THỤ HÌNH
Marx (Karl Heinrich Marx, 1818-1883) người Đức, triết
gia về chính trị, kinh tế gia, sống tại Anh từ 1849. Người thành lập Chủ Nghĩa Cộng Sản hiện
đại với Engels. Engels hợp tác với Marx viết Tuyên Ngôn Cộng Sản năm
1848. Về sau Marx bỏ phần lớn thời giờ trong đời để xây dựng hoàn
chỉnh lý thuyết từ Tuyên Ngôn Cộng Sản qua những cuốn sách. Quan
trọng nhất là bộ ba cuốn có tên Das Kapital (Tư Bản Luận)
trong đó ông chỉ trích chế độ Tư Bản dung chứa “bất công” và “bóc lột”, quyển đầu tiên được
xuất bản năm 1867, phần còn lại được Engels hoàn thành và xuất bản (năm 1885, 1894) sau khi Marx chết. Marx còn là người lãnh đạo hàng
đầu trong việc thành lập tổ chức Quốc Tế I.
Chủ Nghĩa Marx là lý
thuyết kinh tế - chính trị dựa trên các tác phẩm của Karl Marx và Freidrich Engels (1820-1895, người Đức), sau này được những người
theo đuổi tư tưởng Marx phát triển thêm cùng với Chủ Nghĩa Duy Vật Biện
Chứng (vật chất đóng vai trò quyết định, tinh thần
là tác dụng của vật chất) để hình thành căn bản cho lý thuyết và
hiện thực hóa Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Trọng tâm lý thuyết
Marx gồm sự giải thích các xã hội hiện
tại và quá khứ, tiến trình thay đổi xã hội tùy
thuộc vào các yếu tố kinh tế (Kinh Tế Sử Quan hay Duy Vật Sử Quan). Theo Marx, lao động và phương
tiện sản xuất tạo ra hạ tầng kinh tế làm ảnh hưởng tới cấu trúc
thượng tầng bao gồm chính trị và tư
tưởng. Vẫn theo Marx, lịch sử phát
triển xã hội từ cổ đại, phong kiến đến Tư Bản tùy thuộc vào sự
kiểm soát và sở hữu các phương tiện sản xuất. Giai đoạn tương lai
theo dự kiến, những mất quân bình cố hữu trong hệ thống xã hội sẽ
dẫn đến Ðấu Tranh Giai Cấp, trong đó giai cấp
công nhân sẽ lật đổ giai cấp Tư Bản và chế độ Tư Bản. Tuy nhiên Marx không đề ra được chi tiết về xã
hội sẽ được thiết lập sau đó. Có giả định rằng trong thời kỳ
chuyển tiếp, một thể chế độc tài của giai cấp
Vô Sản cần thiết được thiết lập trước khi thành lập Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Chủ Nghĩa Marx Cổ Ðiển dùng để chỉ
đến lý thuyết đã được Karl Marx và Friedrich
Engels trình
bày chi tiết, trực tiếp. Từ ngữ Chủ Nghĩa Marx Cổ Ðiển thường được
dùng để chỉ sự phân biệt giữa Chủ Nghĩa Marx được hiểu rộng rãi với những gì Marx
tin, tất nhiên hai điều này không giống nhau.
Thời gian ngắn trước khi chết, Marx có viết lá thư
cho Jules Guesde, lãnh tụ Công Đoàn Pháp, và con rể của Guesde là Paul Lafargue - cả hai nhân vật này đều
cho họ là đại biểu của nguyên tắc Marx - trong bức thư, Marx tố cáo cả
hai thể hiện vai trò con buôn cách mạng cũng như phủ
nhận giá trị lý thuyết mà họ cố gắng sửa đổi, và nói rằng:“Nếu Chủ Nghĩa Marx như thế thì tôi (Marx)
không phải là Marx nữa”.
Đảng Lao Động Dân Chủ XHCN Nga (RSDLP)
Là một chính đảng cách mạng của người Nga có khuynh hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
(XHCN) được thành lập tại Minsk (Berlarus) năm 1898 có mục đích thống nhất nhiều
tổ chức cách mạng lại thành một chính đảng. RSDLP sau đó bị phân chia thành
nhóm Bolshevik
và Menshevik,
và phe Bolshevik về sau đã hình thành nên Đảng Cộng Sản Liên Sô. RSDLP không phải
là tổ chức chính trị đầu tiên của người Nga theo đường lối Marxist, từ năm 1883
đã có nhóm “Giải Phóng Lao Động”. RSDLP được khai sinh để phản đối tổ chức Narodnichestvo
của những người cách mạng theo Chủ Nghĩa Dân Túy (Populism, ủng hộ tầng lớp
bình dân trong xã hội) sau này trở thành Đảng Cách Mạng XHCN (Esers).
Chương trình hoạt động của RSDLP dựa trên lý
thuyết của Karl Marx
và Friedrich Engels đặt tiềm lực cách mạng thật sự
vào giai cấp công nhân công nghiệp dù trong thực tế nước Nga mang bản chất nông
nghiệp chậm tiến như các nước Á – Phi chứ không phải là thành viên của một Châu
Âu đang trên đà phát triển. RSDLP hầu như mang tính cách bất hợp pháp trong suốt
thời kỳ hoạt động, vào lúc kết thúc Đại Hội Thứ Nhất của đảng tháng 3/1898, tất
cả 9 đại biểu đã bị cảnh sát đế quốc Nga bắt giữ.
Trước khi Đại Hội II được tổ
chức, một trí thức trẻ tên Vladimir Ilyich Ulyanov (Влади́мир Ильи́ч Улья́нов) tham gia đảng,
nhân vật này về sau được biết với tên Lenin (Ле́нин). Năm 1902, Lenin cho xuất bản
tác phẩm “Phải Làm Gì” trong đó phác họa quan điểm của ông về công việc và phương
pháp hoạt động đảng nhằm mục đích hình thành “đội ngũ tiền phong của giai cấp
Vô Sản”.
Năm 1903, Đại Hội Đảng Lần Hai họp trong hoàn
cảnh lưu vong tại Brussels với cố gắng tạo ra lực lượng thống nhất. Tuy nhiên do
chính quyền Bỉ chú ý nên Đại Hội phải thay đổi địa điểm tổ chức và di chuyển đến
London , Đại Hội khai diễn ngày 11/8 trong phòng của
một câu lạc bộ trên đường Charlotte .
Tại Đại Hội này đảng bị chia hai vào ngày 17/11: Phe Bolshevik (xuất xứ từ Nga
Ngữ: большеви́к (Bolshinstvo)
có nghĩa đa số do Lenin cầm đầu, và phe Menshevik (trong chữ Nga: меньшеви́к (Menshinstvo) có nghĩa thiểu
số do Julius Martov
lãnh đạo.
Trong thực tế lúc đó,
Menshevik được đa số ủng hộ tuy nhiên do chủ mưu của Ban Biên Tập báo Iskra (Tia Lửa), thuộc nhóm Lenin điều hành, khi viết bài về
cuộc bỏ phiếu tách đảng đã dành cho Lenin tư thế (giả tạo) đại diện đa số đảng
viên (Bolshevik). Danh xưng mang dụng mưu chính trị này được sử dụng tiếp về
sau. Cho đến cuộc Cách Mạng Nga 1917, Bolshevik tiếp tục duy trì tình trạng thiểu
số so với phe Menshevik.
Do chủ trương cá nhân Lenin muốn xây dựng cơ
chế “Tập Trung Dân Chủ” và chỉ bao gồm số lượng đảng viên nồng cốt sẳn sàng chấp
nhận bỏ đời sống riêng để hoạt động chuyên nghiệp và suốt đời cho đảng. Lenin lập
luận rằng điều kiện này sẽ giúp cho cách mạng đi đến thành công nên đã là
nguyên nhân của nạn đảng phân. Trong khi đó phe Menshevik ưa chuộng chính sách cởi
mở hơn đối với đảng viên.
Dù có cố gắng tái hợp nhất tuy nhiên thất bại
và đảng tiếp tục bị phân chia. Theo thời gian, có nhiều khác nhau nổi lên về mặt
tư tưởng. Theo nhiều sử gia, phe Bolshevik muốn thúc đẩy cuộc Cách Mạng “Vô Sản” ngay lập tức, trong khi
Menshevik tin rằng nước Nga hãy còn trong giai đoạn quá sớm của tiến trình lịch
sử để thực hiện ngay cách mạng của giai cấp công nhân và họ cũng tin Cách Mạng
“Tư Sản” phải xảy ra trước Cách Mạng “Vô Sản”.
Các sử gia khác như Teodor Shanin đã có lối mô
tả của riêng ông: cả hai phe phái tin cuộc cách mạng sắp đến sẽ là Cách Mạng Tư
Sản và muốn giai cấp công nhân có phần tham dự trong đó. Cái khác nhau là
Bolshevik tin cuộc cách mạng này sẽ được hoàn thành, không phải do Tư Sản Nga
lúc đó còn quá nhỏ yếu, nhưng do giai cấp công nhân Nga liên kết với nông dân.
Trong khi đó Menshevik suy nghĩ Cách Mạng Tư Sản là hướng phát triển tự nhiên của
các đảng Tư Sản bình thường như Kadets ôn hòa, và những người Marxist như
chính họ chỉ ủng hộ trong vị thế giữ khoảng cách. Sau thất bại của Cách Mạng
1905, họ cũng có khuynh hướng chọn cách thức hoạt động hợp pháp như sinh hoạt nghiệp
đoàn.
Đại Hội III được tổ chức năm
1905 do phe Bolshevik tổ chức riêng rẽ. Đại Hội IV diễn ra năm 1906 với cố gắng
tái thống nhất chính thức đảng (với Menshevik chiếm đa số) nhưng quan điểm khác
biệt không thể nào hàn gắn được. Đại Hội V của đảng diễn ra tại London – Anh Quốc
năm 1907 trong vị thế mạnh của phe Bolshevik và thảo luận về chiến lược cách mạng
Cộng Sản ở Nga.
Từ năm
1912 trở đi, Bolshevik chính thức là một đảng ly khai được biết dưới tên Đảng
Lao Động Dân Chủ XHCN Nga Bolshevik (RSDLP
Bolshevik). Bolshevik chiếm quyền lực trong “Cách Mạng Tháng 10” và vào năm 1918
họ đổi tên đảng thành Đảng Cộng Sản, sau đó ngăn cấm phe Menshevik hoạt động
trên chính trường sau Cuộc Nổi Dậy Kronstadt năm 1921.
Leon Trotsky
vào thời gian lưu vong khỏi Liên Sô để tránh hành động khủng bố của Stalin đã
dùng danh từ “Chủ Nghĩa Bolshevik” và “người Bolshevik” để phân biệt giữa những
gì ông cho là Chủ Nghĩa Lenin thật sự với chế độ Cộng Sản do Stalin xây dựng tại
Nga.
Bức tượng tù nhân được đặt bên cạnh Xa Lộ Chernihiv,
trước lối vào khu rừng Bykivnia, địa điểm đã xảy ra vụ thảm sát hơn 100.000 người Ukraine
theo lịnh Stalin.
|
Sau khi Liên Bang Sô Viết tan rã, vài học giả ở Châu Âu và các nhà
nghiên cứu trình độ cao của CNRS (Centre national de la recherche scientifique, tổ chức nghiên cứu nổi
tiếng và lớn nhất ở Pháp, cơ quan gồm 26.000 nhân viên thường trực như
nhà nghiên cứu, kỹ sư, nhân viên quản trị, ngoài ra còn có 4.000 nhân
viên ngắn hạn, ngân quỹ năm 2006 là 2 tỷ 738 triệu EUR) đã bỏ công biên soạn tác phẩm đồ sộ: “The
Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression” (Sách Đen Của Chủ Nghĩa Cộng Sản: Tội Ác, Khủng Bố, Đàn
Áp). Nội dung cuốn sách này ghi lại một cách hệ thống những tội ác của
các chế độ, phong trào Cộng
Sản đã gây ra cho nhân loại trên thế giới ngày nay, sắp xếp
từ việc ám sát, tra tấn, tù đày, trục xuất... sách cũng liệt kê con
số đủ loại nạn nhân bị giết lên tới gần 100 triệu người.
“Sách Đen Của Chủ Nghĩa Cộng Sản: Tội Ác, Khủng Bố, Đàn
Áp” đầu tiên được phát hành năm 1997 tại Pháp
với tên: Le
Livre noir du communisme: Crimes, terreur, répression; và
sau này ở Hoa Kỳ, sách được Harvard University Press xuất
bản.
Sau khi bộ phận đầu não của
hệ thống toàn trị Cộng Sản trên thế giới sụp đổ, cơ quan KGB và nhiều hồ
sơ khác (Soviet Archives hay Russian Archives) liên quan tới thời kỳ Cộng Sản Liên Sô và Đông (Trung)
Âu hoành hành được phơi bày trước công luận.
Theo những con số do Tiến Sĩ Stéphane Courtois trưng ra trong Phần Giới Thiệu tác phẩm
Sách Đen, các chế độ, phong
trào Cộng Sản trên khắp thế giới đã giết hại tất cả hơn 94 triệu người được phân chia như sau: 20 triệu ở Liên Sô, 65 triệu ở Trung Quốc, 2 triệu ở Bắc Hàn, 2 triệu ở Cam Bốt, 1 triệu ở các nước Cộng Sản Đông Âu, 150.000 ở Châu Mỹ, 1,7 triệu ở Châu Phi, 1,5 triệu ở Afghanistan
và 10.000 cái chết do hậu quả từ
những phong trào và Đảng Cộng Sản trên thế giới không chiếm đoạt được quyền lực nhà nước.
Với con số đáng sợ về người bị giết kể trên, các tác giả
Black Book thẳng thắn cho rằng các chế độ Cộng
Sản phải chịu trách nhiệm đã giết người
nhiều hơn bất cứ phong trào hay tư tưởng chính trị nào khác gồm cả Chủ Nghĩa Phát Xít (fascism).
Nhiều thông tin chi tiết về thói tính cuồng sát diễn ra trong đêm đen của hệ thống Cộng Sản thế giới chỉ biết
được tường tận qua việc bạch hóa hồ sơ các chế độ Cộng Sản đã sụp đổ. Những
nước Cộng Sản còn sót lại trên quả đất này không bao giờ chịu thú nhận tội ác của họ và còn sử dụng quyền lực
cưỡng chiếm được để chôn sâu vùi kín chứng tích trong mấy thập niên
qua. Ngoài ra các công trình nghiên cứu của nhiều tổ chức, quốc gia không Cộng Sản cũng đã cung cấp
cho nhân loại các thông tin đáng tin cậy về hệ
thống tội ác này.
Bình tỉnh, trung thực soi
rọi lại nhiều sai lầm quá khứ để thành tâm học bài học ở hiện tại
nhằm tổ chức cuộc sống xã hội con người văn minh hơn - đạo đức hơn trong
tương lai. CHÍNH CÁCH HÀNH XỬ NHÂN ĐẠO TRONG TƯƠNG QUAN CON NGƯỜI GIÚP TẠO NỀN MÓNG XÂY DỰNG
MỘT XÃ HỘI NHÂN LOẠI ÍT CÓ TỘI ÁC.
Nếu xã hội không được xây dựng trên nền
tảng cần thiết này, xã hội đó còn trong tình trạng man dại đang loay
hoay trên đường tìm đến ánh sáng nhân bản - tình thương.
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.
Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét