Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Bản Chất Giống Đực Bạo Dâm Của Bộ Đội Cộng Sản Khi Chiếm Được Bá Linh


TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP - ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG


TỘI ÁC HÃM HIẾP ĐÀN BÀ CON GÁI

PHẦN NĂM

THẾ GIỚI QUÊN LÃNG CÁC NẠN NHÂN
BỊ HÃM HIẾM TẠI BÁ LINH

       Dưới đây cá nhân chúng tôi xin trích dẫn một số chi tiết trong bài viết “Các Nạn Nhân Bị Lãng Quên Của Ðệ Nhị Thế Chiến: Giống Ðực Và Sự Hãm Hiếp Ở Bá Linh, 1945” của James W. Messerschmidt thuộc Ðại Học Southern Maine.

Susan 
Brownmiller, 
sinh 
năm 1935.
Ảnh nguồn:
Wiki.
       Bài viết sau này được đưa vào tác phẩm “Bạo Hành Với Phụ Nữ” cũng cùng tác giả được xuất bản ngày 12/7/2006.

       …Susan Brownmiller (năm 1975), trong quyển sách của bà “Chống Lại Ý Chí Chúng Tôi: Ðàn Ông, Ðàn Bà, và Cưỡng Hiếp” tường thuật sự kiện cách đây 30 năm trong thời Ðệ Nhị Thế Chiến rằng lính Ðức Quốc Xã đã cưỡng hiếp rất nhiều phụ nữ Do Thái (kể cả phụ nữ các dân tộc khác) khi họ xâm lăng Liên Sô.

       Brownmiller cũng cho biết thêm, Hồng Quân đã báo thù đúng mực bằng hành động hãm hiếp tràn lan khi họ chinh phục hết thành phố này đến thành phố khác trên khắp phía Ðông nước Ðức.

       Brownmiller (trang 63) chỉ ra rằng bộ đội Sô Viết thực hiện nhiều vụ hãm hiếp tại Ðức tiêu biểu “cho một tình cảm chống nữ giới được ngụy trang trong phạm vi hào quang, đấu tranh báo thù, một biểu hiện sung mãn của chiến sĩ anh hùng đang chiến đấu cho cuộc chiến tốt đẹp”.

       …“Một Người Ðàn Bà Ở Bá Linh” là nhật ký của một phụ nữ (Vô Danh, xuất bản năm 2005), tác giả kể lại những vụ hãm hiếp tràn lan của bộ đội Hồng Quân trong thành phố quyết định và sau cùng của Chiến Dịch Sô Viết – Bá Linh.

       Ước lượng rằng có 130.000 (bởi vì nhiều nạn nhân chịu đựng hãm hiếp tập thể hay bị cưỡng dâm nhiều lần, con số thật sự cao hơn nhiều) cô gái và đàn bà Bá Linh bị bộ đội Cộng Sản Sô Viết hãm hiếp thô bạo – 10% nô lệ tình dục bị hiếp dâm đã tự tử chết vì xấu hổ với thân nhân họ hàng và người sống chung quanh khu phố.

       Khi tôi (James W. Messerschmidt) đọc “Một Người Ðàn Bà Ở Bá Linh”, điều đầu tiên tôi khám phá ra là trường hợp suy thoái đạo đức, hổ thẹn, và sự thống trị của hãm hiếp bằng bạo lực.

       Trường hợp sau đây (trang 225, Vô Danh, 2005) tiêu biểu cho nhận xét trên đây:

       Gerti 19 tuổi... diễn tả cách thức 3 tên bộ đội Nga lôi nàng ra khỏi tầng hầm tòa nhà và mang vào căn phòng người lạ ở tầng một, quăng nàng lên chiếc ghế bành dài, và cưỡng hiếp cho thỏa thích - đầu tiên là một người sau đó đến người khác, kế đến không còn trật tự gì cả.

James W. 
Messerschmidt.
Ảnh nguồn:
http://
usm.maine.
edu/crm/
james-w-
messerschmidt
       Sau đấy...tụi bộ đội lục lọi khắp nhà bếp, nhưng chỉ kiếm được ít mứt cam và cà phê nước hai...Chúng cười, rồi lấy muỗng múc mứt trét lên tóc Gerti, và khi tóc cô dính đầy mứt, chúng lại đổ đầy cà phê lên đầu cô.

       Và như người viết nhật ký ghi chép, bộ đội Sô Viết không tìm kiếm những người “hấp dẫn nhất” để hành hạ; “đối với họ bất cứ người đàn bà nào cũng cưỡng hiếp được, miễn là giống cái có âm vật” (trang 59).

       Thật ra, đoàn quân hãm hiếp của Sô Viết hành hạ ngay cả đàn bà Do Thái, những kẻ đã trốn thoát được bàn tay sát nhân của Ðức Quốc Xã (trang 197): Trong nhiều tháng hai vợ chồng người Do Thái mong ngóng ngày Bá Linh được bộ đội “giải phóng”, họ trải qua từng đêm ngồi thu mình bên cạnh cái radio đón nghe tin tức từ chương trình phát thanh nước ngoài.

       Kế đến khi những bô đội Nga đầu tiên xông vào tầng hầm tòa nhà để săn lùng phụ nữ, đã có những cuộc cãi lộn. Tiếng súng nổ vang. Một viên đạn bay trúng hông người chồng. Chính vợ ông chạy đến xin người Nga giúp đỡ, bà nói bằng tiếng Ðức.

       Thế nhưng đám bộ đội kéo bà vào hành lang, ba tên bộ đội thay phiên nhau hãm hiếp, tiếng bà gào lên “Nhưng tôi là người Do Thái, là người Do Thái”. Trong lúc đó ông chồng đã chết vì vết thương ra máu quá nhiều và không ai tiếp cứu.

       Ðây là điều đau đớn ê chề bởi vì phụ nữ Do Thái từng trốn tránh để khỏi bị bọn lính Quốc Xã Ðức hành hạ, giờ đây, khi Bá Linh bị chiếm đóng, họ lại bị “người giải phóng” là bộ đội hành hạ thân xác để thỏa mãn cơn thèm khát nhục dục như thể chưa bao giờ nhìn thấy đàn bà với cái âm vật trên đời này.

       Hơn nữa, can dự vào các cuộc giao hợp là thực hiện bản năng giống đực – nam giới phải “hoàn thành” đầy đủ trong mọi tình huống và do đó khi không làm tốt sẽ đe dọa bản chất đực của người bộ đội đó.

       Theo vậy, các trận hãm hiếp tràn lan trong chiến tranh là sự phô bày sức mạnh tập thể của giống đực và chinh phục tình dục, dù cho nạn nhân chịu đựng bạo hành trên thân thể và cảm xúc trong khi thủ phạm tự thiết lập giá trị của bản năng giống đực - ở trước những tên bộ đội cường dương háu đói khác - với sự tổn thương của nạn nhân.
 
       Những phụ nữ “khác” trở thành nạn nhân của các màn  hiếp dâm không phải chỉ vì họ là đàn bà nhưng bởi vì họ còn là đàn bà Ðức (trang 1007). Như (trang 1011) kết luận: “Như thế, bạo hành trong cưỡng hiếp với phụ nữ Ðức là một trong những cách để phá hủy danh dự, niềm hãnh diện dân tộc và hạ nhục nam giới Ðức”. 

Bộ đội Liên Sô và một cô gái Ðức
năm 1945.

       Trò hãm hiếp tập thể tại Bá Linh đồng thời làm cho nam giới Ðức bị coi thường, dán nhãn hiệu cho họ là kẻ bất lực vì không khả năng che chở phụ nữ Ðức. Phụ nữ Ðức cũng là mục tiêu của bạo hành tình dục bởi vì họ được coi là vật “sở hữu” của đàn ông Ðức.

       Bằng cách đe dọa và làm nhục phụ nữ qua những màn cưỡng hiếp tập thể, dày vò thân thể đàn bà cho thỏa thích nhục dục, bộ đội Cộng Sản Liên Sô đồng thời thách đố bản năng giống đực của nam giới Ðức - họ là người bị thiến - trong khi bộ đội Cộng Sản là loại cường dương, sung mãn, một giống đực hảo hạng.

       Như vậy đẳng cấp của giống đực đã được tạo nên. Thật ra trong trường hợp Bá Linh, nếu có người chồng ở gần đó, bọn bộ đội Cộng Sản hãm hiếp thường tạo chắc rằng người chồng biết được trò cưỡng hiếp.

       Hành vi hiếp dâm tập thể của Hồng Quân trong Ðệ Nhị Thế Chiến (Cộng Sản Liên Sô thường tự hào là Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Ðại) mang chức năng thành lập sự thống trị bản năng đực trên phụ nữ khác, nam giới khác, và quốc gia khác – nó biểu hiện sự đánh bại toàn thể quốc gia Quốc Xã Ðức bởi giống đực của người bộ đội Hồng Quân anh hùng.

       Mặc dù chưa có tài liệu tuyên bố hãm hiếp là một chiến lược chiến tranh tại Bá Linh, sự cưỡng dâm tập thể phục vụ hiệu quả như hành vi thao diễn giống đực không chính thức nhằm gây lo sợ và hăm dọa dân thường ở Bá Linh để họ tuân thủ các ước muốn và đòi hỏi của quân Sô Viết chiếm đóng.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét