Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Cộng Sản Liên Sô Thú Tội Đã Thảm Sát Tại Katyn


CUỘC THẢM SÁT TẠI KATYN

PHẦN CUỐI

Liên Sô T Tội

Tiền, huy hiệu, cấp bậc
trong quân đội Ba Lan
được tìm thấy dưới
các ngôi mộ tập thể.
Ảnh nguồn:wiki.
             
       Chẳng mấy chốc sau cuộc xâm lược của Đức vào lãnh thổ Liên Sô tháng 6/1941, vấn đề định mệnh tù nhân Ba Lan đầu tiên được nêu ra khi chính quyền Ba Lan lưu vong và chính quyền Sô Viết ký Hiệp Ước Sikorski – Mayski, theo đó họ hợp tác chống lại Quốc Xã Đức và thành lập một quân đội Ba Lan trên đất Sô Viết.

       Khi Tướng Władysław Anders của Ba Lan bắt đầu tổ chức quân đội này, ông yêu cầu thông tin về các sĩ quan Ba Lan bị bắt giữ trước đây.

       Trong một cuộc họp, Stalin bảo đảm với Władysław Anders và Thủ Tướng Władysław Sikorski của chính quyền Ba Lan lưu vong rằng: tất cả sĩ quan, quân nhân Ba Lan được thả ra rồi, và sự kiện này không được theo dõi do vì phía Sô Viết mất tung tích của họ tại vùng đất Mãn Châu phía Đông Bắc Trung Hoa.

       Định mệnh tù nhân Ba Lan mất tích tiếp tục không được biết rõ cho tới tháng 4/1943 khi Đức tìm ra ngôi mộ tập thể khổng lồ với hơn 4.000 xác chết của các sĩ quan Ba Lan trong khu rừng trên đồi Goat gần Katyn.

       Joseph Goebbels, Bộ Trưởng Tuyên Truyền của Đức Quốc Xã cho việc khám phá này là một dụng cụ tuyệt vời để khai thác sự nghi kỵ và chia rẽ giữa Ba Lan - Đồng Minh Phương Tây và Liên Sô.

       Vào ngày 13/4/1943 đài phát thanh Berlin phát tin tức đi khắp thế giới nói về lực lượng quân sự Đức đóng tại rừng Katyn gần Smolensk tìm thấy một cái mương...dài 28m rộng 16m trong đó có 3.000 xác sĩ quan Ba Lan bị chất đống thành 12 lớp dầy”, đài phát thanh cho rằng Liên Sô thực hiện vụ thảm sát này trong năm 1940. 

       Tháng 4/1943, khi chính quyền Ba Lan lưu vong nhấn mạnh đến vấn đề sĩ quan Ba Lan mất tích và muốn mang ra bàn thảo luận với Sô Viết cũng như được cơ quan Hồng Thập Tự quốc tế thực hiện cuộc điều tra thì Stalin trở giọng tố cáo chính quyền Ba Lan lưu vong hợp tác với Quốc Xã Đức và phá vỡ mối quan hệ ngoại giao với Ba Lan.


Các nấm mồ tập thể tại 
Nghĩa Trang Chiến Tranh Katyn.
Ảnh nguồn: wiki.

       Cùng lúc ấy Sô Viết khởi đầu chiến dịch vận động Phương Tây công nhận chính quyền Ba Lan lưu vong do Wanda Wasilewska lãnh đạo và được Sô Viết dựng lên.

       Sikorski, nguyên Thủ Tướng chính quyền Ba Lan lưu vong, người có lập trường không thỏa hiệp về vấn đề quân nhân Ba Lan mất tích là nguyên nhân tạo ra rạn nứt giữa Đồng Minh và Liên Sô, đột ngột chết hai tháng sau đó, lý do cái chết của Sikorski hãy còn chưa được biết.

       Từ cuối thập niên 1980, sức ép không chỉ gia tăng lên chính quyền Ba Lan mà còn đối với Sô Viết nữa, các học giả Ba Lan cố gắng đưa vấn đề Katyn vào lịch trình làm việc năm 1987 của Liên Ủy Hội Ba Lan - Sô Viết để điều tra giai đoạn bị kiểm duyệt trong lịch sử Ba Lan - Liên Sô.

       Năm 1989 các học giả Sô Viết tiết lộ rằng chính Joseph Stalin ra lịnh thảm sát, và năm 1990 Mikhail Gorbachev thừa nhận NKVD đã hành hình người Ba Lan, và xác định thêm hai khu vực vùi chôn tập thể xác người khác ngoài Katyn là: Mednoje Pyatikhatki.

       Ngày 30/10/1989, Gorbachev cho phép một đoàn đại biểu gồm vài trăm người Ba Lan do Hiệp Hội “Các Gia Đình Nạn Nhân Katyn” của Ba Lan tổ chức viếng thăm khu vực tưởng niệm, trong đó có cả Zbigniew Brzezinski nguyên CVấn An Ninh Quốc Gia của Hoa Kỳ. 
   
       Ngày 13/4/1990 nhân kỷ niệm lần thứ 47 về việc khám phá ra các mồ chôn tập thể, Liên Sô đã bày tỏ “lòng nuối tiếc sâu xa” và thú nhận tội ác đó do cảnh sát mật Sô Viết gây ra, ngày này cũng là ngày quốc tế tưởng niệm nạn nhân Katyn.


Tổng Thống Boris Yeltsin 
đứng trước Tượng Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Katyn
 ở Nghĩa Trang Powazki Warsaw BaLan.
Ảnh nguồn:wiki

       Sau khi Ba Lan và Mỹ kiếm được thêm các chứng cứ trong năm 19911992, Tổng Thống Nga Boris Yeltsin đưa ra và chuyển giao cho tân Tổng Thống Ba Lan kiêm cựu lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết ông Lech Wałęsa những tài liệu tối mật lấy từ khối tài liệu niêm kín mang tên số 1.

       Trong số tài liệu này có đề nghị tháng 3/1940 của Lavrenty Beria về việc cho bắn chết 25.700 tù nhân Ba Lan ở các Trại Kozelsk, Ostashkov, Starobels, cũng như vài trại tù nữa ở Tây Ukraine và Belarus chữ ký của Stalin.

       Cạnh đó có một tài liệu gồm đoạn trích từ lịnh cho phép bắn chết các tù nhân Ba Lan do Bộ Chính Trị Cộng Sản Liên Sô ký ngày 5/3/1940; ghi chú của Aleksandr Shelepin ngày 3/3/1959 gửi cho Nikita Khrushchev với thông tin về vụ hành hình 21.857 tù binh Ba Lan và đề nghị thủ tiêu hồ sơ cá nhân của họ.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét