Khủng Bố Đỏ
TỔNG QUÁT
Việc sử dụng thông thường nhất từ ngữ
Khủng Bố Đỏ (Red Terror) trong Anh Ngữ để chỉ đến chiến dịch
bắt giữ hàng loạt, trục xuất và hành quyết do chính quyền Bolshevik ở Liên Bang Sô
Viết thực hiện trong thời kỳ 1918-1922.
Khủng Bố Đỏ, dĩ nhiên cũng liên hệ đến Chủ trương đàn áp, giết chết hàng loạt các đối thủ chính trị, thường dân, người hoạt động tôn giáo, nông dân, công nhân, đảng viên Cộng Sản, dân thiểu số... không qua một tiến trình xét xử do tổ chức cảnh sát mật Cheka thi hành.
Khủng Bố Đỏ, dĩ nhiên cũng liên hệ đến Chủ trương đàn áp, giết chết hàng loạt các đối thủ chính trị, thường dân, người hoạt động tôn giáo, nông dân, công nhân, đảng viên Cộng Sản, dân thiểu số... không qua một tiến trình xét xử do tổ chức cảnh sát mật Cheka thi hành.
MỤC ĐÍCH
Mục đích chiến dịch Khủng Bố Đỏ ở Liên Sô
được phát biểu là nhằm đấu tranh chống lại phần tử chống cách mạng
mà thường bị đặt cho cái tên ”kẻ thù của nhân dân”, mặc dù nhiều
người Cộng Sản Nga công khai tuyên bố rằng: Khủng
Bố Đỏ là cần thiết để hủy diệt toàn bộ những nhóm (hay tổ chức) xã hội hoặc các giai cấp thống trị để thiết lập
nền độc tài của giai cấp Vô Sản.
Grigory
Zinoviev. Ảnh nguồn wiki. |
Một kẻ cầm đầu Cộng Sản là Grigory
Zinoviev tuyên bố vào tháng 9/1918:“Để
đánh bại kẻ thù, chúng ta sẽ phải tạo ra đợt khủng bố Xã Hội Chủ Nghĩa của riêng chúng ta.
Để thực hiện điều này, sẽ phải huấn luyện 90 triệu trong 100 triệu dân Nga và đưa họ về phía chúng ta. Không có gì để nói với 10 triệu người còn lại, chúng ta sẽ phải tống khứ họ đi.”
Để thực hiện điều này, sẽ phải huấn luyện 90 triệu trong 100 triệu dân Nga và đưa họ về phía chúng ta. Không có gì để nói với 10 triệu người còn lại, chúng ta sẽ phải tống khứ họ đi.”
Nhiều người bị
hành quyết dễ dàng chỉ vì họ là ai chứ không phải vì việc họ làm.
M. Latsis, người đứng đầu cơ quan Cheka ở
Ukraine giải thích trên báo địa phương về chiến dịch Khủng Bố Đỏ: “Không
nhìn vào các hồ sơ chứng cớ buộc tội, thay vào đó chỉ hỏi kẻ bị tố cáo
thuộc thành phần nào, nghề nghiệp gì, giáo dục ra sao.
Đây là vấn đề sẽ quyết định số mạng kẻ bị tố cáo có hay không có chống lại nhà nước Sô Viết bằng lời nói hay vũ trang.
Đây là vấn đề sẽ quyết định số mạng kẻ bị tố cáo có hay không có chống lại nhà nước Sô Viết bằng lời nói hay vũ trang.
LỊCH SỬ
Đợt đàn áp hàng loạt bắt đầu từ sự báo
thù hai cuộc ám sát, đầu tiên là vụ ám sát Moisei
Uritsky, kẻ đứng đầu cơ quan Cheka ở Petrograd; hai
là vụ cố gắng ám sát Lenin ngày 30 tháng 8/1918.
Moisei
Solomonovich Uritsky (1873-30/
8/1918) sinh tại thị trấn Cherkasy, Ukraine trong gia đình Do Thái vào thời kỳ bị chính quyền Nga Hoàng kỳ
thị.
Trong giai đoạn hoạt động Moisei đã tích cực gài các nhân viên mật vụ Bolshevik vào cơ quan an ninh của Nga Hoàng.
Trong giai đoạn hoạt động Moisei đã tích cực gài các nhân viên mật vụ Bolshevik vào cơ quan an ninh của Nga Hoàng.
Moisei Uritsky cũng giữ 1 phần vai
trò đầu sỏ trong cuộc vũ trang chiếm chính quyền tháng 10/1917.
Sau này khi giữ vị trí hàng đầu của cơ quan mật vụ Cheka tại Petrograd, Uristky điều phối việc hành hình những người thuộc tầng lớp quí tộc cũ, các sĩ quan quân đội, các giáo sĩ thuộc Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga vì họ chống đối Bolshevik.
Sau này khi giữ vị trí hàng đầu của cơ quan mật vụ Cheka tại Petrograd, Uristky điều phối việc hành hình những người thuộc tầng lớp quí tộc cũ, các sĩ quan quân đội, các giáo sĩ thuộc Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga vì họ chống đối Bolshevik.
Hậu quả, ngày 17
tháng 8 năm 1918, Moisei Uritsky bị Leonid
Kanegeiser ám sát, Kanegeiser là một sinh viên sĩ quan trẻ, một nhà thơ.
Leonid Kanegeiser giết Moisei Uritsky để trả thù cho những người bạn và các sĩ quan khác. Leonid có tổ tiên là người Do Thái và Đức nhưng đã cải đạo để theo Chính Thống Giáo.
Leonid Kanegeiser giết Moisei Uritsky để trả thù cho những người bạn và các sĩ quan khác. Leonid có tổ tiên là người Do Thái và Đức nhưng đã cải đạo để theo Chính Thống Giáo.
Lenin Và Khủng Bố Đỏ
Khai quật các
nấm mồ tập thể
ở Khakiv phía
Bắc Ukraine
tìm thấy nhiều
nạn nhân của thời Khủng
Bố Đỏ.
Ảnh nguồn: Ukraine
bị Sô Viết thống trị.
|
Tiếp sau vụ ám sát hụt
nhưng gây trọng thương cho Lenin, và vụ ám sát Moisei
Uritsky thành công, Stalin gửi bức điện
tín cho Lenin, biện luận rằng một chính sách”khủng bố hàng loạt có hệ thống và công khai” nên được đề
ra nhằm chống lại kẻ có trách nhiệm.
Lenin và những kẻ cầm đầu Bolshevik khác đồng ý và chỉ thị cho Felix Dzerzhinsky, nhân vật mà Lenin bổ nhiệm vào vị trí hàng đầu cơ quan Cheka năm 1917, bắt đầu thực hiện chiến dịch, Khủng Bố Đỏ được chính thức thông báo tới công chúng ngày 1/9/1918 trên tờ báo Krasnaya Gazeta của Bolshevik.
Lenin và những kẻ cầm đầu Bolshevik khác đồng ý và chỉ thị cho Felix Dzerzhinsky, nhân vật mà Lenin bổ nhiệm vào vị trí hàng đầu cơ quan Cheka năm 1917, bắt đầu thực hiện chiến dịch, Khủng Bố Đỏ được chính thức thông báo tới công chúng ngày 1/9/1918 trên tờ báo Krasnaya Gazeta của Bolshevik.
Ngày 3 tháng 9 năm 1918 thông cáo về chiến
dịch Khủng Bố Đỏ có tên ”Yêu Cầu Giai Cấp Công Nhân” được đăng
trên báo đảng, trong đó kêu gọi công nhân phải “bóp nát quái vật” (nguyên văn) chống phá
cách mạng bằng những cuộc khủng bố hàng loạt... Bất cứ kẻ nào dám
gieo rắc lời đồn chống lại chế độ Sô Viết sẽ bị bắt ngay và gửi
đến trại tập trung.
Sau đó sắc luật về Khủng
Bố Đỏ được cơ quan Cheka ban hành ngày 5 tháng
9/1918. Con số người chết vào Mùa Thu năm 1918 là giữa
10.000 đến 15.000 người dựa trên các danh sách nạn nhân bị bắn tại chỗ được công bố
trên “Tuần Báo Cheka” và những tờ báo đảng khác.
Chiến dịch Khủng Bố Đỏ đánh dấu sự bắt đầu thiết lập hệ thống trại tù Gulag, một số nhà nghiên cứu ước lượng đã có 70.000 người bị giam cầm vào tháng 9/1921.
Chiến dịch Khủng Bố Đỏ đánh dấu sự bắt đầu thiết lập hệ thống trại tù Gulag, một số nhà nghiên cứu ước lượng đã có 70.000 người bị giam cầm vào tháng 9/1921.
Các học giả nghiên cứu về thời kỳ khủng bố man
rợ này đã đưa ra con số ước
lượng giữa những năm 1918 – 1921 có tới 200.000
người bị hành hình.
Năm
1941 khi quân Đức Quốc Xã
tiến vào vùng Baltic được cư dân địa phương hoan hô
như là “người
giải phóng”.
Ba nước vùng Baltic: Lithuania,
Latvia
và Estonia bị Sô Viết chiếm đóng
trước đó một năm (6/1940) và thiết lập các
chính quyền Cộng Sản bù nhìn.
Liên Sô đã ra tay tàn bạo đối với bất cứ cuộc đề kháng nào mang màu sắc Chủ Nghĩa Quốc Gia, nhiều cuộc đàn áp xảy ra, trên 60.000 người Estonia (chiếm 5% dân số) bị thảm sát trong suốt thời kỳ được biết là Khủng Bố Đỏ.
Tháng 6 năm 1941 chỉ ngay trước khi quân Đức Quốc Xã kéo tới, 10.000 người Estonia, phần đông là trí thức bị Liên Sô trục xuất tới miền Siberia hoang vu, lạnh giá, đây là một hình thức lưu đày biệt xứ.
Liên Sô đã ra tay tàn bạo đối với bất cứ cuộc đề kháng nào mang màu sắc Chủ Nghĩa Quốc Gia, nhiều cuộc đàn áp xảy ra, trên 60.000 người Estonia (chiếm 5% dân số) bị thảm sát trong suốt thời kỳ được biết là Khủng Bố Đỏ.
Tháng 6 năm 1941 chỉ ngay trước khi quân Đức Quốc Xã kéo tới, 10.000 người Estonia, phần đông là trí thức bị Liên Sô trục xuất tới miền Siberia hoang vu, lạnh giá, đây là một hình thức lưu đày biệt xứ.
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.
Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:
Đáng thương thay một kẻ bại trận
Trả lờiXóaBao nhiêu năm rồi vẫn còn như hồn ma vất vưởng không được siêu sinh.
Nhìn lịch sử phiến diện riêng mình
Chẳng hiểu tí gì về chính trị
Một kẻ đã thua, bại vong, vong quốc
Kẻ gọi ngày giải phóng đất nước là ngày mất nước của mình
Kẻ chẳng biết xấu hổ trước anh linh
Của những tiền nhân từ thời mang gươm mở cõi.