Bài Cuối
Vụ Án
Cải Cách Ruộng Đất Đẫm Máu
Ở Miền Bắc Việt Nam
Vào Thập Niên 1950
Sự kiện Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng Sản Việt Nam
tiến hành Cải Cách Ruộng Đất làm máu chảy đầu rơi trên đất Bắc, chỉ là tội ác
tiếp tội ác, khi quê hương chúng ta rơi vào tay thực dân Pháp rồi đến Cộng Sản.
Dân Việt chỉ là nạn nhân, là vật thụ nạn
đau buồn trong giòng vận động của lịch sử dân tộc chúng ta.
Nông thôn Việt Nam
biến dạng quái
đản
dưới quyền đảng,
người dân lầm
lạc theo đảng
giờ bị gông cùm
xiết chặt.
Bài học xương
máu muôn đời
cho dân tộc Việt,
đừng tin bọn lừa
bịp chính trị,
chuyên đội lớp
ái quốc thương dân,
nhưng bụng dạ
chúng
chỉ toàn súng AK
Trung Cộng,
pháo Liên Sô, và đô la Mỹ.
Ảnh nguồn: Tài Liệu
Lưu Trữ
Tội Ác Đảng Cộng
Sản Việt Nam .
Dữ Kiện Từ
Cuộc Hội Thảo Cải Cách Ruộng Đất Do Mạng Lưới Dân Chủ Tổ Chức/Năm 2003 - (chúng tôi xin trích dẫn từ bài viết của Sông Lô - Trần Văn)
“Trong 2 ngày cuối tháng 6 tại thủ đô Berlin
có khoảng 80 người đến tham dự buổi sinh hoạt hội thảo chủ đề: "1953
- 2003: Chúng tôi không quên nạn nhân cuộc Cải Cách Ruộng Đất" do Mạng
lưới Dân Chủ (MLDC) tổ chức.
Với tinh thần "Hận thù chúng ta nên
xóa bỏ nhưng tội ác chúng ta không được phép quên" để nhắc nhớ lại những
tội ác mà ĐCSVN đã gây ra đối với dân tộc và đất nước!
Như đã hoạch định trong chương trình, phim Chúng Tôi Muốn Sống được trình chiếu là một phim được quay vào năm 1958, với các diễn viên chính Lê Quỳnh và Mai Trâm... Tuy phim đen trắng với kỹ thuật quay còn thô sơ, hình ảnh giàn dựng còn nghèo nàn nhưng qua nội dung và tài diễn xuất, các diễn viên đã gây xúc động cho người xem không ít. Có những đôi mắt hoe đỏ vì cảm động, có những tiếng nói căm giận thỉnh thoảng được bật lên từ lòng khán giả, cũng có những thổn thức nghẹn ngào xót xa cho thận phận bất hạnh của dân tộc mình!
Những cảnh đấu tố dã man không nhân tính, những cảnh giết người tàn bạo không gớm tay đã là một trong những vết nhơ ô nhục nhất của chiều dài lịch sử dân tộc. Sự thành công của cuốn phim chẳng những do ở phần nội dung có thật của nó, mà còn phát xuất từ tài diễn xuất thật của diễn viên, những người trước đó đã sống trong không khí bạo tàn có thật này, có người còn là nạn nhân đã may mắn sống sót di cư vào
Một cảnh trong cuốn phim
lịch sử
“Chúng
Tôi Muốn Sống”.
Cá nhân chúng tôi cũng đã
coi phim này
khi còn niên thiếu tại Sài
Gòn trước năm 1975.
Đến phần thuyết trình, 3 diễn giả chính của buổi hội thảo là các ông Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, và Nguyễn Văn Trần. Hai ông Bùi Tín và Vũ Thư Hiên, người xấp xỉ 80, người 70 tuổi từng là nhân chứng sống trong CCRĐ, cho biết sở dĩ chính sách CCRĐ có được là do chỉ thị của Liên Sô và Trung Cộng, nhất là học theo cách đấu tranh giai cấp của Trung Cộng nên cuộc đấu tố đã diễn ra một cách tàn bạo, dã man chưa từng thấy.
Ông Bùi Tín (sinh
năm 1927, nhân vật bất đồng chính kiến, nhà báo, cựu Đại Tá Quân Đội
Nhân Dân, cựu đảng viên Cộng Sản, tỵ nạn Cộng Sản tại Pháp) cũng không quên lưu ý mọi
người là sở dĩ cuộc Cải Cách Ruộng Đất đã xảy ra một cách tàn bạo như trên là
vì Đảng CSVN nhận chỉ thị và thực hiện nguyên xi theo cách của TQ được áp dụng
trong bối cảnh Đảng CSTQ vừa mới trải qua cuộc vạn lý trường chinh thập tử nhất
sinh giành được chính quyền từ tay Quốc Dân Đảng Trung Hoa nên việc đấu tố vốn
dĩ tàn bạo đã tàn bạo thêm hơn vì ngoài lòng căm thù trừu tượng giai cấp còn có
có lòng căm thù "ta địch" sống chết chủ quan của họ.
Ông Bùi Tín cũng nêu lên con số nạn nhân là 500.000 người do Tauriac đưa ra… Ông cho rằng con số này cũng hợp lý nếu kể cả những người bị giết, bị chết trong tù, bị chết sau khi thả ra và tự tử.
Hấp tấp lên đường vào Nam ,
nếu không bức màn tre đóng
xuống
thì mất đời tự do.
Thương cho đồng bào ta
phải sống kiếp người Việt
trong gông cùm Cộng Sản.
Ảnh nguồn:
http://namrom64.blogspot.com/2012/08/hinh-anh-di-cu-tu-bac-vao-nam-1954.html
Theo ông Nguyễn Văn Trần (quê Gò Công, Tiến Sĩ, hoạt động chính trị trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại) về sau khi nghe kể lại, người dân miền Nam đã không thể nào tin được cũng không thể nào tưởng tượng được sự độc ác, mất nhân tính, bất chấp đạo lý và truyền thống nhân nghĩa của người VN, mù quáng học theo cách hành xử của Đảng CSTQ,gây nên những tội ác tày trời mà kết quả của nó là hàng chục ngàn người chết, gia đình ly tán, hận thù ngút ngàn chồng chất.
Ngoài ra ông cũng có một đề nghị là một
nhà nước dân chủ sau này nên thiết lập một tòa án công minh để khôi
phục lại danh dự của các nạn nhân trong cuộc CCRĐ.
Ông Vũ Thư Hiên còn cho biết thêm là trong không khí kinh hoàng dạo đó, qua bộ máy tuyên truyền của Đảng, làng quê miền Bắc lúc bấy giờ sự đấu tố đánh đâp và giết chóc đã diễn ra như một cuộc "lên đồng tập thể". Những người chịu trách nhiệm chính trong CCRĐ giờ đây dù đã qua đời (ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Văn Lương...) nhưng tội ác của họ, của Đảng CSVN sẽ còn phải chịu sự phán xét của lịch sử dân tộc mà lịch sử thì rất sòng phẳng.” (hết trích).
Gồng gánh trên vai mọi thứ
bỏ nơi chôn nhau cắt rún
vào Nam tạo cuộc sống mới.
Ảnh nguồn:
http://namrom64.blogspot.com/2012/08/hinh-anh-di-cu-tu-bac-vao-nam-1954.html
PHẦN
NHẬN XÉT
Những trích dẫn bên trên cho thấy, Đảng
Cộng Sản Việt Nam thi hành Cải Cách Ruộng Đất, Tập Thể Hóa Nông Nghiệp theo
đường lối Liên Sô, Trung Cộng một cách cực đoan, mù quáng, thấy chủ nhân bảo
làm thì làm theo, tán đồng không suy nghĩ. Khi làm sai thì xin lỗi, sửa chữa,
rồi lại tiếp tục đứng ra giữ vai trò lãnh đạo đất nước. Trước những sai lầm về
kinh tế và cải cách xã hội như vậy, nếu người dân Việt vào thời kỳ đó có quyền
tự do bầu cử, ứng cử thì đã quyết định thay đổi chính đảng cầm quyền và thay
đổi đường lối xây dựng đất nước.
Tuy nhiên những sai lầm, thất bại nghiêm
trọng do Đảng Cộng Sản Việt Nam
gây ra vào giai đoạn đó vẫn phải được xem xét trong thời hiện tại để truy cứu
trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử. Do đó Đảng Cộng Sản Việt Nam phải thú
nhận tội ác ghê gớm trước tòa án dân tộc, phải bồi thường vật chất cho nạn
nhân, phải trả lại những tổn thất vật chất và tinh thần mà người Việt phải gánh
chịu do hệ thống cai trị đồi trụy của họ gây nên.
Đồng thời toàn bộ chủ trương “kiến
thiết” đất nước một cách sai lầm do họ đưa ra trong thể trạng không bình thường,
thiếu khôn ngoan và cưỡng buộc người dân thi hành theo đã làm chậm bước tiến
của xã hội, đất nước trong hơn 5 thập niên qua (tính từ năm 1954 trên Miền Bắc,
và từ 30/4/1975 trên cả nước Việt Nam) cũng là một hình thức phạm tội ác nghiêm
trọng mà dân tộc Việt phải có trách nhiệm xét xử Đảng Cộng Sản Việt Nam, đặc
biệt là những kẻ từng giữ vai trò cầm đầu đảng qua các thời kỳ từ lúc thành lập
cho đến ngày nay.
Có hình phạt nào tương xứng với hàng
trăm ngàn cái chết oan ức của dân Việt, chưa kể đến những người còn sống nhưng
cũng như chết vì khủng hoảng tinh thần do bàn tay Đảng Cộng Sản Việt Nam
gây nên?
Thế hệ người Việt hôm nay và mai sau
phải nhận lãnh trách nhiệm trọng đại này trước dân tộc và lịch sử.
Đồng bào miền Bắc nhanh chóng
rời bỏ
“thiên đường” Cộng Sản Hồ
Chí Minh,
lên đường vào Nam
tìm Tự Do,
sau hiệp định chia đôi đất nước
năm 1954.
Ảnh nguồn: youtube.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích dẫn từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét