Hoàng Đế Cộng Sản Stalin
Phần Ba
CHỦ
NGHĨA STALIN:
CHỦ NGHĨA ĐỘC TÀI CÁ NHÂN
Xuất Xứ Của Từ Ngữ
Chủ Nghĩa Stalin được tóm tắt như sau:
“Là lý thuyết và sự thực hiện Chủ Nghĩa Cộng Sản” do Stalin thi hành trong thời
gian thống trị Liên Bang Sô Viết. Theo Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư Britannica: “Chủ Nghĩa Stalin được kết hợp bằng chế độ khủng bố và cai trị
chuyên chế.”
Chủ Nghĩa Stalin thường được sử dụng
trong ý nghĩa xấu, nó dùng để chỉ đến các nhà nước XHCN sử dụng cảnh sát mật,
tuyên truyền một chiều dối trá tinh vi, và kế hoạch kinh tế tập trung quan liêu
nặng về hành chính không có hiệu quả với mục đích thực hiện đường lối cai trị
của họ.
Từ ngữ Chủ
Nghĩa Stalin đầu tiên do đồng chí của Stalin là Lazar
Kaganovich sử dụng với ý nghĩa tích cực tuy nhiên bị cá nhân Stalin
phản đối. Trong thời kỳ Stalin cai trị, lý thuyết chính thức của nhà nước Liên
Sô vẫn là Chủ Nghĩa Marx – Lenin.
Chủ Nghĩa
Stalin không bao giờ được sử dụng trong ý nghĩa tích cực hay khen ngợi. Chủ
Nghĩa Stalin còn được mô tả như một loại “Chủ Nghĩa Phát Xít Đỏ”, đặc biệt tại
Hoa Kỳ sau năm 1945, và trong thập niên 1930 khi cuộc đấu đá tranh giành quyền
lực chính trị giữa Stalin và Trotsky lên đến đỉnh điểm thì nhóm từ Chủ Nghĩa
Stalin được thế giới biết đến.
Những người tán thành tư tưởng Karl Marx,
Friedrich
Engels, Vladimir Lenin, Joseph Stalin hay Mao Trạch
Đông không bao giờ tự nhận họ đi theo Chủ Nghĩa Stalin, họ coi danh từ này là
một sự làm nhục, chê bai. Tuy nhiên ở nước Nga, Stalin đôi khi được nhìn trong
hình ảnh tích cực.
Chủ Nghĩa Stalin Là Chủ Nghĩa Tội Ác
Các
trại lao động khổ sai đày đọa con người được mở rộng thành hệ thống
Gulag mất nhân tính khét tiếng thế giới dưới thời Stalin trong cuộc
chiến chống lại cái gọi là “kẻ thù giai cấp”.
Stalin còn cho thực hiện chính sách
“tái định cư” ào ạt đối với các Kulak, tương tự như hệ thống trừng
phạt mang tên Sylka dưới thời Nga Hoàng (tái định cư ở những nơi xa xôi
hẻo lánh) thiết lập để đối phó với người bất đồng chính kiến hay tù
hình sự thông thường (khuôn mẫu cho chính sách trại tù “cải tạo” hay
đày đi “Vùng Kinh Tế Mới” nơi rừng sâu nước độc của các đảng Cộng Sản chư
hầu ở Châu Á...).
Stalin ra lịnh cho chính
quyền Sô Viết
tịch thu ngũ cốc và nhiều loại thực
phẩm khác cho
nên đã góp phần vào nạn đói giữa năm 1932-1934, đặc biệt
tại các vùng nông nghiệp chính yếu của Liên Bang Sô Viết như: Ukraine, kazakhstan, và Bắc Caucasus
(Caucasia), dẫn tới hậu quả hàng triệu người
chết đói.
Nhiều nông dân chống
lại đường lối Hợp Tác Hóa và tịch thu ngũ cốc nên đã bị đàn áp, đáng chú ý
nhất là thành phần Kulak (những nông dân đủ giàu để làm chủ nông
trại, họ phất lên sau khi chế độ nông nô bị bãi bỏ vào thế kỷ 19).
Trong bàn tay cai trị của Stalin, ý nghĩa giai đoạn độc tài của chuyên
chính Vô Sản bị biến đổi từ nền dân chủ do công nhân điều khiển thành chế
độ độc tài do người
cầm đầu đảng dẫn dắt nhân danh giai cấp công nhân.
Dưới thời Stalin, quyền
hành đảng được coi như là quyền lực cá nhân Stalin. Trong suốt thời
gian 1939-1952 không có một đại hội đảng nào được tổ chức.
Vai trò mật vụ trở
nên tối quan trọng trong xã hội Sô Viết, các đảng viên bị theo dõi
chặt chẽ nhằm bảo đảm họ phải trung thành với Stalin.
Một cách tương tự,
Ủy Ban Trung Ương Đảng và ngay cả Bộ Chính Trị
trở thành “nghị gật” đối với nền chuyên chế
Stalin, không có bất cứ khả năng nào dám thách đố quyền lực hay thẩm
vấn các quyết định của Stalin.
Tại Đại Hội
Đảng Năm 1952, Stalin loại Molotov ra khỏi Bộ Chính Trị,
ông ta cũng làm giảm bớt vai trò của các ủy viên khác qua việc thay thế Bộ Chính Trị bằng
cách lập ra Đoàn Chủ Tịch có nhân số lớn hơn hai lần, 25 thành viên.
Văn phòng chính thức
của Đoàn Chủ Tịch có ít quyền hạn hơn so với Bộ Chính Trị
trước đây, văn phòng được lập ra chỉ để đưa ra những quyết định trong phạm vi quản trị. Văn phòng bao gồm: Stalin, Beria, Malenkov,
Khrushchev,
Voroshilov,
Kaganovich,
Saburov, Pervukhin và Bulganin.
Xác sĩ quan Ba Lan bị mật vụ NKVD giết
theo lịnh của Stalin năm
1940
tại khu rừng Katyn.
Ảnh nguồn: wiki.
Áp Đặt Sự
Sùng Bái Cá Nhân Như Thánh Thần - Khinh Thường Sự Hiểu Biết Của Công Chúng
Chủ Nghĩa Stalin còn được nói đến chủ
trương của cá nhân Stalin khi làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô đã tạo ra
tệ trạng sùng bái, tôn thờ cá nhân lãnh tụ đảng quá đáng trong đất nước Liên
Sô.
Việc làm lăng mộ đồ sộ hơn cả lăng Hoàng
Đế, ướp hương thơm cho xác chết Lenin đều do Stalin bày ra mặc dù bị vợ Lenin là Nadezhda Krupskaya phản đối. Bản thân Stalin
trở thành điểm tập chú cho tập thể xã hội hâm mộ, khen ngợi, ca tụng, thậm chí
tôn thờ.
Nhiều thị trấn, làng xã, thành phố được
đặt tên Stalin, và “Giải Thưởng Stalin”, “Giải Thưởng Hòa Bình Stalin” được
thành lập để vinh danh Stalin.
Stalin ra lịnh cho Đảng Cộng Sản Liên Sô
gọi cá nhân ông bằng những danh hiệu khoe khoang, khoác lác, đại ngôn như “Nhà
Khoa Học Xuất Chúng”, “Người Cha Của Các Dân Tộc”,
“Thiên Tài
Sáng Chói Của Nhân Loại“, “Kiến Trúc Sư Vĩ Đại Của Chủ Nghĩa Cộng
Sản”, “Người
Chăm Giữ Hạnh Phúc Cho Loài Người" …và … Stalin cũng cho viết
lại lịch sử Liên Sô nhằm đề cao vai trò cá nhân ông ta trong cuộc “Cách Mạng
Tháng 10”.
Cùng lúc đó, theo Khrushchev,
Stalin nhấn mạnh rằng ông ta được tưởng nhớ vì “tính cách khiêm nhường phi
thường của một con người thật sự vĩ đại.”
Nhiều pho tượng và đài kỷ niệm được xây
dựng để ca ngợi cá nhân lãnh tụ Stalin nhưng tất cả công trình này đều làm sai kích thước thật sự của Stalin.
Theo những pho tượng được đúc thì Stalin
là người cao lớn khỏe mạnh không giống như Nga Hoàng Alexander III. Trong khi đó dựa trên những
tấm hình chụp, Stalin chỉ cao độ 1m65 đến 1m68 là cùng.
Tình trạng thể chất của Stalin thường
được phóng đại trong các bức hình, họa phẩm và tượng đài nhằm tránh bất cứ hình
ảnh suy yếu để không làm tổn hại đến lòng sùng bái cá nhân “lãnh tụ phi thường
trên hành tinh”.
Trotsky đã chỉ trích tệ sùng bái quá mức
được tô vẽ chung quanh cá nhân Stalin như một hành động chống lại giá trị Chủ
Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Bolshevik, thói sợ hãi nên phải tôn thờ đã tâng bốc
cá nhân lên trên đảng và giai cấp và nó cũng không cho phép phê bình Stalin.
Sự sùng bái cá nhân đạt đến đỉnh cao mới
trong thời “Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Đại” với tên Stalin được bao gồm trong bài
quốc ca mới của Liên Sô.
Stalin trở thành điểm tập chú cho cơ chế
văn học gồm thơ ca, âm nhạc, hội họa và điện ảnh. Các nghệ sĩ, nhà văn tranh đua nhau tán dương, nịnh hót, tin
tưởng Stalin có những phẩm chất giống như Thượng Đế, và gợi ý rằng chính một
mình Stalin đã tạo nên chiến thắng trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Tháng 12 Năm 1949
Hoàng Đế Mao Trạch Đông đến Moscow
để chúc mừng sinh
nhật thứ 70
của Bạo Chúa Stalin.
Ảnh nguồn: wiki.
Tệ trạng này không khác gì ở những nước chư
hầu Cộng Sản Á Châu, người làm văn học phải tuân theo lịnh đảng, nếu không thì
mất việc, không có lương hay tệ hơn sẽ bị gây khó khăn trong đời sống hoặc tù
giam.
Chén cơm, miếng ăn, áo mặc, địa vị, vai
vế trong xã hội là vấn đề sống còn hết sức quan trọng cho những “trí thức” đi
bằng hai đầu gối dưới “ánh sáng văn hóa mới, văn hóa XHCN!!!???”.
Trong thế giới Cộng Sản, lương tri được
coi nhẹ hay đã biến mất, chỉ còn lương thực, tiền tài, vật chất, danh vọng hư ảo
và tội lỗi. Bạo lực Cộng Sản đã đẩy loài người từ sinh vật đứng bằng hai chân
xuống thành loài thú bò bằng bốn chân!!!
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.
Nguồn tham
khảo và dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét