Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Sự Lệ Thuộc Về Tư Tưởng Dẫn Tới Hành Động Nô Lệ



Bài 1

 Vụ Án
Cải Cách Ruộng Đất Đẫm Máu
Ở Miền Bắc Việt Nam
Vào Thập Niên 1950


  Bản đồ đế quốc Cộng Sản Liên Sô,
biểu tượng cho oan khuất - cùm gông - tvong.
Ảnh nguồn: Liên mạng toàn cầu.



Một cảnh đấu tố giết hại dân lành,
trên đầu đám cán bộ đảng cuồng tín
là hình Mao và Hồ,
thủ tục tiến hành đấu tố sao chép
 của đàn anh Trung Cộng,
thế vẫn to mồm là “độc lập tự do”
 hay “tự do đập lột”.
Tư Bản bóc lột dân?
Hay dân ta bị Cộng Sản bóc lột thậm tệ.
Ảnh nguồn: Tài liệu lịch sử lưu trữ
tội ác Cộng Sản Việt Nam.

                            
        Mục đích Chương 7 nhằm biên khảo chi tiết về Chính Sách Tập Thể Hóa & Kỹ Nghệ Hóa (Công Nghiệp Hóa) của Liên Sô, nhưng do vì có liên hệ giữa Tập Thể Hóa ở Liên Sô với Cải Cách Ruộng Đất tại Miền Bắc Việt Nam trên căn bản tước đoạt quyền tư hữu của nông dân với đường lối cai trị mê loạn, nên chúng tôi xin được trích dẫn thêm các tài liệu liên hệ tới Cải Cách Ruộng Đất, thực ra thì Vụ Án Cải Cách Ruộng Đất Tại Việt Nam phải được dành hẳn ra một chương sách trong chuyên khảo nói về tội ác của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

        Thêm nữa, khi chúng tôi đưa phần trích dẫn nói về Cải Cách Ruộng Đất vào Chương 7 để người đọc thấy được sự lệ thuộc về tư tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với đế quốc Cộng Sản Liên Sô, và sau đó là Trung Cộng.

        Trong truyền thống làng xã nông thôn của Việt Nam bao đời qua không bao giờ có chuyện “đấu tố”, “phân loại địa chủ”, “phân định thành phần nông dân”, “tòa án nhân dân”, “san bằng giai cấp”... Các từ ngữ hung ác, vô cảm, hiếu chiến này chỉ được du nhập từ tư tưởng Cộng Sản do Liên Sô dựng nên để thực hiện cuộc cách mạng không tưởng.

        Tuy nhiên điều này lại được giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam sao chép máy móc và mang ra thực hiện trong xã hội Việt Nam vốn coi trọng điều nhân ái, tình nghĩa xóm làng, đạo lý xã hội, và công bằng cuộc sống.

        Sự sao chép này (học mót do bị áp đặt chính trị, và một phần tự nguyện, cũng do vì không có khả năng độc lập để chọn một con đường kiến thiết đất nước) chứng tỏ bản năng lệ thuộc vào tư tưởng và nô lệ ngoại bang trong hành động của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

        DỮ KIỆN TỪ PHÍA ĐẢNG CỘNG SẢN VN

        Những dữ kiện bên dưới đây, được chọn trích nguyên văn một số đoạn văn hay nhóm chữ, từ hồ sơ lưu trữ trên các website của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Các youtube hình ảnh là do cá nhân chúng tôi đưa vào để minh họa sự kiện.

        Dữ kiện khởi đầu từ năm 1935, khi Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ Nhất. Đây cũng là thời kỳ tại Liên Sô, Stalin từng bước thủ tiêu tàn bạo các đồng chí để nắm toàn bộ quyền lực trong đảng, cùng lúc đó Stalin cho thực hiện các chính sách đàn áp dã man người dân Liên Sô.

        Cá nhân chúng tôi chọn dữ kiện vào thời điểm này nhằm ghi nhận sự chi phối nặng nề của đường lối thống trị độc tài - khủng bố của Stalin trên đường hướng lãnh đạo của Cộng Sản Việt Nam.                                                                           
        1/ Trích Dẫn Thứ Nhất

        “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (27-31/3/1935)

        Đại hội được tiến hành trong bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến quan trọng...Những thành tựu to lớn về mọi mặt của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có tác động to lớn tới phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa...

        Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đã họp tại một địa điểm ở phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc)...Tham dự Đại hội có 13 đại biểu, lúc này đồng chí Nguyễn Ái Quốc đang công tác ở Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, nên không tham dự được...

        Đại hội xem nhiệm vụ chống chiến tranh đế quốc bảo vệ Liên bang Xô Viết là nhiệm vụ của Đảng và của toàn thể cách mạng. Đại hội quyết định thành lập Ban Chống chiến tranh đế quốc do Đảng lãnh đạo...

        Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng, gồm 13 uỷ viên (9 uỷ viên chính thức và 4 uỷ viên dự khuyết), đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư. Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc là đại biểu của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản”.                                                                 
        2/ Trích Dẫn Thứ Hai

        “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (11-19/2/1951)

        Tuyên ngôn của Đảng Lao động Việt Nam

        Hỡi đồng bào thân mến,

        Thế giới ngày nay đã chia thành hai phe rõ rệt: Phe đế quốc phản dân chủ do Mỹ cầm đầu..., định gây chiến tranh thứ ba, đưa loài người vào chỗ bi thảm, khốn cùng. Phe dân chủ chống đế quốc do Liên Xô lãnh đạo..., mưu cho loài người ngày thêm đoàn kết, tiến bộ và hạnh phúc...Lực lượng kháng chiến của ta ở nhân dân.

        Trong nhân dân ta, hơn 90 phần 100 là người lao động, tức là công nhân, nông dân...Đảng Lao động Việt Nam sẽ gồm những công nhân, nông dân và trí thức lao động yêu nước nhất, hăng hái nhất, cách mạng nhất...Công nhân là những chiến sĩ sản xuất trong các xí nghiệp, cần được cải thiện sinh hoạt và tham gia quản lý xí nghiệp. Nông dân là những chiến sĩ sản xuất ở nông thôn, cần được giảm tô, giảm tức và hưởng những cải cách hợp lý về ruộng đất.

        Đối ngoại, Đảng Lao động Việt Nam chủ trương...; đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc...Hỡi anh chị em công nhân, nông dân, trí thức lao động và toàn thể đồng bào, hãy thi đua tǎng gia sản xuất, sáng tác, phát minh để phụng sự kháng chiến, kiến quốc.”


 Một số hình ảnh trong Cải Cách Ruộng Đất.
Đấu tố địa chủ.
Ảnh nguồn: youtube tội ác Cộng Sản Việt Nam.

        3/ Trích Dẫn Thứ Ba

        “Chính cương Đảng Lao động Việt Nam

        Chương I

        Thế giới và Việt Nam

        1/ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chế độ phát xít sụp đổ, cuộc tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản thêm trầm trọng, Liên Xô ngày càng cường thịnh, phong trào dân chủ lên cao. Thế giới chia làm hai phe: phe dân chủ chống đế quốc do Liên Xô lãnh đạo,...Dưới sự lãnh đạo của Liên Xô đứng đầu là thống chế Xtalin, phe dân chủ mở rộng thành mặt trận hoà bình thế giới,...

        Chương II

        Xã hội Việt Nam và cách mạng Việt Nam

        I - Xã hội Việt Nam

        1.Trước hồi thuộc Pháp,...Nông dân bị bóc lột áp bức nặng nề hơn, sống rất cực khổ. Họ càng thống khổ hơn khi có bọn phong kiến nước ngoài đến thống trị. Họ cần được giải phóng. Họ cần có ruộng đất. Vì vậy nông dân đã nhiều lần khởi nghĩa...Nhưng vì điều kiện kinh tế và xã hội chưa đầy đủ, thiếu một giai cấp tiền tiến lãnh đạo, cho nên trải qua bao nhiêu thế kỷ, cuộc đấu tranh của nông dân không thay đổi được tính chất phong kiến của xã hội Việt Nam.

        II - Cách Mạng Việt Nam

        2. Nhiệm vụ cơ bản hiện nay...làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.

        3. Động lực của cách mạng Việt Nam lúc này là: công nhân, nông dân,...Nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động trí thức...

        5.... liên minh chặt chẽ với nông dân và lao động trí óc, lại được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, nhất là Trung Quốc, cách mạng Việt Nam không thể đi con đường nào khác ngoài con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội....giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ,...Song giai đoạn thứ hai, mũi nhọn của cách mạng chĩa vào lực lượng phong kiến.

        Lúc đó Đảng phải tập trung lực lượng xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, triệt để thực hiện người cày có ruộng, đẩy mạnh việc kỹ nghệ hoá...      

      
  Hồ Chí Minh nhận sai lầm giết dân.
 Lời bình của ông Nguyễn Minh Cần.
Ảnh nguồn:
         youtube tội ác Cộng Sản Việt Nam.                                                             
        4/ Trích Dẫn Thứ Tư

        “Kinh nghiệm giải quyết vấn đề ruộng đất trong cách mạng Việt Nam

        II- QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM

        2- Thời kỳ 1945-1953

       
...Vấn đề ruộng đất được Đảng đề ra thành một hệ thống các chính sách và từng bước giải quyết ruộng đất cho nông dân, cụ thể là:

        Tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp để chia cấp cho nông dân. Tính đến trước cải cách ruộng đất, đã tịch thu 81,3% ruộng đất từ tay thực dân Pháp chia cho nông dân.

        Chia cấp lại công điền, công thổ cho nông dân. Tính đến nǎm 1953 đã chia cấp 77,8% ruộng công điền cho nông dân.

        Tạm giao ruộng đất của địa chủ, việt gian và địa chủ vắng mặt cho nông dân, 84,7% loại ruộng đất này đã được chia cho nông dân.

        Nhà nước đã ban hành sắc lệnh giảm tô 25%, cho nông dân lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, thu thuế nông nghiệp (năm 1952).

        Tính chung lại, đến nǎm 1953 đã có 58,3% tổng số ruộng đất của tư bản Pháp, địa chủ, cùng ruộng công được chia cho nông dân.
.. 

        3- Thời kỳ 1953-1957

       
...chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến chưa bị thủ tiêu, khẩu hiệu "Người cày có ruộng" chưa được giải quyết căn bản, giai cấp địa chủ vẫn tồn tại. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, Đảng ta tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất, hoàn thành nhiệm vụ chống phong kiến.

        Hơn thế nữa, sự phát triển của cuộc kháng chiến đến năm 1953 đã đi vào giai đoạn quyết định, đòi hỏi cấp thiết phải thực hiện triệt để nhiệm vụ chống phong kiến để bồi dưỡng lực lượng kháng chiến.

        Tháng 1-1953, Ban chấp hành trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 4 kiểm điểm chính sách ruộng đất trong kháng chiến và phát động triệt để giảm tô nhằm bước đầu thực hiện yêu cầu về kinh tế của nông dân.

        Tháng 11-1953, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 5 quyết định cải cách ruộng đất, đề ra chủ trương, biện pháp tiến hành cải cách ruộng đất...

        Kết quả đã phát động quần chúng giảm tô trong tám đợt bao gồm 1875 xã với 1.106.955 hécta ruộng đất, tiến hành cải cách ruộng đất trong 5 đợt bao gồm 3653 xã (toàn bộ vùng đồng bằng và trung du miền Bắc), đã chia 810.000 hécta ruộng đất cho hơn 2 triệu hộ nông dân, tức 72,8% tổng số hộ nông dân ở miền Bắc.

       
...ở miền núi, do những điều kiện đặc thù về kinh tế và xã hội không nằm trong diện cải cách ruộng đất. ở đây, việc hoàn thành cải cách dân chủ được thực hiện kết hợp với cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp vào những năm 1959-1961.

       
...Trong khi tiến hành cải cách ruộng đất, bên cạnh những thắng lợi căn bản, Đảng ta đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo thực hiện mà sau một thời gian mới phát hiện được. Do chủ quan, giáo điều, không xuất phát đầy đủ từ thực tiễn nước ta, nên không thấy rõ được những thay đổi quan trọng về sở hữu ruộng đất ở nông thôn Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, nhất là trong 9 năm kháng chiến.

        Từ đó, trong chỉ đạo tiến hành cải cách ruộng đất đã cường điệu tính chất đấu tranh giai cấp ở nông thôn, dẫn đến mở rộng quá mức đối tượng đấu tranh, gây ra tình trạng đánh nhầm vào nội bộ nông dân, nhất là trung nông lớp trên. Trong chỉnh đốn tổ chức, đã nhận định sai về tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn, cho là bị địch lũng đoạn. Từ đó, trong chỉnh đốn Đảng đã dẫn đến việc xử lý oan những cán bộ, đảng viên tốt. Sai lầm này đã gây ra một số tổn thất cho Đảng.

        Việc tổ chức ra một hệ thống tổ chức chỉ đạo cải cách ruộng đất từ Trung ương đến cơ sở tách rời sự chỉ đạo và kiểm soát của các cấp uỷ đảng ở khu, tỉnh, huyện; hệ thống này được giao quyền hạn quá rộng, dẫn đến mệnh lệnh, độc đoán, hạ thấp vai trò lãnh đạo của các cấp bộ đảng, nhiều cán bộ theo đuôi quần chúng, theo lập trường tư tưởng của giai cấp nông dân để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn.

        Hội nghị lần thứ 10 (khoá II) của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm trong thực hiện cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công khai tự phê bình
...

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích dẫn từ:



Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Lập Đảng Mới Là Hợp Với Lòng Dân


LẬP ĐẢNG MỚI
LÀ HỢP VỚI LÒNG DÂN

         1/ Cơ sở pháp lý theo luật pháp độc tài

         Sự kiện lập đảng mới tại Việt Nam tiếp tục là vấn đề được bàn luận sôi nổi trong và ngoài nước, và tất nhiên trên mạng và trong xã hội, dù công khai hay nói nhỏ với nhau. Việc lan truyền này là điều đương nhiên, nó cũng như trời hạn mà thấy mưa thì ai cũng mừng.

         Trong một xã hội mà quyền tự do của dân bị tước đoạt, và đảng thì điều gì cũng được làm, được hưởng, cho nên làm người thì ai cũng muốn được tự do suy nghĩ, nói, viết, hành động, nhưng không trái với đạo đức của truyền thống người Việt.

         Những người sống trong chế độ Cộng Sản độc tài muốn hành động nhưng không để chế độ gây khó dễ, ám hại, vì thế phải dựa vào luật Cộng Sản. Dù biết luật Cộng Sản làm sao thân thiện với dân, vì lúc nào cũng binh vực cho giai cấp cán bộ đảng viên nhiều đặc quyền đặc lợi.

         Trường hợp mới đây nhất là việc Luật Sư Trần Vũ Hải gởi đề nghị lên Quốc Hội Cộng Sản liên quan đến việc lập đảng đối lập với Đảng Cộng Sản.

         Theo ý kiến của Luật Sư Trần Vũ Hải thì luật hiện nay tại Việt Nam không có cấm việc thành lập đảng đối lập cũng như không cấm người dân tham gia các đảng đối lập.

         Tuy nhiên, cẩn thận hơn, ông Trần Vũ Hải cũng muốn Quốc Hội Cộng Sản cho biết ý kiến cụ thể.

         Ai cũng biết Quốc Hội Cộng Sản có hơn 2/3 đại biểu là đảng viên (số còn lại cũng là ngủ gật), ngay cả Thủ Tướng, Chủ Tịch nước, Tổng Bí Thư cũng là đại biểu của Quốc Hội. Quốc Hội chỉ là con búp bê dễ thương của đảng, làm hao tốn tiền thuế của người dân nghèo mà lại còn hại dân.

         Bây giờ họ không cấm, có thể do vì bộ luật có điều sơ hở, nhưng đầu óc toàn trị, toàn kiểm vẫn không mất. Sau này vì lo sợ nhiều đảng phái ra đời sẽ làm mất đặc quyền của họ, và họ lại họp bất thường để tu chính luật rồi ban hành lịnh cấm thì những người dựa vào sự sơ hở nhất thời của luật Cộng Sản lại tiếp tục nghiên cứu luật Cộng Sản để đề ra phương cách hoạt động trong không gian nhà tù Việt Nam chật hẹp.

         Bên cạnh tính chất pháp lý trong vấn đề thành lập đảng mới, công luận cũng được nghe, được chứng kiến những cái loa trong Hội Đồng Lý Luận Trung Ương hay báo chí đảng tung các bài viết chỉ trích mạnh những người có tư tưởng tự do. Điều này không ngạc nhiên, ăn cơm chúa thì phải múa tối ngày.

         Nếu có thích việc lập đảng mới nhưng họ cũng không dám mở miệng nói, vì tiền lương, địa vị, quyền lợi mà đảng ban phát cho, và sự sợ hãi đã thành thói tính khiến cho họ chỉ nói những gì được đảng cho phép nói. Phường giá áo túi cơm, thành phần văn nô này không có đất đứng trong cộng đồng dân tộc Việt đang khát khao tự do.

         2/ Nếu không hợp pháp nhưng hợp lòng dân, những người có tư tưởng và thiện chí muốn lập đảng đối lập tại Việt Nam chọn điều nào?

         Giữa sự hợp pháp trong cái luật rừng của chế độ Hà Nội và sự hợp lòng dân thì tất nhiên cái làm cho dân thuận lòng là điều to lớn hơn nhiều, có giá trị hơn nhiều, và dĩ nhiên lâu dài hơn. Và không phải vị lãnh đạo nào, không phải lực lượng chính trị nào cũng giành được lợi thế nhân hòa rất quan trọng này.

         Có cái bằng nào bằng sự thuận lòng dân.

         Chỉ có một đường lối chính trị mang chính nghĩa mới thu phục lòng dân và huy động được lòng người theo.

         Chính nghĩa đó là biết đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên cá nhân lãnh tụ và đảng phái. Người làm chính trị mà thành tâm yêu nước, thể hiện qua cuộc đời hoạt động vì dân vì nước của họ, thì sẽ đạt được chính nghĩa cao quý đó.

         Việc lập đảng hiện nay và trong tương lai không xa là phù hợp với sự đòi hỏi gấp rút của tình hình xã hội chính trị tại Việt Nam.

         Khung cảnh chính trị Việt Nam đơn điệu một màu đen không sinh khí do sự độc diễn của Đảng Cộng Sản kéo dài quá lâu. Nó lôi kéo theo sự trì trệ sức sống xã hội, sự kém phát triển của nền kinh tế chỉ đạo nhưng thiếu sáng tạo vì không tôn trọng quyền tư hữu.

         Đặc tính của cuộc sống là cấu thành tổng hợp.

         Trong bài toán trừ đơn giản nhất mà một em bé lên 6 tuổi cũng hiểu chứ không cần chi đến việc tốt nghiệp Tiến Sĩ chính trị học và triết học Marx – Lenin ở trường đảng cao cấp bên Liên Sô, đó là cứ trừ mãi thì cái tổng số ban đầu sẽ vơi dần, và sau cùng phải đi đến suy kém, rồi bằng không (tiêu vong).

         Về mặt pháp lý, nếu chế độ độc tài cấm đoán không cho lập đảng thì những người Việt muốn tham gia sinh hoạt chính trị nhưng không muốn đứng dưới cờ đỏ búa (đập) liềm (cứa, cắt, chặt, chém) vẫn được hậu thuẫn mạnh bởi lòng dân hiện nay muốn có sự thay đổi chính trị, muốn có nhiều chính đảng đại diện cho các quan điểm chính trị từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội Việt Nam đa dạng.  

         Cuộc chiến đối đầu trên nhiều phương diện giữa đảng độc tài bao gồm mấy mươi người trong Bộ Chính Trị cộng với mấy trung đoàn hoặc mấy sư đoàn cảnh sát cơ động (chống nổi dậy) đang được nuôi béo và sự mong muốn được sống tự do của dân Việt đã lộ ra tình trạng mất cân xứng thấy rõ.  

         Đảng thấy họ đã thua cuộc nên đã và đang bất chấp mọi phương tiện đàn áp. Nhưng càng giẫy giụa thì càng chết đau mà thôi.    

         3/ Tại sao phải lập đảng?

         Sinh hoạt chính trị hiện đại trên thế giới thường tập trung vào các đảng phái. Đây là tổ chức quy tụ nhiều con người có lý tưởng chung về tư tưởng, xã hội, đứng dưới một ngọn cờ. Đảng có sự đoàn kết, có kỷ luật, có khuôn khổ hoạt động chặt để mọi đảng viên đi đến mục tiêu chung nhằm phục vụ quốc gia, dân tộc tốt hơn.

         Tất nhiên sinh hoạt đảng phái trong xã hội tự do khác với cái đảng theo Chủ Nghĩa Marx – Lenin thường là cuồng tín, giáo điều. Cực đoan, quá khích từ phía nào cũng đều không tốt cho xã hội con người.

         Trong xã hội đa nguyên, đa đảng, đảng chỉ là một tập họp tương đối, sinh hoạt phải tuân thủ pháp luật, đứng dưới pháp luật, phải lấy quốc gia làm tối thượng, mỗi đảng viên có quyền vào đảng và ra đảng khi thấy đảng đó không phù hợp với nguyện vọng của mình.  

         Và lãnh tụ đảng cũng chỉ là con người gồm tật xấu và tính tốt nên phải có sự kềm chế của tổ chức, của luật pháp. Sùng bái lãnh tụ quá đáng là tật xấu của thời phong kiến xa xưa mà những kẻ kém hiểu biết mới làm theo.     

         Tóm lại đảng chỉ là một tổ chức chính trị bình thường trong xã hội, không có đặc quyền, đặc lợi quá lớn, khiến gây ra bất công, bất mãn trong xã hội.

         Theo đường hướng chung của nhân loại hiện nay, Việt Nam chúng ta cũng cần có nhiều đảng phái tham gia sự điều hành đất nước một cách luân phiên theo sự bầu chọn của quốc dân.

         Bên cạnh thành lập đảng để sinh hoạt và cạnh tranh bình đẳng trong môi trường chính trị dân chủ, các cá nhân cũng có thể hoạt động chính trị độc lập không cần tham gia đảng nào, nếu họ thấy không có đảng nào phù hợp theo cái nhìn của họ.         
         4/ Không phải chỉ có Đảng Dân Chủ Xã Hội, không phải chỉ có người bỏ đảng mới được quyền thành lập đảng mới

         Trong tình hình bị kềm chế, đàn áp, việc bước ra khỏi Đảng Cộng Sản và tuyên bố thành lập đảng mới quy tụ các đảng viên cũ là một cách mà những người chống đảng lựa chọn để làm. Cách này nhằm tránh sự đàn áp thẳng tay khi đảng mới đang được thai nghén cho ra đời.

         Dù sao thì hành động của ông Lê Hiếu Đằng vẫn được coi là bước mở đầu cho việc lập đảng đối trọng tại Việt Nam hiện nay.

         Sẽ có nhiều đảng viên bỏ đảng, có thể họ không dám xé cờ đỏ búa liềm, hay đốt thẻ đảng công khai và đưa lên mạng để cho toàn dân và thế giới thấy, nhưng sự bỏ đảng sẽ nhiều hơn. Ai cũng không muốn bị chết chìm khi trước mắt thấy chiếc tàu mà họ đứng trên đó đã bị nước tràn vào và đang từ từ chìm xuống lòng đại dương.

         Những người ngoài đảng rồi đây cũng sẽ đưa ra các tuyên bố thành lập đảng mới hay tổ chức chính trị có đường lối yêu nước, phụng sự cho dân chủ và tự do.

         Sự ra đời các đảng phái chính trị là điều hiển nhiên khi bối cảnh nước ta đã quá chín muồi cho sự thành lập các tổ chức chính trị để lên tiếng đối lập với thể chế độc chuyên.

         Lập đảng và tham gia hoạt động chính trị là quyền tự do tất yếu của mỗi người dân, vừa để thể hiện quan điểm chính trị của cá nhân, vừa có cơ hội kết đoàn để phục vụ xã hội và đất nước với lý tưởng tự do dân chủ cao thượng.


Phạm Hoàng Tùng.  
              


              

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Lập Đảng Mới Tại Việt Nam


LẬP ĐẢNG MỚI
TẠI VIỆT NAM

                   1/ Tình hình

        Trong ba tháng đầu năm 2013, cư dân mạng Facebook và trong nước được biết nhiều tới hai sự kiện gây phấn chấn lòng người đang sống trong nhà tù Việt Nam, đó là Kiến Nghị 72 về sửa đổi hiến pháp Cộng sản, và Tuyên Bố Công Dân Tự Do.

        Kiến Nghị 72 do những người từng hoạt động trong chế độ Cộng Sản đưa ra, và đã chuyển đến trụ sở nhận Kiến Nghị tại Hà Nội. Điều này là một tất nhiên, vì thành phần cựu sĩ quan, trí thức, nhà hoạt động chính trị… của Miền Nam trước đây, không thể làm được, do sẽ bị chính quyền phản quốc chụp mũ là phản động.

        Nhưng từ sau thời điểm đen tối uất hận của quốc gia Việt Nam, ngày 30/4/1975, đã có rất nhiều hoạt động chống đối chế độ Cộng Sản, dưới các hình thức khác nhau do các thành phần quân dân cán chính ở Miền Nam tổ chức, dù là cá nhân, nhóm nhỏ, đảng phái hay lực lượng, phong trào.

        Kiến Nghị 72 vào đầu năm nay cũng là một bước thăm dò phản ứng chính quyền độc chuyên, coi kẻ cai trị sẽ có đáp ứng như thế nào. Sau đó, những người hoạt động trong nước sẽ có bước đi tiếp theo kiên quyết hơn nhằm đạt đến mục đích là từng bước tạo sự chuyển động trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

        Cũng vào đầu năm 2013, theo nguồn tin BBC nói rằng vào khoảng mùa Hè năm nay, tại Việt Nam sẽ ra đời một chính đảng đối lập với Đảng Cộng Sản.

        Và đến nay, vào lúc mà đảng chuyên chế tại Việt đang chuẩn bị kỷ (tưởng) niệm cái gọi là “Cách Mạng Tháng 8/1945” (Mùa Thu Đã Chết) thì chính những người đã từng theo đảng vào thời kỳ đó hay sau này, tuyên bố sắp thành lập một đảng mới, với danh xưng là Đảng Dân Chủ Xã Hội.
      
        2/ Lập đảng

        Ngày 16/8/2013, ông Hồ Ngọc Nhuận viết trên trang mạng Bauxite Việt Nam để thông báo cho mọi người Việt biết rằng, Luật Gia Lê Hiếu Đằng ở Sài Gòn cùng thân hữu đang vận động cho ra đời một chính đảng mới đối lập với đảng chuyên chế độc tài do Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.

        Chuyển biến này biểu hiện sự mạnh dạn hơn, tự quyết hơn, chứ không phải trình kiến nghị, dâng thỉnh cầu, gởi đề nghị hay xin xỏ cái đảng độc tài tham lam.

        Sự kiện này đánh dấu một thời điểm đặc biệt trong năm 2013, và đây cũng là bước thứ hai sau khi Kiến Nghị 72 bị đảng chuyên chế bỏ vào thùng rác vì lo sợ mất quyền lãnh đạo đất nước. Một nỗi sợ quá chừng ích kỷ chỉ biết có một mình đảng trong đất nước có gần 90 triệu dân, khiến Đảng Cộng Sản bị cô lập, trở thành kẻ chỉ biết cố thủ giữ thành, giữ lâu đài cho đảng mà không biết nhìn đến nhu cầu cấp bách của toàn dân trong thời kỳ hiện nay.

        Lập chính đảng, hay tổ chức chính trị, phong trào chính trị, hoặc một cá nhân hoạt động chính trị độc lập với đảng chuyên quyền phải là giai đoạn tất đến trong tình hình chính trị bế tắc nghiêm trọng hiện nay do sự độc đoán quá đáng, thái độ ngạo mạn nhưng tối như đêm 30 của những kẻ cầm đầu Đảng Cộng Sản.

        Khi lập đảng người ta thường nghĩ đến lý thuyết vạch hướng hoạt động cho đảng, vì thế họ lại nghĩ đến việc lập chủ thuyết.

        Lập chủ thuyết đã được biết đến nhiều trong các thời kỳ trước đây. Chủ thuyết khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại là Chủ Thuyết Marx – Lenin. Những người lập nên thuyết chính trị này cũng chỉ là các tay đoán mò, tập làm nhà tiên tri về diễn biến lịch sử và sự phát triển xã hội.

        Và Chủ Thuyết Marx – Lenin đã gây ra hậu quả đáng sợ cho nhân loại khi các định chế chính trị do chủ thuyết này khai sinh đã tàn sát gần 100 triệu người dân trên khắp thế giới.

        Các chính đảng Việt Nam thành lập bây giờ và sau này cũng cần có một ý tưởng mạch lạc để hướng dẫn hoạt động cho đảng, chính yếu để phục vụ cho người dân và quốc gia, càng tránh xa sự mơ mộng hão chừng nào thì càng tốt chừng ấy.

        Những kinh nghiệm đau thương làm đổ quá nhiều máu và nước mắt do Cộng Sản gây nên cho dân ta hơn nửa thế kỷ qua, giúp cho người Việt chúng ta học được bài học quý giá.

        Những điểm căn bản hệ trọng mà những người lập chủ thuyết cho đảng cần quan tâm để lý thuyết đó trở nên hữu dụng và nhân bản.

        Thứ nhất đề cao và phải thực hiện cho bằng được về các quyền tự do căn bản của người dân. Như quyền được nói, được viết, được đi lại, quyền được làm giàu theo khả năng, quyền có nhà ở, quyền tư hữu, quyền bình đẳng với nhau, không bị phân biệt vì thành phần, sắc tộc, nguồn gốc xuất thân…

        Một xã hội Việt Nam tôn trọng dân chủ, đa nguyên, đa đảng, trọng pháp, thịnh vượng, dân giàu, nước mạnh được phát triển trên nền móng đó.

        Thứ hai, quốc gia Việt Nam là một quốc gia có văn hóa trên 4 ngàn năm và có chủ quyền, không có bất kỳ lân bang nào được quyền xâm phạm lãnh thổ lãnh hải thiêng liêng vô cùng yêu quý của đất nước chúng ta. Những người ở trọng trách điều hành đất nước mà để mất một tấc đất hay một tấc biển vào tay ngoại bang phải bị pháp luật trừng phạt về tội phản quốc.

        Thứ ba, người Việt và nước Việt sống hòa bình trong cộng đồng thế giới, yêu thanh bình, yêu sự phát triển một xã hội, một cộng đồng nhân loại văn minh, nhân ái, phát triển. 

        3/ Tập trung nguồn lực dân chủ trong và ngoài nước

        Trong tình hình mà guồng máy đàn áp của chính quyền độc tài hiện nay đang hoạt động không ngừng nghỉ bằng tiền thuế của dân thì người Việt tự do trong và ngoài nước phải tận dụng mọi nguồn lực trong xã hội thúc đẩy đất nước đi lên từng bước trên con đường hướng tới dân chủ.

        Không nên kỳ thị, phân biệt đồng bào chúng ta là thuộc thành phần xuất thân nào, đang sống ở đâu, thuộc giai tầng nào, từng làm việc cho ai, từng tôn thờ chủ thuyết nào…. Điều này thể hiện cho óc hẹp hòi. Tất cả mọi đóng góp cho tiến trình giải thể chế độ độc tài hung hiểm và kiến tạo nền dân chủ tự do cho dân tộc, quốc gia chúng ta đều đáng trân trọng, đáng quý.

        Các nỗ lực của dân quân cán chính Miền Nam sau ngày 30/4/1975 đã bị bạo quyền dẹp tan nát vì lực chúng ta mỏng manh yếu ớt.

        Các nỗ lực về mặt võ trang hay chính trị của người Việt tự do ở hải ngoại sau ngày di tản ra khỏi nước cũng đã bị đánh tan, bị làm suy yếu, bị phân hóa bởi bàn tay vô cảm, nham hiểm, gian xảo của Cộng Sản Việt Nam

        Và sau nhiều năm trời bị che giấu, bị nhồi sọ, bị đè nén, bị lợi dụng lòng yêu nước, giờ đây những người yêu nước từng đi theo Đảng Cộng Sản nay đã có cơ hội để nổi dậy không tuân phục đảng và trở về với dân tộc.

        Nguồn lực này rất đáng quý cho tiến trình dân chủ hóa đất nước chúng ta mà đang rất cần tập trung sức mạnh ở mọi thành phần, giai tầng nhằm đối kháng quyết liệt với chế độ độc tài.

        Nếu ngày 16/8/2013, không phải ông Hồ Ngọc Nhuận, Luật Gia Lê Hiếu Đằng mà lại là Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đưa ra tuyên bố thành lập một chính đảng mới làm đối trọng với độc tài Cộng Sản thì chắc chắn sẽ bị chính quyền phản quốc nhanh chóng chụp mũ là phản động, là tay sai đế quốc, là tàn dư của thế lực thù địch, là âm mưu diễn biến hòa bình định lật đổ chế độ có sự tiếp tay của bọn phản động lưu vong.  

        Tất nhiên đảng cũng sẽ ra tay đàn áp Đảng Dân Chủ Xã Hội, không sớm thì muộn mà thôi.

       Cái mồm độc, cái mồm loa của Đảng Cộng Sản trước nay vẫn vậy, họ bị dị ứng với lòng yêu nước, yêu tự do của đồng bào Việt Nam ở mọi thành phần. Đây là mục đích chính của toàn dân Việt nhắm vào để sớm bịt chận cái mồm gây hại cho sự phát triển thịnh vượng của dân Việt.

       Chúng ta đừng lo lắng quá đáng, đừng hãi sợ cái kế “Ve Sầu Thoát Xác” của Cộng Đảng, nếu có xảy ra.

       Mắt đảng là con mắt bịnh, con mắt mờ, họ không sáng so với rất nhiều cặp mắt tinh tường của toàn dân Việt. Họ không thể lừa đảo dân ta bằng cách cho người trong đảng đứng ra lập đảng khác để tiếp tục cầm quyền bằng một danh xưng mỹ miều, để chạy tội với lịch sử, để tìm nơi thoát thân an toàn sau hàng mấy thập niên gây tội ác, vơ vét của cải dân tộc để làm giàu cho bản thân, gia đình, và phe đảng họ.

       Như trường hợp Đảng Dân Chủ Xã Hội do Luật Gia Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận …dự tính cho ra đời trong nay mai sẽ được theo dõi từng ngày bởi cặp mắt của dân ta. Họ thành tâm yêu dân chủ, chống độc tài hay không, phải thể hiện bằng hành động cụ thể và được dân ta giám sát, phê phán.

       Hãy cùng nhau góp sức đẩy bánh xe lịch sử tiến lên để dân Việt, nước Việt mau thoát khỏi gọng kềm vô cảm của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

       Không có giá trị vật chất nào so sánh được với giá trị tinh thần của tấm lòng yêu nước Việt trong mỗi người Việt!!!


Phạm Hoàng Tùng. 

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Nạn Đói Bị Quên Lãng


Bài Cuối
(sắp đăng loạt bài
về CCRĐ ở Việt Nam)

Cội Nguồn Của Vụ Án
Cải Cách Ruộng Đất Đẫm Máu
Ở Miền Bắc Việt Nam
Vào Thập Niên 1950


Bản đồ Kazakhstan
Ảnh nguồn: Map google.

       Hậu Quả Tại Vùng Trung Á Và Kazakhstan

       Trong nhiều vùng mà hoạt động nông nghiệp chính yếu là chăn nuôi những đàn gia súc di chuyển thường xuyên trên các cánh đồng tại nhiều miền đất, việc Tập Thể Hóa bị chống đối mạnh, gây thiệt hại rất lớn, cũng như gia súc của nông dân bị tịch thu.

       Bầy gia súc của Kazakhstan sút giảm từ 7 triệu bò xuống còn 1,6 triệu con 22 triệu cừu xuống còn 1,7 triệu con.

       Sự giới hạn về nhập cư chứng tỏ không hiệu quả, nửa triệu người nhập cư tới những vùng khác ở Trung Á, và 1,5 triệu người đi tới Trung Hoa. Khoảng một triệu người còn lại bị chết vì đói. Tại Mông Cổ, chương trình Tập Thể Hóa bị ngăn cấm trong năm 1932 sau khi mất đi 8 triệu gia súc.

       Dưới đây chúng tôi trích bài viết của Ban Tiếng Kazakhstan thuộc Đài Âu Châu Tự Do/Đài Tự Do (RFE/RL) nói về thảm cảnh chết đói tại Kazakhstan do hậu quả từ Chính Sách Tập Thể Hóa của Đảng Cộng Sản Liên Sô.

       Kazakhstan: Nạn Đói Bị Quên Lãng

       Cảnh tượng đầu tiên, làng nhỏ Samsy là nơi không đáng chú ý gì hết, cách thủ đô thương mại Almaty của Kazakhstan khoảng 70 khm về hướng Tây, làng Samsy bị chia đôi ra do một xa lộ chạy xuyên qua, nông dân nơi đây phần lớn trồng dưa hấu và lúa mì. Những gì nằm bên dưới Samsy là một trang sử hầu như bị quên lãng ở Kazakh.

       Trên các cánh đồng, người ta thấy nhiều gò đất lớn, có cái cao hơn một thước. Bên dưới những gò đất này là đống xương người vô danh, hậu quả từ nạn đói kinh hoàng do con người gây nên vào đầu thập niên 1930 đã giết chết ít nhất một triệu người Kazakh. 
 
       Trong khi các Cộng Hòa Sô Viết khác, nổi tiếng là Ukraine, rất căm hận và tố cáo trước thế giới vì phải chịu đựng nạn đói vĩ đại do chính sách Sô Viết kéo dài từ mùa Đông năm 1931 tới năm 1933, thì riêng chính quyền Kazakh lại mưu tìm việc mai táng kỷ niệm đau đớn này cùng với những nạn nhân bị bỏ quên.

       Khoảng 14 triệu người trong toàn đế quốc Cộng Sản Liên Sô bị chết vì đói vào thời gian Stalin cho thực hiện Chính Sách Tập Thể Hóa Nông Nghiệp. Tại các quốc gia Cộng Sản chư hầu, Ukraine bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng nạn đói cũng kéo tới Kazakhstan, Bắc Caucasus, cùng nhiều nơi khác ở lãnh thổ Liên Sô. Samsy chỉ là một trong hàng trăm ngôi làng và thành phố ở Kazakhstan nơi mà những câu chuyện đói khát hãy còn được nhớ lại cho đến ngày nay.


Tấm hình chụp bà mẹ
  ông Tokmurzin trong nạn đói
 đầu thập niên 1930.
Ảnh nguồn:
http://www.rferl.org/content/article/1079304.html


       Trong làng Oyil thuộc tỉnh Aqtobe của Kazakhstan, ông Kural Tokmurzin năm nay đã 70 tuổi, nhớ lại các câu chuyện mẹ ông và người thân kể lại vào thời gian đó.

       Tokmurzin nói với Ban Tiếng Kazakh thuộc RFE/RL rằng nạn đói bắt đầu khi cán bộ Đảng Cộng Sản tới Oyil thực hiện Chính Sách Tập Thể Hóa Nông Nghiệp. “Họ” tìm kiếm “Kulak”, từ ngữ dành cho bất kỳ ai dường như có tiền nhiều hơn người khác. Trong trường hợp tại làng Oyil, người hơn chục con cừu, vài con ngựa, thì số gia súc này bị tịch thu và chủ nhân bị chuyển tới vùng ở sâu trong nội địa Nga như Karakalpakistan hay tới Iran,Uzbekistan.

       Ông Tokmurzin nói lúc ấy có lời đồn rằng đời sống ở vùng mới tới thì dễ chịu hơn vì vậy người ta có thể sống còn nếu bỏ làng quê đi cầu thực. Kẻ ở lại chịu đựng khổ cực và hãy còn sống sót trong mùa Đông 1929-1930. Thế nhưng tình trạng tệ hại kéo tới vào năm 1930-1931 khi nạn đói khởi sự hoành hành.

       Tiến trình Tập Thể Hóa gây tổn hại trầm trọng tới truyền thống du mục của người Kazakh. Họ thình lình bị cưỡng bức định cư một chỗ, như Tokmurzin nói, nông dân chỉ có vài gia súc trong nông trại cũng bị đối xử như Kulak (địa chủ).
  
       Thêm vào đó việc Trung Ương Moscow trưng thu lương thực để có được đồng tiền mạnh (đồng tiền khó sụt giá) và mua máy móc cho quá nhiều nhà máy đang được xây dựng (kỹ nghệ hóa đất nước) nên cần số lượng lớn từ vụ mùa của nông dân. 

       Hàng ngàn người Kazakh chạy trốn nạn đói. Người cShitan của ông Tokmurzin đi tới thành phố Orenburg, sau đó tới Stalingrad (bây giờ là Volgograd) kiếm việc làm và lương thực ăn. Nhưng ông ấy trở về khi chính quyền Sô Viết bắt đầu phân phối thực phẩm cho Kazakhstan năm 1933.

 
     “Bọn ăn thịt người”

       Vào lúc đó Kazakhstan rơi vào cảnh hỗn loạn. Theo lời Tokmurzin, “Người ta nói với chú tôi rằng những con đường đầy xác chết và thú rừng, đặc biệt là chó sói, kiếm xác người ăn. Có thể thú rừng tấn công chú tôi. Chấn động hơn là các câu chuyện kể về bọn ăn thịt người đi lang thang tại miền quê..

 
     Để chuẩn bị cho chuyến về lại Oyil, Shitan lần nữa bị cảnh báo là những kẻ quá đói đang lùng kiếm người để ăn thịt ở Kolda. Nhưng Shitan quyết định trở lại quê. Vài năm sau ông kể lại với người cháu trai rằng, khi đi tới Kolda, thấy có người theo sau, ông đi tới bờ sông gần đó và thấy vẫn bị bám theo, Shitan liền nhảy xuống giòng sông lạnh như băng tuyết và bơi ngang sông trốn thoát.

       Năm 1967, chính quyền quyết định xây nhà văn hóa ở Oyil. Khi đào đất làm nền nhà, người ta tìm thấy nhiều sọ người và những mảnh xương của trẻ em.  

 
      Tokmurzin có một anh, một chị sinh trước khi nạn đói bắt đầu, cũng giống như nhiều trẻ em khác vào thời đó, họ được chính quyền hứa chăm sóc khi cha mẹ họ không thể nuôi dưỡng, thế nhưng hai anh chị của Tokmurzin cũng không sống còn.

       Ước lượng tổng số người chết đói có các con số khác nhau, hầu như tất cả tài liệu đều đồng ý rằng hơn 1 triệu người thuộc sắc tộc Kazakh chết trong suốt trận đói, mặc dù nhiều người nói số người Kazakh chết cao gấp hai lần.

 
     Trong thập niên 1980, Giáo Sư Talas Omarbekov ở Đại Học Quốc Gia Kazakhstan được phép tham khảo hồ sơ Sô Viết về nạn đói tại Kazakhstan, Giáo Sư nói “Những gì tôi thấy có tới 2,3 triệu người chết, đây chỉ là con số dành cho sắc tộc Kazakh, nếu thêm vào hàng trăm ngàn người từ các nhóm sắc tộc khác, chúng ta có thể nói trong thời kỳ Tập Thể Hóa, dân tộc chúng ta bị chết gần phân nửa..

 
      Con số do Giáo Sư Talas Omarbekov trích ra không bao gồm hàng chục ngàn người bỏ chạy tới vùng khác của Liên Sô hay tới biên giới Iran, Trung Hoa, và Mông Cổ. Vào cuối năm 1959, sắc tộc Kazakh chiếm ít hơn 30% trong tổng số dân ở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết Kazakh. Theo các số liệu, hơn 90% đàn gia súc của người Kazakh bị chết.

       Mối liên hệ với Nga

       Khung cảnh chính trị hiện thời giữ vai trò lớn trong thất bại của chính quyền nhằm ghi nhận thảm kịch này. Ukraine chịu đựng thiệt hại từ nạn đói do Liên Sô gây ra, đồng thời với Kazakhstan, nhưng dám qui trách nhiệm cho Moscow, điều này khiến cho mối quan hệ song phương xấu đi nghiêm trọng.

       Lời khiển trách như vậy là vấn đề khó chịu đối với Nga, quốc gia tuyệt đối chống lại bất cứ quan điểm nào cho rằng thảm kịch đói ở Ukraine là hành vi diệt chủng. Người phát ngôn của Tổng Thống Putin của Nga, mới đây gọi việc nói như thế là “cố viết lại lịch sử”.

       Chính quyền Kazakh dường như học được từ kinh nghiệm Ukraine, nhận thức rằng một khi phơi bày ra chương sử đau đớn của quá khứ sẽ làm xấu đi quan hệ với Nga, một đối tác làm ăn lớn nhất và nơi tiêu thụ dầu hỏa của Kazakh. Việc nhắc lại sự kiện đói kinh hoàng vào thập niên 1930 có nguy cơ làm căng thẳng sắc tộc trong một đất nước Kazakhstan đa văn hóa, nơi mà gần 30% dân số là sắc tộc Nga.

       Và vì thế cái chết oan ức của người dân đã bị lãng quên. Điều quan trọng như Ukraine đã làm, dù bị khó khăn nhưng lịch sử dân tộc họ được minh bạch và làm cho những người lãnh đạo Nga phải kiên dè, thấy được tội ác của tiền nhân họ thời đế quốc Cộng Sản Liên Sô.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:
http://en.wikipedia.org/wiki/Collectivization_in_the_USSR
http://www.rferl.org/content/article/1079304.html