Bài 2
Vụ Án
Cải Cách Ruộng Đất Đẫm Máu
Ở Miền Bắc Việt Nam
Vào Thập Niên 1950
“Địa chủ” gục
ngã
dưới phát súng
căm hờn của đảng,
Cộng Sản say máu
khi xâu xé thân
phận người Việt,
lịnh đảng là
lịnh của quốc tế Cộng đảng.
Ngày nay tài sản
của đảng viên cao cấp
nhiều hơn địa
chủ mấy ngàn lần,
“tòa án nhân
dân” nào
dám nào đứng ra
xét xử
bọn địa chủ
đương thời
đang chui trốn
trong Bộ Chính Trị
và Ban Chấp Hàng Trung Ương Đảng?
Ảnh nguồn: Tài Liệu
Lưu Trữ
Tội Ác Cộng Sản
Việt Nam .
Hình chụp các tù nhân tại
Tuol Sleng,
hầu hết họ đã bỏ thây trong
ngục tù Cộng Sản.
Mục tiêu phải quyết liệt thanh
toán
là người dân.
Khmer Đỏ và Cộng Sản Việt Nam
đều là con rơi của Lenin và
Mao.
Ảnh nguồn: Trung Tâm Tài
Liệu Cam Bốt.
Trong thế kỷ 20, tội ác đầu tiên và ghê rợn
nhất mà Cộng Sản Việt Nam gây ra cho dân Việt là vụ án Cải Cách Ruộng Đất ở Miền
Bắc. Hồ Chí Minh theo lịnh quan thầy đã tắm máu nông thôn Miền Bắc qua các đợt
phân định thành phần, đấu tố, giết địa chủ, giết dân lành vô tội.
Một học trò rất tâm đắc của Hồ trong
giai đoạn thảm sát dân Việt vào thập niên 1950 là Trường Chinh. Trường Chinh
thay mặt Hồ giám sát chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Qua cái tên không thôi,
công luận cũng đã biết Trường Chinh nô lệ ngoại bang Tàu đến mức nào. Chinh đã
coi cuộc Trường Chinh của Mao Trạch Đông khi đánh nhau với phe quốc gia Tưởng
Giới Thạch là một lý tưởng sống “đẹp” cho bản thân, nên mới lấy biệt danh là Trường
Chinh.
Thật ra thì cuộc Trường Chinh của họ
Mao cũng chỉ là cuộc vượt thoát vòng vây để tìm sinh lộ. Bản chất cuộc vượt
thoát là để giữ sinh lực cho Đảng Cộng Sản Tàu không bị phe Tưởng Giới Thạch
tiêu diệt khi nó còn yếu. Để rồi sau này, nó trở thành hung thần trong xã hội
Tàu. Một kiểu soán đổi đế vương mà thôi. Có cách mệnh, cách mạng chi đâu!
Khi Đặng Xuân Khu chọn biệt danh là Trường
Chinh thì cái ám khí của Tàu đã phủ khắp nông thôn Miền Bắc lúc Hồ cho thực hiện
cuộc thanh trừng giết dân qua cái mỹ danh là Cải Cách Ruộng Đất.
Cả
Cộng Sản Tàu lẫn Cộng Sản Việt Nam
đều là kẻ nô lệ ngoại bang Liên Sô về mặt tư tưởng Cộng Sản. Tuy nhiên, khi tư
tưởng Cộng Sản thâm nhập vào hai quốc gia châu Á nghèo nàn lạc hậu này thì nó bị
biến dạng, quái đản hơn nhiều.
Lenin và Stalin đều tiến hành đấu tranh
giai cấp để triệt tiêu các thành phần chống đối trong xã hội. Cải Cách Ruộng Đất
cũng đã được thực hiện ở Liên Sô, và tội ác cũng đã diễn ra ở đây. Cả Lenin và
Stalin không hiểu tư tưởng Cộng Sản, triết học Marx là cái gì (chính Marx cũng
là tay đoán mò). Nhưng nhờ nó mà chiếm được quyền lực, ngồi trên đầu thiên hạ,
thì tội dại gì mà không ca tụng.
Mao và Hồ cũng bắt chước một cách máy
móc theo quan thầy. Tuy nhiên tại Trung Hoa, Cải Cách Ruộng Đất được tiến hành
trước do Mao chiếm được quyền lực vào năm 1949, trước Hồ.
Khi Hồ cho tiến hành Cải Cách Ruộng đất
thì chịu ảnh hưởng kiểu giết dân từ đầu óc bịnh hoạn của Mao. Tất cả họ đều là
sát nhân. Khi
quyền lực chính trị nằm trong tay lũ dốt và ngu mà hiểm độc thì tất phải xảy ra
đại họa cho xã hội.
Để người đọc xét đoán và tự kết luận, cá
nhân chúng tôi trích dẫn thêm các dữ kiện liên hệ đến Cải Cách Ruộng Đất ở Miền
Bắc Việt Nam
thời Cộng Sản được phổ biến trên mạng Wikipedia Việt Ngữ.
Hình và youtube là do cá nhân chúng tôi
đưa vào bài để minh họa sự kiện.
DỮ KIỆN TỪ WEBSITE WIKIPEDIA VIỆT NGỮ
“Cải
cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là chương trình xóa bỏ
văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là
"bóc lột", "phản quốc" (theo Pháp, chống lại đất nước),
"phản động" (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường
hào, các đảng đối lập ..., tịch thu tài sản, đất đai của họ chia cho bần nông, cố nông (tá điền), được Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào
những năm 1953-1956... Cuộc cải cách
ruộng đất ở miền Bắc được sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung
Quốc...Cuộc cải cách và đấu tố gây một không khí kinh hoàng tại nông thôn miền
Bắc lúc ấy, và tác hại mạnh đến sự đoàn kết dân tộc...
Tiến trình
Chương trình cải cách
ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính:
Các cán bộ Đảng tham gia
cải cách ruộng đất được đưa đi học khóa Chỉnh huấn 1953, và một số được đưa
đi huấn luyện tại Trung Quốc. Các chương trình học tập nhằm giúp
cán bộ nắm vững đường lối của Đảng trong cải cách ruộng đất, quán triệt quan
điểm: "trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ". Tổng số cán bộ
được điều động vào công tác là 48.818 người.
Bước đầu, các đội cán bộ
cải cách ruộng đất đi vào các làng xã và áp dụng chính sách "3 Cùng"
(cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm) với các bần cố nông trong làng xã đó, kết nạp họ
thành "rễ", thành "cành" của đội, sau đó triển khai chiến
dịch từng bước như sau:
Phân
định thành phần: Đội Cải cách Ruộng đất ra mắt làng xã, và
tất cả các gia đình trong xã được họ phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ;
(b) phú nông; (c) trung nông cứng - sở hữu 1 con bò, 1 con heo, 1 đàn gà; (d)
trung nông vừa - sở hữu 1 con heo, 1 đàn gà; (e) trung nông yếu - sở hữu 1 đàn
gà hay không có gì cả; (f) bần nông; (g) cố nông. Gia đình có 2 con heo đã có
thể gọi là phú nông. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68% dân số nông
thôn và các đoàn và đội cải cách đều cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5%
như một quy định bắt buộc, gọi là "kích thành phần".
Phân
loại địa chủ: Tất cả các gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ như
nói trên được đội cải cách phân loại thêm một lần nữa thành (a1) Địa chủ gian
ác; (a2) Địa chủ thường; (a3) Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ
gian ác bị đội cải cách bắt ngay lập tức và quản thúc.
Áp dụng
thoái tô: Các gia đình có địa chủ bị bắt được đội cải cách cho
biết là tháng 11 năm 1945
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có sắc lệnh giảm tô xuống còn 25%, và sắc
lệnh số 87/SL năm 1952
và 149/SL năm 1953
giảm tô thêm 25%. (Chú thích: tại miền Bắc, tô hay địa tô là tiền thuê ruộng mà
tá điền phải trả cho địa chủ sau mùa gặt, có thể trả bằng thóc.) Do đó, gia
đình nào chưa giảm tô cho nông dân thì phải trả số nợ đó, gọi là "thoái
tô". Nếu không trả đủ thì tài sản bị tịch thu, phân phát do nông dân. Hầu
hết gia đình địa chủ lâm vào hoàn cảnh khánh kiệt qua bước này, vì nếu sống
trong vùng kiểm soát của Pháp thì không biết gì về các sắc lệnh của nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Học tập
tố khổ, lùng bắt địa chủ: Các bần nông, cố nông,
"chuỗi", "rễ" được đội cải cách cho học lớp tố khổ do họ
mở, qua đó học viên được nhận dạng các tội ác của địa chủ, và được khuyến khích
nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Sau khi học qua lớp
tố khổ nhiều bi kịch xảy ra: con tố cha, vợ tố chồng... Du kích và cốt cán cải
cách ruộng đất tìm bắt địa chủ, việt gian, thậm chí họ "vác
súng vào thành phố lùng bắt địa chủ và con cái địa chủ là cán bộ công nhân viên
chức nhà nước".
Công
khai đấu tố: Các buổi đấu tố được tổ chức, thông thường vào ban đêm.
Số lượng người tham gia đấu tố được huy động từ vài trăm đến cả ngàn người, và
thời gian đấu tố từ một đến ba đêm tùy theo mức độ tội trạng của địa chủ. Trong
đêm đấu tố, các bần nông bước ra kể tội địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Tại
các tỉnh có tổ chức cải cách ruộng đất, Đảng cho ra tờ báo lấy tên là Lá Rừng (ngụ ý tội ác địa chủ nhiều
như lá rừng) tường thuật chi tiết các vụ đấu tố. Sau khi bị đấu tố các địa chủ
được tạm giam trở lại để chờ tòa án nhân dân xét xử, cũng có người bị đánh chết
ngay trong lúc đấu tố. Gia đình và thân nhân người bị đấu tố thì bị cô lập, bị
bỏ đói và chịu nhiều sự phân biệt đối xử và nhục hình.
Xử án địa chủ: Tại các huyện, một tòa án nhân dân đặc
biệt được lập ra và đi về các xã xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, địa chủ bị
xử bắn trước công chúng do đội tự vệ xã hành quyết. Những người không được xử
bắn thì bị cô lập trong các làng xã, một số bị thiệt mạng vì bị bỏ đói.
Nhiều tháng sau khi
Chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách Ruộng đất chính thức
bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn, và các gia
đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán
bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị đấu tố. Tổng cộng có năm đợt cải
cách ruộng đất từ 1953
đến 1956
tiến hành tại 3.314 xã. Người đầu tiên bị buộc tội chết trong cải cách ruộng
đất là một phụ nữ, bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên,
bà là địa chủ kháng chiến có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam.
Tổng cộng có 6 đợt lớn
cải cách ruộng đất. Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Hoa, chiến dịch cải cách ruộng đất
bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường độ lớn. Từ giữa năm 1955 ở một số nơi
đã xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát. Từ đó đến cuối năm
1955, cảnh đấu tố địa chủ xảy ra tràn lan, nhiều lúc chỉ đơn thuần bằng một lời
tố giác đơn giản, những thành viên trong tòa án nhân dân cũng có thể xử tử hình
hay tù khổ sai đối với người bị tố giác.
Đã xuất hiện tình trạng
lạm dụng quyền hành của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng đất trong công
tác đất đai. Họ đấu tố mọi nhà, đấu tố mọi người, nhưng lại quên đấu tố bản
thân. Số người chết trong đợt này là rất lớn, trong đó số người chết oan chiếm
tỷ lệ cao. Quyết liệt nhất là ở Thái Bình,
nơi có đến 294 xã được đưa vào cải cách.
Số người bị đấu tố
Tổng cộng chiến dịch
Giảm tô tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc tô, 15.475 ha ruộng,
8.246 trâu bò. Tổng cộng chiến dịch Cải cách Ruộng đất tịch thu của địa chủ
810.000 ha ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà. Số tài
sản này được phân chia cho 2.104.138 hộ bần nông, trung bình mỗi hộ được 0,38 ha, 0,87 nông cụ, 0,071
ngôi nhà. Giai cấp địa chủ hoàn toàn bị tiêu diệt tại miền
Bắc. (Hết phần
trích của website Việt wiki).
Hồ
Chí Minh tắm máu nông thôn miền Bắc.
Ảnh nguồn: youtube.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tài liệu tham khảo và dữ kiện trích dẫn từ:
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i_c%C3%A1ch_ru%E1%BB%99ng_%C4%91%E1%BA%A5t_t%E1%BA%A1i_mi%E1%BB%81n_B%E1%BA%AFc_Vi%E1%BB%87t_Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét