Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

NKVD Liên Sô Giống Einsatzgruppen Của Quốc Xã Ðức


TỘI ÁC CHIẾN TRANH
CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP –
ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG

TỘI ÁC CỦA BỘ ĐỘI CỘNG SẢN
GIẾT NGƯỜI CƯỚP CỦA
THẢM SÁT TÀN PHÁ

PHẦN HAI

Các đơn vị an ninh NKVD của Cộng Sản Liên Sô
không khác gì
cơ quan Einsatzgruppen của Quốc Xã Ðức


Cảnh giết người Do Thái
tại IvangorodUkraine năm 1942,
 một người đàn bà
đang cố dùng thân che con mình
ngay trước khi tên lính Ðức nổ súng
 trong tầm bắn rất gần.
Ảnh nguồn: wiki.

       Sử Gia Tomasz Strzembosz người Ba Lan đã ghi nhận rằng có sự giống nhau giữa Einsatzgruppen của Quốc Xã Ðức với các đơn vị an ninh NKVD của Cộng Sản Liên Sô.

       Tomasz Strzembosz (11/9/1930 – 16/10/2004) chuyên nghiên cứu về lịch sử Ba Lan trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Ông là giáo sư Ðại Học Catholic John Paul II ở Lublin từ năm 1991, và tại Viện Nghiên Cứu Chính Trị thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Ba Lan ở Warsaw.

       Ông là dân thủ đô Warsaw, tham gia hoạt động trong Phong Trào Công Ðoàn Ðoàn Kết chống Cộng Sản. Từ năm 1989 đến 1993, làm Chủ Tịch Hội Hướng Ðạo Ba Lan.  
     
       Chúng ta cũng nên tìm hiểu qua về tổ chức và phương pháp thi hành tội ác của đơn vị Einsatzgruppen để biết được tội ác của Cộng Sản Liên Sô.

Khu vực hoạt động của các đơn vị Einsatzgruppe
Einsatzgruppe A    hoạt động tại các nước Baltic
Einsatzgruppe B    hoạt động tại Belarus
Einsatzgruppe C    hoạt động tại Bắc và Trung Ukraine
Einsatzgruppe D    hoạt động tại Bessarabia, Nam Ukraine, CrimeaCaucasus
Einsatzgruppe {?} hoạt động tại Anh
Einsatzgruppe {?} hoạt động tại Trung Ðông (đây chỉ là kế hoạch chưa tiến hành thì Quốc Xã Ðức bị tiêu diệt.
       
       Einsatzgruppen (chữ Ðức có nghĩa: các đơn vị đặc biệt), đây là các nhóm lính nhảy dù SS tham dự vào các hoạt động sát hại thường dân có hệ thống trong khắp vùng Ðức chiếm đóng tại Ðông Âu thời Ðệ Nhị Thế Chiến.   
    
       Einsatzgruppen thường đi theo ngay sau các lực lượng vũ trang Ðức, tiến vào các thành phố, thị trấn nơi có số lượng đông người Do Thái sinh sống. Một khi họ đi vào thành phố liền đề ra lịnh yêu cầu người Do Thái và người Cộng Sản không phải là Do Thái tập họp lại để bị trục xuất đuổi ra khỏi thành phố. Những ai không tuân lịnh liền bị truy tầm.
   
Loại xe tải chứa hơi độc của Quốc Xã Ðức
để giết người ở Trại Diệt Chủng Chelmno.
Ảnh nguồn: wiki.

       Các đơn vị Einsatzkommando của Einsatzgruppen (không lầm lẫn với những kẻ đào mồ người Do Thái trong các trại) được gởi theo các đơn vị quân sự tiền trạm để điều phối viêc hành quyết, tập trung lòng thù địch, và để tuyển mộ các phụ tá tại địa phương gọi là Mannschaft, gồm các cựu tù của Lithuania ("Junaks") hay các cảnh sát viên Ukraine (Gendarmes), kế đến Einsatzkommando ra tay hành hình người Do Thái và Cộng Sản. 

       Việc giết người theo vài phương pháp và kiểu mẫu như sau:

       Trong các khu đô thị tại Ðông Âu bị Ðức chinh phục, nhiều người Do Thái bị giết ở các địa điểm gần đó như trong khu rừng hay bên trong dinh thự.

       Những người Do Thái còn lại sẽ bị giam ở các Khu Do Thái hay Ghettos. Tỷ lệ chết do bịnh tật, thiếu dinh dưỡng thì cao. Những nhóm người ở Ghettos thỉnh thoảng bị mang đi bắn bỏ hay bị trục xuất tới các Trại Diệt Chủng.

       Tiêu biểu cho trường hợp này là tại thành phố Kaunas của Lithuania, người Do Thái nơi đây bị tập trung vào Ghettos và bị chuyển đi hàng ngàn người một lần, bị thảm sát trong đồn lính số 7 và 9 của Kaunas.      

       Trong các vùng nông thôn hay tại mặt trận, người Do Thái nhanh chóng bị giết ở các khu rừng gần đó và các nấm mồ tập thể thường được chính nạn nhân đào trước theo lịnh lính Ðức. Kiểu mẫu cho việc hành hình này là tại thị trấn Dovno của Ukraine.

       Trong các thành phố lớn chính yếu nơi đang xảy ra chiến trận, Quốc Xã Ðức cho thành lập các ủy ban nhỏ tại địa phương gồm 8 đến 12 người Do Thái quan trọng được biết là Judenrat. Ủy ban này được yêu cầu triệu tập dân Do Thái địa phương để thực hiện công tác “việc di dời”.

       Kế đến người Do Thái bao gồm cả các đại biểu Judenrat bị dẫn đi tới các mương được chuẩn bị trước đó hay những hầm hố thiên nhiên để phải chịu xử bắn. Tiêu biểu cho các vụ thảm sát này là tại Babi và Ponary.
      
       Việc hành quyết bằng súng cầm tay có lúc bị thay thế bằng xe vận tải chứa hơi độc. Loại xe tải có chứa hơi độc được các đơn vị Einsatzgruppe D và Einsatzkommando Kulmhof sử dụng trong Trại Tử Thần Chelmno là một trường hợp tiêu biểu.

       Ở các thị trấn nhỏ, người Do Thái bị nhốt trong các dinh thự bỏ phế, rồi bị đốt cháy hay cho nổ tung dinh thự, dù điều này hơi hiếm xảy ra.
       
       Tại các chỗ xử bắn, sau khi nạn nhân bị bắn vào đầu, các hung thủ lột lấy quần áo nạn nhân hay tư trang trong mình, và đôi khi nạn nhân bị bắt cởi bỏ y phục trước khi bị xử bắn.

       Khi đã chết, nạn nhân được chôn cất với vài xẻng đất hay xe xúc đất. Một số nạn nhân bị thương nhưng không chết đã cố leo lên hố chôn người và kể lại các câu chuyện thảm sát.

       Tội ác của Quốc Xã Đức gây ra cho nhân loại trong Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) không khác gì tội ác của Cộng Sản độc tài chuyên chế gây nên cho con người từ tháng 10 năm 1917 cho tới tận ngày nay.  
        
Một cuộc xử bắn người Ba Lan tại Leszno,
 tháng 10/1939 do Einsatzgruppe ra tay.
Ảnh nguồn: wiki.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và các dữ kiện được trích dẫn từ:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét