CHỦ
NGHĨA CỘNG SẢN THỜI CHIẾN
NẠN
ĐÓI Ở LIÊN SÔ DO LENIN GÂY RA
CÁC
CUỘC NỔI DẬY CHỐNG CỘNG SẢN
ĐÀN
ÁP KHỦNG BỐ QUYẾT LIỆT
Ngay
sau khi chiếm được quyền lực, Ðảng Bolshevik của Lenin đưa ra bất tận
những chính sách, sắc luật về kinh tế. Việc in tiền không kiểm soát
gây sức ép cho tài chính đất nước, sau cùng dẫn tới siêu lạm phát
làm đảo lộn sinh hoạt xã hội, mọi người trao đổi hàng hóa như thời
cổ, không thông qua tiền tệ. Những hành động như người đui đi dò đường,
thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về khoa học
quản trị hành chánh - kinh tế dẫn tới
các tai họa đen tối cho xã hội con người sau đó, nạn đói khủng khiếp
diễn ra, sự giảm thấy rõ dân số ở các thành phố, tiêu chuẩn sống
của thường dân bị hạ xuống...
Chủ Nghĩa (hay Chế Độ) Cộng Sản Thời Chiến (War
communism hay Wartime communism) (1918-1921) là chính
sách kinh tế được Bolshevik (Cộng
Sản)
đề ra trong giai đoạn Nội Chiến
Nga nhằm mục đích thu giữ lấy thực phẩm, vũ khí để cung cấp cho các
thành phố và Hồng Quân Sô Viết trong điều kiện tất cả bộ máy kinh tế bình thường và
mối liên hệ bị chiến tranh phá hủy.
Chủ Nghĩa Cộng
Sản Thời Chiến khởi đầu từ tháng 6 năm 1918 do Hội Đồng Kinh Tế Tối
Cao (Vesenkha/đọc theo tiếng Nga) chỉ đạo thực hiện. Chính sách này kết thúc vào
21 tháng 3 năm 1921 với sự bắt đầu Chính Sách Kinh Tế Mới (New Economic Policy) kéo dài tới 1928.
Chủ Nghĩa Cộng Sản Thời Chiến bao gồm các chính sách sau:
1/ Tất
cả nền kỹ
nghệ (công
nghiệp) của đất nước bị quốc hữu hóa và phương thức
quản trị
tập trung nghiêm ngặt được
áp dụng.
2/ Nhà nước độc quyền về ngoại thương.
3/ Kỷ luật trong hàng ngũ công nhân được xiết chặt và người đình
công sẽ bị bắn
bỏ.
4/ Lao động là bổn phận bắt buộc đối với những thành phần không
phải là công
nhân.
5/ Lịnh trưng thu tối đa lương thực dư thừa của nông dân để nhà nước
phân phối
cho
những thành phần dân chúng còn lại trong xã hội.
6/
Thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nhất
phải do nhà nước phân phối
và
theo khẩu phần.
7/ Doanh nghiệp tư nhân bị coi là bất hợp pháp.
8/ Việc kiểm soát ngành hỏa xa phải được quân sự hóa.
Một bức hình được thấy ở
Liên Sô
năm 1921 với hàng chữ
“Hãy Cứu Chúng Tôi”.
Ảnh nguồn: wiki.
|
Các
chính sách kinh tế từ năm 1918-1921 được gắn cho cái tên ”Chủ
Nghĩa Cộng Sản Thời Chiến” mà Bolshevik tuyên bố như là cách đối phó
tạm thời trong điều kiện Liên Bang Sô Viết phải đối diện với chiến
tranh. Thực ra khi đối chiếu với nhiều sự kiện vào thời gian đó,
người ta thấy rằng cái gọi là ”Chủ Nghĩa Cộng Sản Thời Chiến” được
thực hiện trước khi có nội chiến và sau khi ”Phe Trắng” bị đánh bại.
Đó không phải là biện pháp tương thích ngắn hạn, trái lại đây là
chủ trương và tham vọng Lenin muốn theo đuổi trong hòa bình hay chiến
tranh nhằm củng cố quyền hành tuyệt đối cho Đảng Cộng
Sản Liên Sô.
Mặc dù Chủ Nghĩa
Cộng Sản Thời Chiến có đạt mục tiêu là giành được chiến thắng trong
nội chiến cho Cộng Sản nhưng lại làm tồi tệ thêm đời sống đã khổ cực của người dân. Thời
Nga Hoàng dân quá chán chiến tranh và thiếu bánh mì ăn, khi lật đổ
Nga Hoàng, Cộng Sản hứa hẹn đời sống sẽ khá hơn nhưng rồi “mèo cũng hoàn mèo”,
mèo sau lại tệ hơn mèo trước.
Nông dân bắt đầu
bất hợp tác không chịu sản xuất lương thực vì chính quyền tịch thu
của họ quá nhiều. Công nhân bắt đầu rời bỏ các thành phố, di chuyển
tới miền quê nơi có thể kiếm sống dễ hơn một chút so với thành thị,
tình hình này khiến cho giảm sút mức sản xuất hàng hóa kỹ nghệ rồi dẫn tới thiếu hàng hóa kỹ nghệ để đổi lấy thực
phẩm, tất nhiên đời sống thị dân càng thêm khốn khổ. Giữa năm 1918
tới 1920, Petrograd mất 75% dân số, còn Moscow bị mất 50%
cũng vì vấn đề di dân tìm cái ăn mà ra.
Thị trường chợ đen nổi lên ở Nga mặc dù bị Thiết Quân Luật (martial law)
đe dọa, nhằm chống lại tình
trạng đầu cơ trục lợi. Đồng Ruble (Rouble) của Nga sụp đổ và bị
thay thế bởi hệ thống trao đổi bằng hàng hóa (mua hàng bằng hàng không
dùng tiền). Sản lượng công nghiệp (kỹ nghệ) nặng sụt giảm 20% so với năm 1913. 90% lương
trả cho người làm việc được trả bằng hàng hóa. 70% số đầu máy xe
lửa đang trong tình trạng cần sửa chữa.
Tình hình tồi tệ kể trên kết hợp với 7 năm
chiến tranh (3 năm nội chiến với 4 năm Nga Hoàng tham dự Đệ Nhất Thế Chiến) cùng
nắng hạn nghiêm trọng và chính sách trưng thu lương thực tối đa của
đảng đã tạo ra nạn đói gây cho 3 tới 10 triệu người chết đau thương.
Đúng là nước Nga vừa bị thiên họa và nhân họa nhưng trong giai đoạn
này nhân họa (thủ phạm là Cộng Sản) nguy hiểm hơn nhiều.
Hậu quả, hàng loạt cuộc đình công của công nhân và nông dân nổi
loạn chống nhà nước Sô Viết đã diễn ra, như Cuộc Nổi Dậy Tambov làm chấn động
cả Liên Bang. Sự kiện đặc biệt hơn là vụ nổi dậy tại Căn Cứ Hải Quân Kronstadt vào đầu
tháng 3 năm 1921. Cuộc khởi nghĩa chống “cách mạng” này làm Lenin
sửng sốt vì thủy thủ ở Căn Cứ Hải Quân Kronstadt từng là những người ủng hộ
mạnh mẽ Bolshevik.
Lenin luôn luôn binh
vực cho hành động khủng bố hàng loạt chống lại kẻ thù cách mạng
và công khai quan điểm của ông rằng: nhà nước Vô Sản
là một hệ thống bạo lực được tổ chức để chống lại sự thiết lập Chủ
Nghĩa Tư Bản. Khi Kamenev và Bukharin cố kiềm chế những hành động bạo lực vượt quá nhân tính của
Cheka vào cuối năm 1918, Lenin là người bảo vệ Cheka.
Khi kinh tế suy
thoái do Lenin thực hiện đường lối Chủ Nghĩa Cộng Sản Thời Chiến,
Cheka hành động nặng tay hơn. Sau cuộc nổi dậy tháng 7 năm 1918 của
những người Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, Cheka quay súng lại bắn vào các đồng chí Xã Hội
Chủ Nghĩa, hành quyết 350 quân nổi loạn (phe
Xã Hội Chủ Nghĩa)
bị bắt giữ, 500 con tin bị bắn tại Petrograd để
trả thù theo lịnh của Zinoviev, người đứng đầu cơ quan
Sô Viết địa phương.
Từ lúc đó, bàn
tay hành quyết của Cheka không bao giờ chấm dứt, số lượng chính xác
người bị giết thường xuyên được ước lượng giữa 100.000 tới 500.000,
nhưng do điều kiện thời chiến hỗn loạn khiến cho việc thống kê đặc
biệt khó khăn. Nhưng sự hành quyết không phải là công cụ duy nhất của
Cheka, cơ quan này còn khai phá sự phát triển nô lệ lao động tân thời (trại tập trung), các tù nhân bị đối xử như là nô lệ riêng của
chính quyền
Cộng Sản, họ bị sử dụng trong các
loại công việc đòi hỏi nhất như đào kinh ở vùng Bắc Cực
trong khi nhận khẩu phần ăn hàng ngày ít ỏi.
Phạm Hoàng
Tùng biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét