Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Cộng Sản Hành Hình Vị Nữ Tu


Nữ Đại Công Tước
 Elizabeth Fyodorovna
 tuẫn đạo


            Elizabeth sinh ngày 1/11/1864, là con gái thứ hai của Đại Quận Công Ludwig IV thuộc triều đình Hesse - Rhine và Công Chúa Alice ở Anh Quốc. Mặc dù Elizabeth xuất thân từ một trong những triều đại quí phái nhất và lâu đời nhất ở nước Đức, gia đình họ sống một cuộc đời khiêm nhường so với tiêu chuẩn Hoàng Gia.

Elizabeth
 thời trẻ,
 chụp năm 1880.
Ảnh nguồn:
wiki.
     Những đứa trẻ (công chúa và hoàng tử) lau sàn nhà và dọn dẹp phòng của chúng, trong khi mẹ chúng may quần áo cho bà và các con.

     Vào Mùa Thu 1878, bịnh Bạch Hầu (loại bịnh nghiêm trọng về cổ họng, hay lây làm cho khó thở) lan tràn trong Hoàng Gia Hesse, giết người em gái út Marie của Elizabeth ngày 16/11 cũng như người mẹ Alice của Elizabeth ngày 14/12.

     Elizabeth đã được gửi tới nhà bà nội khi dịch bịnh mới khởi phát và chỉ là thành viên gia đình duy nhất không bị ảnh hưởng. Sau cùng khi được phép trở về nhà, bà diễn tả cuộc gặp mặt là “nỗi buồn ghê gớm” và nói rằng mọi thứ “giống như một giấc mơ kinh hoàng”.

     Duyên dáng và rất hòa hợp, Elizabeth được nhận xét bởi nhiều sử gia và người đương thời là một trong những phụ nữ đẹp nhất Châu Âu thời đó.

     Một Đại Công Tước Nga sau cùng đã chiếm được trái tim Elizabeth. Bà cô vĩ đại của Elizabeth là Hoàng Hậu Maria Alexandrovna của Nga là khách thường xuyên của triều đình Hessse.

     Trong những chuyến viếng thăm này, bà cô có hai người con trai trẻ nhất thường đi theo, đó là Sergei Paul. Elizabeth đã biết họ khi còn bé, đầu tiên nhìn họ như người hiên ngang và thận trọng. Đặc biệt là Sergei là một thanh niên trẻ rất nghiêm chỉnh và sùng đạo.

     Sergei Elizabeth cưới nhau ngày 15/6/1884 tại nhà thờ của Cung Điện Mùa Đông ở St. Petersburg. Bà trở thành Nữ Đại Công Tước Nga Elizabeth Feodorovna. Tân Nữ Đại Công Tước đã tạo hình ảnh tốt đẹp đầu tiên cho Hoàng Gia và người dân Nga.

     Hai vợ chồng không có con. Mặc dù không được yêu cầu cải đạo từ Lutheran qua Chính Thống Giáo Nga, Elizabeth đã tự nguyện chọn làm như thế vào năm 1891.

     Ngày 18/2/1905, Sergei bị ám sát tại Kremlin bởi một thành viên Đảng Cách Mạng XHCN là Ivan Kalyayev. Biến cố này trở  thành cơn chấn động kinh khiếp đối với Elizabeth, nhưng bà không bao giờ mất đi sự trầm tỉnh.   
  
     Cá nhân Elizabeth thăm viếng Kalyayev trong xà lim, yêu cầu ông ta xem xét tính chất nghiêm trọng của hành động ám sát và ăn năn.

     Sau này, bà thỉnh cầu người anh chồng là Nga Hoàng Nicholas II tha thứ cho kẻ ám sát chồng bà, nhưng Đảng Cách Mạng XHCH từ chối chấp nhận sự khoan hồng và tố cáo Elizabeth đã xuyên tạc cuộc đối thoại giữa bà và Ivan Kalyayev. Kalyayev bị treo cổ ngày 23/5/1905.

Nữ Đại Công Tước 
Elizabeth
 Feodorovna
trở thành một
 dì phước
 sau cái chết
 của chồng.
Ảnh nguồn:wiki.
     Sau cái chết của chồng, Elizabeth mặc đồ tang và ăn chay trường. Năm 1909, bà lấy đồ trang sức quí giá đem cho và bán những của cải xa xỉ khác, ngay cả nhẫn cưới.

     Với tiền thu góp được từ việc bán này, bà cho lập ra Tu Viện Thánh Martha Và Mary và trở thành mẹ bề trên của tu viện. Sau đó không lâu, bà lại mở một nhà thương, nhà thờ, một tiệm thuốc và một nhà mồ côi ngay trên miếng đất tu viện.

      Elizabeth và các dì phước làm việc không ngưng nghỉ để giúp người nghèo và kẻ mắc bịnh ở Moscow. Bà thường viếng thăm những khu nhà tồi tàn nhất trong Moscow và làm tất cả những gì có thể giúp được để giảm bớt nỗi đau của người khốn cùng. 

     Năm 1918, Lenin ra lịnh cho cơ quan an ninh Cheka bắt giữ Elizabeth.

     Đầu tiên họ lưu đày bà ở Perm, kế tiếp tới Yekaterinburg, nơi đây bà ở lại vài ngày và có nhiều nạn nhân khác bị giam chung đó là Đại Công Tước Sergei Mikhailovich Romanov, và các vị Hoàng Thân Ioann Konstantinovich, Konstantin Konstantinovich, Igor Konstantinovich Vladimir Pavlovich Paley; Fyodor Remez, thư ký của Đại Công Tước Sergei; Varvara Yakovleva, một dì phước từ tu viện của Nữ Đại Công Tước Elizabeth.

     Tất cả họ bị chuyển đi tới Alapaevsk ngày 20/5/198, nơi đây họ nhốt trong ngôi trường học Napolnaya ở ngoại ô thành phố.

     Trưa ngày 17/7, Petr Startsev, một viên chức Cheka và vài đảng viên Bolshevik tới trường học. Họ móc hết tiền và bất cứ cái gì của tù nhân còn sót lại và thông báo tù nhân sẽ bị chuyển đi trong đêm tới khu vực xưởng Siniachikhensky.

     Các binh lính Hồng Quân được lịnh rời khỏi và nhân viên Cheka đến thay thế. Đêm đó tù nhân được đánh thức và di chuyển bằng những xe bò trên con đường dẫn tới làng Siniachikha. Cách Alapaevsk chừng 18 km có một mỏ sắt bị bỏ hoang phế với một cái hố sâu 20 mét.

     Tới chỗ này họ dừng xe lại. Trừ Đại Công Tước Sergei Mikhailovich bị bắn vào đầu chết lập tức, sau đó Cheka đánh đập tất cả tù nhân trước khi đẩy họ té xuống hố này, Elizabeth là nạn nhân đầu tiên. Kế đến lưu đạn được quăng xuống nhưng chỉ có một nạn nhân là Feodor Remez chết ngay do lựu đạn nổ.

     Theo câu chuyện kể lại của Ryabov, một trong các tên sát nhân có mặt lúc đó, Elizabeth và những người khác còn sống sót khi mới té xuống hố, khiến cho Ryabov ném theo quả lựu đạn.

     Sau tiếng nổ, hắn ta nghe Elizabeth và các nạn nhân hát một bài Thánh Ca Nga từ đáy hố. Không do dự, Ryabov ném thêm quả lựu đạn thứ hai nhưng tiếng ca vẫn tiếp tục vang lên.

     Sau cùng một đống cây khô được quăng xuống hố và lửa ném theo sau để đốt cháy hết nạn nhân. Sau đó Ryabov đặt một lính canh ở gần nơi thanh trừng và rời đi.

     Sớm ngày 18/7/1918, người đứng đầu Cheka của khu vực AlapaevskAbramov và nhân vật đứng đầu Sô Viết vùng Yekaterinburg Beloborodov, người can dự vào vụ thảm sát Hoàng Gia Romanov, trao đổi một số bức điện tín trong một kế hoạch sắp xếp trước, nói rằng ngôi trường bị tấn công bởi một “nhóm người không rõ xuất xứ”.

     Thời gian ngắn sau đó, Alapaevsk rơi vào tay Bạch Quân.

     Ngày 8/10/1918 Bạch Quân khám phá ra các thi hài của Elizabeth và những nạn nhân trong cuộc hãy còn nằm dưới mỏ hoang nơi họ bị thảm sát. Thân xác bà sau đó được mang tới Jerusalem và chôn cất tại Nhà Thờ Maria Magdalene cho tới ngày nay.

     Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga ở hải ngoại năm 1981 và Giáo Hội Chính Thống Nga trong nước năm 1992 tôn vinh Elizabeth làm Tân Thánh tử đạo Elizabeth.

     Các nơi thờ phượng chính của bà là Tu Viện Marfo-Mariinsky mà bà thành lập tại Moscow, và Tu Viện Thánh Mary Magdalence trên núi Olives mà bà và chồng đã giúp đỡ xây dựng, đây cũng là nơi di cốt bà và dì phước Barbara được cất giữ.

     Elizabeth là một trong 10 vị Thánh tử đạo mới trên khắp thế giới trong thế kỷ 20 được đúc tượng trên Cửa Tây Vĩ Đại của Westminster Abbey, London, England.    

     Tượng Elizabeth cũng được xây tại tu viện của bà sau khi Cộng Sản Liên Sô sụp đổ, với giòng chữ đề tặng: ”Gửi đến Nữ Đại Công Tước Elizabeth Feodorovna: Với Sự Hối Hận.



Các pho tượng kính tưởng tại Westminster Abbey
từ trái qua phải là Nữ Đại Công Tước Elizabeth;
 nhà hoạt động Nhân Quyền Martin Luther King, Jr.
(1929-1968);
 Tổng Giám Mục Oscar Romero;
 Mục Sư Dietrich Bonhoeffer.
 Ảnh nguồn: wiki.

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét