Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Đảng Ăn Cướp Tài Sản Nông Dân Gây Hậu Quả Đáng Sợ


Bài 5

Cội Nguồn Của Vụ Án
Cải Cách Ruộng Đất Đẫm Máu
Ở Miền Bắc Việt Nam
Vào Thập Niên 1950


       CHOÁNG VÁNG VỚI SỰ THÀNH CÔNG”

       Cái giá phải trả cho Chính Sách Tập Thể Hóa quá cao đến nổi vào ngày 2/3/1930, báo Pravada của đảng có đăng bài của Stalin với tựa ”Choáng Váng Với Sự Thành Công”, trong đó Stalin kêu gọi tạm thời chấm dứt thi hành Tập Thể Hóa.

       Bài báo viết “Vào ngày 20/2 năm nay, 50% đất trồng trọt của nông dân trên khắp lãnh thổ Liên Bang Sô Viết đã được Tập Thể Hóa. Điều này có nghĩa rằng, tới ngày 20/2/1930, chúng ta hoàn thành vượt chỉ tiêu Kế Hoạch Ngũ Niên của Chương Trình Tập Thể Hóa hơn 100%...Một số đồng chí chúng ta bị chóng mặt với thành công và trong khoảnh khắc đã mất bình tỉnh và sự trong sáng của tâm trí ..

       Sau khi bài báo nói trên được đăng tải, sức ép cho việc Tập Thể Hóa tạm thời giảm xuống và nông dân bắt đầu rời khỏi các nông trại tập thể.  

       Theo Martin Kitchen (Giáo Sư Danh Dự môn lịch sử tại Simon Fraser University, chuyên gia đặc biệt trong lịch sử hiện đại của Châu Âu, nhưng nhấn mạnh về Đức) cho biết số lượng thành viên các nông trại tập thể giảm xuống 50% trong năm 1930.

       Nhưng không bao lâu sau, Chính Sách Tập Thể Hóa được gia tăng cường độ trở lại và tới năm 1936, khoảng 90% nông dân Sô Viết bị đưa vào hoạt động tập thể, xóa bỏ quyền tư hữu cá nhân của nông dân.

Nông dân có cả con nhỏ đi theo
biểu tình phản đối Tập Thể Hóa
tại Ukraine.
Ảnh nguồn:


       PHẢN ỨNG CỦA NÔNG DÂN

       Về mặt lý thuyết, nông dân không đất canh tác là người hưởng được lợi ích lớn nhất từ Tập Thể Hóa, bởi vì nó hứa hẹn cho họ cơ hội nhận được phần chia bình đẳng trong lao động và các phần thưởng.

       Tuy nhiên ở vùng quê không có bao nhiêu nông dân không có ruộng đất, thường thì họ đã được tái phân phối đất hàng loạt sau cách mạng, vì thế hầu hết những kẻ không đất là ghiền rượu, lười biếng, và không khả năng làm việc.

       Nhưng đối với nông dân có tài sản, Tập Thể Hóa có nghĩa là buông xuôi tất cả cho nông trại tập thể, và bán hầu hết thực phẩm họ làm ra cho nhà nước với giá tối thiểu do chính nhà nước ấn định, vì thế họ chống lại ý kiến Tập Thể Hóa.

       Hơn nữa Tập Thể Hóa liên hệ tới thay đổi quan trọng trong đời sống làng xóm truyền thống của người Nga ở khoảng thời gian rất ngắn, mặc dù nông thôn Nga từ lâu chịu ảnh hưởng Chủ Nghĩa Tập Thể.

       Nhiều thay đổi gây xúc động hơn ở những địa phương khác như Ukraine với truyền thống nông nghiệp cá thể, hay ở các Cộng Hòa Trung Á, và ở vùng Volga nhiều đồng cỏ mênh mông, nơi mỗi gia đình có đàn gia súc không chỉ là vấn đề dinh dưỡng mà còn là niềm kiêu hãnh gia đình.

       Nhiều nông dân phản đối Tập Thể Hóa và thường đáp trả bằng hành động phá hoại bao gồm đốt cháy vụ mùa, tàn sát loại gia súc dùng làm sức kéo trong nông trại. Theo nguồn tin từ đảng, cũng có trường hợp phá hủy tài sản, tấn công vào viên chức và thành viên của nông trại tập thể.

       Isaac Mazepa, cựu Thủ Tướng (1919-1920) của Cộng Hòa Dân Tộc Ukraine* khẳng định rằng “Thảm họa năm 1932 là hậu quả của kháng cự tiêu cực...những vùng đất mênh mông không được bàn tay con người gieo trồng, hơn 50% vụ mùa bị bỏ ngoài cánh đồng, hoặc không thu thập hoặc phá hủy trong máy đập lúa”.

       HẬU QUẢ

       Hậu Quả Chung Trên Toàn Liên Bang

       Do nông dân phải nhận chỉ tiêu sản xuất cao của chính quyền, như một qui luật, họ lại lao động ít hơn so với trước khi vào nông trại tập thể. Thật thế, theo nghiên cứu của Merle Fainsod cho biết, năm 1952 các nông trại tập thể chỉ tạo được 1/4 lợi tức (tiền mặt) từ những miếng đất tư trong nông trại tập thể.

       Trong nhiều trường hợp, hậu quả lập tức của Tập Thể Hóa là làm giảm sản lượng ngũ cốc, và hầu như giảm phân nửa số lượng gia súc chăn nuôi. Sự phục hồi sau đó của sản xuất nông nghiệp cũng bị ngăn chận do sự chịu đựng tổn thất của Sô Viết trong Đệ Nhị Thế Chiến, và nạn đói nghiêm trọng năm 1946.

       Chưa hết, tổn thất to lớn của Tập Thể Hóa còn gây ra cho mọi loại gia súc trên toàn Liên Bang.

       Số bò giảm từ 33,2 triệu con trong năm 1928 xuống còn 27,8 triệu con trong 1941, và còn 24,6 triệu con trong năm 1950.

       Số lượng heo giảm từ 27,7 triệu con trong năm 1928 xuống còn 27,5 triệu con trong 1941, và kế đến xuống còn 22,2 triệu con trong 1950.

       Số cừu giảm từ 114,6 triệu con trong năm 1928 xuống còn 91,6 triệu con năm 1941, và còn 93,6 triệu con trong 1950.

       Số lượng ngựa giảm từ 36,1 triệu con trong năm 1928 xuống còn 21 triệu con trong năm 1941, và chỉ còn 12,7 triệu con trong năm 1950.

       Vào cuối thập niên 1950, số lượng gia súc của Sô Viết mới tăng lên tới mức của năm 1928 đã có. Điều này cho thấy, chỉ trong lĩnh vực chăn nuôi, chế độ Sô Viết đi lùi lại gần 30 năm. Tập Thể Hóa không giúp cho nông dân cải tiến đời sống cho tốt đẹp, no đủ hơn, trái lại còn đẩy cuộc đời họ vào chỗ đói kém, lạc hậu, mất tự do.


Nông dân đang gieo hạt
Uzbekistan - Trung Á.
Ảnh nguồn: wiki.

       Giữa năm 1929 và 1932 có sút giảm nghiêm trọng trong sản lượng nông nghiệp và nạn đói ở miền quê. Vào năm 1932-33, Liên Sô có những mùa gặt tồi tệ, điều này không ai mong chờ, nhưng không thể không chịu ảnh hưởng từ Chính Sách Tập Thể Hóa.

       Đảng Cộng Sản Liên Sô liền qui trách nhiệm cho Kulak đã làm cho sản lượng nông nghiệp sụt giảm vì chống đối của họ với Tập Thể Hóa. Kulak cũng bị cho là cất giấu lương thực để đầu cơ tích trữ chờ giá cao mới bán kiếm lời.

       Chính quyền Sô Viết đáp trả hành động này bằng cách cắt khẩu phần nông dân và tại những vùng có chống đối Tập Thể Hóa, đặc biệt ở Ukraine.

       Vào ngày 7/8/1932, Sắc Luật “Về Bảo Vệ Tài Sản Xã Hội Chủ Nghĩa” (Luật Spikelets) tuyên bố trừng phạt bằng án tử hình (mang ra bắn chết chứ không treo cổ) dành cho kẻ ăn cắp tài sản trong nông trang tập thể hay tài sản hợp tác. Tuy nhiên “dưới những hoàn cảnh giảm nhẹ tội” có thể được thay thế bằng án tù giam ít nhất là 10 năm, thế nhưng luật không qui định việc ân xá cho nạn nhân.

       Với những gì được gọi là “Luật Spikelets” (Spikelets/ ngũ cốc rơi rớt), thì những nông dân bao gồm cả trẻ em dùng tay thu lượm lương thực rơi rớt ngoài cánh đồng tập thể sau mùa gặt sẽ bị bắt giữ vì làm tổn hại tới năng suất lương thực của nhà nước.

       Phần I của luật bao gồm tội ăn cắp ở khu vực hỏa xa và các phương tiện liên lạc ở vùng có nước.

       Phần II bao gồm tội ăn cắp tài sản của nông trang tập thể và hợp tác.

       Phần III bao gồm tội hăm dọa các thành viên nông trang tập thể. Hình thức trừng phạt là bị giam trong trại tập trung từ 5 tới 10 năm.

       Luật Spikelets được Mikhail Kalinin, Vyacheslav Molotov,Avel Enukidze** ký.

       Martin Amis (sinh ngày 25/8/1949, tác giả truyện ngắn, tiểu luận kiêm tiểu thuyết gia người Anh) viết trong tác phẩm “Koba the Dread (Koba là biệt danh của Stalin, còn chữ dread là kinh sợ, khiếp đảm), nói đến số lượng án phạt dành cho những trường hợp vi phạm đặc biệt theo “Luật Spikelets” là 125.000 người trong những lúc mùa màng thất thu vào thời gian từ tháng 8/1932 tới tháng 12/1933.

       Hàng trăm ngàn người phản đối Tập Thể Hóa bị mang đi hành quyết hay bị gửi vào trại cưỡng bức lao động. Nhiều gia đình nông dân bị cưỡng bức tái định cư ở Siberia và Kazakhstan trong những khu định cư lưu đày và một số lượng đáng kể bị chết trên đường trục xuất.

       Ước lượng rằng có khoảng 1 triệu gia đình Kulak hay 5 triệu người bị giải giao tới các trại lao động. Số người chết vì đói và bịnh tật do Tập Thể Hóa gây ra trực tiếp là khoảng từ 4 tới 10 triệu người.

       Theo con số chính thức do Sô Viết đưa ra thì có 24 triệu nông dân biến mất khỏi miền quê trong đó có 12,6 triệu người đi làm công việc cho nhà nước. Điều này hàm ý rằng, con số thiệt hại trực tiếp và gián tiếp tác hại đến người dân khi nhà nước thi hành Chính Sách Tập Thể Hóa là có 12 triệu người bị chết.

       *Cộng Hòa Dân Tộc Ukraine: một Cộng Hòa chết non, nằm trong lãnh thổ Ukraine hiện đại sau Cách Mạng Nga, khác với Ukraine Cộng Sản thân Nga.

       **Avel Enukidze hay Avel Safronovich Enukidze (1877-1937), một nhân vật nổi bật của Bolshevik, ông đã viết quyển sách danh tiếng về lịch sử máy in của Bolshevik ở Caucasus, trong đó tấn công chế độ Nga Hoàng, dưới sự chỉ đạo của Lenin.

       Không bao lâu sau, Enukidze bị tố cáo đã chủ tâm làm giảm giá trị đóng góp của Stalin trong lĩnh vực máy in mặc dù Stalin chẳng có đóng góp gì cả. Tháng 7/1935, Enukidze bị gọi ra trước phiên họp Ủy Ban Trung Ương Đảng để nói về việc này, sau đó ông bị khai trừ khỏi đảng.

       Ba năm sau Enukidze bị bắt giữ, xét xử và rồi bị mang đi bắn bỏ. Về sau, Enukidze được phục hồi như là nạn nhân của Stalin.
  

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích dẫn từ:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét