Hội Nghị Geneva
Đồng
bào Miền Bắc lũ lượt lên tàu
vào Nam tìm kiếm đời
sống tự do.
Ảnh nguồn:
wiki.
1/ Tổng Quát
Hội Nghị
Geneva (8/5 - 21/7/1954, thành phố ở Thụy Sĩ) là một hội nghị giữa nhiều nước
nhằm mục đích chấm dứt Chiến Tranh Đông Dương Lần I giữa thực dân Pháp và Cộng
Sản Bắc Việt. Kết quả hội nghị đúc kết nên tài liệu gọi là Hiệp Định Geneva .
Hiệp định này
phân chia Việt Nam thành hai
miền, Miền Bắc do Cộng Sản Hà Nội cai trị, Miền Nam
(Quốc Gia Việt Nam
mới được thành lập) do cựu Hoàng Đế Bảo Đại (sinh 1913 tại Huế - mất 1997 ở Pháp) lãnh đạo. “Tuyên Bố Chung Cuộc Hội Nghị” do Anh Quốc làm chủ tịch hội nghị
đề ra quy định “cuộc tổng tuyển cử” được tổ chức vào tháng 7/1956 để thành lập
nước Việt Nam
thống nhất.
Mặc dù được trình bày như quan điểm đồng
thuận, Hiệp Định Geneva không được các đại biểu
của chính phủ Miền Nam
và Hoa Kỳ chấp thuận. Ngoài ra có 3 hiệp định ngưng bắn riêng rẽ bao gồm Cam
Bốt, Lào, và Việt Nam
được ký tại hội nghị.
2/ Bối Cảnh
Sau khi đế
quốc Nhật thua trận vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến, chính quyền lâm thời của Cộng
Hòa Pháp tìm cách khôi phục quyền cai trị tại Việt Nam và cả Đông Dương, điều
này dẫn tới nỗi bất bình của đại đa số người Việt. Cộng Sản Việt Nam do Hồ Chí
Minh cầm đầu liền lợi dụng nhiệt tình yêu nước của quốc dân để tổ chức cuộc
kháng Pháp, và cũng có cơ hội nắm quyền thống trị các lực lượng chính trị yêu
nước theo đường lối bành trướng khắp thế giới (đỏ hóa các quốc gia hay “xiềng
xích hóa” các dân tộc) của Cộng Sản Đệ Tam do Cộng Sản Liên Sô điều khiển.
Cũng chính bản chất Cộng Sản của phong trào
Việt Minh khiến thực dân Pháp quyết tâm dùng vũ lực tiêu diệt.
Thật ra tình
hình sau Đệ Nhị Thế Chiến cho thấy, dù ngoan cố, bảo thủ muốn giữ đầu óc thực
dân đế quốc nhưng nước Pháp đã mỏi mệt và cạn kiệt tài nguyên; Thêm nữa phong
trào độc lập, đòi dân chủ đã lên mạnh tại các thuộc địa của Pháp cũng như nhiều
nước trên thế giới. Do vậy không cần thiết phải tiến hành “kháng chiến trường
kỳ” như Hồ Chí Minh chủ trương, thì không lâu sau đó Pháp cũng phải tôn trọng ý
nguyện và trao trả độc lập cho dân tộc Việt Nam .
Như
trường hợp tại Cam Bốt, Vua Sihanouk không cần phải chọn giải pháp cực đoan huy
động sức dân tốn nhiều xương máu để đi vào chiến tranh chống Pháp nhưng đến năm
1953 thực dân Pháp vẫn phải trả lại cho Cam Bốt nền độc lập sau gần 100 năm
thống trị.
Tuy nhiên do
vì “yêu nước” bằng đường lối Cộng Sản nên Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng Sản Việt
Nam cương quyết thúc ép toàn dân Việt lao đầu vào cuộc chiến tranh chống Pháp
và sau này là chống đế quốc Mỹ khiến quốc gia dân tộc Việt Nam phải hao mòn sức
người, cạn kiệt tài nguyên, lâm vào cảnh đói nghèo, chậm tiến.
Cộng Sản Việt
Nam nhận được sự chi viện của Cộng Sản Trung Quốc và Liên Sô, trong khi Pháp và
tân Quốc Gia Việt Nam nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ.
Trận Điện
Biên Phủ khởi đầu ngày 13/3/1954 và tiếp diễn trong thời gian xảy ra hội nghị.
Vấn đề thương thuyết trở nên điểm then chốt chiến lược khi cả hai bên đều muốn
là kẻ chiến thắng và đạt được vị thế thuận lợi trong thương thảo. Sau 55 ngày
bị bao vây, Điện Biên Phủ thất thủ vào tay Cộng Sản.
Tank
T-59 (Trung Cộng).
Ảnh
nguồn: wiki.
3/ Hiệp Định Geneva
Ngày
27/4/1954, hội nghị đưa ra bản tuyên bố ủng hộ thống nhất lãnh thổ và chủ quyền
các nước ở Đông Dương, bảo đảm họ được độc lập từ Pháp. Thêm vào đó tuyên bố
hội nghị đồng ý chấm dứt thù địch và can thiệp của nước ngoài bao gồm bằng biện
pháp quân sự vào công việc nội bộ 3 nước Đông Dương.
Quân đội hai
bên được lịnh rút về sau tuyến ngừng bắn phân chia Nam Bắc tạo điều kiện chấm
dứt thù địch giữa hai lực lượng Việt Nam và những người từng ủng hộ Pháp, chờ
đợi công cuộc thống nhất trên căn bản bầu cử tự do có quốc tế giám sát sẽ được
tổ chức tháng 7/1956.
Hầu hết lực
lượng Liên Hiệp Pháp sẽ rời khỏi Việt Nam
mặc dù cơ cấu chính quyền khu vực Đông Dương đặt tại Miền Nam vẫn tương
tự như đã có dưới thời Pháp còn thống trị. Một Ủy Ban Kiểm Soát Quốc Tế được
thành lập để giám sát thi hành Hiệp Định Geneva nhưng cơ quan này hầu như không
có quyền để bảo đảm sự tuân thủ. Ủy Ban gồm Ấn Độ, Canada , và Ba Lan.
Hiệp định
được ký giữa các nước như Cam Bốt, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Cộng Sản Bắc
Việt), Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng), Liên Sô, Pháp, Anh.
Hoa Kỳ và
Miền Nam Việt Nam
không ký vào hiệp định.
4/ Hiệp Định Geneva Và Những Đáp Ứng
Trong bản
hiệp định đã viết cẩn thận về sự phân chia hai Miền Nam Bắc Việt Nam như “một
đường ranh quân sự tạm thời” các lực lượng hai bên sẽ tái tập họp sau khi rút
quân về bên kia tuyến phân chia.
Đặc biệt để
qua một bên bất kỳ khái niệm về phân chia, hiệp định phát biểu thêm, trong
Tuyên Bố Chung Cuộc, Điều 6: “Hội nghị công nhận rằng mục đích căn bản của thỏa
thuận liên hệ đến Việt Nam là để giải quyết các vấn đề quân sự với quan điểm
chấm dứt thù địch và đường ranh quân sự là tạm thời và không nên được giải
thích bất cứ cách nào như là tạo ra một biên giới chính trị hay lãnh thổ”.
Ngoại Trưởng
Hoa Kỳ lúc ấy là Walter Bedell Smith đã nói “Trong Tuyên Bố quan
tâm đến các cuộc bầu cử tự do tại Việt Nam, chính quyền chúng tôi ước mong làm
rõ lập trường của mình được bày tỏ ở Washington ngày 29/6/1954 như sau: “Trong
trường hợp các quốc gia bây giờ bị chia đôi chống lại ý định họ, chúng tôi sẽ
tiếp tục mưu tìm sự thống nhất thông qua các cuộc bầu cử tự do được LHQ giám
sát để bảo đảm diễn tiến thực thi công bằng.”
Sau khi ngừng
bắn, một số lượng lớn đến 450.000 người dân Miền Bắc hầu hết là tín đồ Thiên
Chúa Giáo di cư vào Nam trong suốt Chiến Dịch Hành Lang Đến Tự Do. Cùng lúc đó
có 52.000 người trong Nam đi ra Bắc, đây là những cán bộ Cộng Sản được gài hoạt
động trong Nam, tuy nhiên con số đi ra Bắc không có bao nhiêu, trong khi còn
nhiều cán bộ đảng viên Cộng Sản được lịnh từ Hà Nội phải giấu mình nằm lại chờ
cơ hội hoạt động khủng bố đánh phá đời sống hòa bình của đồng bào Miền Nam.
Chính quyền
mới tại Miền Nam do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lãnh đạo được Hoa Kỳ ủng hộ cương
quyết từ chối cuộc tổng tuyển cử vì cho rằng Miền Nam không ký vào bản Hiệp
Định Geneva. Miền Bắc dưới sự cầm đầu của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản từ lâu
quyết chí thôn tính Miền Nam để đưa cả quốc gia Việt Nam vào vòng lệ thuộc của
khối Cộng cho nên việc ký kết Hiệp Định Geneva chỉ là một bước hòa hoãn tạm
thời và đó cũng là sức ép của Trung Cộng nhằm làm cho Việt Nam suy yếu khi
không được thống nhất.
Sau đó với sự chi viện vũ khí ồ ạt của Liên Sô
và Trung Cộng, họ một lần nữa phát động cuộc chiến tranh xâm lược nhưng lại
được gọi bằng danh xưng “kháng chiến chống Mỹ” để cưỡng đoạt và đỏ hóa cho bằng
được Miền Nam tự do dù phải hy sinh oan uổng mấy thế hệ trai trẻ tài hoa trên
đất Bắc khiến gây nên cảnh chết chóc, đổ nhiều xương máu cho cả dân tộc Việt.
Hỏa
tiễn SA-6 (Liên Sô).
Ảnh
nguồn: wiki.
Phạm Hoàng Tùng.
Nguồn tài liệu tham khảo và trích dẫn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét