CUỘC THẢM SÁT TẠI KATYN
PHẦN
BA
Diễn
Biến Cuộc Hành Hình Man Rợ Ở Katyn
lớn
nhất ở Katyn.
Ảnh nguồn: wiki.
Ra Tay Hành Quyết
Những nạn nhân bị
hành quyết tại Katyn bao gồm: 14 viên tướng
(trong đó có 1 đô đốc ), 24 đại tá, 79 trung tá, 258 thiếu
tá, 654 đại úy, 17 đại úy hải quân, 3.420 hạ sĩ quan, 7 sĩ quan tuyên
úy, 3 chủ đất, 1 hoàng thân, 43 viên chức, 85 tư nhân, và 131 người tỵ nạn.
Trong số nạn nhân còn có 20 giáo sư
đại học, 300 y sĩ, vài trăm luật sư, kỹ sư, thầy giáo, hơn 100 nhà văn, nhà báo và 200 phi công.
14 viên Tướng Ba Lan, gồm: Leon
Billewicz (đã về hưu), Bronisław Bohatyrewicz (về hưu), Xawery
Czernicki (Đô Đốc), Stanisław Haller (hưu), Aleksander Kowalewski (hưu), Henryk
Minkiewicz (hưu), Kazimierz Orlik-Łukoski, Konstanty Plisowski (hưu), Rudolf Prich
(bị giết ở Lviv),
Franciszek Sikorski (hưu), Leonard Skierski (hưu), Piotr
Skuratowicz, Mieczysław Smorawiński, và Alojzy
Wir-Konas (đã được truy tặng).
Hơn 99% số tù nhân
còn lại đã bị giết chết sau đó. Những người ở Trại Kozelsk thì bị hành quyết tại khu vực thường dùng để hạ sát hàng loạt
người, ở miền quê Smolensk gọi là rừng Katyn.
Những người từ Trại Starobilsk bị hành quyết trong trại tù bí mật của NKVD ở Kharkiv, và xác được
chôn cất gần Piatykhatky.
Các sĩ quan cảnh sát
từ Trại Ostashkov
bị hành quyết trong nhà giam bí mật của NKVD ở Kalinin và chôn cất ở
Miednoje (Mednoye).
Chỉ có 395 tù nhân được
thoát chết trong lò sát sinh, trong số đó có Stanisław Swianiewicz và
Józef Czapski, họ được đưa tới Trại Yukhnov và rồi đến Trại Gryazovets.
Tấm hình ghi nhận hoạt động khai quật
các di
hài quân nhân Ba Lan
tại khu rừng Katyn năm 1943
do Bộ Tuyên Truyền của
Quốc
Xã Đức phân phối.
Ảnh nguồn: wiki.
Các thông tin chi tiết
về những vụ hành quyết trong nhà tù Kalinin của NKVD do Dmitrii S. Tokarev cung
khai trước một phiên tòa. Dmitrii S. Tokarev nguyên
là người đứng đầu Phân Bộ NKVD tại Kalinin .
Toán tù đầu tiên
được chuyên chở tới vị trí xử bắn ngày 4/4/1940 gồm có
390 người và các đơn vị thi hành lịnh bắn có thời gian không nhiều để xử tử số
lượng tù nhân quá đông.
Các chuyến xe chuyển
giao tử tội tiếp theo thì không đông hơn 250 người.
Vũ khí khai hỏa vào
nạn nhân thường là loại súng ngắn Walther của Đức chế tạo và do
Trung Ương Moscow cung cấp cho các đơn vị an ninh Sô Viết mang nhiệm vụ xử tử.
Việc hành quyết diễn ra
theo một phương pháp rõ ràng: sau khi hồ sơ của
cá nhân bị kết án được kiểm tra xong, người đó bị còng tay đưa vào
phòng nhỏ như xà lim bị cách ly âm thanh bên ngoài.
Âm thanh tiếng súng
giết người cũng được ngụy trang che lấp bằng cách gây ra nhiều tiếng động ồn
ào (như máy xe tải chạy…) vang
lên suốt đêm. Khi
bị dẫn vào xà lim, nạn nhân bị
bắn ngay tức khắc vào phía sau đầu, xác chết được mang ra cửa sau
và chất lên 5 hay 6 xe vận tải đang đậu chờ sẳn đó, người tử tội kế tiếp lại bị dẫn vào xà lim cách ly.
Việc hành quyết diễn ra mỗi đêm, chỉ nghỉ vào ngày Lễ Lao Động tháng Năm. Ở gần Smolensk, người Ba Lan bị
trói hai tay quặt ra phía sau rồi bị dẫn tới ngôi mộ tập thể và bị
bắn vào cổ họng.
Sau các cuộc hành
quyết vẫn còn hơn 22.000 quân nhân Ba Lan bị giam trong các trại cưỡng
bức lao động của NKVD.
Theo một báo cáo của
Beria vào ngày 2/11/1940, cơ quan do Beria cầm đầu vẫn còn giam giữ 2
viên tướng, 39 đại tá và trung tá, 222 thiếu tá và đại úy, 691 trung
úy, 4.022 chuẩn úy và hạ sĩ quan, 13.321 binh nhì bị bắt trong suốt chiến dịch xâm lăng Ba Lan.
Ngoài ra còn có 3.300
lính Ba Lan bị bắt trong khi Sô Viết thôn tính Lithuania, họ bị tù giam ở đây
từ tháng 9/1939.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét