TỘI ÁC CHIẾN TRANH
CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA -
HÃM HIẾP –
ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG
TỘI
ÁC CỦA BỘ ĐỘI CỘNG SẢN
GIẾT
NGƯỜI CƯỚP CỦA
THẢM
SÁT TÀN PHÁ
PHẦN
MỘT
Bộ Đội Cộng Sản Ðồng Lõa Với
NKVD Ðể Giết Người
Các công dân Phần Lan
bị bộ đội Cộng Sản Liên Sô
giết
tại Seitajärvi, Phần Lan
năm 1942.
Ảnh nguồn: wiki.
Cơ Quan An
Ninh Sô Viết NKVD khét tiếng là một lực
lượng kềm kẹp, khủng bố, sát hại dân thường chỉ để gìn giữ và củng cố quyền
uy tuyệt đối của Ðảng Cộng Sản Liên Sô. Cũng nên ghi nhận và ghi nhớ rằng bộ
máy công an “nhân dân” của các Ðảng Cộng Sản chư hầu coi NKVD là mẫu mực để
hoạt động hướng theo.
Chức năng
chính của NKVD là bảo vệ an ninh nhà nước Liên Sô, và đã hoàn thành sự đàn áp
chính trị trên bình diện rộng lớn chống lại “kẻ thù giai cấp”. Và Hồng Quân lại
thường dành sự ủng hộ cho NKVD trong nhiệm vụ thi hành đàn áp chính trị.
Như là một lực lượng an ninh nội bộ và
canh gác Nhà Tù Gulag thuộc NKVD, Ðạo Quân Nội Bộ giữ vai trò đàn áp chính trị
cũng như thi hành tội ác chiến tranh vào giai đoạn thù địch quân sự xảy ra trên
khắp lãnh thổ Sô Viết.
Ðặc biệt họ chịu trách nhiệm trong việc
duy trì Gulag, và hướng dẫn những cuộc trục xuất tập thể cũng như cưỡng bức tái
định cư vài nhóm sắc tộc mà chế độ Sô Viết suy đoán là thù địch trong chính
sách của họ, và có thể hợp tác với kẻ thù (như các dân tộc Chechen, Crimean
Tatar, hay Triều Tiên).
Trong suốt Ðệ
Nhị Thế Chiến, hàng loạt cuộc hành hình tập thể do NKVD ra tay đối với tù nhân
ở Ðông Âu, chính yếu là Ba Lan, ba nước Baltic, Romania, Ukraine, cũng như ở những
nơi khác trên đất Liên Sô khi Hồng Quân rút lui trước sức tấn công của Ðức. Tổng số người
bị giết lên đến 100.000 người.
Có nhiều tội
ác chiến tranh do bộ đội Cộng Sản Liên Sô ra tay, đặc biệt đối với các phi công
Ðức bị bắt trong giai đoạn đầu chiến cuộc, và kế đến rải rác trong suốt cuộc
chiến do việc không quân Ðức ném bom không phân biệt nơi quân đội đóng hay dân
ở gây nên số người chết rất cao.
Ðạo Quân Nội
Bộ của cơ quan an ninh NKVD đã cùng với Hồng Quân “sát vai chiến đấu”, và những
đơn vị NKVD thường phụ trách công tác an ninh hậu tuyến, bao gồm thi hành nhiệm
vụ ngăn chận không cho bộ đội Liên Sô rút lui, NKVD muốn bộ đội không bỏ chạy
dù phải chết trước sức tấn công của Đức.
Trong lãnh
thổ được “giải phóng” hay chiếm đóng, NKVD thực hiện việc bắt giữ hàng loạt,
trục đuổi, và hành quyết. Mục tiêu gồm những kẻ hợp tác với Ðức và thành viên
các phong trào kháng chiến không Cộng Sản như UPA ở Ukraine, "Forest
Brethren" ở Lithuania, và Armia Krajowa
ở Ba Lan.
BẮN
GIẾT THƯỜNG DÂN
Trong Thời Gian Xảy Ra
Chiến Tranh Mùa Ðông Tại Phần Lan
Chiến Tranh Mùa Ðông cũng còn được biết
là Chiến Tranh Sô Viết - Phần Lan bùng nổ khi Liên Sô tấn công Phần Lan ngày
30/11/1939. Trong các bức hình tháng 11/2006 do chính quyền Phần Lan công bố
chứng tỏ thói ăn thịt đồng loại và
các tội ác do các đơn vị Hồng Quân và dân quân hướng dẫn những cuộc đột kích
ngang qua biên giới nhắm vào công dân Phần Lan.
Các bức hình bao gồm cảnh tượng các phụ
nữ và trẻ em Phần Lan bị Liên Sô thảm sát. Những bức hình này được giữ bí mật
quá lâu để không gây rắc rối trong mối quan hệ với láng giềng lớn mạnh ở phía
Ðông Phần Lan là Liên Sô.
Thời Gian 1939–1942
Hồng Quân,
trong hành động tương ứng nhịp nhàng với Nghị Ðịnh Thư Bí Mật của Hiệp Ước
Molotov – Ribbentrop và 16 ngày sau khi Ðức xâm lăng Ba Lan, đã xâm lược và
chiếm đóng phía Ðông Ba Lan, và sau đó, như thỏa thuận với chế độ Quốc Xã,
chiếm đóng luôn ba nước Baltic và các phần của Ukraine và Bessarabia.
Chính sách
của Cộng Sản Sô Viết tại tất cả những lãnh thổ mới chiếm đóng là tàn bạo, chứng
tỏ có yếu tố mạnh mẽ của sự “thanh lọc sắc tộc”. Lực lượng đặc nhiệm NKVD theo
chân Hồng Quân đã làm sạch “các phần tử thù địch với Sô Viết” trong những vùng
đất mới chinh phục được.
Nhiều người cố gắng vượt thoát khỏi bàn tay của NKVD, những ai không trốn
thoát được thì hầu như bị Hồng Quân giam giữ và sau đó bị trục xuất đến Siberia hay tan biến trong Gulag âm u, rùng rợn.
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.
Nguồn tham khảo và các dữ kiện được trích dẫn từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét