Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Cuộc Đối Đầu Giữa Nông Dân Liên Sô Và Đế Quốc Cộng Sản


Bài 4

Cội Nguồn Của Vụ Án
Cải Cách Ruộng Đất Đẫm Máu
Ở Miền Bắc Việt Nam
Vào Thập Niên 1950


       Chiến Lược Thực Hiện Bằng Con Chốt Thanh Niên

       “Tổ Chức 25.000 Thành Viên”:  
       
       Để góp sức vào Chính Sách Tập Thể Hóa, tháng 11/1929, Hội Nghị Toàn Thể Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Sô đề ra sắc luật gửi 25.000 công nhân tiên tiến từ các thành phố kỹ nghệ (công nghiệp) lớn của Liên Bang, “có ý thức xã hội” được tổ chức đầy đủ và kinh nghiệm chính trị, theo tiếng gọi của đảng, tự nguyện rời khỏi nhà về miền quê làm việc trong nông trại tập thể, tại các trạm máy kéo và cơ giới.

       Sắc luật này được đáp ứng rộng rãi trong công nhân khắp đất nước. Kết quả có tới 27.519 người được chọn. Điều này được hoàn thành trong suốt thời gian 1929-1933.

       Những công nhân này trở nên nổi tiếng với danh xưng “Tổ Chức 25.000 Thành Viên” (Двадцатипятитысячники theo chữ Nga hay là Dvadtsatipyatitysyachniki).

       Các “Lữ Đoàn Xung Kích” chốt thí này được dùng để ép buộc các nông dân còn chần chừ tham gia vào nông trại tập thể, và loại trừ kẻ bị tuyên bố là Kulak hay kẻ giúp đỡ Kulak.

       Về sau người ta cũng thấy lối kích động tinh thần này được thực hiện một cách ma đầu đối với giới trẻ nhiệt tình nhưng non dại về chính trị, ở các nước Cộng Sản chư hầu như Cộng Sản Việt Nam với cái tên Đoàn Thanh Niên…

       Thành phần xã hội của 23.409 thành viên của “Tổ Chức 25.000 Thành Viên” như sau:
       - Nam chiếm 92,3%, nữ chiếm 7,7%.
       - Đảng viên Cộng Sản chiếm 69,9%.
       - Đoàn viên Đoàn Thanh Niên Komsomol chiếm 8,6%.
       - Công nhân của Liên Hiệp Công Nhân Thép ước lượng có 16.000 người.
       - Cá nhân không đảng phái chiếm 21,5%.
       - Người có trên 5 năm kinh nghiệm chiếm 13%.
       - Người có từ 5 tới 12 năm kinh nghiệm chiếm 39%.
       - Người có trên 12 năm kinh nghiệm chiếm 48%.

       Để chuẩn bị cho “Tổ Chức 25.000 Thành Viên” làm việc tại nông thôn, chính quyền sắp xếp những khóa học đặc biệt. Một số được gửi tới nông trường tập thể thực tập trong 2 hay 3 tháng.

       Hầu hết các thành viên tổ chức được gửi trực tiếp tới nông trại tập thể trong những vùng ngũ cốc chính yếu của Liên Bang như Ukraine, Bắc Caucasus, vùng Trung và Hạ Volga, cùng các nơi khác. 

       “Tổ Chức 25.000 Thành Viên” tham dự vào việc tạo ra các nông trại tập thể mới và củng cố cái yếu kém, hướng dẫn chính trị, giáo dục, văn hóa cho cư dân miền quê.

       Họ giúp đỡ nông trại tập thể trong việc tổ chức kho hàng hóa, gìn giữ kỷ luật làm việc, thành lập sự phân phối sản phẩm chính xác. Một số thành viên trong tổ chức được bầu làm thành viên ủy ban hay chủ tịch nông trại tập thể.

       Tuy nhiên, “Tổ Chức 25.000 Thành Viêngặp phải chống đối quyết liệt từ cái gọi là Kulak, những người không đồng ý việc tái tổ chức nông nghiệp theo Xã Hội Chủ Nghĩa.


Một tranh tuyên truyền với chú thích
“Hãy mau gia nhập các Lữ Đoàn Xung Kích”
 nhà thơ và nhà viết kịch của chế độ Sô Viết.
           Ảnh nguồn: wiki.           
                                   
       Đàn Áp Kulak Dưới Thời Hoàng Đế Stalin

       Năm 1928, có sự thiếu hụt thực phẩm trong các thành phố và trong quân đội. Một số nông dân bị Tập Thể Hóa hấp dẫn với suy nghĩ rằng họ sẽ có đủ máy kéo và hưởng được gia tăng năng suất.

       Giữa hành động kháng cự lại sự chiếm đoạt và bị lưu đày, với việc bị Tập Thể Hóa và sống trong tình trạng nô lệ, nông dân thường xuyên trả đũa chống lại nhà nước bằng cách ngăn cản việc thực hiện Chính Sách Tập Thể Hóa và giết gia súc.

       Các gia súc còn sống bị chuyển giao tới các nông trại tập thể, trong khi thịt và da bị tiêu thụ riêng rẽ hay bị che giấu hoặc bị mang đi bán. Nhiều nông dân chọn lựa việc tàn sát gia súc ngay cả ngựa, hơn là biến thành tài sản chung trong nông trại tập thể.

       Trong hai tháng đầu năm 1930, hàng triệu gia súc như bò, ngựa, heo, cừu và dê bị giết. Sự kiện này cùng với thời tiết xấu, một phần tư gia súc của đế quốc Cộng Sản Liên Sô bị hủy diệt, tổn thất trầm trọng hơn cả thời Nội Chiến Nga, và thiệt hại này không bù đắp được cho tới thập niên 1960.

       Sự tàn sát khổng lồ này khiến cho chính quyền Sô Viết đề ra nhiều sắc luật truy tố hành động tàn sát gia súc một cách ác tâm”. Nhiều nông dân cũng cố gắng phá hoại kế hoạch làm ăn tập thể do nhà nước chủ trương bằng cách tấn công vào viên chức chính quyền và cán bộ đảng.

       Stalin yêu cầu thi hành biện pháp khắc nghiệt để chấm dứt sự kháng cự của Kulak. Trong diễn văn tại Hội Nghị Nông Nghiệp, Stalin phát biểu Từ chính sách giới hạn các khuynh hướng bóc lột của Kulak, chúng ta đi tới chính sách loại trừ Kulak như là giai cấp”.

       Đảng chọn sử dụng bạo lực trong Chính Sách Tập Thể Hóa và nỗ lực thanh toán Kulak. Kulak bị loại trừ như một giai cấp (trong cuộc Đấu Tranh Giai Cấp) và phải chịu ba định mệnh, án tử hình, bị chuyển tới các khu định cư lao động (khác với trại lao động mặc dù khu định cư lao động cũng từng bị quản trị bởi hệ thống cai quản Gulag), và bị trục xuất ra khỏi vùng đã bị Tập Thể Hóa.

       Hàng chục ngàn người bị xếp vào thành phần Kulak và phải chịu hành quyết, tài sản bị sung công vào các nông trại tập thể, nhiều gia đình bị trục xuất tới những miền đất không có người ở như tại Siberia và vùng Trung Á.

       Thường thì các giới chức địa phương được cấp trên phân cho số lượng Kulak tối thiểu để xác nhận và bị thúc ép phải dùng quyền lực cần thiết để tìm ra Kulak bất cứ lúc nào có thể làm được. Điều này dẫn tới nhiều trường hợp nơi mà nông dân chỉ sử sụng sức lao động của các con trai họ hay nhà nông dân chỉ có mái che bằng kim loại cũng bị qui thuộc thành phần Kulak và bị trục xuất.

       Định mệnh tương tự cũng đến với người bị đặt cho cái tên “kẻ giúp Kulak” hay “tiểu kulak”, những người đã đứng về phe kulak trong lập trường không đồng ý với Chính Sách Tập Thể Hóa của Đảng Cộng Sản Liên Sô.

       Một đợt đàn áp mới, lần này chống lại “những người từng là Kulak” bắt đầu từ năm 1937, như là một phần của Chiến Dịch Đại Thanh Trừng sau Lịnh Số 00447 của NKVD. Những kẻ dường như là cựu Kulak chỉ có hai chọn lựa, án tử hình hay bị tống vào trại lao động.

       Khi được tái định cư tại Siberia Kazakhstan, sau thời gian sinh sống, các Kulak lại làm giàu trở lại. Sự kiện này làm cơ sở cho sự đàn áp chống lại một số bộ phận an ninh NKVD chịu trách nhiệm tại những khu định cư này trong các năm 1938-1939 vì cho phép “Kulak hóa” trong số những người định cư lao động. Việc người định cư mới lại giàu hơn các nông trại tập thể ở gần đó được nhà nước giải thích là do cán bộ đảng “suy nhược” hay “cẩu thả”.


Cuộc trục xuất khỏi Ukraine 17.294 Kulak
 đã bị Cộng Sản tước đoạt tài sản.
Ảnh nguồn:

  
       Số Người Bị Khủng Bố - Ngược Đãi

       Theo các dữ kiện từ hồ sơ Sô Viết công khai trong năm 1990, có 1.803.392 người bị gửi tới các thuộc địa lao động hay trại lao động trong các năm 1930-1931. Hồ sơ nói trên cũng ghi dữ kiện1.317.022 người còn sống khi bị chuyển tới nơi bị trục xuất.

       Số 486.370 người không tới nơi bị trục xuất là do vượt trốn trước đó hay bị chết theo đường lưu đày. Việc trục xuất trên bình diện nhỏ hơn vẫn tiếp tục xảy ra cho tới sau năm 1931. Số Kulak và thân nhân họ bị chết trong các thuộc địa lao động từ năm 1932 tới 1940 là 389.521 người.

       Khó mà xác định bao nhiêu người bị chết trong khi nhà nước thực hiện chính sách tiêu diệt Kulak. Dữ kiện của Sô Viết cũng không cho biết chính xác bao nhiêu người trốn thoát và sống còn. Dữ kiện cũng không bao gồm người bị hành quyết hay chết trong tù và Gulag hơn là chết trong các thuộc địa lao động.

       Nhiều sử gia xem xét nạn đói khủng khiếp như là kết quả của chính sách tiêu diệt Kulak làm cho phức tạp thêm về con số thiệt hại. Aleksandr Solzhenitsyn đưa ra con số thiệt hại là 60 triệu người, còn hồ sơ Sô Viết trưng ra con số là 700.000 người.

       Ngày 27/2/1930, K. Karlson, Phó Cơ Quan An Ninh Mật của Ukraine thuộc Liên Sô tường thuật về cuộc trục xuất ra khỏi Ukraine 17.294 Kulak đã bị tước đoạt tài sản. Đến ngày 12/3 con số này tăng lên 58.411 tại Ukraine.

       Tại Đại Hội Đảng Cộng Sản Ukraine Lần Thứ XI, Kosior thông báo 90.000 trang trại bị phá hủy. Tổng số giá trị tài sản bị tịch thu ước lượng 65 triệu karbovantsi (tiền Ukraine lúc đó).

       Tổng số 352.000 nông dân bị giết hại trong thời gian 1928-1931. Tập Thể Hóa và Chính Sách Phi Kulak được thực hiện bằng phương pháp tội phạm đã giữ vai trò chính yếu trong sự hủy diệt này. Vào cuối năm 1932, 70% nông dân và hơn 80% đất trồng trọt bị Tập Thể Hóa ở Ukraine.

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích dẫn từ :


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét