CHƯƠNG
16
BIỂU TƯỢNG THIÊN TỬ ĐỘC
QUYỀN ĐỘC TÔN
TRONG CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP
QUYỀN XƯA CỔ
TƯỢNG
ĐÀI LENIN BỊ
NGƯỜI DÂN KHẮP NƠI
ĐÁNH NGÃ - GIỰT SẬP - LẬT
NHÀO - ĐẬP BỂ NÁT &
LĂNG HOÀNG ĐẾ HAY NẤM MỒ
NGƯỜI VÔ SẢN?
SỐ
PHẬN XÁC ƯỚP
CÙNG LĂNG LENIN
Khởi biên ngày 4 tháng 1 năm
2010
A/
BIỂU TƯỢNG THIÊN TỬ ĐỘC QUYỀN ĐỘC TÔN - TƯỢNG ĐÀI LENIN BỊ NGƯỜI DÂN KHẮP NƠI
ĐÁNH NGÃ - GIỰT SẬP - LẬT NHÀO - ĐẬP BỂ NÁT
I/
TỔNG QUÁT
II/
NGƯỜI BA LAN ĐỐT TƯỢNG LENIN – DÂN KYRGHYZSTAN THÁO DỠ TƯỢNG LENIN
III/
GIẢI THƯỞNG CHO TINH THẦN ĐỀ KHÁNG CHỐNG LẠI SỰ PHỤC HỔI BIỂU TƯỢNG CỘNG SẢN SÔ
VIẾT
IV/ TƯỢNG LENIN CAO NĂM THƯỚC
ĐỘT NHIÊN BỊ BIẾN MẤT KHỎI KRASNODAR
V/
TƯỢNG LENIN QUI HÀNG TRƯỚC LỰC LƯỢNG QUẦN CHÚNG TẠI KYRGYZSTAN
VI/ TƯỢNG ĐÀI LENIN TẠI BUDAPEST – HUNGARY
BỊ HẠ BỆ
VII/ VAI TRÒ SAU CÙNG CỦA MỘT PHO TƯỢNG LENIN – XUA ĐUỔI BỌN ĂN
TRỘM XE TẠI THỤY ĐIỂN
VIII/
TRÒ CHƠI XỎ LENIN THÁNG TƯ
IX/
TẠI UKRAINE NGƯỜI QUỐC GIA LIỆNG SƠN ĐỎ VÀO TƯỢNG LENIN TRONG CƠN XÚC ĐỘNG CỦA
CUỘC THẢO LUẬN VỀ ĐẠI NẠN ĐÓI ĂN DO LIÊN SÔ GÂY NÊN
X/ MỘT THỜI SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÔNG AN TRỊ ÁP ĐẶT TƯ
TƯỞNG NGỤY BIỆN - QUYỀN LỰC THỐNG TRỊ TUYỆT ĐỐI ĐÃ QUA & CÁC TƯỢNG ĐÀI ANH
HÙNG CÁCH MẠNG - VÔ SẢN - ÁI QUỐC - LÃNH ĐẠO - THẦN TƯỢNG NGỤY TẠO TỪ DZERZHINSKY, STALIN ĐẾN LENIN LẦN LƯỢT BỊ CÔNG CHÚNG XÔ NGÃ NHỤC NHÃ
B/
LĂNG HOÀNG ĐẾ HAY NẤM MỒ NGƯỜI VÔ SẢN? SỐ PHẬN XÁC ƯỚP CÙNG LĂNG LENIN
XI/
MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI NGẮN VỚI XÁC ƯỚP LENIN
XII/
HÃY ĐẾN COI LĂNG LENIN TRƯỚC KHI DẸP BỎ NÓ - ĐẾN LÚC CHÔN CẤT LENIN
XIII/
LENIN: CHÔN HAY KHÔNG CHÔN?
- & -
CHƯƠNG
17
LỊCH
SỬ QUAN HỆ
GIỮA
ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN SÔ VÀ CỘNG SẢN VIỆT NAM
MỐI
QUAN HỆ GIEO TRUYỀN VÀ THI HÀNH
Khởi biên ngày 29 tháng 1
năm 2010
A/
NHỮNG CHỨNG CỨ LỊCH SỬ XÁC NHẬN ĐẶC TÍNH LỆ THUỘC LIÊN SÔ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
I/
TỔNG QUÁT
II/
LỆ THUỘC TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẢNG
III/
SỬ ĐẢNG THÚ NHẬN TÌNH TRẠNG KHÔNG ĐỘC LẬP TỰ CHỦ NGAY TỪ LÚC ĐẢNG MỚI RA ĐỜI
IV/
HIỆN TẠI VẪN CHƯA TỈNH MỘNG HAY NÓI DỐI DÂN ĐỂ TIẾP TỤC CẦM QUYỀN VÀ THỤ HƯỞNG
ĐỜI TƯ BẢN ĐỎ
B/
CÁC DỮ KIỆN QUỐC TẾ XÁC NHẬN CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỈ LÀ CON CHỐT CỦA LIÊN SÔ
V/
LIÊN SÔ VIỆN TRỢ CHO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VI/
KẾT LUẬN
- & -
(Phần
trích)
A/
NHỮNG CHỨNG CỨ LỊCH SỬ XÁC NHẬN ĐẶC TÍNH LỆ THUỘC LIÊN SÔ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
I/
TỔNG QUÁT
Trong
Chương 7 và Chương 14, cá nhân chúng tôi có nói đến một số nét về mối quan hệ
giữa Liên Sô và Cộng Sản Việt Nam nhưng chưa nêu lên hết các điểm tổng quát và
chi tiết về mối quan hệ giữa gieo truyền và thi hành này, vì thế chúng tôi biên
soạn chương 17 để bạn đọc có thêm được các dữ kiện.
Đảng
Cộng Sản Việt Nam luôn tuyên truyền với dân Việt là họ giành được độc lập cho
nước Việt từ ngoại bang Pháp, tuy nhiên khi tìm hiểu sâu về đặc tính hoạt động
và lý thuyết nền tảng cho lý luận đảng, người ta phải hiểu ra ngay Đảng Cộng
Sản Việt chỉ làm công cụ, làm phương tiện thi hành, là một đảng vệ tinh bé nhỏ
ở Đông Nam Á của hệ thống Cộng Sản thế giới mà Đảng Cộng Sản Liên Sô trực tiếp
điều hành và gieo truyền tội ác.
Chương
17 này có mục đích giúp bạn đọc nhất là thành phần trẻ trong xã hội Việt Nam
tìm ra được các tính chất lệ thuộc từ buổi ban sơ của Đảng Cộng Sản Việt Nam
đối với đế quốc Cộng Sản Liên Sô, nơi gây ra tội ác chống lại nhân loại, dĩ
nhiên là phần tử cố kết trong hệ thống tội ác, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu
trách nhiệm trước nhân loại và dân tộc Việt.
Tất
nhiên khi Liên Sô bị tiêu diệt, Cộng Sản Việt Nam thờ ông thầy mới là Trung
Cộng để bám víu quyền lực, để đảng tồn tại dù cho phải hãm hại cả dân tộc Việt
và bán non sông đất nước.
II/
LỆ THUỘC TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẢNG
1/
Về Đảng Cộng Sản Việt Nam
Theo
các dữ kiện của bộ tự điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia bằng Anh Ngữ trên
liên mạng toàn cầu ghi nhận, đầu tiên có ba phe Cộng Sản nảy
sinh từ một tổ chức thanh niên mang tên Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội do Hồ
Chí Minh thành lập năm 1926 (tài liệu Cộng Sản Việt Nam ghi thành lập năm 1925).
Đại
Hội đầu tiên và duy nhất của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội được tổ
chức tại Hương Cảng (Hồng Kông) vào tháng 5/1929. Nội bộ tổ chức lúc đó bộc lộ
chủ nghĩa phe phái do bị ảnh hưởng từ cuộc đấu tranh giành quyền lực một sống
một chết tại thượng tầng hệ thống Cộng Sản thế giới đặt ở Moscow giữa Joseph
Stalin và Nikolai Bukharin. Bị kích động bởi lời kêu gọi
của Stalin thi hành đường lối ly khai trong những người Cộng Sản, Trần Văn
Cung, nhân vật đứng đầu kỳ bộ Miền Bắc của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, cầm đầu
đoàn đại biểu bỏ ngang không tham dự hết Đại Hội. Cung về đến Việt Nam
ngày 17/6/1929 và thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng.
Những
người còn lại trong Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội lúc đó đang chờ
xem kết quả cuộc tranh giành quyền lực tại Moscow rồi mới quyết định nên làm gì.
Tháng
8/1929, số lãnh đạo còn lại của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội
thành lập An Nam Cộng Sản Đảng, đảng này có một “bộ phận đặc biệt” lãnh đạo gồm
5 thành viên, gồm Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu... An Nam
Cộng Sản Đảng tồn
tại trong khoảng thời gian từ tháng 8/1929 đến tháng 2/1930.
Ngày 27/10/1929, Comintern (Cộng Sản Quốc Tế Đệ Tam) đề ra một lá thư phê bình An Nam Cộng
Sản Đảng và ca ngợi Đông Dương Cộng Sản Đảng, và chỉ thị phải hợp nhất đảng. Hai đảng tổ chức phiên họp để thống
nhất tổ chức vào tháng 2/1930 tại một hội nghị ở Cửu Long để cho ra đời Đảng
Cộng Sản Việt Nam , (theo tài liệu của Đảng Cộng
Sản Việt Nam :
hội nghị tổ chức ở xóm thợ đường Cửu Long
gần Hương Cảng). Hồ
Chí Minh vào thời gian này là một đại biểu của Cộng Sản Quốc Tế Đệ Tam, đã chủ tọa hội nghị thống nhất.
Như
thế, Đảng Cộng Sản Việt Nam
được Hồ Chí Minh và một số nhân vật lưu vong tại Trung Hoa thành lập.
Mặc
dù phe Cộng Sản thứ ba là Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn không được mời dự hội
nghị nhưng các thành viên đảng này được phép gia nhập vào đảng mới thống nhất.
Sau
đó không lâu, phiên họp thể đảng đầu tiên thay đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông
Dương, theo chỉ thị của Comintern.
Đại Hội I của đảng được tổ chức bí mật tại Ma Cao năm
1935. Cùng lúc đó hội nghị Comintern tại
Moscow đề ra chính sách hướng đến một mặt trận nhân dân chống Phát Xít và chỉ
thị cho các phong trào Cộng Sản trên khắp thế giới hợp tác với các lực lượng
chống Phát Xít không kể khuynh hướng của họ hướng tới Chủ Nghĩa Xã Hội.
Điều này đòi hỏi Đảng Cộng Sản Đông Dương phải xem xét tất cả các đảng phái ở
Đông Dương như đồng minh tiềm tàng của họ.
Đảng Cộng Sản Đông Dương tạm thời bị giải tán năm 1945
nhằm mục đích che giấu những người gia nhập đảng và các hoạt động đảng núp dưới
hình thức Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Marx và Việt Minh, được thành lập trước đó 4
năm như mặt trận chung mang mục tiêu “giải phóng” dân tộc.
Đảng được tái thành lập với tên gọi Đảng Lao Động Việt Nam
tại Đại Hội II ở Tuyên Quang năm 1951.
Đại Hội III được tổ chức tại Hà Nội năm 1960 chính thức
quyết định xây dựng Miền Bắc thành nước XHCN như Liên Sô và quyết tâm tiến hành
chiến tranh tổng lực quyết chí đánh chiếm Miền Nam để đưa hết cả nước vào quĩ
đạo lệ thuộc hệ thống đế quốc mới ngụy trang dưới chiêu bài Cộng Sản thế giới
do Đảng Cộng Sản Liên Sô làm ông trùm.
Đại Hội IV năm 1976 tại Hà Nội, đảng đổi tên chính thức
là Đảng Cộng Sản Việt Nam .
2/
Về Việc Hồ Chí Minh Ở Hồng Kông Và Liên Bang Sô Viết
Theo
các dữ kiện trên website Wikipedia ghi nhận, Hồ bị thúc ép rời khỏi Trung Hoa
do chính quyền địa phương tấn công vào các hoạt động của Cộng Sản, nhưng sau đó
ông trở về Trung Hoa năm 1930 xúc tiến thành lập Đảng Cộng Sản. Hồ ở Hồng Kông
trong vai trò đại diện Cộng Sản quốc tế. Tháng 6/1931, Hồ bị cảnh sát Anh bắt
giữ và giam tù cho đến năm 1933. Sau đó Hồ lên đường trở lại Liên Sô. Năm 1938,
ông trở lại Trung Hoa và phục vụ trong vai trò cố vấn cho quân đội Cộng Sản
Tàu.
Năm
1945, thuộc hạ Hồ Chí Minh hành quyết người quốc gia yêu nước nhưng không nằm
trong tổ chức Việt Minh do Hồ cầm đầu, bao gồm các vị lãnh đạo Đảng Lập Hiến là
Bùi Quang Chiêu, người đứng đầu Đảng Độc Lập là Ngô Đình Khôi, anh cố Tổng
Thống Ngô Đình Diệm. Ông Khôi là tỉnh trưởng trong chính quyền
Việt Nam dưới chế độ thực dân Pháp, do từ chối chức vụ được hứa hẹn là bộ
trưởng một khi tham gia chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Cộng Sản, ông
Khôi đã bị Cộng Sản thanh trừng bằng cách chôn sống để báo thù. (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là
tên gọi của cả nước Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam Cộng Sản từ năm 1954 đến 1976).
Số
phần tử theo chân Hồ còn thanh toán, sát hại những người Việt thuộc các thành
phần theo đường lối Trotsky bên Liên Sô, vốn là đối thủ chính trị không đội
trời chung của Stalin, điều này chứng minh cho thấy Hồ chịu ảnh hưởng đường lối
tàn bạo của Stalin. Thứ nữa lúc đó tại Liên Sô, Stalin sát hại gần hết số đồng
chí của mình từng góp sức trong giai đoạn “Cách Mạng Tháng 10” để thâu tóm quyền
lực, Hồ muốn Liên Sô giúp đỡ chiếm được quyền lực tại Việt Nam thì phải ủng hộ
Stalin là điều tất nhiên.
Theo
dữ kiện của Wikipedia, Hồ than thở về cái chết của ông Tạ Thu Thâu, một người
cách mạng Việt Nam theo đường lối Cộng Sản Trotsky, và nói rằng, ông Thâu là
nhân vật yêu nước vĩ đại nhưng “tất cả
nhưng ai không theo đường lối chúng ta đã đề ra đều phải bị tiêu diệt”.
Trong
suốt năm 1946, khi Hồ còn ở bên ngoài Việt Nam, Tướng Võ Nguyên Giáp, một cánh
tay phải của Hồ, đã giam cầm 25.000 người quốc gia và thúc ép 6.000 người khác
phải bỏ chạy cứu lấy mạng, nếu không sẽ bị Cộng Sản thảm sát. Hàng trăm đối thủ
chính trị khác cũng bị thủ tiêu dưới nhiều hình thức trong tháng 7/1946. Tất cả
các đảng phái tách khỏi Việt Minh bị ngăn cấm hoạt động và chính quyền địa
phương do Cộng Sản kiểm soát đã thanh trừng thẳng tay các đảng phái này nhằm
mục đích giúp chế độ chính trị kiểu Liên Sô và do Hồ dựng lên sau này không bị
chống đối nhiều từ các thành phần chính trị không Cộng Sản.
Nhà Biên Soạn:
Phạm Hoàng Tùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét