Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Đặc Công Cộng Sản Đánh Bom Khủng Bố Khách Sạn Brinks


VỤ ÐÁNH BOM KHÁCH SẠN BRINKS
SÀI GÒN
THÁNG 12 NĂM 1964

Khách sạn Brinks và khu lân cận
sau khi bị tấn công phá hoại.
 Cảnh tượng đổ nát này không khác gì cảnh
New York hay Indonesia
 bị thành phần cực đoan
đánh bom khủng bố phá hoại.
 Nền văn minh nhân loại
 không phải bị khủng bố đe dọa
từ ngày 11/9/2001,
trái lại từ Cách Mạng Tháng 10/1917,
khi Lenin thành lập Ðế Quốc Cộng Sản,
 trong đó kẻ cầm đầu Cộng Sản Việt Nam
 là bồi thần năng nỗ.

                  1/ Diễn Tiến
       Khách sạn Brinks ở thủ đô Sài Gòn bị đặc công Cộng Sản đánh bom vào chiều ngày 24/12/1964. Hai đặc công Cộng Sản cho nổ một xe chứa bom được đặt ở tầng dưới của khách sạn, nơi có nhiều sĩ quan Hoa Kỳ trú ngụ. Vụ nổ làm hai sĩ quan Hoa Kỳ chết và gây bị thương cho khoảng 60 người khác gồm quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và thường dân.  
    
       Vụ đánh bom này thúc đẩy cuộc thảo luận trong chính quyền Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon Baines Johnson, hầu hết những cố vấn của Tổng Thống tán thành phương cách đánh bom trả đũa Miền Bắc và đưa lính chiến đấu của Mỹ vào Miền Nam, trong khi ông Jonhson chọn chiến lược hiện hữu là huấn luyện Quân Lực VNCH để bảo vệ Miền Nam trước sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt. Sau cùng Tổng Thống Jonhson thắng thế và không chọn hành động trả đũa. 

       Hai tên đặc công Cộng Sản thực hiện vụ đánh bom không bị thương và không bao giờ bị bắt vì tội ác khủng bố. Một trong hai đặc công nói trên là Nguyễn Thanh Xuân đã nhớ lại hành vi tòng phạm của đương sự và kể lại câu chuyện cho Sử Gia Stanley Karnow nghe sau khi kết thúc chiến tranh xâm lược của Cộng Sản tại Miền Nam vào ngày 30/4/1975. Sử Gia Stanley Karnow sinh năm 1925 tại New York City.
      
       Nguyễn Thanh Xuân, tên đặc công khủng bố, kể như sau, vào cuối tháng 11 năm 1964, Xuân và đồng chí (đồng lõa) nhận được lịnh từ cấp trung gian phải tổ chức đánh bom vào khách sạn Brinks. Nơi đây có nhiều sĩ quan cấp thiếu và trung tá Mỹ trú ngụ. Ngoài ra địa điểm này cũng thu hút những quân nhân ngoài giờ làm việc đến ăn và uống rượu, cũng có chỗ chiếu phim và ngồi chơi trên sân thượng. 

       Khách sạn cao 6 tầng và có 193 phòng ngủ. Hai tên đặc công tổ chức đi quan sát mục tiêu trước khi đặt bom khủng bố theo lịnh đảng bằng cách trộn lẫn vào đám đông trên đường phố bên ngoài khách sạn. Xuân cho biết họ có để ý đến các sĩ quan VNCH tự do tới lui với người Mỹ tại đây, vì vậy họ kiếm cách mua hai bộ quân phục sĩ quan Quân Lực VNCH ở thị trường chợ đen để có thể tới gần hơn mục tiêu sẽ đánh.

       Theo kế hoạch, Xuân ngụy trang làm tài xế lái xe quân sự, còn đồng chí (đồng lõa) của Xuân thì giả làm một thiếu tá. Họ trộn lộn vào đám đông sĩ quan thật sự, và bắt chước kiểu cách sĩ quan ngay cả cách hút thuốc, cách ăn nói. Hai đặc công kiếm được một chiếc xe hơi và chất nổ cần thiết cho đảng vụ khủng bố sắp tới. Dĩ nhiên, bộ phận tài vụ của đặc công cung cấp tiền đ họ mua xe, còn chất nổ thì hàng khối do ngoại bang Liên Sô và Trung Cộng cung cấp.

       Chỉ huy đặc công Cộng Sản dự định mạo hiểm đánh vào khách sạn Brinks với hai mục tiêu theo suy nghĩ chủ quan của họ. Thứ nhất, việc tấn công bằng khối lượng lớn chất nổ giấu kín vào một cơ sở người Mỹ ở ngay trung tâm Miền Nam vốn được canh gác cẩn mật cho thấy Cộng Sản có khả năng tấn công tại Miền Nam một khi Hoa Kỳ quyết định mở cuộc không kích vào Miền Bắc. Thứ hai, vụ tấn công bằng chất nổ cho chính quyền Miền Nam thấy rằng Mỹ bị tổn hại và không thể bảo vệ cho VNCH. 

       Xuân còn cho biết thêm rằng “Tất cả tội ác do người Mỹ thực hiện được chỉ thị tại trung tâm đầu não này”. Xuân nhớ lại rằng số lượng sĩ quan Hoa Kỳ tại khách sạn Brinks tăng lên khi sắp đến ngày Giáng Sinh bởi vì họ dùng dinh thự này để tổ chức lễ và vì thế cuộc tấn công bằng chất nổ gây ra nhiều tổn thất hơn ngày bình thường. 

       2/ Đảng Vụ Khủng Bố Ðược Thi Hành

       Hai tên đặc công giấu khối chất nổ nặng khoảng 90 kg trong thùng sau của chiếc xe hơi, và vặn giờ nổ bom trong dụng cụ định giờ là 17g45 (5 giờ 45 chiều ngày 24/12/1964), đây là thời gian nhiều sĩ quan tụ tập vì là happy hour trong bar của khách sạn.

       Sau đó hai thủ phạm lái xe vào sân khách sạn. Qua tin tình báo Cộng Sản, họ biết trước một đại tá Mỹ vừa trở về Hoa Kỳ, do vậy viên “thiếu tá” (đặc công giả danh) nói láo với thư ký khách sạn rằng đương sự có buổi hẹn với viên đại tá kia vì ông ấy sẽ từ Ðà Lạt đến khách sạn.

       Thế nhưng thư ký báo rằng viên đại tá đã về Mỹ, nhưng gã “thiếu tá” nhấn mạnh là thư ký đã lầm rồi. Sau đó “thiếu tá” giả cho đậu xe trong bãi nằm dưới tầng hầm khách sạn, trước khi ra lịnh cho gã “tài xế” lấy một chiếc xe khác để đi đón người Mỹ. Kế đến “thiếu tá” rời khách sạn đi qua tiệm cà phê bên cạnh kiếm cái gì ăn vì cả ngày không ăn gì. “Thiếu tá” cũng không quên nói với nhân viên gác cổng rằng khi đại tá Mỹ từ Đà Lạt về tới thì chờ một chút.
 
       Trong khi “thiếu tá” đã đi ăn thì bom nổ, giết hai sĩ quan Hoa Kỳ. Nạn nhân đầu tiên, một sĩ quan cao cấp, bị giết là Trung Tá James Robert Hagen, ông đã phục vụ trong quân đội 20 năm và đang công tác cho MACV (The U.S. Military Assistance Command, Vietnam - cơ cấu chỉ huy thống nhất cho tất cả lực lượng quân sự Mỹ tại Việt Nam hay Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Mỹ Tại Việt Nam). Nạn nhân thứ hai là Thượng Sĩ Benjamin Beltra Castaneda cũng đang công tác tại MACV và là cựu chiến binh có 20 năm quân ngũ, ông chết vì vết thương ngày 23/1/1965.  
 
       Các báo cáo và ghi chép về số lượng người bị thương không đồng nhất. Sử Gia Karnow viết trong tài liệu là có 58 người (cả quân sự và dân thường) bị thương; Còn Mark Moyar (sinh năm 1971, sử gia và giáo sư) ghi chú rằng có 38 sĩ quan Mỹ bị thương cùng với 25 người Việt; Trong khi đó Nhà Báo A. J. Langguth tường thuật có 10 người Mỹ và 43 người Việt bị thương trong vụ đánh bom.
   
       Khối lượng chất nổ phá sập hoàn toàn tầng hầm khách sạn. Bốn tầng trên bị tổn hại nghiêm trọng. Vụ nổ còn gây tác hại thêm khi ở tầng hầm có vài chiếc xe tải chứa nhiều bình gaz chuẩn bị mang đi giao. Khi bom nổ làm chạm đến các bình gaz tạo nên một khối cầu lửa bốc lên cao khiến dân cư ngụ gần đó kinh hoàng.

       Người dân Sài Gòn bắt đầu nếm mùi chiến tranh xâm lược và khủng bố phá hoại của Cộng Sản Việt Nam từ “chiến thắng” tại khách sạn Brinks và rồi kéo dài cho tới thời điểm bị đưa xuống địa ngục đỏ vào ngày 30/4/1975. 

Khách sạn Brinks ngày nay
với chứng tích khủng bố còn đó


Park Hyatt hotel
and the bombing memorial today.
The memorial texts
in Vietnamese read
(from up to down):
 BIA CHIẾN CÔNG –
TRẬN ĐÁNH CƯ XÁ BRINK –
NGÀY 24/12/1964 –
Lực lượng biệt động Sài Gòn 
(Feat of Arms Stele –
The Battle of Brink Apartment –
On December 24, 1964 –
[of] The Saigon Commando Force).

Ảnh nguồn: wiki.
Cộng Sản tự hào về
chiến tranh khủng bố của họ.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét