Hoàng Đế Cộng Sản Stalin
Phần
Bốn
LAVRENTY BERIA ĐƯỢC COI NHƯ
LÀ KHẨU SÚNG MÁY
GIẾT NGƯỜI CỦA STALIN
Tiến Trình Nhô Lên
Đẳng Cấp Quyền Lực “Đại Biểu” Giai Cấp Công Nhân Của Lavrenty Beria – Cánh Tay
Phải Của Stalin Và Là Một Trong Các Trọng Phạm Tàn Sát Người Dân Trong Chính
Sách Stalin:
Lavrentiy Pavlovich Beria (tiếng Georgia : Lavrenti Pavles dze Beria
hay còn được gọi tắt Lavrenty Beria (29/3/1899 – 23/12/1953).
Lavrenty
Beria.
Ảnh nguồn:
wiki.
|
Beria học tại
trường kỹ thuật Sukhumi , tham gia Bolshevik tháng
3/1917 khi đang là học sinh ngành máy ở Baku .
Thời gian năm
1920-1921, Beria gia nhập Cheka, cơ quan an ninh mật đầu tiên của Bolshevik.
Lúc đó Bolshevik nổi loạn làm giặc dữ tại Cộng Hòa Dân Chủ Georgia và được Hồng Quân ủng hộ,
và Cheka đã can dự mạnh tay trong cuộc xung đột này.
Khoảng năm
1922, Beria giữ vị trí chỉ huy phó cơ quan OGPU, hậu thân Cheka, ở Georgia .
Đến năm 1926, Beria mới được Stalin chú ý và sau này Beria trở thành đồng minh
thân cận Stalin, người cùng quê hương Georgia .
Năm 1924,
Beria cầm đầu cuộc đàn áp người quốc gia khởi nghĩa tại Georgia , trên 10.000 người bị hành
quyết trong cuộc nổi dậy này. Vì thành tích vượt trội biểu hiện cho thói tính
tàn bạo không lường của Cộng Sản Bolshevik, Beria được bổ nhiệm giữ chức vụ
đứng đầu bộ phận chính trị bí mật của cơ quan OGPU tại vùng Nam Caucasia rồi được tưởng thưởng Huân Chương Cờ Đỏ.
Năm 1926 Beria được chỉ định cầm đầu
cơ quan OGPU ở Georgia, năm 1931 được thăng cấp Bí Thư Đảng ở Georgia, và lên
đến trách vụ coi cả vùng Nam Caucasia năm 1932. Năm 1934, Beria được cử vào Ủy
Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Sô.
một trí thức
nổi bật
của
Ảnh nguồn:
wiki
|
Sau cùng Gaioz
Devdariani bị tố cáo vi phạm Điều 58 tức hoạt động chống cách mạng
và bị hành quyết năm 1938 theo lịnh của “tam nhân hành hình” NKVD (hậu thân của
Cheka).
Ngay cả sau
khi đã di chuyển đến Moscow làm việc, Beria tiếp tục kiểm soát hiệu quả Đảng
Cộng Sản Georgia cho đến khi đương sự cũng bị bộ máy Cộng Sản hành hình.
Cho đến năm
1935, Beria là một trong những cánh tay đắc lực được Stalin tin cậy nhất.
Beria củng cố vị
trí của ông ta trong đám tùy tùng thuộc quyền Stalin bằng bài diễn văn dài “Về
Lịch Sử Các Tổ Chức Bolshevik Tại Nam Caucasia” (sau này được xuất bản thành
sách), tài liệu này được coi là đã viết lại lịch sử Chủ Nghĩa Bolshevik ở Nam
Caucasia và nhấn mạnh đến vai trò tích cực của Stalin.
Khi Stalin
bắt đầu cuộc thanh trừng trong đảng và chính quyền năm 1934 sau vụ ám sát Sergei Kirov,
nhân đó Beria cũng khởi sự đợt thanh trừng tại Nam Caucasia, ông dùng cơ hội
này giải quyết món nợ cũ ở các Cộng Hòa Nam Caucasia thường rối ren chính trị.
Tháng 6 năm
1937, Beria nói trong bài diễn văn:”Hãy để cho kẻ thù chúng ta biết rằng bất kỳ
ai dám giơ tay lên chống lại ý chí của nhân dân ta, chống lại ý chí của đảng,
của Lenin và Stalin sẽ bị nghiến nát, tiêu diệt chúng thẳng tay không chút
thương tiếc.”
Thời Gian
Hoạt Động Tại NKVD
Tháng
8/1938, Stalin mang Beria về Moscow
và cho giữ chức Phó Ủy Viên Nhân Dân Nội Vụ (NKVD), bộ này giám sát các lực
lượng cảnh sát và an ninh nhà nước.
Dưới quyền
cai quản của Nikolai Yezhov, NKVD thi hành những cuộc truy
tố kẻ thù nhà nước được biết là cuộc Đại Thanh Trừng làm ảnh hưởng đến đời sống
toàn xã hội và sinh mệnh hàng triệu người.
Đến năm 1938
khi xã hội than oán quá mức, đất nước bị tổn hại trầm trọng, Stalin bắt Nikolai
Yezhov ra làm vật tế thần và cử Beria lên thay thế. Tháng 9/1938,
Beria giữ chức Trưởng GUGB của NKVD sau đó lên đứng đầu cơ quan NKVD.
Tháng 3/1939, Beria được đề bạt vào vị trí ủy
viên dự khuyết Bộ Chính Trị, đến năm 1946 là ủy viên chính thức Bộ Chính Trị
Đảng Cộng Sản Liên Sô, tuy nhiên trong thời gian chưa trở thành ủy viên chính
thức, Beria đã là nhân vật cao cấp của chính quyền Sô Viết.
Năm 1941, Beria nắm giữ chức vị Tổng Ủy
Viên An Ninh Nhà Nước, một cấp bậc trong phạm vi hệ thống cảnh sát Sô Viết thời
đó và tương đương cấp cao nhất trong quân đội.
Tháng
2/1941, Beria là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Ủy Viên Nhân Dân, và tháng 6 khi Quốc Xã
Đức xâm lược Liên Sô, Beria có chân trong Ủy Ban Quốc Phòng Nhà Nước.
Thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, Beria đảm
nhận trách nhiệm nội địa, sử dụng công sức hàng triệu tù nhân trong các trại
lao động của NKVD để sản xuất các phương tiện quân sự phục vụ chiến tranh.
Năm 1944,
khi Đức bị đẩy lui khỏi lãnh thổ Liên Sô, Beria chịu trách nhiệm giải quyết
bằng biện pháp trừng phạt, hành hạ nhiều dân tộc thiểu số gồm người Chechen, Ingush,
Crimea Tatar và Đức Volga (người Đức sống ở vùng Volga – Liên Sô) bị tố
cáo từng hợp tác kẻ thù xâm lược là Quốc Xã Đức.
Tháng
12/1944, Beria chịu trách nhiệm giám sát kế hoạch bom nguyên tử của Liên Sô,
nhưng đóng góp quan trọng nhất của đương sự trong công tác này là cung ứng
nguồn nhân lực cần thiết và đây cũng là lý do chính để Beria nắm được vị trí
này.
Việc thi
hành chương trình bom nguyên tử đòi hỏi nguồn nhân lực khổng lồ cho nhiều mục
đích, thường là công việc khó khăn mạo hiểm chứ không phải chỉ có một toán các
nhà vật lý hạch tâm tài giỏi.
Hệ thống nhà
tù Gulag cung cấp hàng ngàn tù nhân làm công nhân cho việc khai thác quặng
uranium (kim loại nặng, màu xám, có phóng xạ dùng làm nguồn cung cấp năng lượng
hạt nhân), việc xây dựng và điều khiển các nhà máy xử lý uranium, cũng như xây
dựng các cơ sở thử nghiệm tại Semipalatinsk, Vaygach,
Novaya Zemlya
và các nơi khác.
Còn cơ quan
NKVD thi hành công tác gìn giữ an ninh và bí mật cho kế hoạch.
Tháng
7/1945, khi cấp bậc của cảnh sát Sô Viết được chuyển đổi thành hệ thống đồng
phục trong quân đội, cấp bậc Beria được xếp tương đương với chức vụ nguyên soái
Liên Sô.
Beria là đồng hương và là đàn em của Stalin được
Stalin nuôi dưỡng cho đến khi trưởng thành về cái gọi là “sự nghiệp cách mạng” thế nhưng Beria lại là kẻ chủ mưu
giết chết Stalin, thân mời quý bạn theo dõi các phần kế tiếp. Đạo lý của người
Cộng Sản là thế đấy. Tại các nước chư hầu Cộng Sản Châu Á cũng có khác gì đâu. Tình, tiền, bạo lực !!!
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.
Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét