Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Giới Thiệu Phần Ba Và Chương 15 Trong Bộ Sách Biên Khảo “Nhân Loại Thụ Hình & Tội Ác Độc Tài Cộng Sản - Vết Thương Đau Hằn Sâu Trên Thân Xác Nhân Loại”

PHẦN BA
ĐẾ QUỐC CỘNG SẢN VĨ ĐẠI - KHẮC NGHIỆT
SUY KIỆT SỤP ĐỔ TAN RÃ
VÌ LÒNG DÂN KHÔNG THEO

Cách đây hai ngàn năm, đế quốc La Mã hùng mạnh nhất thế giới đã thống trị nhiều dân tộc yếu kém hơn trong suốt 400 năm Tây Lịch, sau đó còn kéo dài ở phía Ðông (đế quốc Ðông La Mã) cho đến năm 1453. Thời kỳ nhân loại chưa có ý thức nhân quyền rõ rệt, và ý thức tự do, dân chủ chưa phát triển nên đế quốc La Mã đã dùng bạo lực ngự trị xa xỉ, kiêu căng trên cuộc sống lầm than, khổ sở của nhiều dân tộc khác.

Vào đầu thế kỷ 20 khi Lenin cho thành lập đế quốc Cộng Sản Liên Sô, so với nhân lực, cơ cấu tổ chức, và vũ khí thời La Mã thì đế quốc Cộng Sản Liên Sô hùng mạnh hơn với các trang bị quân sự hiện đại có tầm sát thương - tàn phá -  hủy diệt hàng loạt. Ngoài vũ khí hiện đại, tân đế quốc này còn được hỗ trợ bởi một “học thuyết” khá hoàn bị về mặt lý thuyết, dù vòng vèo-mâu thuẫn-tối nghĩa về nội dung, ngay từ lúc khởi đầu dựng đế quốc.

Tuy nhiên đế quốc toàn-kiểm lạc hậu - đen tối - bạo trị do Lenin lập nên không kéo dài đến 100 năm.

Sở dĩ ngày nay, các đế quốc, thực dân không thể kéo dài bạo lực thống trị và sớm tan rã -tuyệt diệt là vì nhân loại đã trưởng thành, tinh thần phản kháng mạnh dạn hơn khi trực diện với hệ thống chính trị chuyên chế, độc tài, đàn áp; và lòng khát khao tự do, dân chủ mãnh liệt nhiều hơn.

Sự giải thể, tan rã, diệt vong của đế quốc Cộng Sản Liên Sô là khải hoàn ca trường cửu cho nền văn minh nhân loại!!!      

CHƯƠNG 15
TÌNH TRẠNG SUY VI TIÊU VONG
CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN LIÊN SÔ &
“ÐỔI MỚI” - SỰ PHẢN BỘI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
CHỦ TRƯƠNG ÐẦU HÀNG TƯ BẢN
CON ÐƯỜNG CÙNG CỦA CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM
Khởi biên ngày 10 tháng 10 năm 2009

A/ DIỄN BIẾN CƠN ÐẠI ÐỊA CHẤN CHÍNH TRỊ TỪ PHÍA CHUYÊN CHẾ LẠC HẬU LÀM HƯNG PHẤN NHÂN LOẠI QUAN TÂM ÐẾN NHÂN QUYỀN                                
I/ TÌNH HÌNH CHUNG
II/ GORBACHEV NẮM QUYỀN
III/ CẢI TỔ   
B/ NHỮNG HẬU QUẢ NGOÀI TIÊN LIỆU
IV/ Lech Wałęsa - MỘT CÔNG NHÂN TRỞ THÀNH LÃNH ÐẠO CÔNG ÐOÀN CHỐNG CỘNG VÀ LÀ VỊ TỔNG THỐNG ÐẦU TIÊN CỦA NỀN ÐỆ TAM CỘNG HÒA BA LAN TỰ DO DÂN CHỦ
V/ CÔNG ÐOÀN ÐOÀN KẾT 
VI/ KHỐI CỘNG SẢN ÐÔNG ÂU SỤP ÐỔ - TAN RÃ - DIỆT VONG
VII/ HỌC THUYẾT BREZHNEV 
VIII/ LÀM CÁCH MẠNG BẰNG LỜI CA TIẾNG HÁT
IX/ CON ÐƯỜNG BALTIC
X/ CĂNG THNG SẮC TỘC
C/ SUY KIỆT - SỤP ÐỔ
XI/ LIÊN BANG SÔ VIẾT TAN RÃ
XII/ CUỘC ÐẢO CHÍNH THÁNG TÁM
XIII/ SAU KHI ÐẢO CHÍNH THẤT BẠI
D/ HẬU - CỘNG SẢN LIÊN SÔ
XIV/ THÀNH LẬP CIS VÀ CHÍNH THỨC KẾT THÚC NHÀ NƯỚC LIÊN SÔ
XV/ TÓM LƯỢC TIẾN TRÌNH BẠI VONG TẤT YẾU CỦA Ð QUỐC CỘNG SẢN
XVI/ TÁI CẤU TRÚC HẬU - SÔ VIẾT
Ð/ CÁC Ý KIẾN VỀ SỰ TIÊU VONG CỦA CỘNG SẢN LIÊN SÔ
XVII/ SỤP ÐỔ KINH TẾ LIÊN BANG SÔ VIẾT
XVIII/ NHẬN THỨC MỚI VỀ SỰ SỤP ÐỔ CỦA LIÊN SÔ
XIX/ LIÊN SÔ SỤP ÐỔ VÀ RONALD REAGAN
XX/ TỔNG THỐNG NGA VLADIMIR PUTIN: LIÊN SÔ SỤP ÐỔ LÀ “TAI HỌA CỦA THẾ KỶ”
E/ NHỮNG TÁC ÐỘNG NGHIÊM TRỌNG KHÁC TIẾP TỤC LÀM RÕ NÉT SỰ THAY ÐỔI CÁN CÂN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ TRÊN THẾ GIỚI
XXI/ CÁC QUỐC GIA NGĂN CẤM - VỨT BỎ - ÐOẠN TUYỆT VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI & CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VÌ ÐẶC TÍNH THOÁI TRÀO VÀ LẠC HẬU SO VỚI CUỘC SỐNG TIẾN BỘ - VĂN MINH - NHÂN BẢN CỦA NHÂN LOẠI TRÊN KHẮP QUẢ ÐẤT
XXII/ SỐ PHẬN ÐEN TỐI DO LỊCH SỬ HIỆN ÐẠI DÀNH CHO NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM            
                     
- & -
(Phần trích)

7/ Ngày Tàn Của Cộng Sản Yugoslavia

Cộng Hòa Liên Bang XHCN Yugoslavia (Nam Tư) không là thành viên Hiệp Ước Warsaw nhưng lại theo đuổi mô hình Cộng Sản của riêng Liên Bang này dưới thời cai trị của Josip Broz Tito. Liên Bang Nam Tư là nhà nước Cộng Sản đa sắc tộc, căng thẳng giữa các sắc tộc đầu tiên leo thang trong sự kiện Mùa Xuân Croatia năm 1970-71, đây là phong trào đòi quyền tự trị lớn hơn cho dân tộc Croatia nhưng bị đàn áp.

Trong năm 1974 có thay đổi hiến pháp để chuyển giao một số quyền lực Liên Bang về cho các cộng hòa hợp thành và đơn vị tỉnh. Sau cái chết Tito năm 1980, tình trạng căng thẳng sắc tộc bị dồn nén lâu năm dưới chiêu bài Liên Bang XHCN ngụy tạo đã có cơ hội phát triển, đầu tiên bùng ra tại Kosovo với đa số dân thuộc sắc tộc Albania.  

Vào cuối thập niên 1980 lãnh đạo Cộng Sản Serbia là Slobodan Milošević dùng cuộc khủng hoảng tại Kosovo để đun nóng tinh thần dân tộc người Serbia (một chủng tộc chiếm đa số trong Liên Bang Nam Tư) và cố gắng củng cố, thống trị Liên Bang từ lâu bị các sắc tộc khác không có cảm tình và muốn phá bỏ.
        
Tháng Giêng năm 1990 sau các cuộc mạng dân chủ trong khối Ðông Âu, Liên Ðoàn Cộng Sản Nam Tư (Ðảng Cộng Sản) suy sụp do đường lối dân tộc ly khai nổi lên mạnh trong Liên Bang, và cuộc bầu cử tự do đa đảng không bao giờ được nhắc tới trước đây và bị coi như một đại cấm kỵ, cũng bị phá vỡ.

Cuộc đầu phiếu năm 1990 tại các cộng hòa hợp thành đã mang quyền lực cho các phong trào ly khai, đầu tiên ở Slovenia và Croatia, kế đến là Bosnia-Herzegovina, và Macedonia. Cuộc bầu cử Quốc Hội và Tổng Thống tại SerbiaMontenegro củng cố quyền lực cho Milošević và những người ủng hộ ông.

Căng thẳng sắc tộc leo thang dẫn đến chiến tranh Nam Tư và sự độc lập của các nước cộng hòa theo thứ tự thời gian như sau:

Slovenia (25/6/1991);
Croatia (25/6/1991);
Bosnia-Herzegovina (1/3/1992);
Montenegro (3/6/2006);
Serbia (5/6/2006);
Kosovo (17/2/2008, được công nhận từng phần).

VII/ HỌC THUYẾT BREZHNEV

Vào năm 1989, Moscow từ bỏ Học Thuyết Brezhnev để thiên về giải pháp không can thiệp trong công việc nội bộ các đồng minh Hiệp Ước Warsaw. Dần dần, mỗi một quốc gia thành viên Hiệp Ước Warsaw thấy chính quyền Cộng Sản của họ thất bại trong các cuộc bầu cử phổ thông, và trong trường hợp Romania, sự nổi dậy bạo lực. Vào năm 1991 các chính quyền Cộng Sản Bulgaria, Czechoslovakia, Ðông Ðức, Hungary, Ba Lan, và Romania, tất cả bị Stalin áp đặt thể chế chính trị sau Ðệ Nhị Thế Chiến, đã bị đổ sụp tan nát khi làn sóng cách mạng tràn qua khắp Ðông Âu.

Học Thuyết Brezhnev là chính sách đối ngoại của Sô Viết, được S. Kovalev vạch ra đầu tiên và rõ ràng nhất trong bài báo trên Pravda ngày 26/9/1968 với tựa đề “Chủ Quyền và Nghĩa Vụ Quốc Tế Của Các Quốc Gia XHCN”. Leonid Brezhnev nhắc lại quan điểm này trong bài diễn văn đọc tại Ðại Hội V của Ðảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan ngày 13/11/1968, trong đó phát biểu: “Khi các lực lượng thù địch với Chủ Nghĩa Xã Hội cố gắng xoay đổi sự phát triển của vài nước XHCN hướng đến Chủ Nghĩa Tư Bản, nó không chỉ trở thành vấn đề cho quốc gia liên quan, nhưng còn là vấn đề chung và ưu tư cho tất cả các nước XHCN”.

Học thuyết này được thông báo để chứng minh có hiệu lực từ thời điểm quá khứ khi Sô Viết xâm lăng Czechoslovakia vào tháng 8/1968 làm chấm dứt Mùa Xuân Prague trong bi thảm, cùng với các cuộc can thiệp quân sự do Sô Viết nhúng tay vào trước đây như trường hợp xâm lược Hungary năm 1956. Những can thiệp quân sự này nhằm mục đích chấm dứt nỗ lực tự do hóa và các cuộc nổi dậy có tiềm năng làm tổn hại đến quyền bá chủ của Sô Viết trong khối Ðông Âu mà được Sô Viết khảo sát như một vùng đệm chiến lược và phòng thủ căn bản trong trường hợp sự thù địch với khối NATO bùng nổ ra.

Trong thực tế, chính sách này cho phép các Ðảng Cộng Sản chư hầu, bồi thần được độc lập giới hạn nhưng không nước nào được phép rời khỏi Hiệp Ước Warsaw, làm xáo trộn độc quyền về quyền lực của Ðảng Cộng Sản trong đất nước, hay bất cứ tổn hại nào phạm đến mối cố kết trong khối Ðông Âu. Bao hàm trong học thuyết này là giới lãnh đạo Sô Viết tự dành cho mình quyền riêng để định nghĩa “Chủ Nghĩa Xã Hội” và “Chủ Nghĩa Tư Bản”. Theo sau thông báo áp dụng Học Thuyết Brezhnev, nhiều hiệp ước được ký kết giữa Liên Sô và các quốc gia vệ tinh nhằm tái xác định những điểm này và bảo đảm thêm quan hệ hợp tác giữa các nước.  

Các nguyên tắc của học thuyết rộng đến nổi Sô Viết sử dụng ngay cả nó để chứng minh cho hành động quân sự can thiệp vào các quốc gia không có chân trong Hiệp Ước Warsaw như cuộc xâm lăng Afghanistan năm 1979. Hiệu quả của Học Thuyết Brezhnev bị chấm dứt khi Gorbachev từ chối dùng hành động quân sự khi Ba Lan tổ chức bầu cử tự do năm 1989 và Công Ðoàn Ðoàn Kết đánh bại Cộng Sản (Ðảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan).

Liên Sô cũng bắt đầu trải qua biến động như hậu quả của glasnost vang dội khắp lãnh thổ Liên Sô. Mặc dù những cố gắng dằn nén, tình hình đảo lộn tại Ðông Âu không tránh khỏi lan tràn đến các dân tộc trong phạm vi Liên Sô. Trong các cuộc bầu cử hội đồng cấp khu vực ở các nước cộng hòa hợp thành Liên Bang Sô Viết, những người theo đường lối dân tộc và cải tổ triệt để đã giành thắng lợi.

Khi Gorbachev làm suy yếu hệ thống đàn áp chính trị nội bộ, khả năng chính quyền trung ương Moscow áp đặt ý định của nó lên các cộng hòa hợp thành, bị xói mòn phần lớn. Các cuộc biểu tình hòa bình khổng lồ trong các Cộng Hòa Baltic như “Cách Mạng Ca” (làm cách mạng bằng lời ca tiếng hát đánh thức lòng ái quốc của quốc dân đồng bào) và “Con Ðường Baltic” thu hút chú ý từ quốc tế và ủng hộ các phong trào độc lập ở nhiều vùng khác.        

Nhà Biên Soạn: Phạm Hoàng Tùng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét