Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Lenin Bị Ám Sát


Đảng Cộng Sản Liên Sô 
Và Cái Chết Của Lenin


     Nhóm từ Đảng Cộng Sản đã hiện diện trong danh xưng của đảng từ năm 1918. Thời gian từ năm 1925 tới 1952 tên đảng được đổi thành Đảng Cộng Sản Toàn Liên Bang (Bolshevik) trong Nga Ngữ: (Всесоюзная коммунистическая партия (большевиков) viết tắt ВКП(б)). Danh xưng Đảng Cộng Sản Liên Sô trong Nga Ngữ: Коммунисти́ческая Па́ртия Сове́тского Сою́за viết tắt КПСС (trong Anh Ngữ: Communist Party of the Soviet Union/CPSU) được chính thức sử dụng từ năm 1952 đến 1991.

Lenin cạo râu, 
cải trang che giấu 
hành tung Cộng Sản
khi ở Phần Lan,
Ảnh nguồn: wiki.
     Khi tổ chức Cộng Sản Đệ Tam được thành lập năm 1919, cấu trúc “Tập Trung Dân Chủ” theo Chủ Nghĩa Marx – Lenin trong Đảng Cộng Sản Liên Sô được các thành viên Cộng Sản Đệ Tam trên thế giới sao chép nguyên bản dẫn đến hậu quả hình thành các Đảng Cộng Sản chư hầu.

     Trên lý thuyết cách mạng, nhà nước Liên Bang Sô Viết và Đảng Cộng Sản Liên Sô là hai thực thể chính trị độc lập trong định chế dân chủ nhân dân. Thật sự hai tổ chức này gắn bó, xoắn xít như một dưới sự thống lĩnh tuyệt đối, độc tài, toàn trị, toàn kiểm của Đảng Cộng Sản.

     Cơ quan chỉ đạo đảng là Đại Hội Đảng, Đại Hội Đảng bầu ra Ủy Ban Trung Ương (Ban Chấp Hành), sau đó Ủy Ban Trung Ương bầu chọn Bộ Chính Trị. Dưới thời Stalin, vị trí quyền lực nhất là Tổng Bí Thư Đảng được Bộ Chính Trị chọn.

     Năm 1952, chức vụ Tổng Bí Thư được đổi thành Bí TThứ Nhất và Bộ Chính Trị thay bằng Chủ Tịch Đoàn, tuy nhiên vào năm 1966, dưới thời cai trị của Brezhnev, các chức vụ trên được lấy lại tên cũ.

     Về lý thuyết, quyền lực tối cao thuộc về Đại Hội Đảng, thế nhưng trong thực tế, cấu trúc này thay đổi sau cái chết của Lenin, quyền lực tối cao rơi vào tay cá nhân Tổng Bí Thư Đảng.

     Đảng viên trong đảng có đặc quyền, đặc lợi hơn dân thường. Tương tự như thành phần quý tộc trong xã hội Nga Hoàng được dành cho nhiều sự đãi ngộ, đảng viên có quyền mua sắm tại cửa hàng nhiều hàng hóa, ưu tiên sở hữu nhà cửa, được đến những khu nghỉ mát do nhà nước độc quyền quản trị, được cho phép đi chơi, du lịch ở nước ngoài, được gửi con theo học ở các trường đại học danh tiếng...

     Điều này dĩ nhiên hết sức khó khăn cho những ai không phải là đảng viên Cộng Sản Liên Sô. Hiện thực này chứng tỏ chế độ “cách mạng” do Cộng Sản dựng lên đầy sự phân biệt, kém văn minh so với xã hội bình thường của nhân loại.  

     Khi Bolshevik trở thành Đảng Cộng Sản Toàn Nga, ước lượng có 200.000 đảng viên. Năm 1933, có khoảng 3 triệu rưỡi đảng viên và những người chuẩn bị vào đảng. Năm 1939 sau đợt “Đại Thanh Trừng” của Stalin số lượng đảng viên sụt mạnh xuống còn 1,9 triệu. Năm 1986, Đảng Cộng Sản Liên Sô có hơn 19 triệu đảng viên chiếm 10% dân số tráng niên của Liên Bang. Trên 44% đảng viên xuất thân từ thành phần công nhân công nghiệp, 12% là nông dân tập thể.                                                         
THỜI KỲ CAI TRỊ CỦA VLADIMIR LENIN (1870-1924)

     1/ Tổng Quát

     Lenin sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870 tại Simbirsk - đế quốc Nga, chết ngày 21/1/1924, tên thật Vladimir Ilich Ulyanov, nhân vật chính yếu trong Cách Mạng Nga, Thủ Tướng đầu tiên (Chủ Tịch Hội Ðồng Ủy Viên Nhân Dân) của Liên Bang Sô Viết (8/11/1917- 21/1/1924).                                                
     Lenin là nhà chính trị đầu tiên cố đưa Chủ Thuyết Marx vào thực tế. Những chính sách Lenin theo đuổi, sau cùng dẫn đến thiết lập Chủ Nghĩa Marx - Lenin trong Liên Bang Sô Viết và sau này ở Trung Hoa cùng nhiều nơi khác như Cu Ba, Bắc Hàn…, riêng ở Cam Bốt với chế độ diệt chủng do Pol Pot cầm đầu tàn sát gần 2 triệu lương dân vô tội...

     Để thoát khỏi tình thế khó khăn, Lenin bị thúc ép phải điều chỉnh chính sách kinh tế nhằm giúp Liên Bang Sô Viết khôi phục hậu quả từ cách mạng và nội chiến. 

     Lenin là người ký sắc lịnh thành lập cơ quan cảnh sát mật Cheka khét tiếng gian ác và cho thi hành chủ trương Khủng Bố Đỏ mạnh tay, cương quyết đàn áp, giết hại người dân Liên Sô chỉ để bảo vệ lợi ích và sự sống còn của Đảng Cộng Sản Liên Sô.     
            
     2/ Đại Hội Đảng Lần Thứ 10

     Lúc khởi đầu, Đảng Cộng Sản cho phép thảo luận tự do và công khai tại các cuộc họp đảng, nhưng điều này thay đổi do nội chiến. Tại Đại Hội 10 của đảng năm 1921, các phe phái khác bị ngăn cấm trong đảng, bao gồm cả đảng đối lập của công nhân. Cho đến năm 1922, Đảng Cộng Sản Liên Sô trở thành đảng hợp pháp duy nhất trong toàn cõi Liên Bang Sô Viết (đế quốc Cộng Sản).                           
Lenin vào năm 1923 trong 
tình trạng suy yếu
 thường xuyên
 sau khi bị ám sát.
Ảnh nguồn: wiki.
     
     3/ Vụ Ám Sát Lenin Lần Thứ Nhất

     Lenin bị thuyết phục rằng khi đưa nước Nga thoát khỏi Đệ Nhất Thế Chiến càng sớm là điều không thể tránh khỏi. Đức và các cường quốc trong Phe Trục muốn đẩy Nga ra khỏi xung đột trong Thế Giới Chiến Thứ Nhất.

     Cuộc hòa nghị đầu tiên khai diễn tháng 12/1917 tại Brest-Litovsk, Ba Lan (bây giờ là Brest, Belarus), tuy nhiên nhiều người Cộng Sản không chấp nhận hòa nghị này, cuộc thương thuyết đổ vỡ tháng 1/1918.

     Một phái đoàn tiền trạm của quân đội Đức tại Petrograd giúp thuyết phục những người cầm đầu Bolshevik phải thành lập Hồng quân, dời thủ đô từ Petrograd đến Moscow và tái mở hội đàm.

     Hòa ước Brest-Litovsk được ký tháng 3/1918, theo đó  Bolshevik từ bỏ chủ quyền tại các phần đất do đế quốc Nga thôn tính trước đây như Ukraine, Ba Lan, Baltic, đồng thời phải bồi thường nặng nề cho Đức.

     Hòa ước này dẫn đến rạn nứt trong chính quyền Cộng Sản non trẻ. Hành động giải tán Quốc Hội Lập Hiến sau khi Bolshevik thua phiếu cũng đã góp phần làm nghiêm trọng tình trạng rạn nứt của phe cách mạng.

     Đảng Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Cánh Tả từng hợp tác với Bolshevik tuyên bố Lenin phản bội cách mạng và rút ra khỏi Hội Đồng Ủy Viên Nhân Dân. Các nhà hoạt động trong đảng này ám sát Đại Sứ Đức tại Moscow. Cùng lúc lại xảy ra nhiều vụ ám sát những kẻ cầm đầu Bolshevik.

     Ngày 14 tháng 1 năm 1918, một vụ mưu sát xảy ra khi xe chở Lenin và Fritz Platten rời khỏi nơi Lenin vừa nói chuyện với công chúng, thủ phạm là số người võ trang không biết danh tánh, khi súng nổ, hai người ngồi ở ghế sau, Platten nắm đầu Lenin đè xuống, tay Platten bị một viên đạn sướt qua làm chảy nhiều máu.   
     
     Fritz Platten sinh ngày 8/7/1883 - chết ngày 22/4/1942, đảng viên Cộng Sản Thụy Sĩ. Fritz Platten là người chính yếu đứng ra tổ chức chuyến hồi hương của Lenin từ chốn lưu đày ở Thụy Sĩ trở về Nga.

     Chuyến đi này khởi hành từ Thụy Sĩ đến Đức bằng xe lửa (Lenin và đoàn tùy tùng phải ngụy trang che giấu tung tích), sau đó dùng phà đi Thụy Điển, rồi ngồi xe lửa xuyên qua miền Bắc Thụy Điển đến Phần Lan và về đến St Petersburg - Nga.                                                      
     Fritz Platten đã tham dự thành lập tổ chức Quốc Tế Cộng Sản Đệ Tam, là đại biểu Đảng Cộng Sản Thụy Sĩ, ông bỏ nhiều năm trong đời cho các hoạt động tại Liên Bang Sô Viết. Sau cùng, Stalin cũng không bỏ quên ông trong cuộc thanh trừng những người Cộng Sản, Fritz Platten chết trong trại tù Gulag năm 1942.                                      
     4/ Vụ Ám Sát Lenin Lần Thứ Hai Gây Chấn Thương Sau Này

Fanya Yefimovna
 Kaplan.
Ảnh nguồn: wiki.
     Ngày 30/8/1918, Fanya Kaplan, thành viên Đảng Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, tiến đến gần Lenin sau khi ông vừa hoàn tất cuộc diễn thuyết tại một cuộc họp và đang quay trở lại xe, Kaplan gọi Lenin gấp, khi ông quay lại trả lời, Kaplan bắn Lenin ba phát: một phát trúng tay bị thương nhẹ; một phát trúng ngay chỗ hiểm yếu ở giữa hàm dưới và cổ (xương cuống họng) khiến Lenin bị thương nghiêm trọng té xuống đất hôn mê; phát thứ ba trúng người phụ nữ đứng gần Lenin khi vụ ám sát xảy ra.  

     Lenin được đưa  đến nơi ông trú ngụ trong Điện Kremlin để cứu chữa cấp tốc, người ta không đưa Lenin vào bịnh viện vì nghi ngờ nơi đây có thể xảy ra vụ ám sát khác nhắm vào ông. Các bác sĩ được gọi đến nhưng họ quyết định không mổ lấy viên đạn ra vì thấy quá nguy hiểm.

     Trong khi Lenin bắt đầu phục hồi từ từ thì tờ báo Pravda ”Sự Thật”, cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Liên Bang Sô Viết đăng tin cho người đọc biết ngay rằng: “Lenin bị trúng hai viên đạn làm lủng phổi, máu chảy tràn ra nhưng lại từ chối sự giúp đỡ, sau đó tiếp tục cố gắng lê bước chân đi tiếp. Sáng hôm sau, mặc dù bị cái chết đe dọa, Lenin vẫn đọc báo, lắng nghe, học hỏi, quan sát để thấy động cơ con tàu mang chúng ta tiến tới cuộc cách mạng toàn cầu đã không ngừng làm việc. (!!!)

     Viên đạn trúng ngay cuống họng làm cho máu chảy vào một lá phổi của Lenin, gây nên tình trạng suy sút sức khỏe nghiêm trọng. Báo chí đảng và nhà nước Cộng Sản Liên Sô vẫn tiếp tục cho công chúng biết rất ít về vụ ám sát này. Lúc đó dân Nga không biết nhân vật nào đã can đảm ám sát Lenin, tình trạng sức khỏe ông ra sao? Sau khi bị bắn trọng thương, Lenin trải qua 4 cơn đột quỵ, sau cùng chết ngày 21/1/1924.                                                                             
     Fanya Yefimovna Kaplan, người bắn Lenin, còn được biết với tên gọi Fanny Kaplan hay Dora Kaplan. Kaplan sinh trong gia đình Do Thái có 7 anh chị em. Bà tham gia hoạt đông chính trị rất sớm và thuộc nhóm Xã Hội Chủ Nghĩa. Năm 1906 bị bắt giữ ở Kiev sau tai nạn chất nổ trong lúc Kaplan đang phụ trách công tác chuyên chở các loại bom đạn để đảng dùng cho hoạt động khủng bố chế độ Nga Hoàng, hậu quả bà bị tù chung thân tại Siberia. Lúc bị giam giữ, bà mất thị giác, sau này được phục hồi phần nào.

     Kaplan được phóng thích ngày 3/3/1917, sau Cách Mạng Tháng Hai. Do mất niềm tin vào Lenin, Kaplan quyết định ám sát kẻ bị coi là phản bội cách mạng. Sau khi bắn Lenin, Kaplan bị cơ quan mật vụ của Cộng Sản là Cheka bắt tạm giam và thẩm vấn. Bà bị tử hình ngày 3 tháng 9 năm 1918.        
                                            

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét