổi loạn, nhanh chóng.
Những sư đoàn khác đồn trú ở xa, phải nhiều ngày mới tới nơi. Phải dẹp ngay tức
khắc cuộc nổi loạn trước khi lan rộng.
Thế là Sư đoàn 325 lại nghe thấy tiếng
kèn thúc quân, tuy rằng có một vài nốt than phiền. Không đếm xỉa gì tới những ý
nghĩ thầm kín, hay tình cảm, Sư đoàn 325 mau chóng dập tắt ngọn lửa nổi loạn, trong máu. Không có con số chính thức. Nhưng một
vài giới chức tuyên bố 1.000 dân quê đã bị giết, và 6.000 người bị
đưa đi đầy. Tài liệu "Ngũ Giác Đài" cho rằng hàng ngàn người đã
chết". (Hết trích).
2/
Dữ kiện được trích từ Nữ Vương Công Lý net
Cuộc
nổi dậy Quỳnh Lưu
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang mang, lo sợ tột độ. Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau.
Những địa chủ được tha về, thấy tình
trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình
tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe
lời đảng tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố
để đạp xích lô và đi ở thuê.
Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột
nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh
hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên
tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ.
Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ
mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn
Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên
Trung đã mở một đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ.
Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham
dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân.
Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng
thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau:
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu.
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoặc sung công.
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.
Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi: Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh, và gởi đến chính quyền quốc gia miền
Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào
Giữa lúc đó, được tin chiều ngày
9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng
ngàn người đã kéo ra đường số một chờ đợi. Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6
thanh niên đại diện đưa thưa. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận
xe lại, và 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá
thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả
lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.
Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10.000 nông dân đã mở đại hội lần
thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảy. Mọi người đều tỏ ra
hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã
điều động 2 đại đội chủ lực và một đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về
xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và
lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những
người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.
Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa. Ðêm hôm đó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở một trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội.
Tờ
mờ sáng ngày 11/11/1956, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng
quanh vùng đến tiếp cứu Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30.000 nông dân kéo
đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành một vòng bao vây
thứ tư. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của
cả 2 bên.
Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì
Nghệ An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biết cách giải quyết thế
nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách liên lạc với Giám mục
Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời: Tôi không biết về vấn đề
chính trị, vì tôi là một nhà tu hành. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có một số
lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ một cuộc nổi dậy ở
miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.
Ðêm 11 rạng ngày 12/11/1956, một số
nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã
Diễn Châu. Ðêm hôm đó, 3.000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng, và Nông Cống
(tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban
Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành
lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu
tranh đã bước vào ngày thứ 3.
Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hòa với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:
Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta.
Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Nghệ An, hô thật to những khẩu hiệu: Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân, Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu, Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt… Công an tỉnh lẩn trốn từ lâu trước khí thế này. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.
Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lệnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ, và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này.
Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5
vòng đai giữa dân quân và VC. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm
Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để
tiếp cứu. Vòng đai chiến trận đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13/11/1956,
hơn 20.000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương
thực tính kế trường kỳ đấu tranh.
Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không 2 trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ.
Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quân được
truyền đi: Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc. Nhưng vì vũ
khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Sau khi trận chiến kết thúc,
quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già
trẻ lớn bé giải đi.
Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ
đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng
là người lãnh đạo cuộc cách mạng này.
Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra
về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm
Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng
tôi không biết gì đến việc nhân dân”.
CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không bằng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật. (Hết trích).
IV/ Kết luận
Cuộc nổi dậy tại Tambov và Kronstadt
bị Lenin dẹp tan vào khoảng năm 1921, thế nhưng 70 năm sau, đế chế Cộng Sản
Liên Sô và hầu như toàn bộ hệ thống bồi thần của nó trên thế giới đã bị người
dân đánh đổ.
Rõ ràng người dân đã chiến thắng vẻ vang
trong cuộc chiến giành lấy quyền được sống, quyền tự do.
Tại nước Việt Nam Cộng Sản, cuộc khởi
nghĩa Quỳnh Lưu tuy bị thất bại nhưng tinh thần dân Việt vẫn bền chí đấu tranh để
giải thể cho bằng được vương triều Hồ.
Vào năm 1956, Hồ và đệ tử không thể nào
tiên đoán được sự ra đời và một sức mạnh dữ dội, tốc độ nhanh như sao xẹt của internet
xâm nhập vào xã hội Việt Nam
như hiện nay.
Chế độ Cộng Sản vô thần đang dùng mọi biện
pháp khắc nghiệt để triệt tiêu sự đòi hỏi một xã hội đa nguyên, đa đảng của dân
Việt, chỉ để cho một mình đảng sống giàu sang, và “cầm quyền muôn đời”.
Thế nhưng dân Việt ở mọi thành phần đã tự
hình thành một xã hội đa nguyên trên mạng.
Các tổ chức, các nhóm, các chính đảng,
các hội đoàn mang nội dung xã hội, văn học, thơ ca, tương trợ, đến tôn giáo,
chính trị mỗi ngày xuất hiện càng nhiều trên mạng, dù đảng và chính quyền cho đám
dư lợn viên, CAM chui vào đánh phá, quậy đục.
Tinh thần lập hội tự do này, tinh thần
xây dựng mô hình xã hội đa nguyên này như là bước chuẩn bị cho ngày mai sắp tới
đây khi chính quyền Cộng Sản độc tài bị sụp đổ thảm hại nhục nhã.
Cuộc đấu tranh ai thắng ai, giữa Cộng Sản độc tài tàn sát
dân chủ, và lực lượng tự do - nhân quyền đã thấy rõ ngay từ lúc này đây!!!
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.
Nguồn tham khảo và
dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét