TỘI ÁC CHIẾN
TRANH CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP - ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG
TỘI
ÁC HÃM HIẾP ĐÀN BÀ CON GÁI
PHẦN
HAI
“GIÀ KHÔNG BỎ, NHỎ KHÔNG THA - HỌ CƯỠNG HIẾP
ÐÀN BÀ CON GÁI ÐỨC TỪ TÁM ÐẾN TÁM CHỤC TUỔI “
Tựa đề ngay
trên đây dựa vào tựa bài viết của Sử Gia
Antony Beevor: “They raped every German
female from eight to 80” đăng trên báo The Guardian
ở Anh Quốc ngày thứ Tư/1/5/2002.
Beevor*.
Ảnh nguồn:wiki. |
Tổng quát, Antony Beevor phân ra làm 4 giai
đoạn: giai đoạn một, hãm hiếp cá nhân và tập thể;
Giai đoạn
hai vì sợ bị cưỡng hiếp nên các phụ nữ phải kiếm một lính Nga làm người tình
hay chồng hờ để che chở nhưng cũng không thoát khỏi các trận hãm hiếp tập thể;
Giai đoạn ba
sau chiến tranh vì đói nên nhiều phụ nữ phải làm gái điếm để kiếm
bánh mì;
Giai đoạn
bốn, nhiều lính Hồng Quân đào ngũ không muốn về xứ vì đã lấy vợ Ðức.
Dưới đây
chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn trong bài viết:
Kịch Tác Gia Zakhar Agranenko viết trong nhật ký khi là sĩ quan
đang công tác trong một đơn vị thủy quân lục chiến tại Ðông Phổ như sau: “Những
người lính Hồng Quân không tin vào những tằng tịu cá nhân với phụ nữ Ðức. Vì thế
họ thích cảnh 9,10,12 người đàn ông hãm hiếp họ tập thể.”
Quân đội Sô Viết tiến vào Ðông Phổ tháng
1 năm 1945 trong những đoàn quân dài và khổng lồ, là một sự pha tạp bất thường
giữa cái trung cổ và hiện đại: lính xe tank với những cái nón đen, kỵ binh
Cossack với những túi đồ ăn cắp dọc theo đường hành quân, và các chiếc xe do
ngựa kéo.
Beria và
Stalin ở Moscow
biết rõ những gì đang xảy ra từ các báo cáo chi tiết. Một báo cáo ghi nhận: “Nhiều
người Ðức tuyên bố tất cả phụ nữ Ðức ở lại Ðông Phổ bị lính Hồng Quân cưỡng
hiếp”. Nhiều trường hợp hãm hiếp được trưng ra trong báo cáo, “Trong đó bao gồm các bà lão và các cô gái
dưới 18 tuổi”.
Viên tư lịnh một sư đoàn bộ binh “đích thân bắn một trung úy, người đã cho
lính dưới quyền xếp hàng thay phiên nhau hãm hiếp một người đàn bà Ðức đang nằm
dang tay dang chân trên mặt đất”. Nhưng nhiều sĩ quan cũng can hệ
tới chuyện hãm hiếp hay quá nguy hiểm để phục hồi trật tự khi lính đang say
rượu và cầm súng đại liên trên tay.
Vài phụ nữ Ðức tả lại cảnh các nữ quân
nhân Sô Viết đứng ngắm và cười như thế nào khi họ bị cưỡng hiếp. Nhưng cũng có
người bị chấn động sâu sắc trước cảnh tượng cưỡng hiếp mà họ chứng kiến tại
Ðức. Natalya Gesse, người bạn thân của Khoa Học Gia Andrei Sakharov, làm thông
tín viên chiến trường trong Hồng Quân, sau này
bà kể lại: ”Lính
Nga hãm hiếm từng đứa con gái và đàn bà Ðức từ 8 tuổi đến 80 tuổi. Nó là một
đạo quân của những tên cưỡng hiếp”.
Uống tất cả mọi thứ, bao gồm những chất
hóa học lấy được từ các phòng thí nghiệm và xưởng thợ, là một yếu tố chính
trong bạo hành. Dường như thể người lính Sô Viết cần rượu để có can đảm tấn
công một phụ nữ.
Vấn đề hãm
hiếp tập thể của Hồng Quân ở Ðức đã bị nhận chìm tại Nga đến nổi ngày nay nhiều
cựu chiến binh thuộc Hồng Quân không chịu nhìn nhận những gì đã thật sự diễn
ra. Có một nhóm người chuẩn bị nói công khai nhưng hoàn toàn không hối tiếc.
Một chỉ huy đại đội xe tank nói: “Tất cả họ vén váy lên cho chúng tôi ngó và nằm trên giường đợi chúng tôi đến làm tình”. Ông ta còn khoe khoang: “Có hai triệu đứa con chúng tôi được đẻ” tại Ðức.
Vasily Grossman
trong quân phục
Hồng Quân
khi công tác tại
Schwerin
- Đức,
năm 1945.
Ảnh
nguồn: wiki.
|
Tiểu Thuyết Gia Vasily Grossman, một
thông tín viên chiến trường, người đi theo chân đoàn quân xâm lược, chẳng mấy
chốc ông tìm thấy nạn nhân bị hãm hiếp không chỉ là người Ðức, mà phụ nữ Ba Lan
cũng bị cưỡng hiếp.
Những cô gái trẻ người Nga ,
Belarus và phụ nữ Ukraine
bị lính Ðức bắt giải tới Ðức làm nô lệ lao động cũng bị lính Nga cưỡng hiếp khi
họ vào Bá Linh.
Vasily
Grossman ghi chú: “Những cô gái Nga được giải thoát thường than phiền các binh
sĩ chúng tôi hay hãm hiếp họ. Một cô khóc và nói với tôi “Ông ta là một lão già, già hơn cả cha tôi”.”
Việc cũng hãm hiếp đàn bà con gái
Nga đã làm hư các nỗ lực của Liên Sô
trong việc biện minh cho hành động hãm hiếp phụ nữ Ðức như một cách trả thù
thói tàn bạo của Ðức Quốc Xã khi tấn công xâm lược Liên Sô.
Ngày 29/3/1945 Ủy Ban Trung Ương Ðoàn Thanh
Niên Komsomol thông tin cho viên phụ tá của Stalin là Malenkov về bản báo cáo
của Cánh Quân Thứ Nhất của Ukraine .
Tướng Tsygankov viết trong báo cáo về trường hợp đầu tiên trong nhiều vụ: “Ðêm
24/tháng Hai, một nhóm gồm 35 trung úy dự bị và viên tiểu đoàn trưởng của họ đi
vào phòng ngủ tập thể của phụ nữ trong làng Grutenberg và rồi hãm hiếp họ”.
Tại Dahlem, các sĩ quan Sô Viết viếng
thăm Dì Phước Kunigunde, mẹ bề trên của Haus Dahlem, một viện mồ côi và dưỡng
đường bảo sanh. Các sĩ quan và binh lính họ cư xử tốt.
Thật ra, các sĩ quan còn cảnh báo Dì
Phước Kunigunde về đoàn
quân thứ hai sắp kéo đến. Tiên đoán của họ hoàn toàn chính xác. Các dì phước,
cô gái trẻ, bà già, đàn bà đang mang thai và những bà mẹ vừa mới sinh con,
tất cả đã bị cưỡng hiếp không chút thương xót.
Chính nhiều phụ nữ tìm thấy bị ép buộc
“hợp đồng” với một người lính nào đó trong hy vọng rằng anh ta sẽ bảo vệ nàng
khỏi bị những tên lính khác cưỡng hiếp.
Magda Wieland, nghệ sĩ 24 tuổi bị lôi ra từ tủ
chén trong phòng cô ở bên ngoài Kurfürstendamm. Anh lính rất nhỏ ở miền Trung Á
kéo cô ra. Hắn ta bị kích thích quá khi trông thấy cô gái tóc vàng hoe hấp dẫn
nên bị xuất tinh sớm.
Bằng ngôn ngữ dấu hiệu, chính cô hứa
làm bạn gái nếu hắn bảo vệ cô khỏi bị các lính Nga khác cưỡng hiếp, nhưng hắn
đi ra ngoài khoe khoang với các đồng chí rằng vừa tìm thấy một cô nàng hấp dẫn,
thế là mấy tên lính khác xông vào cưỡng hiếp Magda Wieland.
Ellen Goetz, một bạn gái Do Thái của Magda
Wieland cũng bị hãm hiếp. Khi vài người Ðức khác giải thích cho các anh lính
Nga biết cô ấy là người Do Thái từng bị ngược đãi nhưng họ cho là “thịt nào
cũng ngon”.
Nhiều cô gái trẻ ẩn núp trên gác thượng
nhà kho cho đến hết ngày. Các bà mẹ chỉ đi ra đường kiếm nước uống vào sáng sớm
khi những tên lính Nga còn ngủ say mèm do vì uống nhiều rượu hồi đêm qua.
Hình bìa tác phẩm:
Sự Sụp Đổ Bá Linh 1945.
Ảnh nguồn: wiki.
Thỉnh thoảng việc nguy hiểm xảy đến khi
một bà mẹ phản bội đi báo chỗ ẩn núp của các cô gái khác trong cố gắng tuyệt
vọng sẽ cứu được con gái mình. Những người Bá Linh già cả vẫn còn nhớ tiếng kêu
thét mỗi đêm. Không
thể không nghe được âm thanh đau đớn xé lòng vì tất cả cửa sổ đều bị
phá hư do bom đạn chiến tranh.
Ước lượng các nạn nhân bị hãm hiếp
trong hai bịnh viện chính của thành phố Bá Linh sắp xếp từ 95.000 đến 130.000
người. Một bác sĩ nói chỉ khoảng 100.000 ngàn phụ nữ bị hãm hiếp trong thành
phố, có chừng 10.000 người chết sau khi bị cưỡng hiếp, phần lớn là do tự tử vì
xấu hổ, vì nhục nhã.
Tỷ lệ chết cao hơn nhiều giữa 1,4 triệu
nạn nhân ở Ðông Phổ, Pomerania và Silesia .
Tất cả có ít nhất 2 triệu phụ nữ Ðức bị cưỡng hiếp, một thiểu số đáng kể, nếu
không phải là đa số, bị hãm hiếp tập thể.
Nếu bất cứ ai cố gắng bảo vệ một phụ nữ
chống lại cuộc tấn công của bọn lính Sô Viết, người đó có thể là cha muốn che
chở con gái mình hay đứa con trẻ muốn bảo vệ mẹ mình khỏi bị làm nhục, sẽ nhận
hậu quả bi thảm.
Những người láng giềng viết trong bức
thư thời gian ngắn sau khi biến cố xảy ra, “Dieter Sahl, 13 tuổi, chính tay đấm
vào mặt một lính Nga đang hãm hiếp mẹ
cậu ta ngay trước mặt. Dieter Sahl không thể làm bất cứ gì hơn nữa ngoài
việc nhận hàng loạt viên đạn vào thân người cậu bé”.
Sau giai đoạn thứ nhì của chính những
phụ nữ hứa cung phụng cho một người lính đánh đổi lại ông ta sẽ cứu bà ấy hay
cô ấy khỏi các anh lính khác là giai đoạn hậu chiến phải kiếm thực phẩm để sống
còn. Susan Brownmiller ghi chú: “Có một đường kẻ
mờ mịt phân chia giữa tình trạng bị hãm hiếp và làm đĩ
thời chiến”.
Không bao lâu sau khi Bá Linh “bị giải
phóng” Ursula von Kardorff tìm thấy tất cả loại phụ nữ phải đi làm điếm để kiếm
thực phẩm hay có tiền để mua thuốc lá. Helke Sander, một nhà làm phim người
Ðức, người đang nghiên cứu chủ đề phụ nữ Ðức bị hãm hiếm sau chiến tranh, đã
viết: “Một vùng màu xám của cưỡng bức trực tiếp, tống tiền, tính toán”.
Giai đoạn thứ tư là một hình thức sống
chung kỳ lạ trong đó các sĩ quan Hồng Quân sống luôn với những người vợ Ðức
trong vùng chiếm đóng. Chính quyền Liên Sô hoảng hồn và nổi khùng lên khi một
số sĩ quan Hồng Quân có ý định ở lại Ðức với người tình hay vợ dù có phải đào
ngũ khi được lịnh trở về đất mẹ Liên Sô.
*Antony James Beevor: sinh
ngày 14/12/1946, người Anh, học tại Ðại Học Winchester
và Sandhurst. Beevor là một
cựu sĩ quan từng phục vụ tại Anh và Ðức trong 5 năm trước khi từ chức. Ông là
giáo sư thỉnh giảng tại Trường Lịch Sử, Khảo Cổ, và Cổ Ðiển thuộc Ðại Học
London.
Các tác
phẩm nổi tiếng nhất và bán chạy là Stalingrad (năm 1998)
(được dịch qua 26 ngôn ngữ khác), và Bá Linh - Sự Sụp Ðổ Năm 1945 (tại Anh năm 2002) (được xuất bản tại Hoa Kỳ với tựa đề: Sự
Sụp Ðổ Của Bá Linh Năm 1945) thuật lại những trận đánh hồi
Ðệ Nhị Thế Chiến giữa Liên Sô và Ðức.
Những cuốn
sách này được công chúng khen ngợi vì nội dung hấp dẫn và sống động, thái độ
trân trọng cuộc
đời bình thường của người chiến binh và dân chúng và dùng
những tài liệu mới được công khai của hồ sơ Sô Viết.
Các tác
phẩm của Beevor được sử dụng như nguồn dữ kiện đáng tin cậy trong các phim tài
liệu gần đây nói về Ðệ Nhị Thế Chiến.
Một tác
phẩm khác cũng nổi tiếng của ông là Crete :
Giao Chiến Và Kháng Cự (1991)
đã được trao Giải Runciman của Liên Ðoàn Anglo –
Hellenic.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét