Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Giới Thiệu Chương 18 Trong Bộ Sách Biên Khảo “Nhân Loại Thụ Hình & Tội Ác Độc Tài Cộng Sản - Vết Thương Đau Hằn Sâu Trên Thân Xác Nhân Loại”

CHƯƠNG 18
TÒA ÁN QUỐC TẾ XÉT XỬ ĐẢNG CỘNG SẢN CAM BỐT
VỀ TỘI ÁC CHIẾN TRANH - TỘI ÁC DIỆT CHỦNG
VÀ TỘI ÁC CHỐNG NHÂN LOẠI
TRONG KHI TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MARX-LENIN&
MỐI QUAN HỆ GIỮA CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ KHMER ĐỎ
Khởi biên ngày 17 tháng Hai năm 2010

I/ LƯỢC SỬ CAM BỐT TRƯỚC KHI CỘNG SẢN CƯỠNG ĐOẠT QUYỀN LỰC QUỐC GIA
II/ ĐIỂM QUA CÁC NÉT CHÍNH LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CAM BỐT TỨC KHMER ĐỎ
III/ “CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG” CHẾ ĐỘ “PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” CỦA KHMER ĐỎ SAU KHI CƯỚP ĐOẠT QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ KHIẾN CHO HAI TRIỆU NGƯỜI DÂN BỊ CHẾT
IV/ CÁC HÌNH ẢNH GHI NHẬN TỘI ÁC CỦA KHMER ĐỎ - ĐÂY LÀ “SẢN PHẨM” THỂ HIỆN “TÍNH ƯU VIỆT” CỦA CHỦ NGHĨA MARX-LENIN ? HAY “SẢN PHẨM” CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ? “SẢN PHẨM” CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ? HAY ĐÓ LÀ “ĐỒ TẠO TÁC” CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CAM BỐT ? TẤT CẢ CHỈ LÀ MỘT !
V/ DIỄN BIẾN THÀNH LẬP TÒA ÁN LỊCH SỬ - SỰ KIỆN ĐƯỢC COI NHƯ BẢN TUYÊN NGÔN CÔNG ĐẠO CỦA NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI PHÁN XỬ MỘT HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ QUÁI DỊ SẢN SINH NHIỀU TỘI ÁC CỰC KỲ MAN RỢ
VI/ HÌNH ẢNH CƠ SỞ TÒA ÁN TẠI PHNOM PENH DO NHIỀU QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ĐÓNG GÓP
VII/ NHỮNG NGƯỜI CẦM ĐẦU ĐẢNG CỘNG SẢN CAM BỐT BỊ BẮT GIỮ CHỜ NGÀY RA TÒA
VIII/ PHIÊN TÒA ĐẦU TIÊN XÉT XỬ BỊ CÁO NGUYÊN LÀ TRƯỞNG TRẠI TRA TẤN S.21
IX/ PHIÊN TÒA KẾ TIẾP XỬ NUON CHEA - KHIEU SAMPHANG - IENG SARY - IENG THIRITH    
X/ NGƯỜI DÂN TRUNG QUỐC ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP TÒA ÁN QUỐC TẾ XỬ TỘI ÁC ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC
XI/ MỐI QUAN HỆ GIỮA CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CỘNG SẢN CAM BỐT

- & -
(Phần trích)

II/ ĐIỂM QUA CÁC NÉT CHÍNH LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CAM BỐT TỨC KHMER ĐỎ

Khmer Đỏ hay Đảng Cộng Sản Cam Bốt là một đảng chuyên chế cai trị đất nước Cam Bốt từ năm 1975 đến 1979 do Pol Pot, Nuon Chea, Ieng Sary, Khieu Samphang và Son Sen lãnh đạo. Thể chế nhà nước do đảng độc tài này hình thành được gọi là Kampuchea Dân Chủ.

Lý thuyết đảng này thay đổi theo thời gian. Trong những ngày đầu thành lập là một Đảng Cộng Sản chính thống về mặt tư tưởng, và nhìn về Cộng Sản Việt Nam như một kiểu mẫu hướng dẫn hành động.

Đảng trở thành một đảng kiểu Stalin, và chống trí thức khi nhóm sinh viên từng du học tại Pháp trở về Cam Bốt. Những sinh viên này bao gồm Pol Pot đã chịu ảnh hưởng nhiều từ Đảng Cộng Sản Pháp.

Sau năm 1960, Cộng Sản Cam Bốt phát triển các tư tưởng chính trị độc nhất. Tư tưởng này mâu thuẫn với Học Thuyết Marx, coi nông dân ở miền quê là giai cấp Vô Sản và là đại biểu thật sự của giai cấp công nhân, một hình thức của Chủ Nghĩa Mao, khiến Cộng Sản Cam Bốt nghiêng về phía Trung Cộng trong cuộc phân liệt Sô-Trung. Điều này còn cho thấy các nước đàn anh Cộng Sản tự cho mình có quyền giải thích, diễn đạt tư tưởng Marx truyền thống theo cách suy nghĩ riêng và để tự xây dựng mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa cá biệt ở mỗi quốc gia.

Một cách tổng quát, tư tưởng Marx là tiền đề để lập mưu chính trị, là nguyên cớ để chiếm quyền và cầm quyền độc tài, thủ lợi cho phe đảng, và tìm sự thụ hưởng cá nhân và gia đình họ mà bỏ mặc dân tộc cùng đất nước rơi vào nghèo đói triền miên.

Trong thập niên 1970, lý thuyết chính trị của Đảng Cộng Sản Cam Bốt kết hợp tư tưởng của riêng họ với tư tưởng chống thực dân của Đảng Cộng Sản Pháp mà giới lãnh đạo Cộng Sản Cam Bốt thụ đắc trong thời gian được giáo dục tại đại học Pháp vào thập niên 1950. Thành phần cầm đầu Cộng Sản Cam Bốt cũng bị xúc phạm rất nhiều khi trông thấy thái độ xấc láo của những kẻ cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam, và quyết tâm thành lập một hình thức Chủ Nghĩa Cộng Sản rất khác từ mô hình Cộng Sản Việt Nam và cũng khác từ các nước Cộng Sản khác bao gồm Trung Cộng.

Sau 4 năm cai trị đất nước Cam Bốt từ tháng 4/1975 đến tháng 1/1979, chế độ Khmer Đỏ bị trục đuổi khỏi quyền lực khi Cộng Sản Việt Nam đổ quân xâm lược quốc gia này và thay thế thành phần lãnh đạo là số người Cộng Sản ôn hòa và ủng hộ Cộng Sản Hà Nội. Đảng Cộng Sản Cam Bốt tiếp tục tồn tại trong thập niên 1990 như một phong trào kháng chiến (liên hiệp với phe quốc gia) hoạt động ở miền Tây Cam Bốt dựa vào các căn cứ nằm trong phần đất Thái để chống Hà Nội xâm lược.

XI/ MỐI QUAN HỆ GIỮA CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CỘNG SẢN CAM BỐT

Lịch sử phong trào Cộng Sản tại Cam Bốt được phân thành 6 giai đoạn:

1/ Sự trổi dậy của Đảng Cộng Sản Đông Dương (Indochinese Communist Party-ICP) trước Đệ Nhị Thế Chiến với hầu hết thành viên là người Việt Nam;

2/ 10 năm đấu tranh cho nền độc lập từ tay người Pháp, khi một Đảng Cộng Sản của người Cam Bốt tách riêng ra, Đảng Cách Mạng Nhân Dân Kampuchea (Kampuchean People's Revolutionary Party-KPRP), được thành lập dưới sự bảo trợ của Cộng Sản Việt Nam;

3/ Thời kỳ tiếp theo sau Đại Hội Đảng Lần Hai của KPRP năm 1960, khi Saloth Sar (Pol Pot sau năm 1976) và những người cầm đầu tương lai của Khmer Đỏ nắm được quyền kiểm soát bộ máy đảng;

4/ Cuộc đấu tranh từ lúc khởi đầu của quân nổi loạn Khmer Đỏ trong các năm 1967-68 cho đến khi chính quyền Lon Nol sụp đổ trong tháng 4/1975;

5/ Chế độ Kampuchea Dân Chủ từ tháng 4/1975 đến tháng 1/1979;

6/ Và thời kỳ sau Đại Hội III của KPRP trong tháng 1/1979, khi Hà Nội nắm quyền kiểm soát chính quyền và phe Đảng Cộng Sản Cam Bốt thân Hà Nội.

Năm 1930 Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam bằng cách hợp nhất 3 phong trào Cộng Sản nhỏ hơn đã xuất hiện ở Miền Bắc, Trung, và Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ cuối thập niên 1920. Tên đảng hầu như thay đổi lập tức thành Đảng Cộng Sản Đông Dương biểu lộ ý đồ gồm thâu các cuộc cách mạng của Cộng Sản tại Lào và Cam Bốt.

Tuy nhiên, tất cả đảng viên thời kỳ đầu tiên đều là người Việt. Cuối Chiến Tranh Đệ Nhị một nhóm người Cam Bốt tham gia vào đẳng cấp cao trong đảng nhưng ảnh hưởng của họ đối với phong trào Cộng Sản Đông Dương và sự phát triển đảng tại Cam Bốt hầu như không đáng kể.
      
Tổ chức Việt Minh (Cộng Sản Việt Nam) thỉnh thoảng cho người xâm nhập vào các căn cứ tại lãnh thổ Cam Bốt trong cuộc chiến tranh của đảng họ chống lại Pháp, và trong sự liên hợp với chính quyền phe tả cai trị Thái Lan cho đến năm 1947, Việt Minh xúi giục tổ chức các nhóm Khmer Issarak (Khmer Tự Do) cánh tả có võ trang. Vào ngày 17/4/1950, Đại Hội Toàn Quốc Lần Thứ Nhất của các nhóm Khmer Tự Do được triệu tập, và Mặt Trận Issarak Thống Nhất được thành lập, lãnh đạo Mặt Trận này là ông Sơn Ngọc Minh. 

Theo Sử Gia David P. Chandler (người Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về lịch sử Cam Bốt hiện đại), các nhóm Issarak cánh tả được Việt Minh giúp đỡ chiếm đóng 1/6 lãnh thổ Cam Bốt năm 1952, và lúc sắp diễn ra Hội Nghị Geneva, họ kiểm soát ½ lãnh thổ Cam Bốt. 

Năm 1951, Đảng Cộng Sản Đông Dương được tái tổ chức thành 3 đảng: Đảng Lao Động Việt Nam, Đảng Lào Itsala, và Đảng Cách Mạng Nhân Dân Kampuchea. Theo một tài liệu được đề ra sau khi tái tổ chức, Đảng Lao Động Việt Nam sẽ tiếp tục giám sát các đảng nhỏ hơn. Hầu hết những kẻ cầm đầu Đảng Cách Mạng Nhân Dân Kampuchea và đảng viên cấp dưới hoặc là người Kampuchea Krom (người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long) hay là người Việt sống tại Cam Bốt.

Theo lối giải thích về lịch sử đảng của Đảng Cách Mạng Nhân Dân Kampuchea, sự thất bại của Việt Minh trong cuộc thảo luận về một vai trò của Đảng Cách Mạng Nhân Dân Kampuchea tại Hội Nghị Geneva năm 1954 tiêu biểu cho hành động phản bội lại phong trào cách mạng Vô Sản tại Cam Bốt, lúc đó hãy còn kiểm soát phần lớn vùng nông thôn và chỉ huy một đạo quân ít nhất có 5.000 tay súng. Theo sau hội nghị, khoảng 1.000 thành viên của Đảng Cách Mạng Nhân Dân Kampuchea, gồm cả Sơn Ngọc Minh, thực hiện cuộc “trường chinh” đến Bắc Việt, nơi đó họ tiếp tục sống trong lưu đày.

Sơn Ngọc Minh (1920-1972): Sinh tại Miền Nam Việt Nam trong cộng đồng người Kampuchea Krom, có cha là người Khmer, mẹ là người Việt, bạn bè  thường gọi ông với cái tên Phạm Văn Hua (Hứa?). Có thời gian làm nghề thuyết pháp chuyên nghiệp cho Phật Giáo, sau được Cộng Sản Việt Nam tuyển mộ để phục vụ trong vai trò Chủ Tịch Ủy Ban Giải Phóng Nhân Dân Cam Bốt tại tỉnh Battambang.  

Minh tiếp tục là nhân vật cao cấp của Cộng Sản Cam Bốt, dù rằng phần lớn hoạt động tại Hà Nội cho đến năm 1972, khi Ieng Sary yêu cầu cho Minh đi Bắc Kinh chữa trị bịnh cao huyết áp. Sơn Ngọc Minh chết ngày 22/12/1972. Cái chết của Minh làm giảm ảnh hưởng của Cộng Sản Việt Nam đối với các phần tử Cộng Sản Cam Bốt do Hà Nội huấn luyện và tương thích với sự gia tăng quyền lực của “Trung Tâm Đảng” do Pol Pot cầm đầu.

Đảng danh Sơn Ngọc Minh dựa theo tên thật của chính trị gia nổi danh tại Cam Bốt là Sơn Ngọc Thành. 

Nói đến Sơn Ngọc Minh chúng tôi thấy cần thiết phải lược qua thân thế và hoạt động của ông Sơn Ngọc Thành để bạn đọc không bị lầm lẫn giữa hai người có họ và chữ lót giống nhau.

Sơn Ngọc Thành (7/12/1908 - 8/8/1977) một chính trị gia Cam Bốt có quan điểm quốc gia, Cộng Hòa, hai lần nắm giữ vị trí Thủ Tướng.

Sinh tại tỉnh Trà Vinh thuộc Miền Nam Việt Nam, có cha là người Kampuchea Krom, mẹ là người Kampuchea Krom gốc Hoa. Ông được giáo dục tại Sài Gòn, Montpellier, và Paris, học luật được một năm trước khi trở lại Đông Dương. Hành nghề thẩm phán tại tỉnh Pursat, làm công tố viên ở Phnom Penh trước khi trở thành Phó Giám Đốc Viện Phật Giáo.

Cùng với những người Cam Bốt (Kampuchea) theo đường lối quốc gia đã nổi tiếng trước như Pach Chhoeun, ông Thành cho ra đời tờ báo Khmer Ngữ đầu tiên mang tên Nagaravatta năm 1936. Quan điểm chính trị của báo Nagaravatta khẩn gọi người Cam Bốt phá vỡ sự độc quyền mua bán của thương nhân nước ngoài bằng cách khởi đầu công việc kinh doanh của người Cam Bốt, qua việc này đã tạo cho ông Thành và đồng nghiệp tiếp nhận Chủ Nghĩa Phát Xít Nhật hay như ông gọi bằng từ ngữ “Chủ Nghĩa Xã Hội Dân Tộc”.

Tư tưởng ông Sơn Ngọc Thành nghiêng về Cộng Hòa, cánh hữu, và hiện đại hóa đất nước Cam Bốt, điều này khiến cho ông trở thành đối thủ lâu dài của ông Sihanouk. Mặc dù có tinh thần quốc gia dân tộc, ông Thành cũng là người binh vực mạnh mẽ sự hợp tác xuyên Châu Á, và chủ trương dạy Việt Ngữ tại các trường học Cam Bốt, vì đó là con đường tiềm tàng cho các tư tưởng hiện đại hóa.

Năm 1972, ông Thành lại nắm giữ ghế Thủ Tướng nhưng sau khi là mục tiêu của một vụ đánh bom, ông bị Tổng Thống Lon Nol bãi nhiệm, và tự sống lưu vong tại Miền Nam Việt Nam. Khi Cộng Sản Việt Nam chiếm đoạt quyền lực chính trị quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975 vi phạm Hiệp Định Hòa Bình Paris, ông Sơn Ngọc Thành bị Cộng Sản bắt giam và chết trong trại tù năm 1977.

HẾT 18 CHƯƠNG.

Nhà Biên Soạn: Phạm Hoàng Tùng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét