NKVD (viết theo âm tiếng Nga:
Narodnyi Komissariat Vnutrennikh Del có
nghĩa “Ủy Ban Nội Vụ”), đây là cơ quan cấp bộ, như Bộ Nội An.
NKVD giải quyết
một số lượng công việc nhà nước của Liên Bang Sô Viết.
Tổng
Hành Dinh NKVD
ở Quảng Trường
Lubyanka - Moscow.
Ảnh nguồn: wiki.
|
GUGB là công cụ thanh lọc sắc tộc (một chủ trương đối xử phân
biệt rất lạc hậu) và
diệt chủng của Stalin, chịu trách nhiệm việc thảm sát thường dân vô
tội và các tội ác chiến tranh khác.
Nhiều người coi NKVD là tổ chức hình sự.
Tuy nhiên ngoài các chức năng cảnh sát và an ninh nhà nước, một
số bộ phận của NKVD chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề khác như
chuyên chở, phòng cháy, bảo vệ biên giới... những công việc này theo
truyền thống được phân bổ cho Bộ Nội Vụ (MVD).
TIẾN TRÌNH THAY ĐỔI DANH XƯNG
VÀ CẤU TRÚC CỦA NKVD
Sau “Cách Mạng Tháng 10”, Bolshevik giải tán cơ quan cảnh sát mật của Nga Hoàng và dự
kiến thành lập Militsiya của công nhân và nông dân (Militsiya là tổ chức thực hiện các cuộc điều tra hình sự và
mang chức năng tổng quát của cảnh sát).
Militsiya lúc đầu do NKVD giám sát. Thế nhưng cấu trúc hoạt động của NKVD bị tràn ngập những phần hành liên hệ đến an ninh thừa kế từ MVD của chế
độ Nga Hoàng (MVD - Ministerstvo Vnutrennikh Del - Bộ Nội Vụ), như giám sát chính quyền địa phương, phòng cháy
chữa cháy, và lực lượng lao động chuyên chính mới phần lớn không có
kinh nghiệm.
Do vậy, Hội Đồng Ủy Viên
Nhân Dân của Bolshevik (một cơ cấu lãnh đạo nhà nước tương đương với chính phủ
trong định chế chính trị dân chủ) quyết định thành lập lực
lượng cảnh sát chính trị mật Cheka và cử Felix
Dzerzhinsky
cầm đầu.
Tổ chức này đảm
nhận quyền lực thi hành các vụ hành quyết, các phiên tòa được xét
xử nhanh chóng
không tuân thủ pháp luật. Chính sách này
được cho là cần thiết để “bảo vệ cách mạng”.
Cheka được
tái tổ chức vào đầu năm 1922 như Ủy Ban Chính Trị Của Nhà Nước gọi
tắt là GPU thuộc cơ quan NKVD. Dựa vào sự thành lập Liên Bang Sô Viết
tháng 12 năm 1922, GPU bị biến đổi thành OGPU (Liên
Ủy Ban Chính Trị Nhà Nước) dưới sự giám sát của Hội
Đồng Ủy Viên Nhân Dân. Còn NKVD vẫn giữ quyền kiểm soát Militsiya cũng
như nhiều trách nhiệm khác.
Năm 1934, OGPU bị sáp nhập vào NKVD
bây giờ là cơ quan duy nhất do nhà nước Liên Bang điều khiển. NKVD còn chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả những cơ sở tạm
giam, bao gồm các trại lao động cưỡng bức được biết là Gulag cũng như
lực lượng cảnh sát chính qui.
Các Tổng Cục khác thuộc NKVD giải quyết các vấn đề sau:
1/ Điều tra hình sự và các chức năng tổng quát của cảnh
sát.
2/ Các hoạt động đặc biệt ở hải
ngoại và tình báo.
3/ Phản gián.
4/ Bảo vệ an ninh cá nhân cho các
viên chức cấp cao.
Và nhiều công việc liên hệ khác.
Ngày 3/2/1941, các bộ phận đặc biệt của NKVD (chịu trách nhiệm hoạt động chống tình báo trong quân đội) trở
thành một phần riêng rẽ của lục quân và hải quân. GUGB bị tách ra khỏi NKVD và được đặt tên NKGB. Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, NKVD và NKGB lại
được sáp nhập ngày 20/7/1941 và bộ phận phản gián lại được đặt
dưới sự điều động của NKVD tháng 1/1942.
Năm 1946, NKVD được mang tên MVD và NKGB được cải tên là MGB. Sau khi bắt giữ và hành quyết Lavrenty
Beria - trùm
mật vụ của Stalin - năm 1954, lực lượng cảnh sát mật của Sô Viết sau cùng trở thành cơ quan
KGB.
Theo những tài liệu phát
thanh từ Ban Tiếng Nga của Đài Phát Thanh Tự Do năm 1996, vai trò của
MGB bị suy giảm từ cấp Bộ xuống thành Ủy Ban vì những kẻ cầm đầu Cộng Sản Liên Sô lo sợ quyền lực của nó có thể được phục hồi và
các màn thanh trừng được tái diễn.
Lực lượng cảnh sát Sô Viết sau cùng bị phân chia thành hai cơ quan
độc lập:
MVD (Ministerstvo
Vnutrennikh Del- Bộ Nội Vụ) chịu trách nhiệm
cảnh sát hình sự, các nhà tù và chữa lửa.
KGB (Komitet
Gosudarstvennoy Bezopasnosti - Ủy Ban An Ninh Nhà Nước) chịu trách nhiệm vai trò cảnh sát
chính trị, phản gián, tình báo, bảo vệ cá nhân và các thông tin
mật.
Từ Cheka Đến KGB
12/1917
|
Cheka
|
2/1922
|
Sáp nhập vào NKVD (mang tên GPU)
|
7/1923
|
OGPU
|
7/1934
|
Tái sáp nhập vào NKVD (mang tên GUGB)
|
2/1941
|
NKGB
|
7/1941
|
Tái sáp nhập vào NKVD (mang tên GUGB)
|
4/1943
|
NKGB
|
3/1946
|
MGB
|
10/1947 – 11/1951
|
Cơ quan tình báo hải ngoại chuyển tới KI
|
3/1953
|
Kết hợp với MVD để hình thành MVD lớn hơn
|
3/1954
|
Sau cùng mang tên KGB
|
CÁC
HOẠT ĐỘNG CỦA NKVD
Mặc dù trên
danh nghĩa cơ quan NKVD thực hiện các chức năng quan trọng về mặt an
ninh nhà nước, danh
xưng của cơ quan mật vụ này ngày nay được hiểu rộng
rãi là một tổ chức chịu trách nhiệm về các hoạt động tội phạm hình sự như: đàn áp chính trị và ám
sát - thủ tiêu, tội ác quân sự, vi phạm
quyền của công dân Sô Viết và người ngoại quốc, vi phạm luật pháp.
Hội Đồng Đặc Biệt Của NKVD
Hội Đồng Đặc Biệt được thành
lập từ Sắc Luật
ngày 10/7/1934
của Sovnarkom
(Hội Đồng Bộ Trưởng Liên Bang Sô Viết còn có tên Sovet Ministrov SSSR, viết tắt:
Sovmin, đây là chính quyền Sô Viết.
Giữa năm
1918 và
1946 được mang tên: Hội Đồng Ủy Viên Nhân Dân
Liên Bang Sô Viết được gọi là Sovet Narodnykh Komissarov SSSR (SSSR hay USSR/Union
of Soviet Socialist Republics), viết tắt: Sovnarkom. Hội đồng Bộ Trưởng được cơ quan Sô Viết Tối Cao thành lập).
Theo sắc luật này Hội Đồng Đặc Biệt được trao quyền thi hành sự
trừng phạt “bằng những phương tiện hành chánh“, từ ngữ trong ngoặc
muốn nói tới cách trừng phạt không qua xét xử của luật pháp.
Các kiểu mẫu trừng phạt
sau đây được dành cho tùy quyền của Hội Đồng Đặc Biệt: trục xuất
khỏi nơi cư ngụ, lưu đày tới vùng xa xôi, bị cho vào trại cải tạo
tới 5 năm, trục xuất khỏi Liên Sô.
Từ năm 1936, Hội Đồng
Đặc Biệt thi hành án tù 25 năm trong trại cưỡng bức lao động và án
tử hình. Cùng lúc đó vì phải giải quyết quá nhiều trường
hợp, Hội Đồng Đặc biệt được thành lập ở mỗi văn phòng khu vực
của NKVD.
Các Chiến Dịch Của NKVD Có Mục Tiêu Tàn Sát Tập Thể
Chiến dịch nhắm vào từng
thành phần cụ thể trong quần chúng được thực hiện trong suốt thời
kỳ Đại Thanh Trừng
(suốt thập niên 1930). Theo luật, các chiến dịch này được
thực hiện theo lịnh tương ứng của Nikolai
Yezhov, Ủy Viên Nhân Dân Phụ Trách Nội Vụ (Ủy Viên Nội Vụ).
a/ Chiến dịch nhắm vào thành phần cựu Kulak (trung, phú nông trở lên), tội phạm hình sự và những phần tử chống Sô Viết, theo Lịnh Số
00447 của NKVD.
b/ Chiến dịch nhắm vào “thành viên gia đình của kẻ phản bội tổ quốc” theo
Lịnh Số 00486 của NKVD.
c/ Chiến Dịch Harbin theo Lịnh Số 00593 của NKVD.
Các Chiến Dịch Của NKVD Thanh
Trừng Thành Phần Dân Tộc
Các chiến dịch theo kiểu
mẫu này có mục tiêu nhắm vào các thành phần người nước ngoài. Từ
khi phát động chiến dịch này, người dân Sô Viết thường mang cảm giác
lo sợ gặp nguy hiểm khi bị nghi ngờ có mối quan hệ với quốc gia bên
ngoài hay người ngoại
quốc, cái cảm giác này kéo dài tới ngày Liên Sô sụp
đổ.
Hầu như tất cả bản
câu hỏi chính thức trong sổ sách hành chánh đều có mục “anh/
chị có người thân hay quen biết với người nước ngoài không?”.
a/ Chiến Dịch Đức theo Lịnh Số 00439 của NKVD.
b/ Chiến Dịch Ba Lan theo Lịnh Số 00485 của NKVD.
c/ Chiến Dịch Romania của NKVD.
d/ Chiến Dịch Phần Lan của NKVD.
đ/ Chiến Dịch Latvia của NKVD.
e/ Chiến Dịch Triều Tiên của NKVD.
Vào ngày 17/11/1938,
một liên sắc luật và lịnh sau đó của NKVD do Beria ký đã
hủy bỏ hầu hết lịnh của NKVD theo kiểu mẫu bên trên và đình chỉ thi
hành án tử hình, điều này biểu hiện cho kết thúc thời kỳ Đại Thanh
Trừng.
Đàn Áp Và Hành Quyết
Nhằm thực hiện “nhiệm vụ” bảo vệ
chính trị nội bộ và ngăn ngừa hoạt động cùng sẳn sàng nhanh chóng
kiên quyết ra tay tiêu diệt “kẻ thù nhân dân”, “kẻ thù cách mạng”, NKVD
đã hướng dẫn, chỉ đạo bắt giữ, hành quyết công dân Sô Viết và người
ngoại quốc.
trước công chúng trong
cuộc duyệt binh năm 1936.
Ảnh nguồn:wiki.
|
Chữ Troikas của Nga là ba người hay một tế bào đảng. Trong lịch sử Sô
Viết, NKVD Troikas hay Troika là một ủy
ban bao gồm ba người làm việc như công cụ trừng phạt không cần thông qua tiến trình xét xử theo luật pháp nhằm hành hạ hoặc thanh toán nhanh chóng các phần tử
chống Sô Viết.
Lúc đầu Troika được thực hiện trong Cheka, sau này tiếp tục hoạt động trong cơ cấu NKVD và rồi phổ biến vào thời kỳ Đại Thanh Trừng. Bộ ba đầu tiên của cơ quan mật vụ
Liên Sô là Felix
Dzerzhinsky, Yakov Peters, và V. Aleksandrovich (thuộc Đảng Cách Mạng XHCN
Cánh Tả).
Tiêu chuẩn bắt giữ hay
hành quyết nạn nhân dựa trên chứng cớ mù mờ, chỉ cần một mẩu tin
được người đưa tin vô danh thông báo, đủ là “nền tảng pháp lý” cho việc bắt giữ.
Việc sử dụng “các phương tiện vật chất
thuyết phục” (từ vật chất ở đây được
hiểu là thân xác con người trở thành đối
tượng cho biện pháp thuyết phục, dùng bạo lực hành hạ xác thịt để gây khiếp sợ) được một sắc luật đặc biệt cho phép, điều này khai màn cho hàng loạt lạm dụng, các tài
liệu thu thập từ nạn nhân và chính cả thành viên NKVD minh chứng cho
điều này.
Hàng trăm nấm mộ tập thể sau này được tìm
thấy trên khắp Liên Sô là hậu quả từ những hoạt động tàn sát của NKVD.
Các tài liệu còn lưu giữ chứng tỏ NKVD thi hành nhiều cuộc hành quyết tập thể
không xét xử được những kế hoạch mật hướng dẫn, các kế hoạch này ấn định số lượng và tỷ lệ nạn
nhân trong từng vùng, thí dụ như số lượng tu sĩ, cựu quí tộc...không
cần để ý tới nhân thân nạn nhân. Gia đình người bị đàn áp bao gồm
trẻ em cũng bị đàn áp lây theo Lịnh Số 00486 của NKVD.
Các cuộc thanh trừng được tổ chức thành từng đợt theo quyết
định của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Liên Sô, thí dụ như chiến dịch
thanh trừng nhắm vào thành phần kỹ sư (Vụ Shakhty), chiến dịch thanh trừng
nhắm vào thành phần ưu tú trong đảng và quân đội (Vụ Âm Mưu Fascist), chiến dịch thanh trừng nhắm vào thành phần y tá, bác
sĩ (Vụ Âm Mưu Các Bác Sĩ).
Những đợt thanh trừng thường xuyên và có phân
biệt được chỉ đạo nhằm chống lại các sắc dân không phải là Nga, bao
gồm dân tộc Ukraine, Đức, Tartar (thuộc sắc dân Turkic cư ngụ ở vùng
Nga Á hay Nga Âu đặc biệt các khu vực ở Siberia, Caucasus, Crimea và khu
vực dọc theo sông Volga; Tartar còn chỉ sự liên hệ
tới chủng tộc Mông Cổ) và nhiều sắc tộc khác những người bị tố
cáo là theo Chủ Nghĩa Quốc Gia Tư Bản, là Phát Xít... và những người hoạt
động tôn giáo.
Một số hoạt động của NKVD nhắm vào người dân thì liên hệ tới
việc truy tố các sắc tộc. Toàn thể dân số của vài dân tộc thiểu số
trong lãnh thổ Liên Sô bị cưỡng bức tái định cư.
Dù sự kiện này đã xảy ra,
có điều quan trọng phải ghi nhận rằng người Nga trở thành nạn nhân
đáng kể về mức độ và số lượng trong các cuộc thanh trừng hay đàn
áp trên toàn Liên Bang Sô Viết.
Và các nhân viên NKVD không phải chỉ là kẻ thi
hành lịnh hành quyết, trái lại họ còn là những nhóm nạn nhân lớn
nhất, trong thập niên 1930 có tới hàng trăm ngàn nạn nhân bao gồm cả
người ở vị trí cao thuộc cơ quan NKVD bị hành hình.
Trong thời kỳ Nội Chiến Tây Ban Nha, các nhân viên NKVD hoạt động kết hợp với Đảng
Cộng Sản Tây Ban Nha giành quyền kiểm soát phần
lớn chính quyền Cộng Hòa, sử dụng viện trợ quân sự của Sô Viết để
gia tăng ảnh hưởng Sô Viết.
NKVD thiết lập bí mật nhiều trại tù chung quanh
thủ đô Madrid để tạm giam, tra tấn và giết hàng trăm kẻ thù của NKVD.
Các đơn vị tình báo của NKVD còn tổ chức các
cuộc ám sát bí mật ở bên ngoài lãnh thổ Liên Sô nhắm vào cựu công
dân Sô Viết hay người nước ngoài nhưng bị chế độ Sô Viết coi là kẻ
thù của nhân dân.
Xe”Ravens đen”.
Loại xe ”Ravens đen”
trong bức
tranh của
Boris
Vladimirski
miêu tả
những chiếc xe mật vụ NKVD
thường sử dụng khi hành động
do
thám, bắt giữ, truy tố,
di chuyển, công tác mật,
giải giao nạn
nhân....
Lạ lùng là bức tranh này
lại thoát khỏi sự kiểm duyệt
của
Stalin.
Ảnh nguồn: wiki.
|
Tuy nhiên cũng có nhiều nạn nhân hay người thân
họ từ chối xin được phục hồi do vì lo sợ hay thiếu tài liệu chứng
minh.
Cạnh đó, sự phục hồi cũng thiếu hiệu quả,
trong hầu hết các trường hợp đều được diễn giải bằng nhóm từ quen
thuộc: ”do thiếu chứng cứ của vụ án
tội ác”, trong từ ngữ lóng của luật pháp Sô Viết những trường hợp
nói trên có thể hiểu rằng: “có xảy ra tội ác nhưng bất hạnh thay
chúng tôi không thể chứng minh được”.
Chỉ có số ít cá nhân được phục hồi với lời
giải thích: “Tất cả các cáo buộc đã được giải quyết”.
Có rất ít các nhân viên NKVD bị kết tội chính thức vì đã đặc biệt vi phạm tới quyền của một số người dân. Về mặt
pháp lý thì các nhân viên mật vụ NKVD từng ra tay hành quyết nạn nhân
cũng đã bị thanh trừng mà không có cuộc điều tra hình sự hay quyết
định tòa án.
Trong thập niên 1990 và những năm 2000, có một
số lượng nhỏ nhân viên NKVD đang sống tại vùng Baltic bị kết tội hình
sự vì chống lại người dân địa phương.
Hiện nay, có số nhân viên NKVD hay KGB từng nhúng
tay vào tội ác thời Sô Viết vẫn được hưởng đặc quyền hay lương hưu ưu
đãi được thiết lập từ thời Sô Viết và các quốc gia kế thừa Sô Viết
như Cộng Hòa Liên Bang Nga, những người này không bị luật pháp hiện
hành truy tố mặc dù họ bị nạn nhân
nhận diện.
NKVD Và
Các Hoạt Động Kinh Tế Đóng Góp Cho Chế Độ Sô Viết
Hệ thống khai thác sức lao động bằng nhiều cách trong nhà tù Gulag đóng góp đáng kể cho
nền kinh tế Cộng Sản Liên Sô và cũng đã phát triển vùng xa xôi trước đây có rất ít người đặt chân tới nhưng thời Liên Sô là vùng “định cư” lâu
năm hay suốt đời cho tù nhân.
Việc khai khẩn vùng Siberia (Tây Bá Lợi Á), Bắc và Viễn Đông của Liên Sô là các mục tiêu được phát biểu rõ ràng trong những sắc luật đầu tiên
liên hệ tới trại cưỡng bức lao động của Liên Bang.
Công việc khai thác quặng mỏ, xây dựng, làm
đường xe, đường rầy xe lửa, kinh đào
dẫn nước, đập nước, nhà máy, khai thác gỗ và nhiều công việc khác
nữa của trại cưỡng bức lao động là một phần của nền kinh tế kế
hoạch của Sô Viết, dĩ nhiên NKVD có những kế hoạch sản xuất riêng.
Phần không bình thường nhất của thành tựu NKVD là vai trò cơ
quan này trong chương trình phát triển võ khí và khoa học.
Nhiều nhà khoa học, kỹ sư bị bắt giữ, bị xét
xử vì tội danh chính trị, sau đó bị giam trong các trại tù đặc biệt
có ưu đãi được gọi là
sharashka để làm việc phục vụ cho
đảng, các trại tù này dĩ nhiên phải khác với các Gulag kinh khiếp.
Trong sharashka họ
bị thúc ép làm việc tiếp tục theo khả năng chuyên môn. Về sau họ được
thả, và trong số
này có vài
người trở thành nhân
vật tên tuổi trên thế giới trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật (như
trường hợp của nhà
khoa học
Andrei Sakharov).
Phạm Hoàng Tùng biên
soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét