TỘI ÁC CHIẾN
TRANH CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP - ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG
TỘI
ÁC HÃM HIẾP ĐÀN BÀ CON GÁI
PHẦN
BỐN
NGA GIẬN DỮ VÌ NHỮNG LỜI TỐ
CÁO
HỒNG QUÂN PHẠM TỘI HÃM HIẾP
Sự hy sinh của Hồng Quân
trong Ðệ Nhị Thế Chiến
hãy còn được kính trọng
tại nước Nga hiện nay.
Ảnh nguồn: BBC.
Trong
phần này chúng tôi trích dẫn bài viết của Daniel Johnson ghi ngày 25/1/2002:
Ðại Sứ Nga Grigory Karasin tại Anh Quốc tố cáo Sử Gia Anthony Beevor có “hành động lăng mạ” dân tộc Nga vì công bố những chi tiết về bộ đội Sô Viết đã hãm hiếp tập thể rất nhiều phụ nữ Ðức vào cuối Ðệ Nhị Thế Chiến.
Trong bức thư đăng trên báo The Daily
Telegraph hôm nay, Grigory Karasin dường như phủ nhận chuyện hãm hiếp không có
xảy ra, ông tuyên bố: “Tôi không có ý định tham gia bất cứ cuộc thảo luận nào
về những điều nói láo rõ ràng này”.
Ông Karasin cho rằng sự xuất hiện của bài
báo do Sử Gia Beevor viết khi sắp phát hành tác phẩm trước ngày kỷ niệm
Holocaust thời gian ngắn là “biến sự công bố thành một hành động xúc phạm không
chỉ đối với nước Nga và dân tộc Nga mà còn đối với tất cả quốc gia và dân tộc
từng chịu đựng khổ đau từ nạn Quốc Xã Ðức”.
Ông thêm
vào: ”Ðó là một điều ô nhục khi không làm bất cứ gì đối với trường hợp vu khống
rõ ràng này nhằm chống lại một dân tộc đã cứu thế giới khỏi tai họa phát xít
Ðức”.
Các sử gia
Phương Tây đồng ý rằng trong thời gian 1945-1947 lực lượng vũ trang Sô Viết đã
hiếp dâm hàng trăm ngàn, có lẽ là hàng triệu phụ nữ Ðức. Sự kiện cưỡng hiếp này
đã được ghi chép thành tài liệu rõ ràng, như việc Stalin đã tha thứ và ngay cả khuyến khích
bộ đội Hồng Quân hãy hiếp dâm đàn bà con gái Ðức như một hình thức trả thù.
Một quyển
sách sắp phát hành (tác phẩm của Beevor xuất bản cuối tháng 4/2002) nói về cuộc
bao vây Bá Linh, cho rằng các dữ kiện trong hồ sơ chứng tỏ “bộ đội Sô Viết cũng
đã cưỡng dâm con gái, đàn bà Nga và Ba Lan, những người vừa mới thoát khỏi trại
tập trung của Ðức Quốc Xã”.
Nhưng cuộc
thảo luận công khai về chủ đề này hãy còn là điều cấm kỵ tại nước Nga hậu Sô
Viết, nơi mà Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Ðại vẫn còn đứng bên trên các phê bình
chỉ trích.
Ngay cả các
giới trí thức và người có quan điểm tự do dù có thảo luận nhiều về đề tài tội
ác Stalin và tội ác những người Cộng Sản khác nhưng lại thảo luận rất ít về các
tội ác của Sô Viết đối với người Ðức hay đồng minh của Ðức.
Ông Kasarin
52 tuổi, một nhà ngoại giao từ thời kỳ Sô Viết, được bổ nhiệm làm Ðại Sứ tại
Anh cách đây hai năm.
QUYỂN SÁCH NÓI VỀ TỘI ÁC HÃM HIẾP CỦA HỒNG QUÂN
LÀM XÁO TRỘN
NƯỚC NGA
Ảnh nguồn: BBC.
Dưới đây chúng tôi trích dẫn bài viết
của Peter Almond trên UPI ở London
ngày 26/1/2002:
Một cuốn sách sắp phát hành (tác phẩm
được giới thiệu trước khi xuất bản) nói về cuộc bao vây Bá Linh của Hồng Quân
năm 1945 đã gây phản ứng thịnh nộ trong các giới chức cao cấp Nga.
Cuốn sách cho rằng mức độ bộ đội Cộng Sản
Sô Viết hãm hiếp phụ nữ Ðức lớn hơn rất nhiều so với hiểu biết trước đây, và
bao gồm một số lượng lớn đàn bà Ba Lan
và Nga cũng bị cưỡng dâm ngay khi họ vừa được giải thoát khỏi các tập trung của
Ðức Quốc Xã.
Tác phẩm, Bá Linh - Sự Suy Sụp Năm 1945,
được Nhà Xuất Bản Viking phát hành vào tháng 4, tác giả là Anthony Beevor, một
người được hoan nghênh qua tác phẩm Stalingrad được xếp loại là best-seller và
nhận được giải thưởng.
Khi nghiên cứu về thiên anh hùng ca cuộc bao
vây năm 1943, Beevor đã tiếp cận được nhiều báo cáo chi tiết và các tài liệu
khác nói về thời kỳ này của Hồng Quân.
Ðáp lại với những chỉ trích
gay gắt của giới chức cao cấp Nga, hôm thứ Bảy, Beevor tỏ lòng kính trọng đối với “hành động luôn luôn nhân từ vĩ đại của phụ
nữ và trẻ em Ðức”, và “sự hy sinh, lòng can đảm, nỗi chịu đựng vĩ đại của Hồng
Quân trong Ðệ Nhị Thế Chiến” .
Nhưng bất hạnh thay, ông nói “cũng có nhiều
khía cạnh đen tối hơn trong câu chuyện”.
Kết luận của Beevor là tương ứng với qui
mô to lớn của tai họa do Quốc Xã Ðức giáng xuống đầu người dân, Hồng Quân đã
đáp trả lại trong cùng một loại, bao gồm hãm hiếp trên bình diện rộng lớn, nhiều vô kể.
Thảm kịch này khởi đầu ngay khi Hồng
Quân tiến vào Ðông Phổ và Silesia năm 1944, và trong nhiều thành phố, thị trấn,
làng xóm từng người thuộc phái nữ sắp xếp từ 10 đến 80 tuổi đều bị bộ đội Hồng
Quân cưỡng hiếp thô bạo.
Hãm hiếp được khoan dung hay
ngay cả được Stalin và các đồng chí của ông biện minh. Beevor đã trích dẫn lối
đáp trả vô trách nhiệm của Stalin khi nghe các lãnh đạo Cộng Sản Nam Tư than
phiền về sự kiện bộ đội Cộng Sản Liên Sô
cưỡng dâm đàn bà con gái Romania, Croatia và Hungary.
“Khi bộ đội Nga tiến vào Bá Linh, họ coi
phụ nữ hầu như là chiến lợi phẩm xác thịt; bởi vì họ giải phóng
được Châu Âu nên cảm thấy họ làm được những gì họ thích.”
“Ðó là điều rất đáng sợ, bởi vì người ta
bắt đầu nhận thức rằng nền văn minh con người hời hợt kinh khủng và
cái bề ngoài của nó sẽ bị lột bỏ trong thời gian rất ngắn”.
Beevor nói, những chi tiết về cách hành
xử của Hồng Quân, làm chấn động ông đến nổi buộc ông phải xét lại quan điểm cá
nhân mình khi nhìn về bản chất con người.
“Trong quá khứ tôi luôn luôn
coi thường ý kiến cho rằng hầu hết đàn ông là kẻ trong lòng chứa đựng hành động
hãm hiếp một cách tiềm ẩn*, nhưng
sau đó tôi phải đi đến kết luận nếu có một đoàn quân thiếu kỷ luật, hầu hết đàn
ông có vũ khí, vô nhân đạo do sống trong chiến tranh từ hai đến 3 năm, thì họ phải
trở thành những tên hãm hiếp hay sẳn sàng cưỡng dâm do sự thôi thúc từ ý muốn
tiềm ẩn bên trong lòng”.
*(Beevor
nhắc lại lời tuyên bố nổi tiếng của Marilyn French, nhà hoạt động nữ quyền của
Hoa Kỳ là “trong mối quan hệ của họ với phụ nữ tất cả đàn ông là những tên
cưỡng hiếp”).
Beevor nói rằng trong khi chiến tranh ở
Châu Âu kết thúc vào tháng 5/1945, sự khổ đau của phụ nữ Ðức trong vùng chiếm
đóng tiếp tục.
Một “tỷ lệ cao” của ít nhất 15 triệu phụ
nữ sống trong vùng Sô Viết chiếm đóng hay bị trục đuổi từ các tỉnh miền Ðông
của Ðức đã bị cưỡng hiếp. Khoảng hai triệu (2.000.000) phụ nữ đã phá thai bất hợp
pháp mỗi năm từ 1945 đến 1948.
Một trong những di sản của thời Sô Viết
chiếm đóng Ðức, ít nhất cho tới gần đây, phụ nữ Ðông Ðức của thế hệ thời chiến
tranh coi Ðài Kỷ Niệm Chiến Tranh của bội đội Hồng Quân ở Bá Linh như “Ngôi Mộ Của
Những Tên Hãm Hiếp Vô Danh”.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ
Có thể những việc này là có thật, nhưng hiện nay đang được thổi phồng và bóp méo hòng làm giảm đi vai trò giải phóng Châu Âu của Hồng quân.
Trả lờiXóa