Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Beria Báo Ơn Bằng Cách Đầu Độc Stalin


Hoàng Đế Cộng Sản Stalin

Phần Cuối

CÁC ĐỒNG CHÍ QUYẾT CHÍ TRANH CHIẾM QUYỀN LỰC
SAU CÁI CHẾT CỦA STALIN


      Tại cuộc họp kín của những nhân vật hàng đầu trong Chủ Tịch Đoàn diễn ra ngay sau cái chết của Stalin, Beria đề nghị Malenkov giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng BTrưởng (Thủ Tướng).

Georgy
Malenkov
(1902-1988).
Ảnh nguồn:
wiki
      Kích thước Chủ Tịch Đoàn cũng bị cắt giảm phân nửa nhằm loại bỏ ảnh hưởng các thành viên mới được bổ nhiệm năm 1952.

      Malenkov cũng trở thành Bí TThứ Nhất của đảng, nhưng sau lại từ bỏ chức vụ này ngày 14/3/1953 vì nhiều kẻ cầm đầu đảng bày tỏ bất đồng Malenkov kiêm nhiệm hai chức vụ lãnh đạo.

      Mặc dù quá khứ Beria là một trong những kẻ cầm đầu trung thành và tàn bạo nhất thời kỳ Stalin ngồi trên chiếc “ngai vàng Cộng Sản”, nhưng khi Stalin chết, Beria lại trở thành người đi đầu trong chủ trương loại bỏ ảnh hưởng chủ nghĩa độc tài Stalin trong Đảng Cộng Sản Liên Bang Sô Viết và tự do hóa xã hội.

      Điều này dường như là phương tiện giúp Beria vận động giành sự ủng hộ của đảng để ông ta trở thành Hoàng Đế Cộng Sản. Beria không những tố cáo công khai “Âm Mưu Của Các Bác Sĩ” là trường hợp bịa đặt chủ định, nhưng còn cho phép phóng thích hàng trăm ngàn tù chính trị ra khỏi nhà tù Gulag ghê rợn mà Beria có nhúng tay vào trong việc bắt giữ trước đây.

      Beria lại còn chủ trương chính sách tự do cho các dân tộc thiểu số trong Liên Bang (những dân tộc không phải là dân Nga trắng chính thống) như vậy có thể làm đảo lộn chủ trương nước Nga thống nhất có hàng thập niên qua.

      Beria thuyết phục Chủ Tịch Ðoàn và Hội Ðồng BTrưởng đòi hỏi chế độ Ulbricht ở Đông Đức làm chậm lại công cuộc “kiến thiết Chủ Nghĩa Xã Hội” và xây dựng nền kinh tế tự do, cải cách chính trị.

      Ngày 13/1/1953, sự kiện chống Do Thái rộng rãi nhất trong Liên Bang Sô Viết được khởi xướng từ bài báo trên tờ Pravdasau này được biết với tên gọi Âm Mưu Của Các Bác Sĩ.

      Một số bác sĩ nổi bật nhưng là người Do Thái đã bị bắt giữ vì bị tố cáo âm mưu đầu độc các lãnh đạo cao cấp của Liên Bang Sô Viết. Cùng lúc đó, chiến dịch chống Do Thái cuồng loạn tràn lan trên phương tiện truyền thông đại chúng do Ðảng Cộng Sản Liên Sô kiểm soát chặt chẽ.

      Hậu quả 37 bác sĩ (trong đó có 17 người gốc Do Thái) bị bắt giữ. Và theo lịnh Stalin, cơ quan an ninh MGB chuẩn bị trục xuất toàn thể người Do Thái đến miền Viễn Đông Nga. Sau khi Stalin chết, Lavrenty Beria phóng thích tất cả bác sĩ, thông báo sự kiện này bị bịa đặt.

      Dự tính trục xuất người Do Thái không bao giờ xảy ra.

Một bức hoạt họa 
trong Tạp Chí "Krokodil" 
tháng Giêng/1953 của Sô Viết
 biểu hiện hành động 
“Vạch trần âm mưu của bọn Do Thái”.
Ảnh nguồn: wiki.

      Stalin chết ngày 5/3/1953, 4 ngày sau cơn suy sụp cả đêm kể từ bữa ăn tối với Beria và các lãnh đạo Sô Viết khác. Hồi ký chính trị của Ngoại Trưởng Vyacheslav Molotov xuất bản năm 1993 (sau khi ông chết) ghi lại sự kiện Beria huênh hoang nói với Molotov rằng chính Beria đã đầu độc Stalin.

      Câu chuyện về vụ những tay chân thân tín của Beria đầu độc Stalin được NVăn kiêm SGia Nga Edvard Radzinsky viết một cách chi tiết trong tác phẩm của ông nói về Stalin: The First In-Depth Biography Based on Explosive New Documents From Russia's Secret Archives (Tập Tiểu Sử Đặc Biệt Đầu Tiên Dựa Trên Sự Bùng Nổ Các Tài Liệu Mới Từ Hồ Sơ Mật Của Liên Sô).

      Cũng có các chứng cứ ghi nhận rằng: nhiều giờ sau khi người ta tìm thấy Stalin bị hôn mê, vị Hoàng Đế đã không được chữa trị nhanh chóng.

      Rất có thể tất cả người cầm đầu Sô Viết lúc đó - những kẻ rất sợ hãi Stalin - đã đồng ý cứ để cho Stalin chết đi mà không cần phải cứu chữa gì hết.

      Khrushchev viết trong hồi ký: “Ngay sau khi Stalin trúng độcngã quỵ, Beria buông ra những lời căm ghét và chế nhạo Stalin, nhưng khi Stalin có dấu hiệu hồi tỉnh, Beria lại quỳ xuống cầm tay Stalin hôn, đến khi Stalin rơi vào trạng thái hôn mê lần nữa, Beria lập tức đứng dậy và phun nước miếng tỏ thái độ khinh khi.

      Về mặt chính thức, nguyên nhân cái chết của Stalin là do xuất huyết não.

      Vào năm 2003, nhóm sử gia phối hợp giữa Mỹ và Nga thông báo quan điểm của họ: Stalin nuốt phải chất warfarin, loại thuốc độc giết chuột cực mạnh, dễ hòa tan trong nước, khiến cho sự tuần hoàn của giòng máu trong cơ thể bị xáo trộn dẫn tới hiện tượng xuất huyết não (cerebral hemorrhage).

      Vì ít ai chú ý đến chất warfarin nên nó trở thành vũ khí đáng tin cậy cho kế họach mưu sát.

Nikita
 Sergeyevich
 Khrushchev
 (1894– 1971).
Ảnh nguồn:
wiki.
      Các sự kiện chung quanh cái chết Stalin sẽ có thể không bao giờ được biết chắc chắn. 
 
      Nhiều nhân vật lãnh đạo trong đảng lo sợ Beria, đặc biệt Khrushchev thấy Beria là đối thủ nguy hiểm nhất.

      Khrushchev không thể giành được sự ủng hộ từ số người bảo thủ trong Chủ Tịch Đoàn như Molotov cho đến khi một trong các sáng kiến Beria - chính sách Đông Đức - dẫn đến tai họa cho quyền lực Sô Viết.

      Beria khẩn đòi chính quyền Cộng Sản Đông Đức phải gửi tới quần chúng các tín hiệu chứng tỏ chế độ cai trị đang cởi mở nhằm gây nên tâm lý chờ đợi tương lai trong dân chúng nhưng khi chính quyền tỏ thái độ bất nhất trong việc thực hiện thay đổi như hủy bỏ chương trình gia tăng năng suất lao động khiến nổ ra phong trào biểu tình của quần chúng dẫn đến hậu quả đe dọa sự tồn tại của chính quyền, ngay lập tức chính quyền lại đàn áp thô bạo với trợ giúp của quân đội Sô Viết (cuộc nổi dậy năm 1953 ở Đông Đức). 
  
      Các biến cố ở Đông Đức thuyết phục nhóm bảo thủ và ủng hộ Beria như Vyacheslav Molotov, Malenkov và Bulganin thấy chính sách Beria nguy hiểm, gây bất ổn định cho quyền lực Sô Viết (chính sách Beria đối với các sắc tộc trong Liên Bang Sô Viết được coi là mối đe dọa đến sự thống nhất của chính Liên Bang).

      Những ngày sau biến cố Đông Đức, Khrushchev thuyết phục Molotov, Malenkov và Bulganin (1895-1975) ủng hộ cuộc nổi dậy chống Beria.

      Tháng 6/1953, ba tháng sau cái chết Stalin, các thành viên Chủ Tịch Đoàn, sau đổi tên lại là Bộ Chính Trị, dưới sự kích động của Khrushchev đồng ý mai phục Beria tại cuộc họp Bộ Chính Trị gây ngạc nhiên cho Beria khi các sĩ quan quân đội được lịnh bắt giữ ông.

      Beria bị xét xử và bắn chết vào tháng 12/1953 mặc dù Khrushchev sau này có tuyên bố chính ông bắn hạ Beria vào tháng 6 trong cuộc họp Bộ Chính Trị.  

      Khi Beria, đồng minh của Malenkov bị loại ra, giờ đây Khrushchev ở tư thế vượt trội hơn Malenkov trên con đường tranh chiếm quyền thừa kế chiếc ngai vàng của lãnh tụ Cộng Sản độc tài Stalin.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét