CUỘC THẢM SÁT TẠI KATYN
PHẦN MỘT
Liên Sô Hợp Tác Với Quốc Xã Đức
Ngoài
việc mạnh tay đàn áp người dân Liên sô và các dân tộc bị Cộng Sản Liên Sô thống
trị, NKVD còn
hợp tác với cơ quan mật vụ giết người tàn bạo khét tiếng thế giới của Đức Quốc Xã là Gestapo.
Liên Bang Sô Viết đã chuyển giao hàng trăm đảng viên Cộng Sản Đức và Áo cho Gestapo giam cầm rồi thanh toán cũng như nhiều người ngoại
quốc khác cùng với tài liệu kèm theo.
Từ cuối năm 1939 tới đầu
năm 1940 có 4 cuộc họp quan trọng giữa Cộng Sản Liên Sô và Gestapo (Gestapo chỉ là bộ phận quan trọng của cơ quan SS), mục đích của những
cuộc họp này là tạo sự hợp tác hỗ tương giữa hai bên.
Mặc dù có vài khác biệt nhưng cả Heinrich Himmler (Đức
Quốc Xã) và Lavrentiy Beria (Liên
Sô) đều có mục đích chung về số phận của quốc gia và dân tộc Ba Lan.
Các hội nghị còn
thảo luận kế hoạch điều phối hoạt động chiếm đóng Ba Lan và tiêu
diệt Phong Trào Kháng Chiến Ba Lan mà
đã làm cho kẻ chiếm đóng như Đức và Liên Sô phải
bận tâm.
Khi Quốc Xã Đức và Cộng Sản
Liên Sô còn tương nhượng vì quyền lợi của thể chế họ thì hai bên tiếp tục hợp tác với nhau, Ba Lan là quốc gia nhỏ hơn nằm giữa hai gọng
kềm lớn phải chịu đựng nhục mất nước và rồi lãnh thổ quốc gia bị xâu xé .
Chỉ vài năm sau, khi
Đức không còn thấy Liên Sô là đối tác cần hợp tác và phải nhân
nhượng tạm thời, thì
chiến tranh Đức – Sô đã bùng ra.
Những nạn nhân Ba Lan
trong Vụ Thảm Sát Katyn không phải Đức không biết nhưng khi quan hệ ngoại giao chưa
suy sụp, Đức chưa khui ra, cho đến khi nhận thấy Vụ Thảm Sát
Katyn là công cụ có lợi cho mặt tuyên truyền, Quốc Xã Đức đã “khám
phá” ra bí mật thảm sát này và công bố trước thế giới.
Những người Ba Lan có
tinh thần dân tộc và yêu nước lại trở thành nạn nhân bị nghiền nát
giữa các đụng chạm quyền lợi của các nước lớn trên thế
giới.
Hoa Kỳ và Đồng Minh Phương
Tây không phải không biết hiểm họa Cộng Sản Liên Sô gây ra cho chính dân
tộc họ và nhân loại, nhưng đứng trước đại họa Quốc Xã Đức thật cấp bách, họ chọn
thái độ hợp tác tạm thời với Liên Sô trong Thế Chiến Hai, và
vì thế vị Thủ Tướng Ba Lan lưu vong khi muốn làm rõ Cuộc Thảm Sát
Katyn, cá nhân ông trở thành nạn nhân xấu số.
Sự Chia Cắt Ba Lan Lần Thứ Tư &
Hiệp Định Sô Viết – Đức Quốc Xã.
Ảnh nguồn: wiki.
Trong 4 hội nghị giữa NKVD
và Gestapo thì Hội Nghị Thứ Ba có tầm đặc biệt và quan trọng nhất. Hội Nghị 3 diễn ra tại Zakopane thuộc Miền Nam Ba Lan. Về phía Liên Sô có các
viên chức NKVD, phía Gestapo có các chuyên gia tham dự cuộc họp.
Hội Nghị Zakopane khởi sự ngày 20/2/1940 trong biệt thự “Pan
Tadeusz” nằm trên đường từ Zakopane tới Białka Tatrzańska.
Phía Sô Viết có nhiều đại biểu, trong số đó có Rita Zimmerman (giám
đốc mỏ vàng ở Kolyma,
nơi có trại tù khét tiếng), và nhân vật mang tên là Eichmans, người sáng tạo ra cách giết người hiệu quả hơn
bằng cách bắn hay đập vào phía sau đầu nạn nhân.
Một trong những tác động
đáng nhớ từ Hội Nghị Zakopane là phía Đức cho thực hiện “Chiến Dịch Hành Động AB Ở Ba Lan”, và
về phía Liên Sô tổ chức Vụ Thảm Sát Katyn (một số sử gia bao gồm cả Norman Davies cho rằng hai biến cố trên được hợp tác thực hiện).
Cũng tại Hội Nghị
Zakopane cả hai bên xâm lược đồng ý trong Nghị Định Thư sau cùng rằng
dân tộc Ba Lan phải bị xóa sổ vào năm 1975 vừa bằng biện pháp thảm
sát hàng loạt vừa bị trục
xuất tới vùng xa xôi ở Siberia.
Zakopane nằm
phía trên số 1 tô đỏ,
vùng dưới Zakopane là lãnh thổ Slovakia.
Ảnh nguồn: wiki.
Sử gia người Anh, Robert Conquest trong
quyển sách của ông năm 1991 “Stalin:
Breaker of Nations” (Stalin: Kẻ Đập
Tan Nát Các Quốc Gia) đã viết: “Sự chịu đựng nỗi hoảng sợ tận cùng của
nhiều triệu người Do Thái, Slavic và các dân tộc Châu Âu vô tội khác
là hậu quả từ cuộc họp của những bộ óc ma quái, đây là cái nhục
khó xóa được trong lịch sử và văn minh Tây Phương thường tự phụ về
lòng nhân đạo.”
Giáo Sư George Watson ở Đại Học Cambridge kết luận trong bài bình luận tháng 6/1981 của ông nhan
đề “Sự Diễn Tập Cho Cuộc Thảm Sát” là: số mệnh các sĩ quan Ba
Lan bị giam cầm được quyết định tại Hội Nghị
Zakopane.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc Xã Đức tại Hội Nghị Zakopane
là Adolf Eichmann giữ
cấp bậc tương đương Trung Tá trong Đạo Quân SS của Hitler, chịu
trách nhiệm thi
hành trục xuất hàng loạt người tại khu vực Đông Âu do
Đức chiếm đóng.
Sau chiến tranh, Eichmann trốn tránh ở Argentina
nhưng bị tình báo Do Thái lung kiếm được và bắt giữ. Năm 1961 Eichmann bị mang ra
tòa xét xử ở Jerusalem vì tội ác chống nhân
loại, tội phạm chiến tranh, sau đó bị treo cổ.
Himmler hay Heinrich Luitpold
Himmler (1900 - 23/5/1945), sinh trong một gia đình trung lưu Ðức, theo Thiên Chúa Giáo, đứng đầu lực lượng cảnh sát Ðức, và là Bộ Trưởng
Nội Vụ. Là một trong vài nhân vật có nhiều quyền lực nhất của chế độ Quốc Xã
Ðức ác độc.
Trong
vai trò Reichsführer-SS
(chỉ huy tối cao của cơ quan SS), Himmler
giám sát tất cả lực lượng an ninh, cảnh sát trong và ngoài lãnh thổ Ðức thuộc
chế độ Quốc Xã Ðức bao gồm cả cơ quan Gestapo.
Trong vai
trò người điều hành hoạt động các Trại Tập Trung, Trại Diệt Chủng, và Einsatzgruppen
(lực lượng đặc nhiệm, thường được sử dụng như các toán hành hình), Himmler điều
phối việc sát hại 6 triệu người Do Thái,
từ 200.000 đến 500.000 người Roma (giống người tóc đen, da đen, sống lang thang có liên
hệ với người Hindi ở Bắc Ấn Ðộ), nhiều tù binh chiến tranh, từ
3 đến 4 triệu người Ba Lan, Cộng Sản, hay những nhóm dân khác mà Quốc Xã Đức
cho rằng không đáng sống trên quả đất này.
Khi sắp kết
thúc chiến tranh, ông ta đưa ra lời đề nghị đầu hàng Ðồng Minh với điều kiện
được miễn truy tố. Sau khi bị lực lượng Anh bắt giữ, Himmler uống thuốc độc tự
tử.
Himmler bị
tạp chí Der Spiegel
của Ðức đặt cho cái tên là “kẻ sát nhân đã giết nhiều người nhất của tất cả mọi thời
đại”.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét