Bài Cuối
(sắp đăng loạt bài
về CCRĐ ở Việt Nam )
Cội Nguồn Của Vụ Án
Cải Cách Ruộng Đất Đẫm Máu
Ở Miền Bắc Việt Nam
Vào Thập Niên 1950
Bản đồ Kazakhstan
Ảnh
nguồn: Map google.
Hậu Quả Tại Vùng Trung Á Và Kazakhstan
Trong nhiều vùng mà hoạt động nông nghiệp chính yếu là chăn nuôi những đàn
gia súc di chuyển thường xuyên trên các cánh đồng tại nhiều miền đất,
việc Tập Thể Hóa bị chống đối mạnh, gây thiệt hại rất lớn, cũng
như gia súc của nông dân bị tịch thu.
Bầy gia súc của Kazakhstan sút giảm từ 7 triệu bò xuống
còn 1,6 triệu con
và 22 triệu cừu
xuống còn 1,7 triệu con.
Sự giới hạn về nhập
cư chứng tỏ không hiệu quả, nửa triệu người nhập cư tới những vùng
khác ở Trung Á, và 1,5 triệu người đi tới Trung Hoa. Khoảng một triệu người còn lại bị chết vì đói. Tại Mông Cổ, chương trình Tập Thể Hóa bị ngăn cấm trong năm 1932 sau khi mất đi 8 triệu
gia súc.
Dưới đây chúng tôi
trích bài viết của Ban Tiếng Kazakhstan thuộc Đài Âu Châu Tự
Do/Đài Tự Do (RFE/RL) nói về thảm cảnh chết đói
tại Kazakhstan do hậu quả từ Chính Sách Tập Thể Hóa của Đảng Cộng Sản Liên
Sô.
“Kazakhstan: Nạn Đói Bị Quên Lãng
Cảnh tượng đầu tiên, làng
nhỏ Samsy là nơi không đáng chú ý gì hết, cách thủ đô
thương mại Almaty của Kazakhstan khoảng 70 khm về hướng Tây, làng Samsy bị chia đôi ra do một xa lộ chạy xuyên qua, nông dân nơi đây phần lớn trồng dưa hấu và lúa mì. Những gì nằm
bên dưới Samsy là một trang sử hầu như bị quên lãng ở Kazakh.
Trên các cánh đồng, người
ta thấy nhiều gò đất lớn, có cái cao hơn một thước. Bên dưới những gò
đất này là
đống xương người vô danh, hậu
quả từ nạn đói kinh hoàng do con người gây nên vào
đầu thập niên 1930 đã giết chết ít nhất một triệu người Kazakh.
Trong khi các Cộng
Hòa Sô Viết cũ
khác, nổi tiếng là Ukraine, rất căm hận và tố cáo trước
thế giới vì phải chịu đựng nạn đói vĩ đại do chính sách Sô
Viết kéo dài từ mùa Đông năm
1931 tới năm 1933, thì riêng chính quyền Kazakh lại mưu
tìm việc mai táng kỷ niệm đau đớn này cùng với những nạn nhân bị
bỏ quên.
Khoảng 14 triệu người trong toàn đế quốc Cộng Sản Liên Sô bị chết vì đói vào thời
gian Stalin cho thực hiện Chính Sách Tập Thể Hóa Nông Nghiệp. Tại các quốc gia Cộng Sản chư
hầu, Ukraine bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng nạn đói
cũng kéo tới
Kazakhstan, Bắc Caucasus, cùng nhiều nơi khác ở lãnh thổ Liên
Sô. Samsy chỉ là một trong hàng trăm ngôi làng và thành phố ở Kazakhstan nơi mà những câu chuyện đói khát hãy còn được nhớ lại cho đến ngày nay.
Tấm
hình chụp bà mẹ
ông Tokmurzin trong nạn đói
đầu thập niên 1930.
Ảnh nguồn:
http://www.rferl.org/content/article/1079304.html
Trong làng Oyil thuộc
tỉnh Aqtobe của
Kazakhstan, ông Kural Tokmurzin năm nay đã 70 tuổi, nhớ lại các câu chuyện mẹ ông và người thân kể lại
vào thời gian đó.
Tokmurzin nói
với Ban Tiếng Kazakh thuộc RFE/RL rằng nạn đói bắt đầu khi cán bộ Đảng Cộng Sản tới
Oyil thực hiện Chính Sách Tập Thể Hóa Nông Nghiệp. “Họ” tìm kiếm “Kulak”,
từ ngữ dành cho bất kỳ ai dường như có tiền nhiều hơn người khác.
Trong trường hợp tại làng Oyil, người có hơn chục con cừu, vài con ngựa, thì số gia súc này bị
tịch thu và chủ
nhân bị chuyển tới vùng ở sâu trong nội địa Nga như Karakalpakistan hay tới Iran, và Uzbekistan.
Ông Tokmurzin nói lúc ấy có lời đồn rằng đời sống ở vùng mới tới thì dễ
chịu hơn vì vậy người ta có thể sống còn nếu bỏ làng quê đi cầu thực. Kẻ ở lại chịu đựng khổ cực và hãy còn sống
sót trong mùa Đông 1929-1930. Thế nhưng tình trạng tệ hại kéo tới vào năm 1930-1931 khi nạn đói khởi sự hoành
hành.
Tiến trình Tập Thể Hóa gây
tổn hại trầm trọng tới truyền thống du mục của người Kazakh. Họ
thình lình bị cưỡng bức định cư một chỗ, như Tokmurzin nói, nông dân chỉ có vài gia súc trong nông trại cũng bị đối xử
như Kulak (địa
chủ).
Thêm vào đó việc Trung Ương Moscow
trưng thu lương thực để có được đồng tiền mạnh
(đồng tiền khó sụt giá) và mua máy móc cho quá nhiều nhà máy đang
được xây dựng
(kỹ nghệ hóa đất
nước) nên cần số lượng lớn từ vụ mùa của nông dân.
Hàng ngàn người Kazakh chạy
trốn nạn đói. Người
chú Shitan của ông Tokmurzin đi tới thành phố Orenburg , sau đó tới Stalingrad
(bây giờ là Volgograd ) kiếm việc làm và lương thực ăn. Nhưng ông ấy trở về khi chính quyền
Sô Viết bắt đầu phân phối thực phẩm cho Kazakhstan năm
1933.
“Bọn ăn thịt người”
Vào lúc đó Kazakhstan rơi vào cảnh hỗn
loạn. Theo lời Tokmurzin, “Người ta nói với chú tôi rằng những con đường đầy xác chết
và thú rừng, đặc biệt là chó sói, kiếm xác người ăn. Có thể thú
rừng tấn công chú tôi. Chấn động hơn là các câu chuyện kể về bọn ăn
thịt người đi lang thang tại miền quê.”.
Để chuẩn bị cho chuyến về lại Oyil, Shitan lần nữa bị cảnh báo là những kẻ quá đói đang lùng kiếm người để ăn thịt ở Kolda. Nhưng Shitan quyết định trở lại quê. Vài năm sau ông kể lại với người cháu trai rằng, khi đi tới Kolda, thấy có người theo sau, ông đi tới bờ sông gần đó và thấy vẫn bị bám theo, Shitan liền nhảy xuống giòng sông lạnh như băng tuyết và bơi ngang sông trốn thoát.
Năm 1967, chính quyền quyết định xây
nhà văn hóa ở Oyil. Khi đào đất làm nền nhà, người ta tìm thấy nhiều sọ người và những mảnh xương của trẻ
em.
Tokmurzin có một anh, một chị sinh trước khi nạn đói bắt đầu, cũng giống như nhiều trẻ em khác vào thời đó, họ được chính quyền “hứa” chăm sóc khi cha mẹ họ không thể nuôi dưỡng, thế nhưng hai anh chị của Tokmurzin cũng không sống còn.
Ước lượng tổng số người chết đói có
các con số khác nhau, hầu như tất cả tài liệu đều đồng ý rằng hơn 1
triệu người thuộc sắc tộc Kazakh chết trong suốt trận đói, mặc dù
nhiều người nói số người Kazakh chết cao gấp hai lần.
Trong thập niên 1980, Giáo Sư Talas Omarbekov ở Đại Học Quốc Gia Kazakhstan được phép tham khảo hồ sơ Sô Viết về nạn đói tại Kazakhstan, Giáo Sư nói “Những gì tôi thấy có tới 2,3 triệu người chết, đây chỉ là con số dành cho sắc tộc Kazakh, nếu thêm vào hàng trăm ngàn người từ các nhóm sắc tộc khác, chúng ta có thể nói trong thời kỳ Tập Thể Hóa, dân tộc chúng ta bị chết gần phân nửa.”.
Con số do Giáo Sư Talas Omarbekov trích ra không bao gồm hàng chục ngàn người bỏ chạy tới vùng khác của Liên Sô hay tới biên giới Iran, Trung Hoa, và Mông Cổ. Vào cuối năm 1959, sắc tộc Kazakh chiếm ít hơn 30% trong tổng số dân ở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết Kazakh. Theo các số liệu, hơn 90% đàn gia súc của người Kazakh bị chết.
Mối liên hệ
với Nga
Khung cảnh chính
trị hiện thời giữ vai trò lớn trong thất bại của chính quyền nhằm
ghi nhận thảm kịch này. Ukraine chịu đựng thiệt hại từ nạn đói do
Liên Sô gây ra, đồng thời với Kazakhstan, nhưng dám qui
trách nhiệm cho Moscow, điều này khiến cho mối quan hệ song phương xấu
đi nghiêm trọng.
Lời khiển trách như
vậy là vấn đề khó chịu đối với Nga, quốc gia tuyệt đối chống lại
bất cứ quan điểm nào cho rằng thảm kịch đói ở Ukraine là hành vi
diệt chủng. Người
phát ngôn của Tổng Thống Putin của Nga,
mới đây gọi việc nói như thế là “cố viết lại lịch sử”.
Chính quyền Kazakh dường
như học được từ kinh nghiệm Ukraine, nhận thức rằng một khi phơi bày ra chương sử đau đớn của quá khứ sẽ làm xấu đi quan hệ với Nga,
một đối tác làm ăn lớn nhất và nơi tiêu thụ dầu hỏa của Kazakh. Việc nhắc lại sự kiện đói kinh hoàng vào thập
niên 1930 có nguy cơ làm căng thẳng sắc tộc trong một đất nước Kazakhstan đa văn hóa, nơi mà gần 30% dân số là sắc tộc Nga.
Và vì thế cái chết oan ức của người dân đã
bị lãng quên. Điều quan trọng như Ukraine đã làm, dù bị khó khăn nhưng lịch sử
dân tộc họ được minh bạch và làm cho những người lãnh đạo Nga phải kiên dè, thấy
được tội ác của tiền nhân họ thời đế quốc Cộng Sản Liên Sô.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ:
http://en.wikipedia.org/wiki/Collectivization_in_the_USSR
http://www.rferl.org/content/article/1079304.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Collectivization_in_the_USSR
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét