Bài 1
Cội Nguồn Của Vụ Án
Cải Cách Ruộng Đất Đẫm Máu
Ở Miền Bắc Việt Nam
Vào Thập Niên 1950
Tác phẩm “Bước Ngoặt Vĩ Đại
– 1929”
của Họa Sĩ Ukraine Olexander Makarenko
sáng tác năm 1988 trên chiếc bao tải.
Tác phẩm tiêu biểu sự gãy đổ
Liên Minh Giữa Nông Dân Và Công Nhân –
một quan điểm giai cấp
do Đảng Cộng Sản nhào nặn ra.
Chính Đảng Cộng Sản phá hủy
chiêu bài ”Liên Minh Công Nông” của đảng.
Ảnh nguồn: wiki.
CHÍNH
SÁCH TẬP THỂ HÓA NÔNG NGHIỆP
Dẫn Nhập
Tháng 11/1927, Joseph Stalin phát động
“Cuộc cách mạng từ bên trên” bằng cách định ra hai mục tiêu đặc
biệt cho chính sách nội bộ của Sô Viết, đó là tăng nhanh Công Nghiệp
Hóa (kỹ nghệ
hóa) và Tập Thể Hóa Nông Nghiệp.
Mục tiêu của Stalin là thủ tiêu tất cả dấu vết của
Chủ Nghĩa Tư Bản đã đi vào xã hội qua Chính Sách Kinh Tế Mới (do Lenin bày ra), và chuyển đổi Sô Viết thành một nước Xã Hội Chủ Nghĩa hoàn
toàn, được Công Nghiệp Hóa càng sớm càng tốt, không kể tới bất cứ thiệt hại nào sẽ xảy ra.
Kế Hoạch Năm
Năm Lần Thứ Nhất của Stalin được đảng đề ra
năm 1928 kêu gọi tăng nhanh Công Nghiệp Hóa nền kinh tế với sự nhấn
mạnh về công nghiệp nặng. Kế hoạch đề ra mục tiêu không thực tế, gia
tăng 250% trên toàn bộ phát triển công nghiệp, và
330% mở rộng chỉ trong lĩnh vực công nghiệp nặng (kỹ nghệ nặng).
Tất cả nền công nghiệp và dịch vụ bị
quốc hữu hóa, các quản trị gia của nền kinh tế bị các
nhà làm kế hoạch ở trung ương (cầm đầu đảng chỉ biết đưa ra “nghị quyết”) ấn định cho trước chỉ tiêu sản lượng phải đạt được, các nghiệp
đoàn công nhân bị thay đổi thành cơ chế bị Cộng Sản
kiểm soát chặt hơn nữa để gia tăng năng suất của công nhân.
Nhiều trung tâm công nghiệp
mới được phát triển, đặc biệt ở vùng núi
Ural*, và
hàng ngàn nhà máy mới được xây dựng trên khắp lãnh thổ Sô Viết.
Nhưng bởi vì Stalin nhấn mạnh tới các mục tiêu không hiện thực, các
vấn đề nghiêm trọng trong phát triển chẳng mấy chốc nổi lên, với
lượng đầu tư lớn nhất đổ vào ngành công nghiệp nặng, việc thiếu hụt
hàng tiêu dùng cho
đại đa số người dân đã xảy ra.
Kế Hoạch Ngũ Niên Thứ Nhất
cũng kêu gọi chuyển đổi nền nông nghiệp Sô Viết từ các nông trang
phần lớn do tư nhân làm chủ thành những nông trại tập thể do nhà
nước quản lý. Chế độ Cộng Sản tin rằng Tập Thể Hóa Nông Nghiệp sẽ cải tiến
năng suất nông nghiệp và tạo ra dự trữ ngũ cốc nhiều hơn để cung cấp
cho lực lượng công nhân đang gia tăng ở các thành thị.
Chủ trương Tập Thể
Hóa cũng hy vọng sẽ “giải phóng” số lượng lớn nông dân để cung cấp thêm nhân lực cho công nhân, cạnh
đó sẽ tạo điều kiện cho đảng mở rộng ảnh hưởng chính trị đối với
số nông dân còn lại.
Stalin tập chú đặc biệt
vào thành phần nông dân giàu có được gọi là Kulak, khoảng một triệu gia đình Kulak (5 triệu người) bị trục xuất và người ta không bao
giờ nghe biết tới họ một lần nữa. Chính Sách Tập Thể Hóa cưỡng
bức số nông dân còn lại bị kháng cự dữ dội dẫn tới tai họa phá vỡ
năng suất nông nghiệp và nạn đói xảy ra năm 1932-33.
Mặc dù Kế Hoạch Ngũ
Niên Thứ Nhất kêu gọi Tập Thể Hóa chỉ 20% số gia đình nông dân, nhưng tới
năm 1940 ước lượng có 97% tất cả gia đình nông dân bị Tập Thể Hóa
và quyền làm chủ riêng tư các tài sản bị hủy bỏ hoàn toàn. Đường lối
Tập Thể Hóa cưỡng bức đã giúp Stalin đạt tới mục tiêu Công Nghiệp
Hóa nhanh chóng nhưng sự tổn thất về con người thì không thể tính được.
“Chúng
ta hãy biến
Kế Hoạch 5 Năm
thành
Kế Hoạch 4 Năm”,
khẩu hiệu tuyên truyền
vào
năm 1930.
Ảnh nguồn:wiki
KẾ
HOẠCH NĂM NĂM
LẦN THỨ NHẤT
Kế Hoạch Năm Năm Lần Thứ
Nhất là một danh sách các mục tiêu kinh tế được dự kiến củng cố
nền kinh tế giữa các năm 1928-1932, tạo cho Liên Bang Sô Viết tự túc
về quân sự và công nghiệp. “Chúng ta ở phía sau các nước tiên tiến
từ 50 tới 100 năm. Chúng ta phải vượt qua khoảng cách này trong 10 năm.
Chúng ta phải làm được hay sẽ bị họ đánh bại?”.
Đây là phát biểu của Stalin
vào năm 1931, tạo lý do đề ra kế hoạch rõ ràng hơn và gây nhiều sức ép
hơn sau này. Kế Hoạch Ngũ Niên Đệ Nhất được chế độ phát động vào
năm 1928 và được Gosplan (Ủy Ban Kế Hoạch Tổng Quát) quản trị.
Một trong những mục tiêu đầu
tiên của Kế Hoạch Ngũ Niên Đệ Nhất là xây dựng ngành công nghiệp
nặng. Năm 1929, Stalin sắp xếp kế hoạch bao gồm cả việc tạo ra kolkhoz, hệ thống nông trường tập thể trải dài trên hàng ngàn mẫu Anh (mẫu Anh/acre có 4.050 mét vuông, một hectare có 10.000 mét vuông) và
có hàng trăm ngàn nông dân làm việc trong đó.
Việc tạo ra nông
trường tập thể đã thủ tiêu thành phần Kulak mà nhà nước coi đó là một giai cấp phải đấu tranh tiêu diệt,
sự kiện này cũng gây ra việc tàn sát hàng triệu gia súc, vì nông
dân muốn giết bỏ chứ không chịu giao nộp cho các nông trường khổng
lồ.
Sự rối loạn này dẫn tới
nạn đói ở Ukraine cũng như ở những vùng thuộc Bắc Caucasus thường được biết là nạn Holodomor giết chết hàng triệu người. Bên cạnh tàn phá gây thiệt hại cho
đời sống, chủ
trương thực hiện Tập Thể Hóa cũng cho phép nông dân sử dụng các
máy kéo canh tác đồng ruộng, không giống như trước kia khi hầu hết
nông dân quá nghèo để làm chủ một máy kéo.
Chính quyền quản lý
các trạm máy kéo được thành lập trên khắp lãnh thổ Liên Bang và nông
dân được cho phép sử dụng máy kéo công cộng này để canh tác gia tăng
sản lượng cho chính họ. Nông dân được cho phép bán bất cứ các sản
lượng thặng dư sau các vụ mùa.
Tuy nhiên chính quyền thất
bại trong việc chú ý tới tình hình ở các địa phương. Trong năm 1932,
sản xuất ngũ cốc thấp 32% dưới trung bình, để bù lại số hao hụt
này việc tìm kiếm thêm lương thực được gia tăng lên 44%. Sản xuất nông
nghiệp bị phá vỡ tới độ nạn đói bùng ra ở vài khu vực. Sự giới
thiệu Tập Thể Hóa làm chuyển động dân số, Liên Sô có 80% dân cư là
nông dân, nhiều người đã di chuyển từ miền quê tới thành phố làm công
nhân trong các ngành công nghiệp đang phát triển.
Mặc dù nhiều mục tiêu cao
không thể tin được (gia tăng 250% trên
toàn bộ phát triển công nghiệp với 330% mở rộng trong ngành công
nghiệp nặng) một số kết quả đáng kể đạt được như sau :
1/ Gang: 6,2 triệu tấn (so
sánh với 3,3 triệu tấn trong năm 1928, mục tiêu đề ra là 8 triệu tấn).
2/ Thép: 5,9 triệu tấn (so
sánh với 4 triệu tấn năm 1928, mục tiêu đề ra là 8,3 triệu tấn).
3/ Than đá: 64,3 triệu tấn
(so sánh với 35,4 triệu tấn năm 1928, mục tiêu đề ra là 68 triệu tấn).
4/ Dầu: 21,4 triệu tấn (so
sánh với 11,7 triệu tấn năm 1928, mục tiêu đề ra là 19 triệu tấn).
5/ Điện: 13,4 tỷ KW/giờ (so
sánh với 5 tỷ KW/giờ năm 1928, mục tiêu đề ra là 17 tỷ KW/giờ).
Trong khi kế hoạch có thành
công chừng mực trong công nghiệp (ngành kỹ nghệ) thì
phía nông nghiệp lại gây tổn hại, cho tới sau Đệ Nhị Thế Chiến vẫn
chưa phục hồi hoàn toàn. Theo cái nhìn của thành phần cầm đầu Sô Viết, Kế Hoạch Năm Năm Lần Thứ Nhất thành công vì
thế Kế Hoạch Năm
Năm Lần Thứ Hai lại được đề ra trong năm 1932 kéo dài tới
1937.
*Vùng núi
Ural:Dãy núi phía Bắc Nga, kéo dài tới 1.600 km về phía Nam, từ
Arctic Ocean tới Biển Aral, Ural có ngọn núi Narodnaya cao 1.894 m. Dãy núi Ural
phân chia Âu Châu và Á Châu.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét