Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Stalin Cướp Đất Giết Sáu Triệu Nông Dân

Bài 3

Cội Nguồn Của Vụ Án
Cải Cách Ruộng Đất Đẫm Máu
Ở Miền Bắc Việt Nam
Vào Thập Niên 1950


       Thành Phần KULAK

       Kulak (chữ Nga: кула́к, có nghĩa keo kiệt, biển lận), đây là từ ngữ có nghĩa xấu được dùng rộng rãi trong ngôn ngữ chính trị Sô Viết để chỉ thành phần nông dân giàu có bị nhà nước gán cho cái tên “kẻ thù giai cấp” của nông dân nghèo.

       Từ ngữ này đầu tiên để nói tới những nông dân độc lập ở Nga, người làm chủ các nông trại lớn, thường thuê mướn lao động, do kết quả của Cải Cách Stolypin được giới thiệu từ năm 1906 trong việc tạo ra thành phần chủ đất mới, độc lập và ủng hộ chế độ Nga Hoàng.

       Năm 1912, 16% (11% trong năm 1903) trong tổng số nông dân Nga có trên 8 mẫu Anh (chừng 32.000 m²), đây cũng là bắt đầu sự phân biệt giai cấp trung lưu và nông dân giàu có theo thống kê. Vào thời điểm đó, trung bình mỗi gia đình nông dân có 6 tới 10 đứa con (gia đình nào có nhiều nam giới thì diện tích được cấp tăng theo).

       Sự tiêu diệt thành phần Kulak và phá hủy các nông trại độc lập của họ, sau cùng gây hậu quả cho kinh tế và toàn bộ nền nông nghiệp Sô Viết, như theo lời kể lại của Mikhail Gorbachev, Chủ Tịch Đảng và rồi là Tổng Thống Liên Sô. Gia đình ông Gorbachev thuộc thành phần Kulak phải chịu đựng cảnh đàn áp chính trị dưới thời độc tài chuyên chế Stalin trong thập niên 1930.
  
       1/ Định Nghĩa

       Theo thuật ngữ trong chế độ Sô Viết, nông dân bị chia ra làm ba hạng, Bednyak (nông dân nghèo hay bần nông), Seredniak (trung nông, có lợi tức trung bình), và Kulak (phú nông hay địa chủ tùy theo số ruộng đất sở hữu ít nhiều). Ngoài ra còn có thành phần Batrak, theo từ ngữ của Cộng Sản Việt Nam gọi là bần cố nông, tức loại nông dân quá nghèo, không có đất canh tác chỉ đi làm thuê cho địa chủ.

       Sau Cách Mạng Tháng Mười, Cộng Sản xem xét chỉ có bần nông và bần cố nông là đồng minh thực sự của Sô Viết và giai cấp chuyên chính vô sản. Còn thành phần trung nông không đáng tin cậy, thuộc loại đồng minh lừng chừng không dứt khoát. Còn thành phần Kulak bị xếp vào loại kẻ thù giai cấp bởi vì họ làm chủ nhiều đất và độc lập về kinh tế.

       Tuy nhiên trên thực tế, nông dân bị cho là Kulak lại đặc biệt không giàu có, trung bình giá trị hàng hóa của Kulak bị tịch thu trong suốt thời kỳ thực hiện chính sách tiêu diệt Kulak đầu thập niên 1930 chỉ có khoảng từ 90 tới 210 Mỹ kim ở mỗi gia đình.

       Cả nông dân và viên chức Sô Viết thường không chắc chắn đối với những gì cấu thành Kulak và từ ngữ này thường được dùng gán cho bất cứ ai có tài sản nhiều hơn “bình thường” theo tiêu chuẩn chủ quan của đảng. Mà đảng thì chẳng khôn hơn ai.

       Đầu tiên những ai thuộc thành phần Kulak không bị trừng phạt, họ chỉ bị chính quyền thiếu tin cậy. Tuy nhiên vào thời kỳ cao điểm của việc thực hiện chính sách Tập Thể Hóa Nông Nghiệp, người bị xếp vào thành phần Kulak là đối tượng bị trừng phạt không xét xử và thường bị giết bỏ.
       

Chiến Dịch Tập Thể Hóa nông nghiệp
ở Liên Sô trong thập niên 1930,
khẩu hiệu trong hình:
Chúng tôi, những nông dân ở
 nông trại tập thể trên căn bản
Tập Thể Hóa hoàn toàn,
sẽ loại trừ giai cấp Kulak ..
Ảnh nguồn:


       Tháng 5/1929, chính quyền Sô Viết do Satlin nắm đầu đã đề ra sắc luật chính thức hóa ý nghĩa về các “gia đình nông dân Kulak”, theo đó, bất cứ nông dân nào có đặc điểm sau đây đều bị coi là thuộc thành phần Kulak:

       a/ Sử dụng lao động thuê mướn.
       b/ Làm chủ nhà máy xay, nhà máy chế biến bơ hay các trang bị phức tạp hoạt động bằng máy móc.
       c/ Cho thuê mướn có hệ thống các phương tiện hay trang bị nông nghiệp.
       d/ Liên hệ tới việc mua bán, cho mượn tiền, có tiền lời từ việc mua bán hay các hình thức chiếm hữu khác không thông qua lao động.

       Với mục (d), bất cứ nông dân nào bán sản phẩm nông nghiệp dư thừa ra thị trường có thể bị xếp loại là Kulak. Vào năm 1930, danh sách này được mở rộng bao gồm người cho thuê mướn nhà máy kỹ nghệ (công nghiệp) như nhà máy cưa và người cho mướn đất.

       Gregory Zinoviev, một kẻ cầm đầu khét tiếng của Sô Viết từng phát biểu trong năm 1924:”Chúng ta muốn diễn tả bất cứ nông dân nào có đủ ăn đều bị coi là Kulak. Vào thời gian đó, các Sô Viết địa phương được giao quyền thêm vào tiêu chuẩn trong việc xếp loại gia đình nông dân nào sẽ bị coi là giai cấp Kulak tùy thuộc vào tình hình địa phương.

CUỘC KHỦNG HOẢNG NĂM 1928

       Nhu cầu đòi hỏi thêm lương thực dẫn tới việc nhà nước phải cho thi hành lại chính sách trưng thu đã bị phản đối ở nông thôn. Năm 1928, việc thu mua bị giảm xuống tới 2 triệu tấn lương thực. Stalin cho rằng lương thực được sản xuất nhưng do Kulak tích trữ. Và thay vì tăng giá thu mua, Bộ Chính Trị ra lịnh thực hiện biện pháp khẩn cấp trưng dụng 2,5 triệu tấn lương thực.

       Việc nhà nước tịch thu (ăn cướp) lương thực không làm cho nông dân hài lòng, số lượng lương thực sản xuất bị giảm trong năm 1929, và một lần nữa chính quyền lại sử dụng biện pháp trưng thu. Nhiều lương thực bị trưng thu từ giới trung nông, những người chỉ đủ ăn, chứ không phải trưng thu của thành phần Kulak.

       Năm 1929, sự kháng cự đối với công tác trưng thu trở nên rộng rãi, nhiều nơi xảy ra bạo động nhưng khối lượng lớn lương thực tiếp tục bị cất giữ, thường là bị mang chôn bỏ và chuyển giao bất hợp pháp. Nếu nông dân không giấu lương thực được hoặc tìm cách khác để thanh toán vụ mùa, họ thường thu hoạch xong mang đi đốt bỏ hoặc liệng xuống sông.  

       Đối diện với việc nông dân khước từ chuyển giao lương thực, một quyết định được đưa ra tại phiên họp toàn thể của Ủy Ban Trung Ương Đảng tháng 11/1929 để bắt đầu chương trình Tập Thể Hóa trên toàn Liên Sô. Vài hình thức tập thể được Ủy Viên Nhân Dân Nông Nghiệp (tương tự Bộ Nông Nghiệp) đề nghị, sắp xếp theo mức độ tài sản công cộng như:

       1/ Hiệp Hội Cùng Canh Tác Đất: nơi chỉ có đất thuộc sở hữu chung.

       2/ Artel Nông Nghiệp: đầu tiên trong ý nghĩa lỏng lẻo, sau này được chính thức trở thành một tổ chức căn bản của nông trại tập thể thông qua “Sự Giới Thiệu Qui Chế Của Artel Nông Nghiệp”. 

       3/ Công Xã Nông Nghiệp: với hình thức cao nhất về sở hữu công cộng, tương tự như nông trường quốc doanh trong đó đất thuộc quyền sử hữu nhà nước, và lao động được thuê mướn trả lương. Cạnh đó nhiều kiểu hợp tác được thành lập để chế biến các sản phẩm nông nghiệp.


Bức tranh in mang
nội dung tuyên truyền:
“Các đồng chí, hãy cùng đến
 tham gia vào nông trại tập thể!”
Ảnh nguồn:wiki.


       Artel (chữ Nga: арте́ль) là từ ngữ tổng quát chỉ nhiều loại hiệp hội hợp tác ở Nga trong lịch sử và thời hiện đại.

       Về mặt lịch sử, artel là hiệp hội bán chính thức cho nhiều loại doanh nghiệp như ngư nghiệp, quặng mỏ, mua bán của những người bốc vác, đốn cây, ăn cắp hay ăn mày.... Thường artel làm việc xa từ nhà và sống như cộng đồng. Việc trả tiền cho công việc đã làm được phân phối theo phần chia bình đẳng dựa vào thỏa thuận bằng miệng. Các artel làm việc theo từng mùa.

       Dần dần các kiểu artel chính thức xuất hiện với đẳng cấp nội bộ và thỏa thuận pháp lý. Trong nước Nga hiện đại, không có từ ngữ kinh doanh định nghĩa một cách pháp lý danh từ artel như là một kiểu hiệp hội, tuy nhiên có một số công ty dùng từ ngữ artel trong tên của họ, đặc biệt trong những vùng có artel truyền thống như mỏ vàng hay đánh cá.

       Tháng 11/1929, Ủy Ban Trung Ương Đảng quyết định thi hành việc gia tốc chương trình Tập Thể Hóa trong hình thức kolkhoz  (nông trại tập thể) và sovkhoz (nông trường quốc doanh). Điều này đánh dấu kết thúc Chính Sách Kinh Tế Mới đã cho phép nông dân bán sản phẩm dư thừa của họ ra thị trường công khai.

       Stalin chuyển cái gọi là Kulak tới những nông trại tập thể ở nơi xa xôi để họ làm việc trong các trại lao động nông nghiệp, cứ một trong 5 người bị trục xuất này bị chết, đa phần là đàn bà và trẻ em.

       Có tất cả 6 triệu nông dân bị mất mạng do điều kiện trục xuất hay lúc làm việc trong các trại lao động nông nghiệp. Đáp ứng lại điều này, nhiều nông dân khởi xướng cuộc kháng cự có võ trang. Để thể hiện sự bất bình, nhiều nông dân chọn việc giết gia súc để ăn còn hơn giao lại cho nông trại tập thể, sự kiện này gây ra giảm sút rất lớn số lượng chăn nuôi gia súc trên cả  nước.

       Chính Sách Tập Thể Hóa được thúc đẩy từ Cách Mạng Tháng 10, nhưng trong năm 1928, chỉ có khoảng 1% đất trồng trọt bị Tập Thể Hóa, và mặc dù cố gắng khuyến khích cũng như ép buộc nông dân vào tập thể, Kế Hoạch Ngũ Niên Thứ Nhất lạc quan hơn chỉ tiên đoán 15% nông dân bị điều khiển hoạt động theo hướng tập thể.

       Tình trạng này thay đổi nhanh chóng đáng kinh ngạc vào Mùa Thu 1929 và Mùa Đông 1930, giữa tháng 9 và 12/1929, Tập Thể Hóa gia tăng từ 7,4% tới 15%. Nhưng trong hai tháng đầu của năm 1930, 11 triệu gia đình nông dân cùng tham gia vào nông trại tập thể đẩy tổng số lên tới gần 60% hầu như “chỉ qua một đêm”.

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tài liệu tham khảo và dữ kiện trích dẫn:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét