Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Sự Tước Đoạt Tài Sản Nông Dân Dưới Thời Sô Viết


Bài 2

Cội Nguồn Của Vụ Án
Cải Cách Ruộng Đất Đẫm Máu
Ở Miền Bắc Việt Nam
Vào Thập Niên 1950


LƯỢC GHI CÁC GIAI ĐOẠN CẢI CÁCH NÔNG NGHIỆP
TỪ THỜI PHONG KIẾN ĐẾN CỘNG SẢN

       1/ Trước Cải Cách Giải Phóng 1861

       Đế quốc Nga là đất của nông dân, ít nhất 80% dân số là nông dân. Có hai loại nông dân, nông dân sống trên mảnh đất của nhà nước, và nông dân sống trên mảnh đất của chủ đất là tư nhân. Thành phần nông dân thứ hai bị gọi nông nô. Đối với nông nô, ngoài việc tuân thủ các bổn phận đối với nhà nước, họ còn phục tùng chủ đất, kẻ có nhiều quyền lực trên mạng sống của họ. Vào giữa thế kỷ 19 có gần phân nửa nông dân Nga là nông nô.

       Dân số miền quê sống trong dvory (số ít là dvor) gồm một hay nhiều gia đình, tụ tập lại thành làng gọi derevni (làng lớn được gọi selo) do mir điều khiển (xã hoặc obshchina). Đây là đơn vị hành chính phần lớn tự quản, tự cung cấp có đặc tính cô lập và bảo thủ, trải dài trên vùng đất 1 km hay xa hơn. Có khoảng 20 triệu dvory trên khắp đế quốc Nga, 40% trong đó có từ 4 tới 6 người trong một dvor.

       2/ Cuộc Giải Phóng Năm 1861

       Theo sau công cuộc Cải Cách Giải Phóng Năm 1861 và kết thúc Chế Độ Nông Nô ở Nga, nông dân giành được sự kiểm soát phân nửa số đất họ canh tác trước đó và bắt đầu ngay việc đòi hỏi tái phân phối tất cả đất. Tuy nhiên giấc mơ làm chủ miếng đất của nông dân không dễ dàng đạt được, với kỹ thuật canh tác thô sơ vào lúc đó, không có đủ đất để giúp cho mọi người muốn có nông trại riêng tư.

       Sự Giải Phóng Năm 1861 ở Nga là cải cách tự do đầu tiên và quan trọng nhất trong thời kỳ cai trị của Nga Hoàng Alexander Đệ Nhị. Cuộc cải cách sau cùng loại trừ tình trạng nô lệ mà phần lớn nông dân Nga phải chịu đựng trước đó.

       3/ Chính Sách Tước Đoạt Tài Sản Nông Dân Dưới Thời Sô Viết


Tranh tuyên truyền của Sô Viết
 với giòng chữ:
“Hãy quăng bọn Kulak
 ra khỏi nông trại tập thể.
Ảnh nguồn: wiki.

       Sau khi cướp được chính quyền, Bolshevik (Cộng Sản Liên Sô) có ít lựa chọn, thành ra phải cho phép nông dân giữ đất và canh tác riêng tư. Tuy nhiên, trong thập niên 1920, Bolshevik bắt đầu thiên về ý kiến Tập Thể Hóa Nông Nghiệp. Các thôn xã trước đó tái phân phối đất một cách thưa thớt đã làm ít để khuyến khích cải tiến đất, nhưng lại hình thành nguồn sức mạnh nằm bên ngoài kiểm soát của chính quyền Sô Viết.

       Dù cho khoảng cách lợi tức giữa nông dân giàu và nghèo phát triển từ lúc có Chính Sách Kinh Tế Mới (sau năm 1917), tuy không lớn lắm nhưng nnước Sô Viết bắt đầu nhắm tới thành phần Kulak giàu có để ra tay cướp đoạt .

       Và mặc dù việc xác nhận thành phần này khó khăn bởi vì chỉ có 1% nông dân thuê mướn lao động (theo định nghĩa của người theo Chủ Nghĩa Marx đấy là bóc lột sức lao động), và 80% dân số trong Liên Bang là nông dân. Việc phân chia đất ngang nhau giữa các nông dân tăng cao, trong khi đó lại xảy ra tình trạng thiếu hụt thực phẩm tại các thành phố.

       Mức sản xuất ngũ cốc trở lại gần với trước chiến tranh (1914 – 1918), nhưng số ruộng đất có diện tích lớn sản xuất nhắm tới các thị trường ở thành phố đã bị phân chia. Không quan tâm tới việc kiếm được tiền để mua hàng hóa với giá quá cao, nông dân chọn cách tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra thay vì bán đi, vì thế cư dân thành phố chỉ thấy được có phân nửa lượng thực phẩm.

       Trước Cách Mạng Tháng 10 năm 1917”, 16 triệu nông dân kiểm soát chỉ có 2.100.000 km² đất, sản suất ra 50% thực phẩm ở Nga và tiêu thụ 60%. Sau cách mạng, 25 triệu nông dân kiểm soát 3.140.000 km² đất canh tác, sản xuất ra 85% nhưng tiêu thụ 80% những gì họ trồng được.

       Đảng Cộng Sản Liên Sô không bao giờ hài lòng với kiểu sản xuất nông nghiệp cá thể tư nhân và thấy rằng Tập Thể Hóa là biện pháp tốt nhất giải quyết tình trạng này. Lenin tuyên bố “Sản xuất bình diện nhỏ khai sinh Chủ Nghĩa Tư Bản và Giai Cấp Tư Sản một cách thường xuyên hàng ngày hàng giờ với lực mạnh mẽ..

       Một phần từ mục tiêu lý thuyết, Stalin cũng mong ước đề ra chương trình gia tăng nhanh Công Nghiệp Hóa (kỹ nghệ hóa) đòi hỏi số thặng dư lớn hơn rút ra từ khu vực nông nghiệp để nuôi ăn lực lượng công nhân đang phát triển và trả chi phí cho việc nhập cảng máy móc.

       Nhà  nước cũng hy vọng xuất cảng ngũ cốc, nhằm tạo một nguồn ngoại tệ cần thiết để nhập cảng các kỹ thuật cần thiết cho nền Công Nghiệp Hóa nặng nề. Các mục tiêu lý thuyết và xã hội cũng phục vụ xuyên qua việc động viên nông dân trong cơ chế kinh tế hợp tác mà sẽ sản xuất cao hơn cho nhà nước.

       Tại Liên Bang Sô Viết, Tập Thể Hóa Nông Nghiệp là chính sách được theo đuổi từ năm 1928 tới 1933 nhằm mục đích hợp nhất lao động và đất nông dân cá thể vào trong các nông trại tập thể (chữ Nga: колхо́з, kolkhoz), và các nông trường quốc doanh (chữ Nga: совхо́з, sovkhoz) do nhà nước trực tiếp quản lý.


Một cái chuông bị tháo khỏi
nhà thờ ở Poltava - Ukraine năm 1930,
để lấy “nguyên liệu”
phục vụ cho Công Nghiệp Hóa.
Ảnh nguồn:


       a/ Nông trại tập thể (kolkhoz)

       Trong một kolkhoz (phát âm là [kɐlxos], số nhiều là kolkhozy), thành viên được gọi kolkhoznik, phân chia sản phẩm nông nghiệp và lợi nhuận tùy theo số lượng ngày lao động. Trong khi đó ở sovkhoz (nông trường quốc doanh) thuê mướn nhân công và trả lương theo tháng.

       Ngoài ra kolkhoz được yêu cầu bán sản phẩm thu hoạch cho nhà nước với giá cố định. Giá mua của nhà nước ấn định thấp và khác với những gì nhà nước bán lại cho người tiêu thụ. Năm 1948, nhà nước đòi người bán sỉ trả 335 rubles cho 100 kg lúa mạch đen nhưng lại trả cho kolkhoz chỉ có 8 rubles. Giá mua của nhà nước không thay đổi gì hết trong khoảng thời gian từ năm 1929 tới 1953, điều này có nghĩa nhà nước trả chưa tới phân nửa hay ngay cả 1/3 trị giá sản phẩm.

       Các thành viên kolkhoz được phép giữ lại miếng đất nhỏ canh tác riêng tư cùng với ít gia súc. Kích thước mảnh đất riêng này thay đổi theo từng thời kỳ Sô Viết nhưng trung bình chỉ khoảng một mẫu Anh. Trước Cách Mạng 1917, một nông dân gọi là nghèo khi có dưới 13,5 mẫu Anh để nuôi sống gia đình.

       Tuy nhiên, năng suất ở những mảnh đất riêng tư này lại khác, vào năm 1938, có 3,9% trong tổng số đất được gieo trồng là đất tư, nhưng trong năm 1937 những mảnh đất nhỏ riêng tư đó lại tạo ra 21,5% tổng sản lượng nông nghiệp cho đế quốc Cộng Sản Liên Sô.

       Các thành viên của kolkhoz (nông trại tập thể) được yêu cầu phải đóng góp tối thiểu một số ngày công trong kolkhoz và trong các công việc khác của nhà nước như làm đường...Trong kolkhoz qui định tối thiểu 130 ngày dành cho các tráng niên khỏe mạnh và 50 ngày cho thiếu niên từ 12 tới 16 tuổi.

       Thời lượng lao động này được phân phối quanh năm theo chu kỳ nông nghiệp. Nếu một thành viên không hoàn thành đúng qui định lao động của nông trại dành cho, hình phạt sẽ tới bằng cách tịch thu miếng đất tư, bị xét xử trước “Tòa Án Nhân Dân”, án phạt thường là 3 tới 8 tháng lao động nặng nhọc trong kolkhoz, hay lên tới một năm trong các trại cải tạo lao động.

       Trong cả kolkhoz sovkhoz, một hệ thống thông hành nội bộ được áp dụng nhằm ngăn chận di chuyển từ vùng quê tới thành thị. Cho tới năm 1969, tất cả  đứa trẻ sinh tại kolkhoz, khi đến tuổi lao động phải làm việc trong kolkhoz như các tráng niên theo luật qui định, chỉ khi nào được phép đặc biệt mới được rời đi. Vì thế nông dân bị bó buộc cuộc đời họ vào kolkhoz sovkhoz trong những gì được mô tả là “hệ thống nông nô mới”.

       b/ Nông trường quốc doanh

       Về phần nông trường quốc doanh (sovkhoz) do nhà nước điều hành, nông dân lao động trong đó được gọi chính thức là công nhân nông trường. Đầu tiên các nông trường quốc doanh được tạo ra do nhà nước tịch thu số ruộng đất lớn, trong khi các nông trại tập thể hình thành là do kết hợp nhiều nông trại cá nhân nhỏ hơn. Đứng đầu nông trường quốc doanh là một giám đốc do nhà nước bổ nhiệm. Quan trọng nhất là tiền đầu tư vào nông trường được tài trợ bởi ngân quỹ nhà nước. So sánh, nông trường quốc doanh có ưu thế về tài chính hơn nông trại tập thể.

       Đây là lý do chính yếu cho sự chuyển đổi các nông trại tập thể yếu kém thành các nông trường quốc doanh sau Đệ Nhị Thế Chiến. Đó là một tiến trình được thúc đẩy do Chính Sách Hội Nhập Công - Nông Nghiệp của chính quyền Sô Viết, và sau cùng phát triển một phức hợp Công - Nông Nghiệp bao gồm nông trại tập thể và nông trường quốc doanh.

       Vai trò nông trường quốc doanh trong nông nghiệp phát triển dần dần trong thời kỳ Sô Viết. Số lượng lớn dần từ 1.500 vào năm 1929 tới 23.000 nông trường vào cuối thời kỳ Gorbachev, lúc gần hết thập niên 1980.

       Sự mở rộng này một phần từ kết quả của chính sách Sô Viết hợp nhất và chuyển đổi nông trại tập thể thành nông trường quốc doanh, và một phần từ việc sử dụng các nông trường quốc doanh trong các chương trình đặc biệt mở rộng các vùng đất canh tác.

       Trong suốt thập niên 1930, nông trường nhà nước chiếm vùng gieo trồng trung bình là 6.000 mẫu Anh (36 km²). Tới cuối thập niên 1980, đất canh tác của nông trường trung bình là 11.000 mẫu Anh (45 km²). Có sự khác nhau đáng kể trong sản lượng giữa nông trại tập thể và nông trường, nông trường được xem là tổ chức sản xuất có năng suất và lợi nhuận nhiều hơn.

       Với vị trí khiêm nhường đầu thập niên 1930, vai trò nông trường nhà nước cứ gia tăng theo thời gian. Các nông trường chính yếu sản xuất ngũ cốc, rau quả, trứng, trong khi thịt lại chiếm vị trí ít quan trọng.

       Vào năm 1990, Liên Sô có 25.500 nông trại, trong đó nông trường chiếm 45% và nông trại tập thể chiếm 55%. Kích thước trung bình của nông trường là 153 km², lớn gấp hai lần nông trại tập thể. Các nông trường phần lớn nằm trong vùng Châu Á của lãnh thổ Liên Sô.

       Sau khi chế độ độc đảng bị giải tán ở đế quốc Cộng Sản Liên Sô, các hình thức sở hữu quốc doanh và tập thể trong kinh tế dần dần bị chuyển đổi theo mô hình sở hữu tư nhân để kích thích sản xuất và cạnh tranh cũng như tôn trọng quyền tự do hoạt động kinh tế của công dân.

       Các biện pháp ăn cắp của nnước Sô Viết thời Stalin đã phá hủy hệ thống kinh tế ở các làng cổ. Chính sách nguy hiểm này đẩy đời sống làng xóm có truyền thống dựa vào nông nghiệp của nhiều dân tộc trong Liên Bang Sô Viết vào chỗ tai họa.


 Một cây thập tự và mái vòm bị
tháo khỏi nhà thờ ở
thành phố Byrzuly, Moldavia năm 1930
(nơi này, năm 1935 thuộc Odesa, Ukraine).
Ảnh nguồn:


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tài liệu tham khảo và trích dẫn từ:




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét