THẢM SÁT
CỰU NGA HOÀNG
NICHOLAS ĐỆ NHỊ
VÀ HOÀNG GIA
Nicholas Đệ Nhị (1868 - 1918)
Ảnh nguồn: wiki . |
Bức hình cuối cùng của cựu Hoàng Nicholas
sau khi ông
thoái vị vào tháng 3/1917.
Ảnh nguồn: wiki. |
Sau khi thoái vị vào ngày 2 tháng Ba năm 1917, lúc đầu Chính Quyền Lâm Thời giữ gia đình cựu Hoàng Nicholas trong Cung Điện Alexander cách thủ đô St.Petersburg 15 dặm (1mile/dặm/ bằng 1km6), khu vực này được gọi là Tsarskoe Selo. Việc giam giữ này nhằm tránh những tổn hại có thể xảy đến trong khí thế phấn khích của cuộc cách mạng. Tháng 8/1917, chính quyền Kerensky đưa cựu Hoàng cùng vợ con đi xa về phía Đông đến Tobolsk ở vùng núi Ural.
Tại Yekaterinburg cả gia đình cựu Hoàng và các người hầu cận bị giam tại Ipatiev, trước đây là ngôi nhà của một thương buôn người Do Thái giàu có tên là Nicholas Ipatiev. Ipatiev về sau bị các đơn vị dân quân Sô Viết trưng dụng để dùng vào mục đích đặc biệt: làm nhà giam gia đình cựu Hoàng, hàng rào bằng cây được dựng lên chung quanh nhà để khu tạm giam kín đáo hơn.
Thời gian đó, khu vực Yekaterinburg do Hồng Quân kiểm soát nhưng đã nghe tiếng súng giữa Phe Trắng và Hồng Quân đánh nhau không xa lắm.
Vào đêm 17 tháng 7 năm 1918, cựu Hoàng cùng gia đình bao gồm luôn cả mấy người giúp việc bị biến mất.
Không lâu sau đó, Bolshevik loan báo rằng cựu Hoàng Nicholas Đệ Nhị đã bị bắn, còn những người trong gia đình bị đưa đi đến nơi khác. Hầu hết các báo cáo sau này đều chứng tỏ rằng: cả gia đình cựu Hoàng bị hành quyết bởi một đơn vị Bolshevik do Yakov Yurovsky chỉ huy, người này trước đây là một thợ sửa đồng hồ (giai cấp công nhân!) ở Perm.
Việc hành quyết này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ công luận quốc tế vào thời gian đó.
Những nhân chứng khác thề là họ thấy Hoàng Hậu và các con tại Perm. Vua Alfonso 13 của Tây Ban Nha thương thảo cùng tân chính quyền Cộng Sản xin khoan hồng các thành viên trong gia đình cựu Hoàng mà ông nghĩ rằng còn sống.
Vào năm 1989, khi các báo cáo riêng của Yakov Yurovsky được công bố, chứng tỏ một cách xác quyết những gì xảy ra trong đêm 16 rạng 17 tháng 7 năm 1918.
Việc hành quyết xảy ra khi các đơn vị của Quân Đoàn Czech đang trên đường rút lui ra khỏi lãnh thổ đế quốc Nga (Quân Đoàn Czech thuộc Phe Trắng - White Army - tập họp các lực lượng ở đế quốc Nga và có sự giúp đỡ từ bên ngoài nhằm chống lại việc Cộng Sản chiếm chính quyền). Khi các đơn vị của Quân Đoàn Czech triệt thoái đến gần đến thành phố Yekaterinburg, các đơn vị Bolshevik đang giam cầm cựu Hoàng lo sợ quân Czech sẽ chiếm lấy thành phố và cứu thoát ông. Phe Bolshevik đã chọn giải pháp thanh toán nhanh chóng gia đình cựu Hoàng Nicholas Đệ Nhị với lập luận rằng: “không thể có sự quay trở lại”. Ý họ không muốn cựu Hoàng với sự giúp đỡ từ bên ngoài có thể khôi phục đế vị.
Một bức điện tín nhân danh Sô Viết tối cao ở Moscow do Jacob (Jakov) Sverdlov, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Toàn Nga, ký được chuyển đến Yekaterinburg ra lịnh hành quyết!
Yakov Mikhaylovich Sverdlov 33 tuổi, con một người Do Thái làm thợ khắc hình, giữ vai trò quan trọng trong việc soạn kế hoạch cho “Cách Mạng Tháng 10”.
Các nghiên cứu trong năm 1990 do nhà soạn kịch và sử gia Edvard Radzinsky ở Moscow thực hiện đã khám phá vai trò Sverdlov trong vụ hành quyết cựu Hoàng Nicholas Đệ Nhị. Là người thân cận của Lenin, Sverdlov đã thuyết phục các lãnh đạo hàng đầu Bolshevik đi đến quyết định (gây nhiều tranh luận) giải tán Quốc Hội Lập Hiến và ký hòa ước Brest- Litovsk. Yakov Sverdlov chết vì bịnh cúm trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Thành phố Yekaterinburg vào năm 1924 được Cộng Sản đổi tên thành Sverdlovsk, nhưng năm 1991, Boris Yeltsin cho lấy lại tên cũ là Yekaterinburg.
"Chúng ta phải bắn chết tất cả họ trong đêm nay”
Pavel Medvedev là một trong những lính canh giữ số người tù hoàng tộc tại Ipatiev – Yekaterinburg đã diễn tả chi tiết những gì xảy ra chính mắt ông ta chứng kiến:
“Vào tối ngày 16 tháng 7, khoảng hơn 7 giờ, khi công việc của tôi (Pavel Medvedev) bắt đầu, Yurovsky - người đứng đầu toán hành quyết - ra lịnh cho tôi thu lấy tất cả các khẩu súng lục Nagan (súng ngắn có ổ đạn quay) từ đám lính bảo vệ khu vực giam giữ và đem đến cho Yurovsky. Tôi mang đến cho Yurovsky 12 khẩu súng. Yurovsky nói với tôi:”chúng ta phải bắn tất cả họ trong đêm nay, vì vậy thông báo cho lính gác không được báo động khi nghe tiếng súng nổ”. Do đó tôi hiểu Yurovsky muốn nói rằng: toàn gia cựu Hoàng bao gồm cả vị bác sĩ, mấy người phục dịch đang bị giam chung sẽ bị bắn chết, nhưng tôi không hỏi Yurovsky sẽ bắn họ tại đâu và ai đã quyết định việc tử hình này.
Độ chừng 10 giờ tối, tuân lịnh Yurovsky, tôi thông báo cho lính gác không được báo động khi nghe súng nổ. Độ nửa đêm, Yurovsky đánh thức nhóm người bị giam giữ. Tôi không biết Yurovsky nói lý do gì mà họ bị gọi dậy và đưa đi nơi nào? Tuy nhiên tôi đoan chắc, Yurovsky đã đi vào phòng gia đình cựu Hoàng Nicholas đang ngủ. Trong một giờ sau đó, tất cả gia đình cựu Hoàng, bác sĩ, người hầu gái, các người hầu bàn thức dậy, rửa mặt và thay quần áo. Trước lúc Yurovsky vào phòng cựu Hoàng, có hai thành viên trong Ủy Ban Đặc Nhiệm của cơ quan Sô Viết Ekaterinburg đến Dinh Ipatiev.
Thời gian ngắn sau 1 giờ sáng (ngày 17), cựu Hoàng, Hoàng Hậu, 4 cô con gái, người hầu gái, vị bác sĩ, người nấu bếp, hầu bàn rời khỏi phòng. Cựu Hoàng Nicholas bồng Hoàng Tử Alexei trong tay ông, hai người đều mặc loại áo tay dài của lính và đội nón. Hoàng Hậu, các con gái và người hầu đi theo sau cựu Hoàng. Yurovsky, các cộng sự viên của y, hai thành viên trong Ủy Ban Đặc Nhiệm đi tiếp sau đó. Tôi cũng hiện diện. Thời gian có mặt trong phòng, tôi thấy cả gia đình cựu Hoàng không hỏi bất cứ điều gì, họ không kêu than cũng không khóc. Đoàn người đi xuống tầng trệt (gia đình cựu Hoàng và người hầu ngủ trên lầu 1). Tất cả bước vào căn phòng nằm sát cạnh một kho chứa đồ có cửa đóng.
Tại đây, Yurovsky ra lịnh mang ghế đến, các phụ tá của y đem tới 3 cái ghế, một cái cho cựu Hoàng, một cho Hoàng Hậu và một cho Hoàng Tử. Hoàng Hậu ngồi gần tường cạnh cửa sổ, sát bên là cái cột màu đen của lối đi có vòm. Phía sau bà là ba cô con gái (tôi biết mặt họ, vì thấy đi trong khu vườn mỗi ngày, nhưng tôi không biết tên). Cựu Hoàng và Hoàng Tử ngồi sát nhau ở giữa phòng. Bác sĩ Botkin đứng sau Hoàng Tử. Người hầu nữ, một phụ nữ có dáng cao ráo, đứng bên trái cánh cửa dẫn vào buồng kho; cạnh bà là một trong bốn Công Chúa. Hai người hầu bàn đứng dựa tường, bên trái, tính từ lối vào căn phòng. Người hầu nữ ôm cái gối. Ba Công Chúa cũng mang mỗi người một gối nhỏ. Một gối nhỏ để trên chiếc ghế của Hoàng Hậu, cái nữa đặt trên ghế Hoàng Tử.
Dường như mọi người đoán biết định mệnh sẽ xảy ra cho họ, nhưng không ai mở miệng nói ra lời nào. Lúc này phía Yurovsky tổng cộng có 11 người đã bước vào phòng gồm: Yurovsky, một phụ tá, hai người trong Ủy Ban Đặc Biệt và 7 người thuộc lực lượng Cheka (cảnh sát mật). Yurovsky ra lịnh cho tôi rời khỏi phòng, bước ra ngoài canh gác. Tôi bước ra sân nhà được bao bọc bởi cái hàng rào bằng những tấm ván đóng khít lại, nhưng chưa bước ra tới đường thì tiếng súng trong phòng vang lên.
Tôi quay trở vào nhà ngay (chỉ trong vòng độ hai hay ba phút trôi qua). Khi bước vào căn phòng nơi diễn ra cuộc hành quyết, tôi thấy toàn gia cựu Hoàng nằm trên sàn nhà với nhiều vết đạn trên người. Máu vẫn đang chảy thành giòng. Bác sĩ, người hầu nữ, hai hầu bàn cũng bị bắn. Khi tôi bước vào, Hoàng Tử Alexei hãy còn sống và đang rên nho nhỏ. Yurovsky bước tới, bắn tiếp hai tới ba phát đạn vào Hoàng Tử.” ( "The Execution of Tsar Nicholas II, 1918," EyeWitness to History, www.eyewitnesstohistory.com - 2005).
Những cái gối ôm nhỏ do các phụ nữ mang theo bên mình, sau này được tìm thấy có đầy kim cương, ngọc trai cùng nhiều đồ trang sức quí giá khác được giấu bên trong. Con chó của gia đình cựu Hoàng cũng bị bắn chết. Tám ngày sau cuộc hành hình rùng rợn, thành phố Ekaterinburg bị quân đội “Phe Trắng” chiếm giữ (thời gian nội chiến). Các thi hài cựu Hoàng Nicholas Đệ Nhị, Hoàng Hậu và các con sau đó bị Cộng Sản nhúng vào nước acid để da thịt bị cháy xém nhằm xóa bỏ nhân dạng rồi liệng xuống con đường thông với một quặng mỏ tại khu vực được gọi là “Bốn anh em”.
Buổi sáng hôm sau, khi lời đồn tràn lan ở thành phố Yekaterinburg, Yurovsky cho lịnh giấu các xác chết bị cháy rữa và di chuyển đi nơi khác. Khi chiếc xe chở xác chết bị hư máy trên đường di chuyển, Yurovsky nhanh chóng ra lịnh cho chôn dưới cái hố bên cạnh đường Koptyaki, đây là con đường lồi lõm (bây giờ đã bị bỏ hoang) cách Yekaterinburg 12 dặm về phía Bắc. Tại Yekaterinburg “Nhà thờ nằm trên vũng máu đào” được xây dựng trên địa điểm nơi mà trước kia là khu nhà Ipatiev (xây sau khi Liên Bang Sô Viết đổ sụp).
Vào năm 1977, Ipatiev bị phá hủy do lịnh của Boris Yeltsin, sau này là vị Tổng Thống đầu tiên của Liên Bang Nga. Lúc đầu do lịnh từ Bộ Chính Trị, tới ngày 22- 24 tháng 9/1977, Yeltsin - Bí Thư Thứ Nhất của khu vực này - đã cho lịnh đập phá. Di cốt Nicholas Đệ Nhị cùng gia đình sau này được tìm thấy vào năm 1991 và được chính quyền Nga chôn cất theo nghi thức quốc gia.
Diễn tiến xác nhận các di cốt được xúc tiến chu đáo. Mẫu xương được gửi đến Anh và Hoa Kỳ để xác nghiệm DNA (hay ADN tức acid deoxyribonuclic, cấu tử cơ bản của gene di truyền). Kết quả xác nghiệm cho thấy 5 trong số những bộ xương tìm được là thành viên trong cùng một gia đình, 4 bộ xương còn lại không có liên hệ đến gia đình nói trên, đây có thể là những người giúp việc. Riêng trong 5 bộ xương thuộc một gia đình thì có xương 3 người trẻ tuổi và phần xương còn lại của hai người ở tuổi cha mẹ. Người mẹ được xác nhận có liên hệ tới Hoàng Gia Anh, đó chính là Hoàng Hậu Alexandra, còn người cha được xác định có liên hệ tới Đại Công Tước George Alexandrovich. Các khoa học gia Anh xác quyết 98,5% các di cốt này là của cựu Hoàng Nicholas, Hoàng Hậu, các con và những người hầu cận.
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.
Các nghiên cứu trong năm 1990 do nhà soạn kịch và sử gia Edvard Radzinsky ở Moscow thực hiện đã khám phá vai trò Sverdlov trong vụ hành quyết cựu Hoàng Nicholas Đệ Nhị. Là người thân cận của Lenin, Sverdlov đã thuyết phục các lãnh đạo hàng đầu Bolshevik đi đến quyết định (gây nhiều tranh luận) giải tán Quốc Hội Lập Hiến và ký hòa ước Brest- Litovsk. Yakov Sverdlov chết vì bịnh cúm trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Thành phố Yekaterinburg vào năm 1924 được Cộng Sản đổi tên thành Sverdlovsk, nhưng năm 1991, Boris Yeltsin cho lấy lại tên cũ là Yekaterinburg.
Yakov
Sverdlov.
Ảnh nguồn: wiki. |
"Chúng ta phải bắn chết tất cả họ trong đêm nay”
Pavel Medvedev là một trong những lính canh giữ số người tù hoàng tộc tại Ipatiev – Yekaterinburg đã diễn tả chi tiết những gì xảy ra chính mắt ông ta chứng kiến:
“Vào tối ngày 16 tháng 7, khoảng hơn 7 giờ, khi công việc của tôi (Pavel Medvedev) bắt đầu, Yurovsky - người đứng đầu toán hành quyết - ra lịnh cho tôi thu lấy tất cả các khẩu súng lục Nagan (súng ngắn có ổ đạn quay) từ đám lính bảo vệ khu vực giam giữ và đem đến cho Yurovsky. Tôi mang đến cho Yurovsky 12 khẩu súng. Yurovsky nói với tôi:”chúng ta phải bắn tất cả họ trong đêm nay, vì vậy thông báo cho lính gác không được báo động khi nghe tiếng súng nổ”. Do đó tôi hiểu Yurovsky muốn nói rằng: toàn gia cựu Hoàng bao gồm cả vị bác sĩ, mấy người phục dịch đang bị giam chung sẽ bị bắn chết, nhưng tôi không hỏi Yurovsky sẽ bắn họ tại đâu và ai đã quyết định việc tử hình này.
Độ chừng 10 giờ tối, tuân lịnh Yurovsky, tôi thông báo cho lính gác không được báo động khi nghe súng nổ. Độ nửa đêm, Yurovsky đánh thức nhóm người bị giam giữ. Tôi không biết Yurovsky nói lý do gì mà họ bị gọi dậy và đưa đi nơi nào? Tuy nhiên tôi đoan chắc, Yurovsky đã đi vào phòng gia đình cựu Hoàng Nicholas đang ngủ. Trong một giờ sau đó, tất cả gia đình cựu Hoàng, bác sĩ, người hầu gái, các người hầu bàn thức dậy, rửa mặt và thay quần áo. Trước lúc Yurovsky vào phòng cựu Hoàng, có hai thành viên trong Ủy Ban Đặc Nhiệm của cơ quan Sô Viết Ekaterinburg đến Dinh Ipatiev.
Thời gian ngắn sau 1 giờ sáng (ngày 17), cựu Hoàng, Hoàng Hậu, 4 cô con gái, người hầu gái, vị bác sĩ, người nấu bếp, hầu bàn rời khỏi phòng. Cựu Hoàng Nicholas bồng Hoàng Tử Alexei trong tay ông, hai người đều mặc loại áo tay dài của lính và đội nón. Hoàng Hậu, các con gái và người hầu đi theo sau cựu Hoàng. Yurovsky, các cộng sự viên của y, hai thành viên trong Ủy Ban Đặc Nhiệm đi tiếp sau đó. Tôi cũng hiện diện. Thời gian có mặt trong phòng, tôi thấy cả gia đình cựu Hoàng không hỏi bất cứ điều gì, họ không kêu than cũng không khóc. Đoàn người đi xuống tầng trệt (gia đình cựu Hoàng và người hầu ngủ trên lầu 1). Tất cả bước vào căn phòng nằm sát cạnh một kho chứa đồ có cửa đóng.
Tại đây, Yurovsky ra lịnh mang ghế đến, các phụ tá của y đem tới 3 cái ghế, một cái cho cựu Hoàng, một cho Hoàng Hậu và một cho Hoàng Tử. Hoàng Hậu ngồi gần tường cạnh cửa sổ, sát bên là cái cột màu đen của lối đi có vòm. Phía sau bà là ba cô con gái (tôi biết mặt họ, vì thấy đi trong khu vườn mỗi ngày, nhưng tôi không biết tên). Cựu Hoàng và Hoàng Tử ngồi sát nhau ở giữa phòng. Bác sĩ Botkin đứng sau Hoàng Tử. Người hầu nữ, một phụ nữ có dáng cao ráo, đứng bên trái cánh cửa dẫn vào buồng kho; cạnh bà là một trong bốn Công Chúa. Hai người hầu bàn đứng dựa tường, bên trái, tính từ lối vào căn phòng. Người hầu nữ ôm cái gối. Ba Công Chúa cũng mang mỗi người một gối nhỏ. Một gối nhỏ để trên chiếc ghế của Hoàng Hậu, cái nữa đặt trên ghế Hoàng Tử.
Dường như mọi người đoán biết định mệnh sẽ xảy ra cho họ, nhưng không ai mở miệng nói ra lời nào. Lúc này phía Yurovsky tổng cộng có 11 người đã bước vào phòng gồm: Yurovsky, một phụ tá, hai người trong Ủy Ban Đặc Biệt và 7 người thuộc lực lượng Cheka (cảnh sát mật). Yurovsky ra lịnh cho tôi rời khỏi phòng, bước ra ngoài canh gác. Tôi bước ra sân nhà được bao bọc bởi cái hàng rào bằng những tấm ván đóng khít lại, nhưng chưa bước ra tới đường thì tiếng súng trong phòng vang lên.
Tôi quay trở vào nhà ngay (chỉ trong vòng độ hai hay ba phút trôi qua). Khi bước vào căn phòng nơi diễn ra cuộc hành quyết, tôi thấy toàn gia cựu Hoàng nằm trên sàn nhà với nhiều vết đạn trên người. Máu vẫn đang chảy thành giòng. Bác sĩ, người hầu nữ, hai hầu bàn cũng bị bắn. Khi tôi bước vào, Hoàng Tử Alexei hãy còn sống và đang rên nho nhỏ. Yurovsky bước tới, bắn tiếp hai tới ba phát đạn vào Hoàng Tử.” ( "The Execution of Tsar Nicholas II, 1918," EyeWitness to History, www.eyewitnesstohistory.com - 2005).
Những cái gối ôm nhỏ do các phụ nữ mang theo bên mình, sau này được tìm thấy có đầy kim cương, ngọc trai cùng nhiều đồ trang sức quí giá khác được giấu bên trong. Con chó của gia đình cựu Hoàng cũng bị bắn chết. Tám ngày sau cuộc hành hình rùng rợn, thành phố Ekaterinburg bị quân đội “Phe Trắng” chiếm giữ (thời gian nội chiến). Các thi hài cựu Hoàng Nicholas Đệ Nhị, Hoàng Hậu và các con sau đó bị Cộng Sản nhúng vào nước acid để da thịt bị cháy xém nhằm xóa bỏ nhân dạng rồi liệng xuống con đường thông với một quặng mỏ tại khu vực được gọi là “Bốn anh em”.
Buổi sáng hôm sau, khi lời đồn tràn lan ở thành phố Yekaterinburg, Yurovsky cho lịnh giấu các xác chết bị cháy rữa và di chuyển đi nơi khác. Khi chiếc xe chở xác chết bị hư máy trên đường di chuyển, Yurovsky nhanh chóng ra lịnh cho chôn dưới cái hố bên cạnh đường Koptyaki, đây là con đường lồi lõm (bây giờ đã bị bỏ hoang) cách Yekaterinburg 12 dặm về phía Bắc. Tại Yekaterinburg “Nhà thờ nằm trên vũng máu đào” được xây dựng trên địa điểm nơi mà trước kia là khu nhà Ipatiev (xây sau khi Liên Bang Sô Viết đổ sụp).
Vào năm 1977, Ipatiev bị phá hủy do lịnh của Boris Yeltsin, sau này là vị Tổng Thống đầu tiên của Liên Bang Nga. Lúc đầu do lịnh từ Bộ Chính Trị, tới ngày 22- 24 tháng 9/1977, Yeltsin - Bí Thư Thứ Nhất của khu vực này - đã cho lịnh đập phá. Di cốt Nicholas Đệ Nhị cùng gia đình sau này được tìm thấy vào năm 1991 và được chính quyền Nga chôn cất theo nghi thức quốc gia.
Diễn tiến xác nhận các di cốt được xúc tiến chu đáo. Mẫu xương được gửi đến Anh và Hoa Kỳ để xác nghiệm DNA (hay ADN tức acid deoxyribonuclic, cấu tử cơ bản của gene di truyền). Kết quả xác nghiệm cho thấy 5 trong số những bộ xương tìm được là thành viên trong cùng một gia đình, 4 bộ xương còn lại không có liên hệ đến gia đình nói trên, đây có thể là những người giúp việc. Riêng trong 5 bộ xương thuộc một gia đình thì có xương 3 người trẻ tuổi và phần xương còn lại của hai người ở tuổi cha mẹ. Người mẹ được xác nhận có liên hệ tới Hoàng Gia Anh, đó chính là Hoàng Hậu Alexandra, còn người cha được xác định có liên hệ tới Đại Công Tước George Alexandrovich. Các khoa học gia Anh xác quyết 98,5% các di cốt này là của cựu Hoàng Nicholas, Hoàng Hậu, các con và những người hầu cận.
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.
Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:
Cộng sản thời đó dã man quá !
Trả lờiXóa