CHƯƠNG 12
NGƯỢC
ĐÃI TRÍ THỨC
Khởi
biên ngày 17/1/2009
I/ CHIẾN DỊCH KHỞI ĐẦU
II/ MỞ LẠI CUỘC TẤN CÔNG
III/
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
IV/ HỘI NHÀ VĂN SÔ VIẾT
V/ THANH
TRỪNG VĂN HÓA
VI/ CHÍNH SÁCH KIỂM DUYỆT
VII/ CÔNG CỤ KIỂM DUYỆT
VIII/ CÁC HÌNH THỨC KIỂM DUYỆT
IX/ KIỂM DUYỆT HÌNH ẢNH Ở LIÊN SÔ
X/ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TẠI LIÊN SÔ
XI/ HOẠT ĐỘNG NGÀNH TRUYỀN HÌNH Ở
LIÊN SÔ
XII/ KHỦNG BỐ
TINH THẦN CÁC TRÍ THỨC MUỐN TỰ DO TƯ TƯỞNG
-&-
CHƯƠNG 13
ÓC BÀI DO THÁI
Khởi biên ngày 3/4/2009
A/
PHẦN KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC DO THÁI
I/
LỊCH SỬ DÂN TỘC DO THÁI
II/
DO THÁI GIÁO
III/
CÁC HÌNH THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA TỪ NGỮ BÀI DO THÁI
IV/
ZIONISM - CHỦ NGHĨA PHỤC QUỐC DO THÁI
V/
THÀNH LẬP QUỐC GIA DO THÁI HIỆN ĐẠI
VI/
DÂN SỐ DO THÁI HIỆN NAY
B/
ÓC BÀI DO THÁI CỦA ĐẾ QUỐC NGA VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN SÔ
VII/
LỊCH SỬ NGƯỜI DO THÁI Ở NGA
VIII/
BÀI DO THÁI TRONG ĐẾ QUỐC NGA
IX/
BÀI DO THÁI DƯỚI THỜI LENIN
C/
BÀI DO THÁI DƯỚI THỜI STALIN
X/
NHỮNG NĂM ÐẦU TIÊN
XI/ TRƯỚC ÐỆ NHỊ THẾ CHIẾN
XII/ THẢM HỌA HOLOCAUST
XIII/ PHẢN ỨNG CỦA SÔ VIẾT ÐỐI VỚI HOLOCAUST
XIV/ SAU ÐỆ NHỊ THẾ CHIẾN
XV/ ỦY BAN DO THÁI CHỐNG PHÁT XÍT (FASCIST)
XVI/ ÂM MƯU CỦA CÁC BÁC SĨ
XVII/ ÐÊM SÁT HẠI CÁC NHÀ THƠ
XVIII/ GIẢ THUYẾT RADZINSKY
XIX/ LIÊN SÔ CHỐNG CHỦ NGHĨA PHỤC QUỐC DO THÁI
XX/CHỦ TRƯƠNG NGA HÓA - MỘT HÌNH THỨC PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC
(Phần
trích)
IV/
ZIONISM - CHỦ NGHĨA PHỤC QUỐC DO THÁI
Zionism - phong trào chính trị quốc tế mang mục đích ủng
hộ một quê hương cho dân tộc Do Thái tại “Đất Israel ”. Mặc dù nguồn gốc của
Zionism có sớm
hơn, phong trào được ký giả Theodor Herzl, người
Áo, chính thức
thành lập vào cuối thế kỷ 19. Phong trào quốc tế này sau cùng thành
công trong việc thành lập quốc gia Israel năm 1948 như một nhà nước Do Thái
hiện đại duy nhất và đầu tiên trên thế giới. Phong trào này tiếp tục ủng hộ
chính yếu cho quốc gia và chính quyền Israel và tình trạng tiếp tục của
thực thể này như là một quê hương cho người Do Thái.
Được diễn tả với ý nghĩa “Một Chủ Nghĩa
Quốc Gia của người Do Thái lưu vong”, những người khởi xướng phong trào coi đây
là một phong trào giải phóng dân tộc mang mục đích tự quyết của người Do
Thái.
Trong khi Zionism dựa một phần trên truyền thống tôn giáo liên hệ dân
tộc Do Thái với “Đất Israel”, nơi mà khái niệm tình trạng quốc gia Do Thái được
nghĩ đã phát triển đầu tiên vào khoảng năm 1.200 trước Công Nguyên, và thời kỳ
sau cùng của Ngôi Đền Thứ Hai (năm 70 Công Nguyên), thế nhưng phong trào hiện
nay chính yếu là thế tục, khởi đầu phần lớn như sự đáp trả lại từ tập thể Do
Thái ở Châu Âu đối với hành động Bài Do Thái tràn lan trên khắp Châu Âu.
Zionist
là những người hoạt động cho Zionism. Zion
chỉ dân tộc Do Thái.
B/
ÓC BÀI DO THÁI CỦA ĐẾ QUỐC NGA VÀ CỘNG SẢN LIÊN SÔ
VII/
LỊCH SỬ NGƯỜI DO THÁI Ở NGA
Các
lãnh thổ mênh mông của Đế Quốc Nga một thời đã hiện diện khối lượng dân số Do
Thái đông nhất thế giới. Trong phạm vi các lãnh thổ này Cộng Đồng Do Thái tăng
trưởng và phát triển nhiều truyền thống văn hóa và Thần Học đặc biệt nhất của
Do Thái Giáo hiện đại, trong khi đó họ cũng đối diện với các thời kỳ bị ngược
đãi và các chính sách đối xử phân biệt, chống Do Thái căng thẳng. Trong cuối
thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, nhiều người Do Thái ở Liên Sô nhân cơ hội
có chính sách di dân được tự do hóa, với hơn nữa triệu người đã rời khỏi đất
Liên Sô, hầu hết đi tới Israel, Hoa Kỳ và Đức. Mặc dù điều này, người Do Thái ở
Nga và các nước thuộc Liên Sô cũ hãy còn hình thành nên một trong những dân số
Do Thái lớn hơn ở Châu Âu.
Do
những biến thiên lịch sử, nhiều người Do Thái đến định cư ở Miền Nam Nga, Ukraine,
Armenia,
và Georgia hiện nay từ thời
Babylonia xâm chiếm Do Thái, và những tài liệu tồn tại từ thế kỷ thứ 4 chứng tỏ
nhiều thành phố tại Armenia có số dân Do Thái từ 10.000 tới 30.000 người cùng
với những khu định cư quan trọng của người Do Thái ở Crimea.
Mặc dù Miền Đông Bắc Nga có ít người Do Thái, những nước
nằm ở hướng Tây Nga đã gia tăng nhanh chóng số lượng người Do Thái khi làn sóng
tàn sát chống Do Thái và trục đuổi từ các quốc gia Tây Âu vào những thế kỷ cuối
cùng thời Trung Cổ, tỷ lệ dân Do Thái đáng kể ở đó đã di chuyển đến các nước có
chính sách quốc gia đối xử nhân đạo hơn, như tại Trung và Đông Âu cũng như
Trung Đông.
Bị trục đuổi tập thể từ Anh, Pháp, Tây Ban Nha và hầu hết
các nước Tây Âu khác ở nhiều thời điểm, và bị hành hạ tại Đức trong thế kỷ 14,
nhiều người Do Thái tại Tây Âu chấp nhận đương nhiên lời mời của Nhà Cai Trị Casimir III ở Ba Lan đến định cư tại những
vùng đất do Ba Lan kiểm soát ở Đông Âu, thi hành các dịch vụ trung gian và
thương mại trong một xã hội nông nghiệp cho Vua Ba Lan và giai cấp quí tộc giữa
năm 1330 và 1370 trong suốt thời cai trị của Casimir Đại Đế. Ước lượng 85%
người Do Thái ở Ba Lan trong thế kỷ 14 đã liên hệ đến công việc như quản trị
đất đai, thu thập thuế, cho mượn tiền hay mua bán.
Sau khi định cư tại Ba Lan (giai đoạn kế tiếp là Khối
Thịnh Vương Chung Ba Lan – Lithuania )
và Hungary (sau là Áo –
Hung), dân số Do Thái mở rộng vào những vùng có dân số ít hơn tại Ukraine
và Lithuania, để rồi trở thành một phần lãnh thổ của Đế Quốc Nga.
- & -
Nhà Biên Soạn:
Phạm Hoàng Tùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét