VIỆC
THỦ TIÊU
HOÀNG TỘC ROMANOV
1/ Đại Công Tước Sergei Mikailovich (7/10/1869 – 18/7/1918)
Ông là con thứ năm của Đại Công Tước Michael
Nikolaievich, và là anh họ thứ nhất của Nga Hoàng Alexander Đệ Tam. Ông theo
đuổi binh nghiệp, trong Đệ Nhất Thế Chiến, Đại Công Tước giữ chức vụ Tổng Thanh
Tra cơ quan pháo binh.
a/ Bị Cộng Sản
bắt
Sau khi Cộng
Sản cướp chính quyền tháng 11/1917, các tờ báo ở Petrograd
cho đăng sắc lịnh của Đảng Cộng Sản triệu tập tất cả vị hoàng thân của triều
đại Romanov phải đến trình diện với cơ quan an ninh mật khét tiếng là Cheka.
Đại Công Tước
Sergei
Mikailovich.
Ảnh nguồn:wiki.
|
Đại Công Tước Sergei Mikailovich bị giải đến Viatka, một thị
trấn nhỏ nằm dưới chân dãy núi Ural. Với một túi xách quần áo trong tay, vị Đại
Công Tước bị đưa tới nhà ga Nicholas vào chiều ngày 4/4/1918. Fedor Remez, thư
ký riêng của Đại Công Tước cũng đi trong chuyến lưu đày. Lúc 7 giờ tối, xe lửa
rời khỏi Petrograd hướng về phía Đông, đi đến vùng Siberia .
Trong chuyến lưu đầy vô vọng này còn có 3
người con của Đại Công Tước Konstantine Konstantinovich gồm các vị Hoàng Thân Ivan Konstantinovich, Konstantine Konstantinovich,
và Igor Konstantinovich;
và Hoàng Thân Vladimir Paley, con Đại Công Tước Paul Alexandrovic.
Khi ở Viatka, Sergei Mikailovich được cho trú trong căn nhà khác với
các vị hoàng thân trẻ tuổi. Mặc dù họ thật sự là những tù nhân của Cộng Sản,
nhưng được cho phép đi bộ tự do vòng quanh thị trấn, và có tham dự các sinh
hoạt tại một nhà thờ địa phương, tuy nhiên 11 ngày sau đó tình trạng “yên bình”
như thế bị thay đổi.
Ngày 30/4, Đại Công Tước Sergei, người thư
ký, và các vị hoàng thân bị áp giải đến Yekaterinburg
theo lịnh của cơ quan Sô Viết vùng Ural. Chuyến đi kéo dài 3 ngày xuyên qua
những khu rừng. Đến ngày 3/5/1918, các tù nhân đến Yekaterinburg.
Tại đây họ bị giam trong khách sạn Palace Royal.
Vài ngày sau đó nữ Đại Công Tước Elizabeth
Feodorovna cũng bị giải đến để giam chung. Mặc dù lúc đó, cả hoàng gia Nga
Hoàng Nicholas Đệ Nhị bị giam gần đó nhưng Cộng Sản không cho hai nhóm tù nhân
liên lạc với nhau.
Hai tuần sau đó, cơ quan Sô Viết Ural lại
quyết định đưa nhóm tù của Đại Công Tước Sergei đi nơi khác, lần này họ bị
chuyển đến thị trấn Alapayevsk ở phía Bắc Ural vào ngày 18/5/1918. Chuyến đi này
vội vàng, chỉ hai ngày sau họ đến nơi giam giữ mới.
Tại thi trấn Alapayevsk,
các hoàng thân Romanov bị giam trong một trường học ở bên ngoài thị trấn. Đây
là ngôi trường nhỏ, có 6 phòng, bàn ghế, đồ đạc không đầy đủ. Mỗi tù nhân ngủ
trên cái giường sắt. Các hoàng thân được cho phép đi lại tự do trong ngôi
trường đổ nát, điêu tàn. Đại Công Tước Sergei ở chung căn phòng với người thư
ký và Hoàng Thân Paley.
Mặc dù tù nhân bị toán gác của Hồng Quân
canh chừng theo dõi từng hành vi nhưng họ cũng được cho đi vào thị trấn và nói
chuyện với người dân, cũng như đi nhà thờ vào ngày lễ. Để chuẩn bị sống một
thời gian dài tại thị trấn Alapayevsk, các hoàng thân trồng bông, rau cải trong
khu vườn gần trường học và họ bỏ nhiều thời giờ tại đây. Trong những ngày mưa,
các hoàng thân đọc tiểu thuyết Nga.
Tuy nhiên theo thời gian, toán lính gác
khó khăn hơn và họ bị cấm đi bộ ra ngoài. Trường học sau đó bị ngăn cách với
bên ngoài bằng một hàng rào kẽm gai và con mương. Hai tuần sau đó, ho bị thủ
tiêu theo lịnh của Lenin.
b/ Hành hình
Hoàng Thân
Constantine
Constantinovich
(1891 –
Ảnh nguồn:wiki.
|
Vasisili Ryabov thuật lại như sau: “Đó là
đêm 17 bước qua 18 tháng 7 năm 1918. Khi chúng tôi chắc rằng cả thị trấn đã yên
giấc, chúng tôi len lén leo qua cửa sổ một cách yên lặng và đi vào ngôi trường.
Không một ai phát giác ra sự có mặt của chúng tôi vì họ đã ngủ say.
Chúng tôi đi vào căn phòng không khóa nơi
các phụ nữ ngủ, sau đấy chúng tôi kêu họ thức dậy, bảo họ im lặng thay quần áo
để chúng tôi đưa đến nơi an toàn do vì có thể địch quân sắp tấn công vào đây.
Mấy phụ nữ yên lặng tuân lịnh.
Kế đến chúng tôi trói tay họ quặt ra phía
sau lưng, bịt mắt và dẫn họ đi ra một chiếc xe do bò kéo đã đợi sẳn ở ngoài
ngôi trường, các tù nhân nữ ngồi vào chiếc xe bò, và chúng tôi chở họ đi đến
điểm đã sắp đặt trước.
Tiếp đến, chúng tôi đi vào phòng mấy người
đàn ông ngủ. Chúng tôi bảo họ thức dậy và nói dối như đã nói với số phụ nữ vừa
rồi. Các vị hoàng trẻ tuổi tuân lịnh một cách ngoan ngoản, chúng tôi dắt họ ra
hành lang và bịt mắt lại, trói tay họ quặt ra sau lưng và dẫn ra chiếc xe bò.
Chúng tôi quyết định trước không cho các chiếc xe bò đi cùng với nhau.
Chỉ duy nhất một người chống lại là Đại
Công Tước Sergei Mikhailovich. Ông ta
khỏe hơn các hoàng thân trẻ. Chúng tôi phải đối phó. Đại Công Tước nói quả
quyết rằng, ông không đi đâu hết, vì biết họ sẽ bị tàn sát. Đại Công Tước chạy
đến phía sau một cái tủ như để ngăn không cho bị lôi kéo đi. Chúng tôi mất
nhiều thời gian quý báu. Sau cùng tôi mất sự kiên nhẫn và rút súng bắn Đại Công
Tước.
Tuy nhiên tôi chỉ có ý bắn bị thương nhẹ
để ông hoảng sợ mà vâng lịnh. Ông bị trúng đạn ngay cánh tay và không còn kháng
cự thêm nữa. Tôi trói tay, bịt mắt rồi đưa ông ra xe sau cùng và khởi hành.
Chúng tôi rất vội vì trời đã rạng sáng.
Dọc theo đường đi, Đại Công Tước Sergei
Mikhailovich lặp lại rằng ông biết tất cả họ sẽ bị giết. Ông hỏi “Hãy nói cho
tôi biết tại sao. Tôi không có can dự vào chính trị. Tôi yêu thể thao, chơi bi
da, và chú ý tới khoa khảo cứu tiền cổ.”
Mặc dù bị thương ở cánh tay, Đại Công Tước không than phiền gì. Sau cùng
chúng tôi đã đến khu vực quặng. Cái giếng mỏ không sâu lắm và nó có một đầu ăn
thông ra phía khác không có nước.”
Khi xe
bò chạy đến cái giếng mỏ bỏ hoang thì ngừng lại. Các vị hoàng thân Romanov được
lịnh đi ngang một khúc cây đặt bên trên cái mỏ sâu. Đại Công Tước, một người
đàn ông già nhất trong nhóm tù, là người duy nhất không tuân lịnh. Ông chạy đâm
người vào bọn lính và chúng bắn ông chết ngay lập tức. Xác ông bị quăng bỏ
xuống giếng mỏ.
Những vị hoàng thân khác bị đập đầu và bị
quăng xuống giếng trong lúc họ hãy còn sống. Bọn lính quăng mấy trái lựu đạn
xuống giếng mỏ. Trên miệng giếng có những đám cỏ khô, bọn lính lấy đốt rồi
quăng xuống giếng cho cháy đến khi không còn sự sống bên dưới. Vị nữ Đại Công
Tước Elizabeth Feodorovna cũng chết trong nhóm hoàng tộc này, vì bà bị Cộng Sản giết trong lúc
đang tu hành và làm điều phước thiện cho tha nhân.
c/ Sau vụ hành hình
Hoàng
Thân
John
(Ioann hay
Ivan)
Constantinovich
Ảnh nguồn:wiki.
|
Tám tháng sau đó, khi Bạch Quân rút lui
khỏi khu vực này, các quan tài được di chuyển đến Irkutsk.
Tại đây các quan tài được để khoảng 6 tháng và lại di chuyển về phía Đông khi
Hồng Quân trên đường tiến tới.
Khoảng tháng 4/1920, các quan tài lại được
chuyển đến Bắc Kinh, nơi đây quan tài được mang xuống hầm mộ của ngôi nhà thờ
nhỏ của một đoàn truyền giáo người Nga. Nhà thờ này về sau bị phá hủy, dù người
ta tin rằng xương cốt hoàng thân Romanov hãy còn tại chỗ đó, bây giờ đã được
chôn cất dưới một công viên.
Qua sự việc trên, cá nhân chúng tôi tự hỏi
các tài liệu ghi chép về việc này không viết rõ là người của Bạch Quân chôn cất
xác chết của những vị hoàng thân như thế nào? việc bảo quản ra sao? khi phải
thay đổi chỗ chôn mấy lần như vậy.
Dù sao thì phải công nhận và thương tiếc
cho những người hoàng tộc khi hết thời, nhất là lo sợ bị Cộng Sản trả thù nên
khi họ bị giết hại rồi cũng không có chỗ chôn cất yên thân.
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.
Nguồn tham khảo và dữ kiện được
trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét