Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Truyện Ngắn & Tác Phẩm & Tác Giả

Truyện ngắn

Nắng Chiều Bên Ghềnh Thác Niagara

Darren Thăng

Hơn 2 tiếng đồng hồ đi kiểm tra sáng sớm dọc theo đường rừng trên thượng nguồn thác Niagara Falls (phát âm: "Nai-a-ga-ra”) bên ranh giới Hoa Kỳ, Đình Tuấn bèn dừng xe lại ở ven rừng nghỉ giải lao 15 phút, sau khi ghi nhận cảnh vật bình yên vô sự.  Anh ta lấy phích ấm(Thermos) giữ nhiệt đưa lên miệng, rồi nhâm nhi thưởng thức vị đắng café đã pha sẵn cho ấm lòng người chinh nhân.  
- “Gần hết tháng tư rồi, mà sao tiết trời năm nay còn lạnh quá!”, anh ta tự nhủ trong lòng một mình.
Rồi bỗng dưng vỗ nhẹ vào đầu của mình một cái đét: “Chết thật! Ngày mai là ngày cuối cùng của tháng tư, cũng là ngày sinh nhật của mình và là ngày giỗ bố.” Ta lại già thêm một tuổi nữa rồi.  
Đời sống của nhân viên Kiểm Lâm Hoa Kỳ thường len lỏi trong rừng cây bạt ngàn hàng ngày. Họ có nhiệm vụ kiểm soát khu vực vườn quốc gia rộng lớn, bảo vệ cháy rừng và ngăn chặn nạn săn bắn bừa bãi. Luôn cảnh giác với nhiều bất trắc xẩy ra chung quanh. Chống chọi với tuyết lạnh, mưa rơi và bão tố. Hầu như xa hẳn với phố thị tiện nghi, nên chẳng trách được trí nhớ của họ hay bị lãng quên.
Anh ta móc trong túi ra một gói Marlboro đỏ, để lấy một điếu thuốc hút cho tinh thần thoải mái. Đã 10 năm trời phục vụ trong ngành kiểm lâm của bang Nữu Ước (The New York State Forest Rangers), sau khi xuất ngũ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Một mình với một chiến mã( ngụ ý là xe ATV/chạy đường rừng). Được cấp súng tự vệ cá nhân như cảnh sát tuần tra(New York State Police Officers). Tự ta làm “boss” bởi chính ta, trong vùng núi đồi hoang dã. Mỗi ngày chỉ cần mang vài tờ báo cáo về trình lên cho xếp trên duyệt xét là đủ. Thế là nhất rồi, còn đòi hỏi gì nữa đây?        
Chẳng bù cho thằng Nick hay thằng Mike sau khi rời quân ngũ, không kiếm được việc làm tốt. Chán đời bèn sinh tật nhậu nhẹt, hút cần sa đâm ra hư hỏng con người. Vài thằng khác quyết tâm hơn, vào đại học hay học nghề, rồi kiếm được một việc làm ngồi bàn giấy như thằng Alex. Xếp trên lúc nào cũng canh me bắt “deadline” projects(thời hạn ấn định) công việc hàng tuần. Nó than bị “stress”(căng thẳng) nhức đầu. Muốn bỏ việc, nhưng tiền nhà và tiền thẻ nợ ngập đầu hàng tháng, đành phải cắn răng mà đi làm. Thậm chí, thằng trắng nầy chẳng có bạn gái nữa, vì sợ tốn tiền chi cho em út. Tuấn hay kháo đùa với nó rằng: “Muốn ăn xôi, thì phải xì chiền.” Alex không phân trần một lời, chỉ lặng thinh mỉm cười chi cọp.
- o O o -
Đang miên man bỗng nghe âm thanh “texting” của điện thoại di động vang lên. Đình Tuấn đọc lời nhắn của vị Đại Úy Cục Phó: “See me in my office at 9 a. m. tomorrow, ok.”(Gặp tôi tại văn phòng lúc 9 sáng ngày mai nghe). Anh ta tự hỏi không biết có chuyện gì khẩn cấp chăng? Chẳng lẽ được thăng chức? Hay họ định “surprise”(tạo ngạc nhiên), chúc mừng ngày sinh nhật của mình?      
- o O o -
Đình Tuấn giơ tay phải chào vị Đại Úy theo cung cách nhà binh:
- Good Morning, Sir.
Vị Đại Úy bắt tay tỏ vẻ thân thiện:
- Ngồi đi.
Ông ta trao cho Đình Tuấn một tờ thông báo:

April 30, 20xx
Dear Mr. Nguyễn,
Cục Kiểm Lâm (Forest Ranger) của tiểu bang Nữu Ước/Chi Cục Niagara Falls quyết định điều động Trung Sĩ I, Tuấn Đ. Nguyễn về làm việc tạm thời tại công viên quốc gia Niagara Falls vào mùa hè rộn rã năm nay, vì bên Cục Kiểm Soát Vườn Quốc Gia (Park Ranger) thiếu nhân sự thông thạo tiếng Việt và tiếng Hoa để phục vụ du khách gốc Á. Sau khi mùa hè chấm dứt, đương sự sẽ được trả về Cục Kiểm Lâm (ngưng trích).

Đọc xong tờ thông báo, Đình Tuấn ngửng đầu lên thì vị Đại Úy giải thích rằng:
- Tuy nhân viên Kiểm Lâm (NY) có nhiệm vụ kiểm soát rừng quốc gia tại địa hạt của mình, nhưng trong trường hợp cần thiết đòi hỏi họ phải làm việc ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Anh hiểu chứ?
Đình Tuấn nhận lệnh:
- Tôi hiểu.
Anh có thắc mắc gì không?
- Tại sao ông biết tôi rành rẽ tiếng Hoa?
- Vì anh từng phục vụ sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh và Tân Gia Ba 4 năm. Anh lại học thêm tiếng Quan Thoại nữa.  Dĩ nhiên anh phải lưu loát tiếng Hoa rồi. Cử anh sang phục vụ công viên quốc gia Niagara Falls là tạo cơ hội đi xuyên huấn, để tiếp cận với du khách gốc Á nói riêng và các sắc dân khác nói chung. Biết đâu anh có duyên gặp được một cô gái Á-Đông xinh đẹp thì sao?(cười đùa) Thôi, hãy cố gắng thi hành nhiệm vụ đi, hy vọng tương lai sẽ được cất nhắc lên chức vụ quản trị.        
Đình Tuấn đứng lên:
- Nếu không còn gì nữa, tôi xin kiếu từ.
Vị Đại Úy mĩm cười:
- Anh sẽ khởi sự vào ngày thứ Hai tới. Ra trao súng lại cho ban vũ khí và về nhà nghỉ ngơi 3 ngày cuối tuần.  À, nghe Jane(thư ký) cho biết, hôm nay là ngày sinh nhật của anh. Chúc anh một ngày sinh nhật vui vẻ nhé!  
- Cám ơn ông.
- o O o -
John, viên Giám Thị(Supervisor) công viên thác Niagara dẫn Đình Tuấn đi quan sát một vòng đảo Dê(Goat Island), đảo Ba Cô(Three Sisters Islands) và khu Terrapin Point là 3 tụ điểm chính hàng năm thu hút nhiều du khách thập phương, mà rộn rã nhất là vào mùa hè đến chiêm ngưỡng thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ của thác nước Niagara. Thưởng ngoạn tại 2 cù lao nầy sẽ thấy thủy lưu từ trên thượng nguồn cuồn cuộn chảy xuống một vực sâu thành thác Móng Ngựa(bờ Gia Nã Đại). Còn đứng ở tụ điểm Terrapin Point, có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát quang cảnh nước thác rơi trắng xóa đổ sang bờ Gia Nã Đại.  
Như anh cũng biết là thác Niagara(Hoa Kỳ), ít thu hút du khách hơn thác Niagara(Gia Nã Đại) vì “location, location,  location.” Vị trí bờ thác Gia Nã Đại chiếm nhiều ưu thế thiên nhiên hơn. Cục du lịch bang Nữu Ước muốn quảng bá và chào mời các đoàn tour du lịch chở khách Hoa Lục và Việt Nam đến tham quan để tăng lợi nhuận cho bang nhà, anh hãy vui vẻ và hướng dẫn du khách nhé!
Ông giới thiệu Đình Tuấn với các đồng nghiệp gốc Mỹ, họ liền bắt tay và chúc mừng anh ta tá lả:
- “Welcome aboard, Tuan!”; “Good Luck!”; “You’ll like it here!”  
À, tôi cần nhắc nhở anh một điều nầy:
- Phải ngăn chặn các vụ nhẩy thác tự vẫn, ok.   
Thường thì tháng nào và ngày nào trong tuần?
- Mùa tự vận bắt đầu vào ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong(Hoa Kỳ). Tháng 9 thường xẩy ra nhiều nhất. Mỗi thứ Hai đầu tuần và vào lúc 4 giờ chiều là giờ cao điểm.  
Bởi nguyên nhân gì? Vì sao?
- Thì thua bạc đậm ở sòng bài, buồn tình hay thất nghiệp v.v.
Khu vực nào cần để ý?
- Tại cầu Cầu Vồng(Rainbow Bridge), đảo Dê và đảo Ba Cô. Đôi khi có người nhẩy xuống nước tại khu Terrapin Point, là địa điểm mà anh có trách nhiệm kiểm soát đó.
- Luôn mang máy liên lạc và mặc phao cấp cứu cá nhân khi cần thiết nghe.
Ông vỗ vai Tuấn thân mật:
- Thôi, tôi đi đây.
- Yes, Sir”, Tuấn đáp lại.
- o O o -
Hôm nay là ngày 29 tháng 9, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là trở lại rừng sâu rồi. Anh ta kéo vội cổ áo chống gió vì hơi nước quanh thác hơi lạnh. Trời đã vào Thu, nên không còn nhiều du khách đến xem thác nữa. Nhưng mùa Thu là mùa lý tưởng để ngắm lá vàng rơi lả tả. Nhấm nháp thử các loại rượi vang đỏ hay trắng và cắn miếng cheese thưởng thức trong các nhà máy sản xuất rượu vang ở dưới chân thác nước, đích thực là tuyệt cú mèo. Mắt Tuấn dáo dác để ý thấy một bóng hồng trẻ trung, dáng người thướt tha xinh đẹp vô tình lọt vào cặp mắt nâu của anh ta.
Ồ, sao cô gái Á-Đông nầy cứ đi lòng vòng một mình ở đằng kia tại khu Terrapin Point, đã hai hôm nay rồi nhỉ? Trong nét mặt của cô ta phảng phất nỗi u buồn như người có nhiều tâm sự? Anh ta tiến tới liền hỏi:
- Looks like you’re looking for something?  May I help you? (Hình như cô đang tìm kiếm ai vậy?)  
- I’m good.  
- Please do not lean over the fence.You might fall. (Làm ơn đừng dựa lố qua hàng rào chắn sông. Cô có thể bị rớt xuống đó.)  
Anh định hỏi dò quốc tịch của cô ta, nhưng sợ du khách nước ngoài hiểu lầm là nhân viên di trú đi lùng bắt người ở lậu.  
Đình Tuấn nhìn đồng hồ điểm gần 4 giờ chiều. Linh cảm như có điều gì không ổn, bèn đi lấy áo phao mầu đỏ và cầm theo bịch giây cấp cứu(Rope Rescue Throw Bag) phòng ngừa sẵn sàng.
Anh liền bật điện đàm liên lạc với Roger, là một đồng nghiệp:
- Mayday, mayday, can you hear me clearly? (Khẩn cấp, khẩn cấp, bạn có nghe rõ không?)  
- Tuan, I can hear you 5/5 clear, ok. (Tuấn, tôi nghe bạn rõ ràng 5/5 nè.)
- Call for the copter immediately for rescue when you see me go into the water. (Gọi trực thăng ngay lập tức, khi thấy tôi nhẩy xuống nước nghe.)
- Ok.
Vừa dứt lời, chàng đã nghe tiếng hô hoán toáng lên của một số du khách:
- Somebody fell into the water! (Có người rớt xuống nước!)
Chàng bèn quay đầu về hướng có tiếng la cấp cứu và chạy thật lẹ đến bờ sông cởi vội đôi giầy ra, rồi phóng nhanh xuống nước bơi sải. Hai tay quạt tới lui tự nhiên tựa cái mái chèo với tốc độ lướt nước nhanh và bàn chân đạp nhịp nhàng đều đặn như là một vận động viên bơi lội nhà nghề. Đầu chàng nhúng chúi xuống nước và một tay cầm chùm giây phao cấp cứu ném mạnh về hướng nạn nhân đang bị nước cuốn trôi dần.  
- Grasp the rope. (Nắm lấy sợi giây đi.)
Nạn nhân phản ứng khi cạnh kề với cái chết, bèn nắm lấy sợi giây phao cấp cứu. Còn Tuấn thì kéo ngược giây phao về phía mình cầm cự, quyết chống chọi với sức nước. Bỗng trên đầu hai người có tiếng động cơ trực thăng cấp cứu phành phạch bay tới. Sóng nước nhấm nhô và nhân viên cấp cứu(life guard) đu giây thang xuống giữ thân hình nạn nhân lại. Họ cố gắng đưa nạn nhân lên trực thăng và bay vào trạm xá trong đất liền. 
- o O o -
Nhân viên y tế đưa áo bệnh nhân cho cô gái mặc đỡ. Lập hồ sơ cho bệnh nhân và khám qua loa sức khỏe tổng quát cho nàng một hồi lâu. Thấy không có gì nghiêm trọng bèn chuyển giao nàng cho sở cảnh sát công viên thác để điều tra lý lịch.
Give me your name(show your passport), nationality and the reason of accident.  (Cho biết tên tuổi, quốc tịch và lý do tai nạn xẩy ra.)
- My name is An Bình. I’m Vietnamese. I currently live in Canada.
Tell me why you fell into the water?  (Cho tôi biết tại sao cô rớt xuống nước?)
- I don’t know.
We suspect that you tried to commit suicide, is that true? (Chúng tôi nghi ngờ cô định tự vận, có đúng không?)
Nàng không buồn trả lời câu hỏi của họ, tủi thân ngồi khóc nức nở một mình. Nhân viên công lực bèn gọi:
- Call Tuan in for translation.  (Gọi Tuấn vào thông dịch.)
Tuấn bước vào phòng tự giới thiệu:
- Tôi là Đình Tuấn, nhân viên kiểm soát công viên thác Niagara có nhiệm vụ thông dịch. Mong cô hợp tác điều tra tai nạn xẩy ra.
- Chào anh Tuấn. Em là An Bình. Cảnh sát nghi ngờ em có ý tự vận? Em không biết trả lời câu hỏi của họ như thế nào? Xin anh nói đỡ cho...
Cô muốn tôi nói làm sao?
- Anh nói là em quên uống thuốc tăng huyết áp điều trị vào buổi sáng nay, nên tâm thần bị rối loạn rồi tự nhiên rớt xuống nước lúc nào đó không hay. 
Cô muốn tôi nói dối với họ như vậy ư?
- Thì anh giúp em một lần vậy…có được không anh?
Thấy gái trẻ năn nỉ ỉ ôi. Nghĩ tình đồng hương nên chàng động lòng trắc ẩn, bèn đổi khẩu cung thông dịch để nàng khỏi bị rắc rối về luật pháp.
- Thôi được. Cô ký tên vào biên bản nầy và có thể rời khỏi đây. Nhớ là uống thuốc điều đặn đó nghe.     
Đình Tuấn bước ra khỏi bi-đinh của sở cảnh sát công viên thác, định lấy xe ra về nhà thì thấy An Bình đứng chờ sẵn ở bãi đậu xe từ lúc nào. Nàng lên tiếng:
- Cảm ơn anh Tuấn đã cứu mạng và giúp đỡ em!
- Chuyện nhỏ mà. 
Nầy, cô ở đâu lận. Không ngại thì tôi đưa cô về nhà nhé.
- Em ở tận bên Toronto cơ, nhưng đã trả lại phòng trọ rồi. Em không định trở lại thành phố đó nữa. 
Vậy em là du sinh à?
- Dạ.
Qua bển được bao lâu rồi?
- Hơn 2 năm rồi anh ạ. 
Làm sao qua Mỹ được?
- Hộ chiếu(sổ thông hành) của em còn hạn sử dụng hơn 6 tháng du lịch ở Mỹ. Cũng may là không bị ướt vì giấy tờ giữ trong bịch nhựa “zipper seal” đó anh.
Nầy nhé. Có lẽ em đã đói bụng rồi, thôi thì anh mời em đi ăn tối lót lòng vậy. Có được không nào?
- Dạ được.
- o O o -
Ngồi trong nhà hàng Olive Garden tại thị trấn Niagara Falls(NY) đã hơn 9 giờ tối, hai người vừa ăn đồ Ý vừa hàn huyên trò chuyện. Qua ánh đèn của nhà hàng, Đình Tuấn thấy nét mặt của An Bình đỡ hơn lúc chiều, như đang thoát ra khỏi cầu vồng buồn chán.     
An Bình không ngại cho biết năm nay em bao nhiêu tuổi?
- Ủa, tưởng cảnh sát thác cho anh coi hết hồ sơ lý lịch rồi? 
- Họ chỉ gọi vô thông dịch mà thôi.
- Thật ra năm nay em tròn 21 tuổi. Còn anh?
- Anh lớn hơn em 2 con giáp đó. Xin đừng gọi chú bằng anh, mà hãy gọi anh bằng chú nghen, An Bình (chàng cười đùa tiếu lâm).
Nàng mắng “iêu” cợt đùa:
- Anh nói gì lạ dzậy. Nhìn kỹ coi, anh mới “băm mí” tuổi đầu. Trông anh trẻ và khỏe mạnh hơn so với tuổi đời. Vậy anh sinh năm nào?
- Anh sinh ra đúng vào ngày lịch sử 30 tháng 4/1975.
- “Là ngày giải phóng miền Nam đó mà,” An Bình nhấn mạnh.
- Ấy chết! Sao em lại dùng danh từ đó.
- Thì lớp trẻ trong nước vẫn thường gọi như vậy. Có phải một mình em đâu? Bộ anh có vấn đề hả?
- Ừ, anh không thích danh từ ấy.  
Quê quán của em ở đâu vậy?
- Xã Trung Lập Hạ, Huyện /Quận Củ Chi.
An Bình vừa nhắc tới địa danh đó, thì nét mặt của anh ta sầm xuống. 
Anh bị sao vậy? Nàng đập tay chàng hỏi han.
- Vì anh có người cha hy sinh tại xã đó.
Ba anh thuộc phe cách mạng hả? 
- Không, ba anh bên phía quốc gia.
- Vậy là ba em và ba anh nghịch phe rồi, nàng nói năng ngây thơ như đứa trẻ con.
Em là con của cán bộ hả?
- Dạ phải.
Chức vụ gì?
- Bí Thư Huyện ủy Củ Chi.
- Chà! Chức phận cao quá hén, Đình Tuấn mỉa mai.
Ba anh chết ngày nào? An Bình gạn hỏi:
- Cùng ngày, cùng tháng và cùng năm anh sinh ra đời.
Có phải là trận chiến cuối cùng xẩy ra tại cầu Sạn vào ngày 30/4 đó không?
- Đúng thế.
- Hèn chi ba em và các chú bác thường hay nhắc về trận đánh đó.
Ngày xưa ba em là gì?
- Chỉ là du kích xã dưới quyền chỉ huy của Cò Ráng.
- Anh đọc qua vài bài viết nói về trận giao tranh cuối cùng giữa TĐ 38 BĐQ(VNCH) với du kích xã Trung Lập Hạ, có nhắc đến tên của người nầy.
- Ông ta là ba của anh Lên, bạn trai cũ của em đó mà! Hai gia đình thân nhau nên ba gửi em qua Gia Nã Đại để học chung trường đại học với anh Lên. Giờ thì anh ta đã có bồ mới rồi. Cũng chính vì lẽ đó, mà em quyết định tự vẫn.
Lên có bạn gái khác à?
- Như vậy thì nói làm gì nữa? Thực ra anh ta đổi hệ, thương người đồng tính luyến ái.
À, ba anh đã qua đời vậy mẹ của anh đâu?
- Mẹ anh bị làm băng qua đời 3 ngày sau đó, khi nghe được hung tin cha anh từ trần. Ngoại nuôi dưỡng anh cho đến khi quá vãng.
Qua Mỹ theo diện gì?
- Đi chung với gia đình người chú ruột là sĩ quan đi tù theo diện H.O. Rồi anh học xong lớp 12 và đi lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ 4 năm. Sau khi xuất ngũ, anh nộp đơn xin vào Cục Kiểm Lâm(NY). Vào mỗi tối, anh học ở đại học Buffalo(NY)/Niagara campus và tốt nghiệp MBA(Cao Học Quản Trị Kinh Doanh). 
- Nhà hàng sắp đóng cửa rồi, thôi chúng ta sửa soạn ra về đi em.
Biết đêm nay, đi về nơi đâu hở anh?
- Thì về chung cư apartment của anh ngủ, nếu em không ngại. 
Lỡ chị nhà không đồng ý thì sao?
- Lo gì, anh vẫn còn độc thân vui tính kia mà.
An Bình đứng dậy đập vào bả vai cứng cáp của Đình Tuấn chọc quê:
- Đã 40 tuổi đời rồi mà vẫn còn độc thân. Không biết “chuyện ấy” có bình thường không đó?
- Chuyện ấy có bình thường hay không, rồi thì em sẽ rõ.
Tuấn thanh toán hóa đơn xong, rồi hai người rời nhà hàng trong cái lạnh sương khuya của mùa Thu Bắc-Mỹ, sánh vai như đôi tình nhân vừa mới yêu nhau. Chàng ga-lăng lấy áo lạnh của mình choàng cho nàng.
 - o O o -
Tuấn trao chiếc áo thun trắng và quần boxer của chàng cho An Bình mặc đỡ khi nàng đi tắm. An Bình lấy khăn lau tóc dài xõa xuống bờ vai khi bước ra khỏi phòng vệ sinh. Tuấn nhìn trân trân thấy nàng khá đẹp vì An Bình cao hơn một mét sáu ba, trẻ trung và nước da mịn màng. Chàng cảm xúc có lẽ vì thiếu bóng dáng phái nữ trong căn chung cư lạnh lẽo nầy đã lâu rồi chăng? 
Sao nhìn người ta kỹ thế?
- Không, chỉ ngắm “ghiền” em gái một tí thôi mà! Chiếc áo thun dài qua cặp đùi thon gọn trắng nõn nà, ai nào biết được em có mặc quần lót hay không nữa cà?
- Anh nầy làm em mắc cỡ quá hà!
- Anh có một đề nghị. 
Chuyện gì vậy anh?
- Ngày mai anh xin nghỉ một ngày để đưa em đi mua sắm vài bộ quần áo, đồ ngủ và quần lót, không biết em có bằng lòng hay không?
- Yes, Sir. 
Tối nay em ngủ trên giường của anh nhé. Anh sẽ ngủ ở sofa đằng kia kìa.

- o O o -
Rồi tuần nầy qua tuần nọ, Tuấn không hề nghe An Bình đã động đến chuyện quay về lại Gia Nã Đại để tiếp tục việc học hành. Vả lại chàng cũng không muốn nàng rời đi nữa, tuy rằng chưa một lần ân ái với nhau. Nhưng ở lại thị trấn Niagara Falls(NY) heo hút nầy, không dễ dàng kiếm được việc làm văn phòng tốt, vì An Bình không có thẻ xanh. Ngoại trừ đi xin làm móng cho vài tiệm người Việt làm chủ tại downtown thành phố. Bằng không ở nhà một mình suốt ngày im ỉm như thế nầy, chắc buồn chết được.
- “À, biết đâu nàng có ý định ở lỳ trên đất Mỹ?”, Tuấn suy nghĩ tầm phào như thế.  
Chàng lấy tay xua đuổi ý nghĩ không tốt ấy. Thôi ta hãy để cho thượng đế quyết định dùm. Đã bảo là người tính không bằng trời tính kia mà.
Trung tuần tháng 11, Tuấn ngưng phục vụ ở công viên thác. Trước khi trở về Cục Kiểm Lâm, chàng lấy 1 tuần lễ vacation để đưa An Bình xuống thành phố Nữu Ước hoa lệ thăm viếng và đi mua sắm nhân dịp mừng Lễ Tạ Ơn. Hai người rước về một mớ “chiến lợi phẩm” như quần áo lạnh và đôi giày boot cho nàng. Lại còn mỹ phẩm mắc tiền, nước hoa, giỏ hiệu LV và nhiều món linh tinh khác mang về khách sạn Carter, sau khi ăn tối xong ở một nhà hàng. Nàng than mỏi chân và mệt người vì đi bộ quá nhiều, bảo đi tắm cái đã. Tiếng nước bông sen phun ồ ồ bên trong phòng tắm, kèm theo tiếng hát nho nhỏ trầm ấm vang lên.
Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời
Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng
- Anh Tuấn ơi, lấy cho em chai dầu xả tóc để trên bàn mang vào đây dùm em.
- Chàng bước vào phòng tắm không khóa cửa, và chứng kiến cảnh An Bình trần truồng như nhộng đang đứng gội đầu. Thấy Đình Tuấn trố mắt nhìn chằm chặp vào thân thể của mình, đặc biệt ngắm nghía cặp nhũ hoa bầu bĩnh căng tròn trông hấp dẫn như trái đào tơ mơn mởn, nàng bèn hỏi:    
- Sao mà nhìn em khiếp thế!  Bộ chưa từng thấy phụ nữ khỏa thân bao giờ hay sao?  
- Có thấy, nhưng chưa từng thấy cô gái Việt nào có thân hình đẹp hết xẩy như em vậy.(cười đùa nịnh đầm)  
- Thú thật với em là đã lâu rồi anh không gần phụ nữ, nên nhìn em anh cảm thấy hứng quá. Anh chịu hết nổi rồi em ơi! (vờ năn nỉ người đẹp)
Anh muốn mần “chuyện ấy” à?
- Muốn lắm, nhưng sợ người đẹp không cho.
- Anh muốn thì em chiều ý, cho phép anh “hưởng” thoải mái đó. Vậy thì còn chần chừ gì nữa?      
- Úi dà, đã quá nha! Tuấn xoa tay cười khoái chí, rồi rỉ tai nàng nói nhỏ như ra vẻ ta đây là dân chơi:
- Tối nay anh sẽ vác cầy qua đảo Ba Cô(Three Sisters Islands) cho mà coi.  
An Bình phản bác:
- Một em đây còn chết nữa, huống hồ là 3 em. Sức lực được bao nhiêu mà hù họa gớm thế!   
- o O o -
Hai người trở về thị trấn Niagara Falls sau một tuần lễ “dập mật” ngắn ngủi và sống với nhau vui vẻ hạnh phúc như một cặp vợ chồng son, tròn một mùa Đông băng giá. Mỗi Chủ Nhật hàng tuần, Tuấn hay chở nàng đi nhà thờ công giáo xứ Mỹ. Chàng giới thiệu An Bình(ngoại đạo) với cha Joe chánh xứ. Cha biết Đình Tuấn đã lâu, nên khuyên chàng đưa nàng đi học đạo và lớp Giáo Lý Dự Bị Hôn Nhân để chuẩn bị sẵn sàng khi cần kết hôn với nhau. Được vài tháng thì An Bình bắt buộc phải quay về Gia Nã Đại, vì hộ chiếu đã hết hạn.  Đình Tuấn lại sống với cô đơn buồn tẻ nơi thị trấn lạnh heo hút. Chàng nhung nhớ An Bình và dự tính ngỏ lời cầu hôn với nàng, để rước nàng qua Hoa Kỳ sống chính thức. Bỗng nghe An Bình gọi phone nhắn nhủ:
- Đầu tháng 6 tới đây, ba em sang Gia Nã Đại để tham dự hội nghị thảo luận sự hợp tác thương mại song phương cấp tỉnh thành tại thành phố Toronto. Mời anh qua gặp gỡ ba em, để xin ông ta chấp thuận cho hai đứa mình cưới nhau nghe anh.
- o O o -
Ông Bê, cha của An Bình không thiện cảm với Đình Tuấn khi nghe con gái nói nhiều về thân thế của chàng. Ông ta gọi Tuấn ra một góc vắng hành lang(lobby) của khách sạn để nói thẳng vấn đề:  
- Tôi nghe nói anh có ý định thành hôn với con Bình, có phải vậy không?
- Dạ đúng.
- Tôi không chấp thuận cuộc hôn nhân nầy, vì có nhiều “sự cố” rắc rối.  
Rắc rối gì cơ chứ?
- Tôi không thể làm sui với gia đình có cha là “Ngụy quân,” thành phần phản động ngoan cố chống lại “Cách mạng,” khi có lệnh đầu hàng vào ngày 30/4/75. Rồi tất cả 13 người bị bắt và bị xử tử tại xã tôi. Nếu như người thân và bằng hữu hỏi han tôi về gia thế của thằng rể, thì tôi biết ăn nói làm sao đây?
- À, thì ra ông vẫn chưa trút bỏ hận thù. Người CS mãi không rút tỉa được bài học, từ cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Họ đã làm cho gia đình tôi tan nát. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi, vô gia đình. Giờ đây ông còn nhắc lại chuyện đau lòng, mà tôi đã muốn quên từ lâu(xúc động mạnh). Dù sao cha tôi cũng là một anh hùng, đã không chấp nhận đầu hàng CS.  Chính nghĩa thì không thể gọi là “Ngụy” được. Nói hết câu, Đình Tuấn liền đứng dậy:
- Chào ông.
An Bình len lén ngồi khuất nghe rõ câu chuyện vì biết sẽ có mâu thuẫn, bèn đuổi gót theo chàng gọi ơi ới:
- Đình Tuấn, anh ơi!  
Ông Bê mắng nhiếc đứa con gái:
- Anh…anh cái gì. Hãy để cho nó đi.
- o O o -
Rồi mùa hè lại đến(bắt đầu vào ngày 21 tháng 6) và Đình Tuấn được lệnh phái tới phục vụ công viên thác Niagara như năm ngoái. Tháng năm cứ trôi qua tuần tự như thế. Hôm nay là tuần thứ 3 của tháng 9 sắp vào Thu, đánh dấu kỷ niệm gần một năm ta quen nàng. Từ dạo đó, chàng mất liên lạc hẳn với An Bình vì số điện thoại di động của nàng đã đổi. Chẳng buồn rầu, nghe hoài điệp khúc: “Tình Ca Du Mục,” mà nàng thích:
Tìm em năm tháng thấy đâu hình bóng nàng
Em thân yêu ơi, biết em giờ đây nơi đâu
Đã hết giờ làm việc chiều nay, Đình Tuấn gon đồ vào giỏ đeo lưng định ra xe, bỗng thấy một hình bóng rất quen thuộc đang để ý dấu chân chàng đi. Chàng chạy lại thì An Bình nói nhanh:
- Anh có rảnh không, em có chuyện muốn nói với anh.
- Anh rảnh mà. Chúng ta cùng đi lại kiosk cafeteria để tránh gió lạnh và uống ly cà phê nóng nhe em?
- Ngồi ở băng ghế gần đây được rồi. Em đến đây để từ giã anh, rồi về VN ở luôn và nhân tiện đưa cho anh đọc một điện thư của cha em. Nàng lấy trong xách tay ra một tờ giấy in sẵn(printing).

Cháu Tuấn,
Tôi biết là cháu vẫn còn giận tôi lắm. Thật ra tôi không nên cố chấp với cháu. Ngẫm nghĩ lại, chẳng ai đối xử tốt với An Bình bằng cháu. Cháu lại là người có học thức, độ lượng và bản chất quân tử. 
Không giống như các du sinh con cái của cán bộ, có cơ hội ra nước ngoài để học hành tiến bộ thì lại chẳng ra gì. Còn riêng cháu thì cố gắng tiến thân bằng đường binh nghiệp, gia nhập quân đội Hoa Kỳ và hiện nay là nhân viên tiên tiến của Cục Kiểm Lâm(NY). Dễ gì mấy ai anh hùng hơn cháu, đã liều mình nhẩy xuống cứu vớt người tự vận, mà lại là con An Bình nhà tôi. Cháu đã giúp đỡ em nó, để tránh khỏi bị rắc rối về luật pháp.
Nó tâm sự rằng rất hạnh phúc khi sống chung với cháu, vì cháu có bản lãnh và tinh thần trách nhiệm. 
Từ ngày cháu bỏ về Mỹ, An Bình thương nhớ cháu lắm. Em nó gầy gò ốm yếu mà ở địa vị làm cha, tôi thật sự đau lòng xót xa cho con gái.
Từ nơi quê nhà xa xăm, với sự mong mỏi cháu hãy suy nghĩ lại để hàn gắn mối tình với An Bình. Thành tâm chúc cháu may mắn trên tình trường! Hy vọng chúng ta sẽ hiểu nhau hơn khi có dịp gặp gỡ sau nầy.  
Hết thư,
Cha của An Bình
- o O o -
An Bình cáo từ Đình Tuấn liền bỏ đi ngay. Tuấn chạy theo níu lại:
- Em định đi về đâu, đêm nay hỡi em!
- Mặc kệ em. Anh còn “care” gì nữa chứ? Thật tệ bạc! Ngắt hoa chơi cho đã, rồi vứt xuống thác kia.
Đình Tuấn thản nhiên để cho nàng đi, bỗng thấy thân hình của nàng loạng choạng ngả nghiêng theo gió lạnh của miền thác rồi ngã lăn xuống đất. Chàng bèn chạy nhanh đến nhấc đầu của nàng lên hỏi han:
- Em bị sao vậy, An Bình! 
Nàng trông mệt mỏi, cảm thấy khó chịu trong người và buồn nôn, làm Tuấn càng lo sợ.
Chàng định gọi 911, nhưng quyết định xốc ẵm An Bình thật lẹ rồi lấy xe chở ngay đến bệnh viện gần nhất.
- o O o -
Y tá bệnh viện bước ra phòng đợi Emergency, gọi Đình Tuấn vào gặp bác sĩ. Bác sĩ bắt tay giới thiệu tên với Đình Tuấn rồi nói: 
- Are you her husband? (Ông là chồng của cô ta à?)
- Yes. (trả lời đại để xem BS nói gì)
I have good news for you. She’s pregnant. (Tôi có tin vui cho ông. Cô ta đã thụ thai rồi.)
Đình Tuấn choáng váng khi nghe được tin đó, bèn hỏi lại:
- How long has she been pregnant?  (Cô ta có thai được bao lâu rồi?)
- 2 ½ months.
- Here is a prescription for her medicine. She is discharged. You may visit her now. (Đây là toa thuốc cho cô ta. Cô ta rời đây được rồi. Ông có thể viếng thăm cô ta bây giờ.) 
Đình Tuấn bước vào phòng Emergency bệnh nhân, liền nắm tay An Bình an ủi. Nàng hỏi ngay:
- Bác sĩ nói gì vậy anh?
- À, không có gì cả. Chỉ nói là em bị thiếu máu mà thôi. Cần uống thuốc sắt(Iron pill) và tỉnh dưỡng nhiều. 
Em không tin lời anh nói là đúng?
- Tại sao vậy?
- Y tá đã nói cho em biết hết cả rồi.
- Anh lấy ghế ngồi xuống đi. Em muốn nói với anh chuyện nầy. Anh tin hay không thì tùy...Anh có biết bào thai trong bụng nầy, tác giả là ai không?
- Đình Tuấn lắc đầu không biết.
- Là của anh đấy!
Nàng tưởng rằng chàng sẽ bị sốc khi nghe nàng tuyên bố như thế, nào ngờ:
- Ta sắp sửa làm cha rồi! Chàng sung sướng nhẩy mừng ra mặt. 
- Nàng bèn nói: “Ồn ào quá đi, vặn volume nhỏ lại dùm, kẻo y tá tưởng bị khùng đó.”
Nàng tâm sự rằng trước một ngày Tuấn gặp gỡ ba nàng, thì hai người đã ăn ở với nhau nhiều lần. Nàng muốn giữ chân Tuấn lại sợ chàng quất ngựa truy phong(xa mặt cách lòng), bèn nhẩy lên trên yên ngựa như Tiểu Long Nữ trong truyện kiếm hiệp nài con “ngựa hoang”, nào ngờ ngựa dở chứng đái bậy phun ướt cả người.
- o O o -
Vị Thiếu Tá Chi Cục Trưởng Cục Kiểm Lâm (lên chức) phối hợp với ông John (tuyên bố về hưu), làm lễ gắn huy chương cho thuộc cấp tăng phái đã đạt thành tích xuất sắc vào ngày thứ Hai giữa tháng 10(trước khi trời lạnh). Đình Tuấn vận bộ lễ phục mầu xanh ôliu, đội mũ vận động, đeo dây biểu chương và mang găng tay trắng, được thăng chức thiếu úy vì đã có công cứu người và đề bạt vào chức giám thị thay thế ông John. 
Sau buổi lễ gắn huy chương và tuyên công, vị Chi Cục Trưởng chúc mừng Đình Tuấn và khen ngợi:
- Tân nương của anh xinh đẹp quá đi. Tôi ghen rồi đó nha. Mùa hè năm sau, biết đâu tôi sẽ thuyên chuyển về đây nữa không chừng?
Lễ gắn huy chương chấm dứt vào lúc 11 giờ sáng, thì Nghi Thức Thánh Lễ Hôn Phối của Đình Tuấn và An Bình tiếp nối vào lúc 12 giờ trưa cùng ngày. Cha Joe đồng ý làm lễ ngoài trời ngay tại khu Terrapin Point. Ông John đứng ra làm chủ hôn cho đôi tân lang và tân nương. Không có họ hàng đôi bên tham dự vì chú ruột của chú rể đã quá vãng và cha mẹ của cô dâu bị trục trặc về giấy phép nhập cảnh. Cả hai phải tổ chức đám cưới cấp bách trước khi bụng nàng quá lớn. Các đồng nghiệp của Tuấn nhận được thiệp mời, đến tham dự tiệc cưới đầy đủ.
Nắng chiều mùa Thu trên biên giới Mỹ/Gia Nã Đại thật đẹp. Lá vàng, lá đỏ và lá nâu lẫn lộn bay tứ tán khắp nơi, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc của thác Niagara. Vài nơi đầu ngọn thác, nước chảy cuồn cuộn và các cặp tình nhân tìm đến đây ngắm thác, thưởng ngoạn để tình yêu tăng thêm phần lãng mạn. Đình Tuấn và An Bình cụm ly champagne, rồi nhẩy bản nhạc slow đầu tiên để khởi màn khiêu vũ trong tiệc cưới trước khi trời xụp tối. Nàng cố tình dẫm lên chân chàng, rồi rỉ tai nũng nịu: 
- Có người ăn “điểm tâm” trước kẻng rồi nha. Lêu lêu mắc cỡ.
- Ô hay, ai đã cho phép trâu già gặm cỏ non sáng sớm dzậy cưng?
Đôi tân hôn ôm nhau du dương thật sát và cùng hát nhịp nhàng cho nhau nghe nồng nàn:
Tháng tháng năm năm trôi qua
Bão tuyết mưa rơi sương sa
Tình anh/em vẫn xanh như lá cây đang mùa xuân
La la la la...
Darren Thăng





Truyện ngắn

VƯỢT QUA KHỎI CON TRĂNG

Darren Thăng


Người tài xế xe buýt của công ty du lịch Rồng Bay lạng lách tài tình, khi xe chạy lên triền núi khu vực vườn quốc gia Yosemite (phát âm: "Yô-xem-mi-ti" - địa lý ở gần thành phố Fresno, CA). Tuy mang tiếng là quốc lộ 41 thuộc bang California, nhưng đường xá mỗi bên ra vào khu vực chỉ có 1 làn(lane) xe duy nhất. Do đường cong hình chữ S liên tục, có lúc xe đánh võng bên phải và có lúc xe lái sang trái nên một số du khách không được khỏe ngất ngư, đâm ra chóng mặt và buồn nôn.  Nhiều người khác cố gắng chịu đựng, gục đầu vào thành ghế phía trước hay ngã nghiêng bên hông, nhắm mắt ngủ vùi cho xong. 
- Chắc chết mất! Lành ngồi ở hàng ghế cuối nhăn mặt khó chịu.
- Cu ơi! Lấy chai dầu gió xanh trong sắc tay cho mẹ đi con, Lành ra lệnh cho cậu con trai ngồi hàng trước.  
Cô bôi chút dầu gió xanh ở hai bên màng tang tưởng yên được một chút, lại rên rỉ:
- “Chắc không qua khỏi con trăng này rùi(rồi) anh ơi!”, Lành thở dài than ngắn như người sắp lìa đời.
- Ráng đi mẹ! Đứa con gái lên 9 ngồi chung với thằng anh trai, quay đầu xuống bên dưới an ủi người mẹ.
Xe tiếp tục lạng lách, đầu của cô ngã tới ngã lui vào vai người đàn ông ngồi bên cửa kính của xe buýt. Ai cũng tưởng cô đang than thở nỉ non với người chồng. Còn người đàn ông ngồi kế bên cứ để mặc cho cô Lành tự nhiên dựa đầu, không phản ứng phân bua. Ông ta dán mắt ra ngoài cửa kính xem quang cảnh đồi núi trùng điệp, rừng thông bạt ngàn và vài căn nhà đơn côi xây ở bên vệ đường một cách tỉnh bơ. Nhìn họ tưởng là một cặp vợ chồng, nhưng hai người chỉ là du khách xa lạ, cùng chung một chuyến đi chơi xa mà thôi.
- o O o -
Xe chạy lên cao đỉnh tưởng là ngừng, ai dè lại chạy xuống dưới đáy đỉnh của vườn quốc gia Yô-xem-mi-ti đã gần 4 giờ chiều. Khu vực quanh bãi đậu xe, có rất nhiều cây tùng cao vút, tàng cây che khuất ánh nắng mặt trời nên thiên hạ có cảm giác sắp sửa tối đến nơi. Hướng dẫn viên người Hoa tên là Mác(Mark), thông báo cho mọi du khách biết rằng họ chỉ có 20 phút, để đi vệ sinh và ngắm cảnh chung quanh. Chớ có đi xa, kẻo bị lạc. Mẹ con cô Lành lọc tọc tìm nhà vệ sinh công cộng để xả bầu tâm sự. Khi bước ra khỏi nhà vệ sinh, bé gái đập tay người mẹ:
- Mẹ, chú ngồi bên cạnh mẹ đang đứng hút thuốc lá ở đằng kia kìa.
Lành phớt tỉnh:
- Kệ người ta đi, bận tâm làm gì chớ!
Ba mẹ con đang lay hoay đứng trên lối mòn hướng vô núi đá hoa cương cao ngất; nửa thì tính đi sâu vào núi thám hiểm; nửa dậm chân tại chỗ định chụp vài tấm hình làm kỷ niệm, thì người đàn ông đó bước lại:  
- Đưa máy hình đây, tôi chụp cho.
Lành dẫy lẫy:
- Thôi, chụp ba người xui lắm!
- Nếu cô không muốn, thì tôi chụp cho hai đứa nhỏ vậy.
- Mắc mớ gì đến anh xía vô chuyện gia đình của người ta, tui có tay mà.
Để cho chú ấy chụp vài tấm cho lẹ rồi còn trở lại xe kẻo trễ nhe mẹ, bé gái nài nỉ.
Vừa chụp xong được 3-4 pô, thì thấy Mác gọi ơi ới thúc giục mọi người hãy mau trở lại xe. Anh ta phát âm bằng tiếng Quan Thoại dành cho du khách người Hoa(đa số) và Anh Ngữ dành cho du khách người Việt.
- o O o -
Xe buýt quẹo theo tuyến đường phía trước thay vì ngược lại con lộ cũ, để đến đỉnh El Capitan(đài Thủ Lĩnh) của vườn Yô-xem-mi-ti khoảng 10-15 phút sau đó. Nơi đây mới thật sự nhìn thấy được sự hùng vĩ thiên nhiên, núi đá hoa cương sắc cạnh khổng lồ và thác nước thiếu mưa đổ từ trên cao chảy xuống dưới chân núi vừa xong. Người đàn ông người Việt nhẩy phóc lên bức tường đá chắn ngăn đôi vệ đường và vực thẳm bên kia, để cảm nhận mình đã đặt chân đến thắng cảnh nổi tiếng của nước Mỹ.
- Này anh kia coi chừng té chết, không có ai bồi thường đâu đó, Lành lớn tiếng.
- Tôi chết mặc tui, có liên quan gì đến cô mà quan tâm, người đàn ông đáp lại.
Hai đứa nhỏ cũng bắt chước nhẩy lên bức tường đá chắn. Thằng con trai lấy mu bàn tay làm loa gọi lớn để tiếng nói vang vào vách núi đi rất xa rồi dội lại, mà chẳng thấy có tiếng trả lời gì cả. Nó đang phân vân không hiểu tại sao như thế, thì cô Lành đứng dưới bệ đá cằn nhằn:
- Mày làm trò gì ngu xuẩn vậy cu.  Hai đứa bây xuống ngay đi!  
Xoay về hướng người đàn ông, cô rủa một tràng xa xả như chồng của mình:
- Người lớn đã không làm gương cho trẻ con còn làm bậy, là sao hở cha nội?
- Ê, hai đứa có muốn chụp hình ở đây làm kỷ niệm không, để chú chụp cho.
- Dạ được.  
-  Chú chụp cho tụi con trước, rồi tụi con chụp lại cho chú sau nghen.  
Nhìn họ đối thoại tiếng Việt tương đắc tương phùng, khó ai biết được họ chỉ là người dưng.  
Tiếng Mác dõng dạc giục giã du khách lên xe để đến thành phố Fresno nằm bên dưới núi ăn bữa tối, rồi ghé khách sạn Holiday Inn xây dọc theo quốc lộ ngủ qua đêm.
- o O o -
Xe buýt ngừng ở bãi đậu xe rộng rãi của một thương xá bình dân của Mỹ đã hơn 6h30 chiều. Mác nói ai muốn ăn “all you can eat” Chinese Buffet thì đi theo anh ta, còn thích đồ ăn Mỹ thì có tiệm McDonald's ở bên kia đường lộ. Mọi người chỉ có 40 phút thôi đó.
Lành bưng khay 3 phần ăn vừa ngồi vào bàn để thưởng thức, thì bé gái chỉ về phía thực khách đang xếp hàng để gọi thức ăn nhanh:
- Chú ấy cũng vào tiệm McDonald’s mẹ ạ!  
Vài phút sau đó, người đàn ông bưng khay 1 phần chicken sandwich(bánh mì nhân gà), onion ring(hành chiên vòng) và ly cà phê nóng bước đến bàn của ba mẹ con, bèn nói:
- Tôi có thể ngồi chung được chứ?
Thấy chỗ chật hẹp, Lành nói với hai con mang thức ăn qua bàn khác vừa ăn vừa chơi game:
- Mời anh ngồi.
Giờ đây chỉ còn hai người lớn, nên việc đối thoại có phần dễ dàng hơn.
- Tôi tên là Mạnh, còn cô?
- Tui tên là Lành.(người miền Nam)
Ông xã của Lành đâu rồi, mà sao đi chơi chỉ có ba mẹ con vậy!
- Chuyện dài dòng lắm. Còn anh sao lại đi có một mình, chắc trốn bà xã để đi kiếm bồ nhí hả?
- Mạnh khua hai tay không có đeo nhẫn, ý muốn chứng minh: “Có dzợ đâu nè!”
Cỡ anh mà chưa dzợ(vợ), ai mà tin. Anh kể chuyện nghe thử, xem có lọt lỗ tai không nghen?
- Cô thật sự muốn nghe chuyện tôi kể, Mạnh hỏi?
Anh hãy vừa ăn vừa kể đi...
Tôi kết hôn với Vân được một năm, thì nàng bị chết thảm trong 1 tòa tháp đôi World Trade Center(WTC) ở Nữu Ước vào ngày tang tóc 911 (ngày 11 tháng 9, 2001), khi cô ta đang làm việc ở tầng lầu số 90. Khủng bố gốc Ả Rập cưỡng đoạt 2 chiếc máy bay Boeing 767(lịch trình bay Boston-LAX), đâm vô tòa tháp đôi WTC nầy bị phá hủy và sụp đổ tan tành. Thi thể của gần 3,000 nạn nhân(kể cả hành khách máy bay) bị cháy thiêu và vùi dập dưới đống bê tông cốt sắt. Năm ấy nàng 26 tuổi, còn tôi mới 28. Từ ngày đó, tôi ở vậy một mình ên cho đến giờ.          
Anh làm gì ở Nữu Ước?
- Tôi là Kỹ Sư Cơ Khí, vừa bị thất nghiệp nên đi đây đó chơi khuây khỏa cho đỡ buồn.  
Sao anh không dìa(về) Việt Nam, gái tơ thiếu gì?
Cô môi giới hả?
- Vụ đó thì không dám. Người lanh lợi, hoạt bát và có học như anh thì cần gì phải làm mai làm mối.  Lỡ không hợp nhau thì cứ ghè đầu bà mai ra mà chửi sao. Hãy tự đi kiếm bạn gái cho mình đi chớ! “Làm giai cho đáng lên giai(trai) nhé, đừng để mất mặt bầu cua cá cọp nghen!”, Lành bốp chát thách đố ông Mạnh.
Nếu không về Việt Nam để cưới vợ, thì lý do tại sao anh lại ở dzậy(vậy) cho đến bây giờ?
- Tôi thường đi công tác cho sở, nên không có thời giờ để kết bạn. Vả lại tôi rất thương yêu Vân, cho đến nay vẫn chưa quên được hình ảnh của nàng, ngoại trừ… 
- Ngoại trừ gì?  
- Bị tiếng sét ái tình!
- Úi dà! Anh chung thủy quá hén. Cô nào may mắn gặp được anh là có phước.
À, nãy giờ tôi kể về cá nhân tôi nhiều rồi, còn chuyện của cô thì sao?  
Lành trối quanh co:
- Chuyện của tui có gì đặc sắc mà kể. Thôi, nếu anh muốn biết thì tui chiều ý vậy.
Lành lập gia đình được 5 năm và hạ sinh được hai cháu, thì ông xã bị tử vong trong một tai nạn xe hơi. Năm đó cháu gái mới được 2 tuổi, còn thằng con trai hơn 4 tuổi. Vì dựa hoàn toàn vào người chồng, nên khi ông xã qua đời là một mất mát lớn lao cho gia đình về mặt tài chánh lẫn mặt tinh thần. Lành bắt buộc phải học và làm nghề móng tay để mưu sinh và nuôi dưỡng hai cháu lên người. Căn nhà mới mua ở ngoại ô thủ đô Hoa Thịnh Đốn bị ngân hàng xiết, vì không tiền trả nợ. Sau đó, mẹ góa con côi dọn về một chung cư apartment ở vùng lân cận. Nhiều lúc tưởng ngã gục vì đơn chiếc, nhưng ráng gắng gượng để vượt qua khỏi con trăng.
Đã lâu rồi, Lành hứa với hai cháu hãy cố gắng học hành và ngoan ngoãn, mẹ sẽ cho đi nghỉ hè ở California. Bay đến quận Cam ở Nam Cali được một ngày, nghe đồng hương trong thương xá Phước Lộc Thọ mách bảo mua vé xe buýt du lịch Á Đông, để đi tham quan vườn quốc gia Yô-xem-mi-ti và thành phố Cựu Kim Sơn một lần luôn tiện thể, cho biết đó biết đây với người ta.  
Vậy năm nay cô được bao nhiêu cái xuân xanh?
- Lành vừa mừng sinh nhật lần thứ 35. Còn anh chắc trên 40 tuổi hông(không)?  
- Cỡ đó.
Tiện đây, cho Lành xin lỗi cái vụ trên xe buýt nha!  
- Không có chi. Thôi, có lẽ đã hết giờ ăn tối rồi. Chúng ta mau trở lại xe buýt là vừa.
- o O o -
Sáu giờ sáng ngày hôm sau, tất cả du khách đã quây quần trước phòng tiếp tân của khách sạn để khởi hành đi Cựu Kim Sơn.  Để mọi người được công bằng, Mác sắp xếp cho gia đình Lành và Mạnh ngày #2, ngồi chung với nhau ở hàng ghế đầu, gần người tài xế người Xì tên là German(phát âm: Hemân). Rồi ngày cuối thì ngồi ở hàng ghế giữa.    
Xe buýt ngừng trên đường phố Chinatown của thành phố Cựu Kim Sơn đã quá 11 giờ sáng. Mác nói mọi người xuống xe đi dạo vài phút cho biết phố tàu, rồi còn tham quan dốc Cầu Kim Môn(Golden Gate Bridge) nữa. Sau đó xe buýt di chuyển đến bến phà Fisherman's Wharf, là địa điểm để đi biển. Mác nói ai đói bụng thì tự động đi ăn trưa khoảng 30-40 phút vòng quanh đây thôi, rồi người nào đã đóng tiền ra khơi thì tập trung ở bến phà nầy.
Mạnh mời gia đình Lành đi ăn hải sản. Bốn người xếp hàng chờ tiếp viên nhà hàng gọi vào bàn. Lành sợ hôi tay khi phải bóc vỏ cua luộc và giờ ăn trưa lại giới hạn, nên tự động dắt con gái nhỏ bỏ đi.  Còn thằng con trai thì thẩy cho Mạnh coi dùm. Nhiều khách đi chung chuyến du lịch, tưởng họ chia con xé lẻ để đi ăn trưa riêng.
Lành bất thình lình xuất hiện ngang góc đường, khi hết giờ ăn trưa. Một tay thì cầm bịch nhựa gồm 3 phần phở togo và một tay thì cầm bịch nhựa đựng áo lạnh.  Cô thấy Mạnh đang đứng xớ rớ ở đầu dẫy mấy quán hải sản, liền cằn nhằn như chị hai của người ta:
- Mác đang chờ mình ở bến phà đằng kia kìa, lẹ lên cha nội! Người gì đâu mà chậm chạp như rùa!
Bốn người bước lẹ đến chỗ Mác đợi, thì anh ta ngoắc tay bảo đứng vào hàng ngay đi, để lên tầu ra khơi...
- o O o -
Con tầu tương đối khá lớn, đợi khách thêm 15 phút cho đầy đủ số lượng người rồi mới rời bến. Lợi dụng lúc đó,  Lành bầy biện trên bàn 2 ca nước phở và 3 phần bánh phở ra cho gia đình ăn chung. Ông Mạnh được coi như người trong nhà, cũng được mời ăn. Mạnh húp chút nước phở cảm thấy ngon miệng, vì đã mấy hôm rầy ăn toàn là bánh mì và đồ khô.  Hồi trưa ông và thằng cu gọi món súp nghêu nấu với sữa tươi, đổ vào giữa lòng bánh mì sourdough hình tròn khoét ruột. Bánh mì có vị chua chua, nên ăn một hồi là đâm ngán. Món phở quê hương với hương vị đậm đà dẫu gì vẫn hơn, tuy rằng nhà hàng phở ở bến phà nầy nấu dở như hạch.
Rồi thì tầu cùng rời bến phà để ra khơi. Sóng biển vỗ vào mạn tầu ầm ầm tròng trành, đứng trên đó có cảm tưởng như người say rượi. Ở tầng dưới không thấy được ngoại cảnh gì đẹp đẽ hết, bốn người bèn kéo nhau lên boong tầu ngắm cảnh, gặp gió thổi lạnh muốn điên người. Gió ơi là gió! Tóc tai bay tứ tung, thiếu điều nón đội cũng dễ bị rơi xuống biển, nên ai nấy đều lấy tay giữ nón lại. Hai đứa nhỏ móc trong bịch nhựa lớn ra 2 cái áo hoodies có nón. Mạnh nhủ thầm, à thì ra nàng ta đi mua áo khoác hoodies cho hai con sợ bị lạnh cóng, âu cũng biết lo xa. Con tầu đi dưới gầm Cầu Kim Môn hùng vĩ rồi lướt ngang qua hải đảo Alcatraz, còn lại di tích khung nhà tù hình sự lịch sử nằm trơ trọi. Đứng trên boong tầu nhìn vào đất liền(khoảng 1.5 dặm), thấy chim hải âu bay lượn và thành phố vùng vịnh thật thơ mộng.
Rồi cái mửng chụp hình làm kỷ niệm lại tái diễn trên boong tầu. Vài người Mỹ lầm tưởng họ là một gia đình, bèn mở lời:
- I can take a couple pictures for your family. Say cheese! (Tôi có thể chụp dùm hai tấm hình cho gia đình của ông.  Cười lên nhé!)
Từ lúc lên tầu, bốn người gắn bó với nhau như là một gia đình nhỏ vậy. Mạnh để mặc cho tình thế đẩy đưa. Riêng Lành cũng chẳng đính chính với người ngoài làm gì cho mệt. Cứ vui được ngày nào và lúc nào thì hay lúc nấy!
Cho đến hết chiều hôm đó, Mác hướng dẫn viếng thêm vài nơi như nhà thờ công giáo Old Saint Mary’s Cathedral; khu vực dân đồng tình luyến ái hay đóng đô; đồi Twin Peaks từ trên cao nhìn xuống bao quát thành phố vùng vịnh và sóng biển nhấp nhô ngoài khơi xa xa. Cuối cùng là Tòa Thị Sảnh của thành phố Cựu Kim Sơn.
- o O o -
Xe buýt rời thành phố Cựu Kim Sơn đi về hướng tây, để viếng trường đại học nổi tiếng Stanford tại Palo Alto. Rồi ghé khách sạn sang trọng Radisson ở thung lũng hoa vàng(Milpitas, CA) đã nhá nhem tối. Giống như đêm trước, Mác đọc danh sách trao chìa khóa phòng cho mỗi hộ. Thấy mẹ con của Lành và Mạnh là người đồng hương, nên anh ta sắp xếp phòng ngủ sát nhau. Gia đình Lành 1 phòng/2 giường và Mạnh 1 phòng riêng.
- o O o -
Lành đang soi gương bôi kem dưỡng da và trị nám vào ban tối trước khi đi ngủ, thì có tiếng gõ cửa nhè nhẹ bên ngoài hành lang:  
- Cô Lành ơi, làm ơn mở cửa nhờ một tí.
Anh Mạnh đó hả? Có chuyện gì vậy anh?
- Tôi bị cảm lạnh do gió biển nhập vào người lúc ban chiều, nhờ cô cạo gió dùm.
Mà cạo ở phòng tui hay bên phòng của anh?
- Phòng nào cô cảm thấy tiện là được.
- Ở bên tui, hai đứa nhỏ đang ngủ bất tiện lắm. Thôi…tui qua bên anh hén! Anh để hé cửa, tui lục chai dầu gió xanh và đồng 25 cents(USA) là qua liền.  
Lành đẩy nhẹ cửa phòng của Mạnh rồi bước vào. Cô ta cài vội then cửa cho an toàn thì đã thấy Mạnh nằm sấp trên giường, với tư thế sẵn sàng để được cạo gió.
Anh cởi áo rồi đưa cái lưng trần ra, tui mới cạo được chứ?  
- Tôi sợ cô ngại, nên không dám tự tiện cởi áo trước.
Ngại cái gì nữa chớ! Đàn ông con trai đã hơn 40 tuổi rồi, mà còn e thẹn như gái trẻ mới lấy chồng vậy.
“Sột, sột, sột”, da của anh bắt đầu xuất hiện các lằn đỏ rồi nè, mà sao anh gồng mình dữ vậy?  
- Nhẹ tay dùm một tí đi! Đau quá Lành ơi, Mạnh rên rỉ.
Cạo mạnh tay thì gió mới trục xuất ra ngoài được chứ?  
- “Chắc không qua khỏi con trăng này rồi em ơi!”, Mạnh bắt chước than thở.
- Tên là Mạnh mà lại yếu xìu, Lành phán một câu xanh rờn.  
Đã thử chưa, mà biết người ta yếu hay mạnh? Hãy “thử lửa”, cho biết thực hư nhe cưng!
- Đủ rồi nha! Đã cạo “chùa” không một lời cám ơn, còn bầy đặt nhiều chuyện nầy nọ. Sắp sửa xong rồi nè, để tui còn dìa(về) phòng ngủ nữa.
- Anh cảm thấy ớn lạnh quá, Mạnh run rẩy.
- Vài phút nữa là cơ thể của anh sẽ ấm dần lên, Lành an ủi.
- Em làm ơn ôm anh một tí được không? Mạnh năn nỉ.
Sao kỳ cục vậy cà?
- Hồi còn nhỏ mỗi lần anh bị cảm lạnh, mẹ anh thường ôm chặt người của anh như em bé được cuốn khăn lông vậy đó. Vợ cũ của anh cũng từng làm như thế, lúc cô ta còn sinh tiền là tự nhiên nó bớt ớn lạnh liền.
- Anh nói vậy thì em ráng giúp, nhưng đừng có lợi dụng nước đục thả câu à nghen!
- Em cởi áo choàng ngủ ra đi, chớ mặc đồ dầy quá anh thở không nổi đâu, Mạnh yêu cầu.        
Mùi thơm da thịt của Lành qua xiêm áo ngủ mỏng manh chạm vào cơ thể của chàng như chuyền điện, làm Mạnh dễ chịu dần và tỉnh hẳn. Làn da mát rượi và hơi ấm của nàng áp sát, khiến dục vọng của chàng bị kích thích mãnh liệt. Đã lâu rồi Mạnh không gần phụ nữ, nên cảm thấy thiếu thốn nhu cầu sinh lý.        
Mạnh dạn dĩ trở mình quay về phía Lành, rồi hôn nhẹ lên má nàng. Qua ánh đèn ngủ mầu vàng vọt, chàng thấy làn da trắng mịn màng; bộ ngực hấp dẫn đang phập phồng; đùi dài quyến rũ và eo thon mời mọc sự cám dỗ. Tuy nàng đã có hai mặt con rồi, nhưng sao ngoại hình của nàng vẫn còn ngon cơm ngọt canh ra phết. Nàng nhìn chàng với đôi mắt tình tứ ướt át. Chàng tưởng em đã chịu đèn liền vuốt ve vùng gáy, rờ rẫm phần bụng và xoa bóp nhẹ nhàng hai bắp đùi non mềm mại. Chàng phái 5 thằng lính dọ thám tình hình đối phương, tiến gần sát đến khu rừng cấm định xung phong “công đồn” chớp nhoáng, thì nàng lên tiếng:
- Sờ mó bậy bạ gì đó! Bộ định tới bến(xả láng) luôn sao dzậy?
Mạnh giả vờ ngây thơ cụ:
- Anh đang mộng du đi lạc vào chốn bồng lai, khu đồi núi trùng điệp vườn Yô-xem-mi-ti ấy mà!
- Mắt mở thao tháo thế kia mà mơ màng nỗi gì. Mơ khôn tổ mẹ.
Nàng ngăn bàn tay đang mò mẫm và nói nhỏ nhẹ:  
- Anh đang bị bệnh kia mà. Thôi ngủ đi anh, để mai còn lên đường sớm sủa.  
Trong thâm tâm nàng cũng cần ái ân, nhưng nếu dễ dãi quá, chàng đạt được rồi đâm ra khinh thường thì sao?
- o O o -
Mạnh đưa tay rờ mền kế bên, không thấy Lành nằm bên cạnh khi điện thoại phòng ngủ reo báo thức(cài sẵn) vào lúc 5 giờ sáng. Có lẽ nàng trở về phòng, để chuẩn bị lo cho hai con. Hôm nay là ngày cuối về lại quận Cam, nên Mạnh cảm thấy khỏe nhiều.
German, tài xế người Xì lái trên quốc lộ 101 dọc theo ven biển Thái Bình Dương từ mạn bắc xuống mạn nam Cali một chặng đường dài hơn 3 tiếng đồng hồ. Nơi tham quan trong ngày là lâu đài nổi tiếng được xây cất trong vòng 28 năm(1919-1947), bởi nhà tỷ phú William Randolph Hearst(nhà tài phiệt báo chí nổi tiếng). Lâu đài nằm đơn độc lẻ loi trên một ngọn đồi cao, xa lánh thị tứ ở miền trung Cali.  Nhiều tầng trên trong lâu đài bị bỏ dở vì thiếu ngân khoản xây dựng, ngoại trừ phòng khách tiếp tân thiết kế trang trí rợn người huyền bí như nhà ma. Tỷ phú Hearst đặt trọng tâm xây hồ bơi rộng lớn ngoài trời và một hồ bơi trong nhà vòm được trạm trỗ bằng mạ vàng. Vườn tược bông hoa chung quanh lâu đài được chăm sóc tỉ mỉ rất đẹp. Hiện nay lâu đài trở thành di tích lịch sử quốc gia, nên du khách phải mua vé và di chuyển bằng xe buýt(shuttle bus) của bang Cali mới lên trên đồi cao được.
Địa danh viếng thăm cuối cùng là thị trấn nhỏ bé và dễ thương Solvang tại hạt Santa Barbara, CA. Nơi sinh sống lâu đời của người bản địa gốc Đan Mạch, với nhiều nhà máy xay bột cánh quạt chạy bằng sức gió. Kiến trúc nhà cửa trạm trổ bằng gỗ, đơn sơ và mầu sắc rực rỡ như tranh vẽ. Người gốc Đan Mạch tại đây hiền hòa, họ vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc thù quê hương xứ Bắc Âu. Thương mại chính là cửa hàng bánh ngọt đặc sản Danish đủ loại; nhà hàng; rượi vang; kẹo socola; quần áo trẻ em; đồ lưu niệm thủ công bằng gỗ và thuỷ tinh pha lê để bán cho du khách thập phương. Xe buýt ngừng ở đây khoảng 45 phút để bà con đi tiểu tiện và ăn trưa, tuy rằng đã trễ bữa.
- o O o -
Mác điểm danh du khách lần cuối để khởi hành trở về Los Angeles. Tài xế hoán đổi du khách với xe chạy tuyến đường Grand Canyon - Las Vegas(Nevada), ở bãi đậu xe của tiệm Target.  Ông thả số đông người Hoa đại lục, Đài Loan và người Việt gốc Hoa (cả Mác nữa) xuống ở một khách sạn do người Hoa bản địa kinh doanh tại thành phố Monterey Park, CA (hướng Đông của hạt Los Angeles). Sáu người Việt từ Melbourne, Úc Châu qua du lịch xuống ở khách sạn Holiday Inn tại Buena Park, CA.  Riêng mẹ con Lành và cá nhân Mạnh được bốc đầu tiên ba ngày về trước thì cũng là bốn người về sau chót, xuống tại văn phòng du lịch đối diện với thương xá Phước Lộc Thọ đã hơn 6h30 chiều. 
Mạnh gọi hai đứa nhỏ lại, bảo xoè tay ra:
- Chú tặng cho mỗi đứa $50 đô, để mua đồ đi học. Nếu muốn mua game hay iPad thì nói mẹ bù thêm tiền vào nhé.
Lành không muốn con mình nhận tiền của người lạ, bèn lên tiếng:
- Không được nhận tiền của chú nghe bây!
- Anh cho hai cháu để mua dụng cụ học sinh, có cho em đâu mà cấm cản. Rồi anh ta vẫy tay chào tạm biệt ba mẹ con Lành và lủi thủi với hành trang đeo vai bước dọc theo dẫy phố Bolsa(Little Sàigòn), không nói sẽ đi đâu.
Lành vọng theo:
Anh định về đâu đêm nay?  Khi nào trở về lại thành phố Nữu Ước?
- Mấy bữa nữa anh trở về bển(bên ấy) rồi. Có chuyện gì không em?
Vậy đêm nay anh nghĩ ngơi ở đâu? Lành cố níu kéo chàng:  
- Chắc ngủ bờ ngủ bụi cùng chung với nhóm người Việt vô gia cư, ở đàng sau các chợ đằng kia kìa!  
- Sao phải làm vậy. Trong thâm tâm nàng nhận thức, chẳng cần tìm kiếm bạn nam ở đâu xa xôi. Đây có lẽ là cơ duyên được làm bạn với một người đàn ông tương đối đàng hoàng, diện mạo dễ nhìn lại dễ chịu và gia cảnh còn độc thân.  Hạnh phúc cuộc đời là do mình tạo ra và điều may mắn ít khi gặp được, nên nàng quyết định lẹ làng:          
- Anh hãy cầm theo số điện thoại tay của em, nếu muốn thì ghé qua khách sạn gần đây, em đã đặt phòng sẵn để ngủ qua đêm nhé. Bỏ đi như vầy… rồi ăn uống và tắm rửa ở đâu? Nàng quan tâm lo lắng cho chàng:  
- Không biết ở đâu nữa.    
Hay cùng đi chung với ba mẹ con của em nghe anh?    
- Mạnh lưỡng lự trong giây lát, rồi trả lời:
- Vậy cũng được.  
Chàng đề nghị đi ăn phở cho có chất nước. Nhưng phải để anh trả kỳ này, đừng có dành nghen.
Hai đứa nhỏ nhao nhao lên tiếng:
- Đi ăn cơm nhe mẹ. Ba bốn bữa rầy không có một hạt cơm nào trong bụng cả, thèm thấy mồ.  
Lành đồng tình với hai con:
- Chúng ta đi ăn cơm cho chắc bụng nghe anh! Rồi không đợi Mạnh gật đầu, nàng rỉ tai chàng lả lơi:  
- Tối nay em hứa sẽ cho anh ăn, một món phở ngon đặc biệt nghe!
     





Truyện ngắn

HOA DÃ QUỲ CỦA ANH!

Darren Thăng

hình minh họa
Ông Nguyên đón xe buýt xuyên bang Greyhound khởi hành từ Utica, một thị trấn cao nguyên nghèo nàn hướng Tây Bắc của tiểu bang Nữu Ước vào lúc 7h20 sáng. Theo lịch trình xe buýt sẽ ghé qua thành phố Nữu Ước, để rước thêm khách và đỗ bến tại thành phố Philadelphia, vào lúc 3h15 chiều.
Lúc ra đi ông hơi do dự, khi nghe khí tượng dự đoán 4 trận tuyết lớn nhỏ tổng cộng trên 16 inches(40.64 cm), sẽ đổ xuống các thành phố miền Đông-Bắc Hoa Kỳ vào dịp Lễ Tình Yêu, làm bàn dân thiên hạ than vãn kêu trời như bộng vì năm nay tuyết rơi nhiều quá.
Theo kinh nghiệm của người từng sống ở xứ lạnh, ông nhận thức bầu trời trước khi có tuyết thường âm u ảm đạm, trần mây mầu trắng đục rũ                                  
thấp, gió hiu hiu và không gian tĩnh lặng một cách lạ kỳ. Độ lạnh trung bình cỡ 30 độ F (0°C).  Đó là dấu hiệu tuyết sắp ập đến vùng.                                                                                                  
Mới 11 giờ sáng mà đã thấy tuyết hoa rơi lất phất bên ngoài cửa kính của xe buýt. Rồi cánh tuyết thu nhỏ lại theo luồng gió thổi nhanh, mạnh mẽ hơn và dần dần phủ kín lộ đường trắng xoá như tấm bánh tráng mỏng vậy.
Cơn bão hung hãn như anh chàng cuồng si, ôm chầm lấy người yêu xinh xắn hôn hít tá lả và mạnh bạo, mặc cho nàng lẫy hờn bảo rằng, hãy từ từ từng bước một đi cưng ơi!
Xe buýt ngừng ở bến cuối tại góc đường số 10th & Market, gần 4 giờ chiều mà tuyết vẫn rơi đều. Hành khách bước xuống xe, đã thấy tuyết dầy cui cỡ 6-7 inches(18 cm) ở bên vệ đường. Độ dầy không đến nỗi nào tại trung tâm thị tứ, là nhờ có nhân viên xúc tuyết túc trực sủi đường và vỉa hè, chứ còn ở ngoại ô thì cũng phải xấp xỉ 10 inches(25 cm) tuyết trở lên.  
“Nghe nói thành phố có cái chuông nứt lịch sử nầy hàng ngày tấp nập, người đi bộ qua lại nườm nượp mà sao hôm nay lại vắng vẻ thế này”, ông Nguyên tự nhủ như thế.
Người lữ hành lầm lũi một mình, đằng sau vai đeo giỏ ba lô nhẹ bước đều đặn tiến về góc đường số 8th & Market gần đó, để đón xe buýt số 47 đi về hướng chợ Ý, là điểm đích mà ông muốn đến.
Số người đứng đợi ở tụ điểm nầy lúc đầu còn thưa, sau đông dần vì xe buýt bị đình trệ. Người nào cũng mong mỏi tìm mọi phương tiện để về nhà cho sớm. Tuy sống ở xứ lạnh, ấy vậy mà nghe nói có bão tuyết là ai cũng ngao ngán mớ đời.
Đứng ngoài trời lâu, tuyết rơi nhiều thấm đẫm chiếc áo lạnh dầy. Mấy đầu ngón chân của ông hơi tê cóng vì giầy đạp nhằm tuyết nún bị ẩm ướt. Toàn thân của ông cảm thấy mất nhiệt dần.
Không gắng gượng nổi, ông lần theo cư dân địa phương xuống một tầng hầm, khu vực của tàu điện để sưởi ấm và hơ đôi vớ ướt. Rét lạnh làm bụng đói cồn cào. Ông tìm mua một ly cà phê và bánh vòng bagel ở tiệm Donut gần đó để dằn bụng.
Cơn mệt mỏi sau 8 tiếng đồng hồ ngồi xe buýt thấm vào cơ thể. Ngồi dựa vào bức tường của một bi-đinh thương xá trong mall đã dẹp tiệm để nghỉ mệt, ông móc trong bóp ra một hình chụp cắt xén từ mặt báo Việt Ngữ tại địa phương, tự nói một mình:
- “Sao người phụ nữ này lại giống nàng đến thế!”, chẳng lẽ đây là Lệ An sao em?
Đưa tấm hình lên chiêm ngưỡng, ngắm tới ngắm lui người đẹp tha thướt, kiêu sa trong tà áo dài mầu vàng cổ truyền. Mắt ông lim dim vì thiếu ngủ và thiếp đi bất chợt trong thoáng chốc. Dĩ vãng thời chinh chiến xa xưa bỗng dưng hiện về…
“Ban Mê Thuột bị thất thủ, 11h30 trưa ngày 11/3/1975.”
Sáng ngày 12 và 13, toàn bộ  Trung Đoàn 44 & 45 thuộc Sư Đoàn 23 BB(SĐ 23 BB) được không vận xuống quận Phước An (phía Đông Ban Mê Thuột), để tái chiếm lại thị xã thì bị đánh tan vào 2 ngày sau.
Xế chiều ngày 14/3/1975, Sư Đoàn 6 Không Quân tại Pleiku được lệnh bí mật rút khỏi cao nguyên trong vòng 48 tiếng đồng hồ.
Trung úy Thám, viên phi công trưởng của phi đội tải thương 259B/Không Đoàn 72 Chiến Thuật vừa bước ra khỏi phòng họp khẩn sáng ngày 15/3 tại phi trường Cù Hanh, đã nghe tiếng ồn ào huyên náo của mấy tay mê vô xạ thủ và lính đóng trong phi trường đánh cờ với nhau ở ngoài sân, ông bèn ghé xem sự tình:  
- Chiếu tướng nè!
Thám biểu họ giải tán:
- Dẹp cờ đi! Chiếu cái gì! Có ai thấy Thiếu Úy Nguyên đâu không?
Xạ thủ Hổ ngước lên:
- Ông ta vô thị xã Pleiku thăm người yêu rồi ông thầy ơi!
Vừa lúc ấy, chiếc xe Honda Dame chạy từ cổng Phi Vân vào, Nguyên là viên hoa tiêu phụ của Thám ngừng lại:
- Bộ trung úy kiếm tôi hả?
Thông báo cho mọi người được biết:
- Tình thế nghiêm trọng! Lệnh chỉ thị “zulu” di tản chiến thuật. Sớm mai, biệt đội bay về Nha Trang. Tất cả mau về doanh trại thu xếp đồ đạc ngay.
Thiếu Úy Nguyên xin phép:
- Anh cho tôi ra lại thị xã, trước khi trời tối sẽ trở về?  
Để làm gì, Thám hỏi:
- Tôi muốn đón 2 người thân vô trại để đi chung, sáng sớm ngày mai.
Thám nhún vai:
- Để xem trực thăng có dư chỗ không đã? Thôi, cứ chở họ vô rồi tính!
- Thiếu Úy Nguyên giơ tay phải chào phi công trưởng một cái “cụp” theo kiểu nhà binh. Rồi rồ máy xe dọt đi, để lại sau lưng đồng đội nhìn theo chừng hửng.

Lệ An đứng đằng sau bếp rửa đống chén, nghe mẹ lên tiếng:
- An à! Có ông lính chạy xe gắn máy vô ngõ nhà mình, nhìn xa na ná giống y thằng Nguyên vậy đó con.
Lệ An nói vọng lên:
- Anh Nguyên vừa mới từ đây ra về mà mẹ!
- Bây không tin, thì lên đây coi thử đi!
Lệ An bỏ dở đống chén, rửa tay vội vàng rồi bước ra đầu ngõ, thấy Nguyên liền hỏi:      
- Anh có để quên gì ở đây không vậy?
- Chuyện lớn rồi em ạ! Mình vô nhà rồi nói.
Nguyên kể rõ sự tình:
- Thưa bác, có tin Quân Đoàn II dự định bỏ ngõ toàn vùng Tây Nguyên một hai bữa nữa. Ban Mê Thuột kể như mất, nên con ra đây để rước bác và em An vào trong phi trường, cùng nhau di tản xuống Nha Trang vào ngày mai.    
Trời ơi, con nói nghe sợ hãi quá. Chuyện bỏ nhà bỏ cửa, gia tài dành dụm cả cuộc đời, để ra đi tay không mà bảo bác phải quyết định ngay, làm sao được bây?  Anh hai con An còn đang quýnh(đánh) nhau với VC ở miệt phi trường Phụng Dực kia, không biết sống chết ra sao nữa? Ta lo lắng mấy bữa rày, muốn nhuốm bịnh nè. Nói dứt câu, người mẹ già rưng lệ khóc hu hu. Tình mẹ thương con lai láng như sông nước Biển Hồ Pleiku vậy!  
Lệ An kéo tay Nguyên ra ngoài sân:
- Mẹ không lỡ bỏ anh Hai mà đi. Thôi, anh hãy về thu xếp kẻo muộn. Em không đành lòng bỏ mẹ để theo anh! Có lẽ bên kia, không làm gì phái nữ chúng em đâu.
Nguyên sửng sốt khi nghe quyết định của người yêu. Ra đi một mình đối với anh thì dễ dàng rồi, anh năn nỉ:
- Còn tình yêu của chúng mình thì sao em?            
 Vận nước đến hồi suy sụp! Biết làm sao hơn. Thôi, ta đành xuôi theo số phận nghiệt ngã vậy anh ạ!
Không còn nhiều thời giờ để chần chờ, Nguyên nhỏ nhẹ:
- Em vào trong thay đồ và mặc thêm chiếc áo lạnh, rồi chở anh vào trong phi trường để mang xe về nhé!
Nguyên trình giấy tờ cho quân cảnh gác cổng Phi Vân ra vào căn cứ xem xét, rồi quẹo bên trái dẫy cư xá của phi đội trực thăng 259B buồn tẻ, đồn trú tạm tại phi trường Cù Hanh. Anh xuống xe ôm hôn Lệ An thật lâu. Hai người quấn quýt bên nhau trong khí trời lành lạnh, trước phút chia tay:  
- Em và mẹ ở lại bình an nhé!
- Nếu mai anh chưa đi, em mang cơm vào cho anh nha, nàng vấn an nhẹ nhàng.          
Nguyên vẫy tay chào từ biệt. Nhìn hình bóng Lệ An mình hạc xương mai, khuất dần dưới ánh hoàng hôn xa tít ngoài cổng Phi Vân, lòng chàng buồn vời vợi, liên tưởng tôi viễn ảnh đen tối sắp xảy ra.  

Sáng sớm ngày Chủ Nhật 16/3, Trung Úy Thám chui vào bong tàu đã thấy Thiếu Úy Nguyên đề máy trực thăng UH-1H, sẵn sàng với đầy đủ phi hành đoàn và vài quân nhân trong phi trường đi quá giang:
"Người nhà đâu rồi?", Thám hỏi Nguyên:
- Họ ở lại anh ạ, Nguyên nói lớn để át tiếng chong chóng quay phành phạch.
Thám phán một câu:
- Địch đang pháo kích hỏa tiễn 122 ly ầm ầm phía đằng kia, không dzọt lẹ lỡ trúng pháo thì bỏ mạng đa!   
Nguyên lặng thinh theo dõi Trung Úy Thám chỉnh công tắc, bấm nút và kiểm soát mớ đồng hồ phi cụ cho an toàn một lần cuối, trước khi cất cánh.  
Sẵn sàng cất cánh! Thám nhẹ nhàng kéo cần lái trực thăng lên. Con tàu rời khỏi mặt đất. Đầu mũi trực thăng nhếch lên từ từ, rồi lướt trên phi đạo theo hợp đoàn. Trực thăng tăng vận tốc khi lên cao độ trực chỉ Nha Trang. Khi trực thăng bình phi trên không trung, Nguyên trầm ngâm rút thuốc ra hút mơ màng nghĩ đến Lệ An, người yêu bé nhỏ của anh quen biết vài tháng về trước…

Quân cảnh gác cổng Phi Vân tại phi trường Cù Hanh điện cho ban trực của phi đội tải thương 259B, bảo có cô nữ sinh tìm kiếm một hoa tiêu:
- Cô tìm ai trong phi đội tải thương 259B?
- Thưa, Thiếu Úy Cao a!
Ban trực của phi đội 259B, điện ra cho biết:
- Không có ai tên là Cao hay Thấp ở biệt đội này cả.
Anh nói với họ, làm ơn kiểm tên lại dùm.
Tình cờ có một chiếc xe Jeep chạy vô căn cứ:
- Thưa thiếu tá, cô này muốn kiếm một phi công tên là Cao trong biệt đội của ông.
À, có lẽ là Thiếu Úy Cao Nguyên đấy! Mà cô là gì của Thiếu Úy Nguyên vậy?
- Dạ, cháu muốn tìm ông ta để tặng ít bánh trái vì đã cứu mạng anh của cháu.  
- Nguyên còn rất trẻ nên gọi bằng anh đúng hơn. Thôi, cô lên xe đi, tôi chở vào trong đó nhé.    
Nguyên ơi! Có người đến kiếm nè, viên thiếu tá gọi:
Mấy tay hoa tiêu độc thân thấy người đẹp thanh tú và đôi mắt tròn xoe xuất hiện ở chốn đèo heo hút gió này, liền bu vào:
- Cô là gì của Nguyên? Có phải là em gái của Nguyên không? Chúng tôi là bạn của Nguyên nè?
Viên Thiếu Tá trừng mắt:
- Không phải chuyện của mấy người. Đi chỗ khác dùm một tí. Thấy gái là tơm tớp…
“Thưa thiếu tá, ông kiếm tôi có chuyện?”, Nguyên bước ra:
- Cô nầy đến kiếm cậu nè!
Xin lỗi, cô kiếm tôi có chuyện gì vậy?
- Mẹ bảo em vô đây gặp người phi công gan dạ, đã cứu con bà mang về bệnh viện Pleiku vào tháng 7 vừa qua, chắc anh còn nhớ chứ?
Nguyên rờ cằm đăm chiêu:
- Có phải anh ta lai Tây, nước da trắng bóc như cô vậy?
- Đúng thế!
Tôi nhớ lại khoảng 3 tháng về trước, khi còn phục vụ ở phi đoàn Lạc Long 229, chuyên đổ toán Lôi Hổ, có cứu một toán viên bị thương tích trong vùng địch.
Tuần trước, em có ghé qua phi đoàn Lạc Long 229 của Thiếu Tá Phạm Công Cẩn để tặng quà chung cho phi hành đoàn, thì họ nói rằng anh đã thuyên chuyển sang đây.
Nguyên giải thích:
- Tôi chỉ làm tròn bổn phận của một quân nhân mà thôi, có gì phải ơn với nghĩa?
- Em chẳng có gì ngoài chút quà mọn và chùm hoa dã quỳ mộc mạc hái để tặng anh, mong anh nhận cho.
Ồ, hoa dã quỳ hương sắc trên vùng cao nguyên. Tôi thích màu hoa vàng rực rỡ đó lắm. Hoa dại mọc ở bên đường, nhưng nó thể hiện cái đẹp hoang dã như nét đẹp tuyệt sắc giai nhân của cô vậy đó! (vui cười)   
Cô gái mặt đỏ ửng:
- Mới gặp mặt mà đã trêu ghẹo người ta rồi!
Nguyên uyển chuyển lời nói:
 - À, nãy giờ nói chuyện, nhưng không biết danh tánh của cô là gì nhỉ?
- Dạ, Lệ An!
Tên thật đẹp, giống như chủ nhân của nó vậy! (vui cười)
Lệ An bẽn lẽn ngoảnh mặt đi!  
Còn tình trạng sức khỏe của anh cô như thế nào rồi?  
- Dạ, đã hồi phục phần nào rồi anh ạ. Giờ anh ta chuyển qua Trung Đoàn 53(SĐ 23 BB), dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Võ Ân, đóng ở phi trường Phụng Dực.
Tiện đây, mạn phép mời Lệ An đi uống nước với anh ở câu lạc bộ trong căn cứ nhé!
- “Em sợ dị nghị!”, Lệ An e lệ...
- Đừng ngại ngùng chi! Đã có anh bảo vệ kia mà! (lại cười) Cùng đi chung cho vui hỉ!
Thiếu Úy Nguyên dáng cao ráo, gầy và bảnh trai quen biết em gái Pleiku tên là Lệ An từ dạo đó. Đầu năm 1975, anh khoảng 22 tuổi và nàng là nữ sinh 16 xuân thì. 
      
Thân phụ của Lệ An là một quân nhân trong quân đội Pháp, tên họ là Laurent. Ông Laurent quyết định ở lại Việt Nam sau Hiệp Định Geneva 1954, để lập nghiệp. Ông thành hôn với mẹ của Lệ An, là nữ sinh miền Nam xinh gái tại Sàigòn, rồi cũng nhau dọn lên Pleime(tỉnh Gia Lai) mua đồn điền cà phê để làm ăn sinh sống.
Hai người có với nhau 2 mặt con. Người con trai được đặt tên là Polei Kleng(tên Việt là Lệ Khánh). Polei Kleng là tên của một ngọn đồi lớn với khung cảnh thật thơ mộng, nằm ở hướng Tây Bắc của thành phố Kontum khoảng 22 cây số. Nơi đã từng xảy ra nhiều trận đánh khốc liệt, giữa Biệt Động Quân biên phòng và cộng quân vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Còn người con gái tên là Lệ An(tên Pháp là Leanne).
Laurent bị VC sát hại vì lầm tưởng là lính Mỹ khi Lệ An còn tấm bé. Người vợ lo sợ an nguy cho hai con, nên làm đơn xin chính quyền chuyển sang họ Ngọc của bà.
Lệ Khánh lớn lên đăng lính Lôi Hổ, còn Lệ An vẫn còn cắp sách đến trường. Niên khoá 1973-74, nàng học lớp 9 ở trường Nữ Trung Học Pleime. Ngôi trường nầy tuy cũ kỹ phong riêu nhưng là nơi xuất xứ nhiều hoa khôi má đỏ môi hồng, phố núi Pleiku.
Vì loạn lạc chiến tranh, không có người nam chăm sóc rẫy vườn cà phê nên mẹ của Lệ An đành bán rẻ nông trại, rồi dời về thị xã Pleiku để sinh sống. Nàng theo học lớp 10 ở trường Trung Học Pleiku niên khoá 1974-75, dở dang thì có lệnh rút bỏ cao nguyên. Trường Trung Học Pleiku, chính thức đóng cửa vào giữa tháng 3/1975.
Càng lớn, Lệ An vừa trắng lại vừa đẹp vì mang trong người hai dòng máu Việt-Pháp. Nàng nói và viết thông thạo cả hai ngôn ngữ. Vài gia đình khá giả trong thị xã gạn hỏi cho con trai họ, nhưng mẹ của Lệ An nói khéo rằng cháu nó hãy còn nhỏ dại lắm.  
Tết Nguyên Đán Ất Mão 1975, là tết dân tộc vui vẻ và hạnh phúc nhất của đôi trẻ vì nàng lên 16, giờ đã biết yêu. Nguyên thay đồ dân sự, đến chở Lệ An đi viếng chùa xin xăm đầu năm.  Hai người thắp nhang cầu an gia đạo và tổ quốc sớm được thanh bình.  
Nắng lên cao, chàng chạy xe đến triền đồi hoa dã quỳ để chụp ảnh loài hoa vàng hoang dã, thường nở vào mùa khô ở Tây Nguyên (thời điểm mùa Noel và Tết dương lịch). Họ trải tấm chiếu manh lên cỏ tranh bày biện trái cây, bánh Pháp pâté chaud và xôi chè để ăn mừng tết. Sau bữa ăn, hai tâm hồn trẻ cùng ca hát những bản nhạc Xuân và tình khúc tiền chiến, thật lãng mạn như đôi tình nhân bên phương trời Tây vậy.  
Chàng ôm eo nàng thật sát đứng giữa đại ngàn, du dương điệu nhạc slow rock phát qua máy cassette: “Stand By Me” (Gần Bên Anh).
Rồi chàng ngắt một cánh hoa dã quỳ thanh khiết, cài lên mái tóc thẳng mầu nâu vàng mượt và kề tai nàng nói nhỏ nhẹ ngọt sớt:
- “Hoa quỹ dzà, bé cưng của anh ơi!” (vui cười)
Nàng đấm nhẹ vào ngực của người yêu hờn dỗi:
- Sao lại gọi em như thế! 
Thật ra, Lệ An xúc động khi được gọi là “cưng.”  Nàng cảm nhận nỗi sung sướng và hạnh phúc vì được yêu. Ước mong sao chàng sẽ gần bên nàng. Vùng trời cao nguyên mãi bình yên, lặng sóng như tuổi thơ và mối tình đầu đời của nàng vậy.
  
Ở căn cứ Nha Trang được ba ngày, thì phi đội tải thương 259B lại rút về Sàigòn. Do phi trường Tân Sơn Nhất rối ren và ứ đọng, thì phi đội được lệnh rút tiếp về Cần Thơ.  Không thấy bên ta đánh đấm gì cả chỉ tháo chạy, Nguyên thở dài ngao ngán…
Vào lúc 10h30 sáng ngày 30/4/1975, Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Trong phi trường Bình Thủy dưới Cần Thơ lúc đó có rất nhiều máy bay của bao phi đoàn tác chiến và phi đội khắp nơi đổ về. Tình trạng rối loạn không cấp chỉ huy, cũng không còn phi hành đoàn chung với nhau nữa nên mạnh hoa tiêu nào chụp được chiếc nào, thì bay chiếc đó.
Thám nhảy lên một chiếc UH-1, thì đã có 10 người lính trong phi trường nhào lên chiếc trực thăng đó rồi.
Hai chong chóng quay nhanh, trực thăng “hovering” sẵn sàng cất cánh. Trung Úy Thám thấy Nguyên chạy ra hướng phi đạo từ đằng xa, bèn nói lớn với tay xạ thủ thuộc cấp:
- Kêu Thiếu Úy Nguyên nhảy lên!
- “Nhảy lên đi ông thầy,” người xạ thủ lập lại.
Thiếu Úy Nguyên khựng lại, đổi ý không đi di tản nữa, vẫy tay chào từ giã mọi người trong bong tàu:
- Tất cả đi bình an! Tôi còn mẹ già nên quyết định ở lại!
Chiếc trực thăng do Thám lái vội vã cất cánh. Thiếu Úy Nguyên cúi đầu xuống tránh gió, còn một tay giữ nón ca-lô (flight cap) để khỏi bị rớt.

Nguyên đi tù cải tạo sau 5 năm được thả về. Ban đầu anh làm đủ thứ nghề để mưu sinh như đi lao động thế, đạp xích lô và sửa xe gắn máy.
Vài năm sau khi được trả quyền công dân, anh lặn lội lên Pleiku dò la tin tức của Lệ An và người mẹ già. Căn nhà ngói cũ kỹ năm xưa, bây giờ là căn biệt thự khang trang nguy nga của một tên cán bộ. Nguyên lần ra quán giải khát ở đầu đường uống nước và hỏi thăm, thì bà bán quán kể lại biến cố tháng 3/1975 ở Pleiku cho nghe.
Thứ Hai ngày 17/3/1975, dân chúng thấy đoàn xe chở Liên Đoàn Biệt Động Quân vừa mới hoán đổi vùng trách nhiệm với 2 Trung Đoàn 44 & 45(SĐ 23 BB), vội vã rút chạy ngang qua phố chính của thị xã Pleiku làm họ lo âu. Rồi tin đồn cắt đất nhường cho cộng sản lan nhanh và qua đài BBC loan tin, khiến nguời ta đổ sô chạy ùa theo đoàn quân triệt thoái về hướng liên Tỉnh Lộ 7B. Người trong xóm thấy mẹ con bà Ngọc quyết định chạy loạn cùng với đoàn người di tản, khi những quân nhân cuối cùng rút vào ngày 20/3/1975. Vài gia đình ly tán về lại thị xã sau ngày 30/4/1975, nhưng hổng(không) thấy mẹ con họ trở về. Có thể họ đã ra nước ngoài, hay vùi thân nơi góc núi chân đèo đâu đó.  
Có tin tức gì về người con trai đi lính không bà, Nguyên hỏi thăm:
- Không nghe nói đến!
Thế là hết, Nguyên nói cảm ơn rồi giã từ thành phố Pleiku.
Chàng suy nghĩ không biết có nên đi dọc theo Tỉnh Lộ 7B về hướng sông Ba, để hỏi thăm tin tức hay không? Người như chim trời cá nước, biết ở đâu mà tìm? Thời gian mãi trôi, cuối cùng ông Nguyên được tị nạn tại Hoa Kỳ, theo diện HO vào cuối tháng 4/1993.

Nhân viên security(an ninh) đi tuần tra dẫy hành lang trong mall, đập vào người ông Nguyên bôm bốp:
- “Wake up, man. You can’t sleep here.” (Dậy đi, cha. Không được ngủ ở đây.)
Ông Nguyên bật dậy dụi mắt, thì thấy mấy cư dân địa phương cùng đợi xe buýt chung ngoắc tay:
- Let’s go! The bus is coming.  (Đi thôi! Xe buýt đã đến rồi.)
Ông Nguyên giựt giây chuông “stop requested”(xin ngừng) từ xe buýt, để xuống ở góc đường số 8th & Washington Ave. vài phút sau đó. Ngó ngang ngó dọc tìm bảng hiệu phòng mạch, ông nhận diện được mặt chữ: “Bác Sĩ Ngọc L_ An”, qua lớp tuyết phủ mờ ảo. Vô tình thấy người phụ nữ khá xinh đẹp, có hình dáng giống y như tấm hình đăng trên báo Việt Ngữ tại địa phương, đang loay hoay khóa cửa ra về:
- Xin lỗi cô, Tôi muốn tìm…
Muốn tìm phòng mạch bác sĩ cơ?
- Tôi là bác sĩ đây!
Vậy, ông cần gì?
- Nếu như ông muốn khám bệnh, thì gọi để lấy hẹn nhé!
Ông Nguyên nhìn kỹ người phụ nữ, phỏng đoán:
- Nữ bác sĩ này hơi giống Lệ An một chút xíu, nhưng không có nét lai Tây. Vả lại cô ta không có giọng nói đặc trưng của miền cao nguyên.
Ông đánh bạo xem thử, có phải là Lệ An hay không:
- “Hoa quỹ dzà, cưng của anh!” (vui cười)
Ông nói gì, tôi không hiểu?
- Ồ, không có chi! Tôi chỉ gọi tên người quen mà thôi.
Ông Nguyên mỉm cười bước đi trong tuyết lạnh. Ông nói như để mình ông nghe:
Trả lại cao nguyên chùm hoa dã quỳ
Hoa mộc mạc tựa nét đẹp giai nhân!

----------





NỬA NGƯỜI NỬA NGỢM, NỬA ĐƯỜI ƯƠI

(Mến tặng những người đồng chí mà tôi đã từng yêu)


Nửa người nửa ngợm, nửa đười ươi
Ta về đây giữa lòng phố thị
vẫn chưa quên một thuở ở rừng
ta quen sống cuộc đời hoang dã
quên được sao?
Vì đã khắc trên lưng….

Người đừng quá khắt khe và đòi hỏi
Vượn làm người!
Tránh sao khỏi lạc sai!
bảy mươi năm ta đã miệt mài
thì ngàn năm nữa, nếu sai cứ sửa.

Ta đã hứa…. rồi ta sẽ hứa
xóa bớt phần nửa ngợm, để văn minh
Ngợm ở đây là ta đã vô tình
mặc thống khổ dân sinh lầm lạc.

Văn minh ở đây là vẫn giương cao tiếng hát
Việt Nam mau gánh vác đại đồng
Chủ nghĩa siêu vời
dân đợi, dân mong
xây lũy thép, dựng thành đồng cách mạng

Bên cạnh ta có Cu Ba, Bắc Hàn, Đại Hán
"tiên tiến văn minh" ta phải ráng theo
dẫu bảy mươi năm, đất nước còn nghèo
vài trăm năm nữa, ta theo vẫn kịp.

Ta luôn hận và trách cho phận kiếp
nhưng cũng vì sự nghiệp phải về đây
chốn thành đô là cõi đọa đày
nên ta "giải phóng" chúng bây thành vượn tất.

Nhớ rừng xưa
một đời rất thật
đói thì ăn,
nứng thì "ụ" tự nhiên
chớ có đâu lắm muộn nhiều phiền
ngoại giao luật lệ …đảo điên ta quá!

Trí của vượn thì làm sao đùm đề tất cả
ta đã quen cây lá của rừng
ta sinh ra, được giáo dục trong bưng
nên quen tật luật rừng mà xử…

Xin nhân loại hãy thông cảm cho ta mà tha thứ
Vượn nghìn năm, một chữ học vẫn quên
mà thế nhân, đường học hỏi rộng mông mênh
ta óc khỉ… thì tiến như tên sao được?

Quốc gia đại sự
chuyện dân
việc nước
ta lom khom từng bước mà đi
thủng thỉnh lon ton
hối hả mà chi
Vượn tập bước lắm khi té ngã.

Ta luôn tiếc…rừng xưa hoang dã
giờ uy quyền, nên tất cả buộc phải theo
đồng chí ta, dẫu cọp dẫu heo
hay chó sói gấu beo cũng được

Xin loài người hãy cho ta từng bước.
Một triệu năm, sẽ đến được…quang vinh.

Thơ Nguyễn Thạch.

Ghi chú: Phạm Hoàng Tùng copy từ trên mạng ngày 10/2/2014.







Văn Hào
 Alexandr Isayevich Solzhenitsyn


Solzhenitsyn. 
Ảnh nguồn: wiki.
           
           Alexandr Isayevich Solzhenitsyn sinh ngày 11/12/1918 tại Kislovodsk - Nga, ông được coi  là nhà văn lớn, kịch tác gia và sử gia của Nga. Qua các tác phẩm, Solzhenitsyn đã làm cho thế giới nhận thức được về Gulag - hệ thống trại tù khắc nghiệt trong đế quốc Cộng Sản đầu đàn. Vì những đóng góp này cho xã hội, Solzhenitsyn được trao Giải Nobel Văn Chương năm 1970, nhưng ông đã bị chính thể chế độc chuyên tại quê hương lưu đày khỏi quê hương năm 1974.

          Ông trở về Nga năm 1994. Cũng trong năm này ông được bầu làm thành viên Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Mỹ Thuật Serbia thuộc Phân BNgôn Ngữ Và Văn Chương.

          Cuộc đời ông không hạnh phúc từ thời niên thiếu, lúc mẹ mới mang thai ông thì cha chết trong tai nạn săn bắn. Solzhenitsyn học toán tại Đại Học Quốc Gia Rostov cùng lúc cũng theo học ở Học Viện Moscow chuyên ngành về triết học, văn chương và lịch sử.

          Sau này ông gia nhập quân đội Bolshevik. Năm 1945 lúc đang phục vụ tại Miền Đông Phổ (Đức), ông bị bắt giữ vì phê bình Stalin trong khi quan hệ thư từ cá nhân với người bạn, và sau đó bị kết án 8 năm trong nhà tù Gulag và phải bị đày biệt xứ vĩnh viễn sau khi hết án tù chính thức (bị buộc rời khỏi nơi sinh đẻ nhưng vẫn còn trong lãnh thổ Sô Viết).

          Giai đoạn đầu tiên trong đời tù tội, Solzhenitsyn bị giam trong vài trại lao động khác nhau. Giai đoạn kế tiếp, ông bị chuyển qua Trại Sharashka dành riêng cho các trí thức, chuyên gia có khả năng làm việc đóng góp cho chế độ, phương tiện giam giữ này trực thuộc Bộ An Ninh nhà nước. Đời tù trải qua trong Sharashka giúp cho ông viết tác phẩm “The First Circle”(Nhóm Thứ Nhất) xuất bản ở Phương Tây năm 1968.

           Năm 1950 Solzhenitsyn bị chuyển tới “trại giam đặc biệt” dành cho các tù chính trị. Thời gian bị giam tại trại này thuộc thành phố Ekibastuz Kazakhstan, ông làm thợ mỏ, thợ nề, thợ lò đúc. Kinh nghiệm trải qua ở Trại Ekibastuz giúp cho ông chất liệu sau này viết tác phẩm “Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich”. Cũng vào lúc bị giam ở Ekibastuz, ông được cắt bỏ một khối u trong cơ thể dù căn bịnh ung thư của ông không được chẩn đoán.

Hình bìa tác phẩm nổi tiếng
“Quần Đảo Ngục Tù“
Ảnh nguồn: wiki.
           Từ tháng 3/1953, Solzhenitsyn bắt đầu thụ án lưu đày nội xứ vĩnh viễn sau khi ra khỏi Gulag, địa phương đầu tiên ông bị chuyển tới là Kok-TerekMiền Nam Kazakhstan. Căn bịnh ung thư không được chữa trị tiếp tục hoành hành khiến ông sắp lìa đời vào cuối năm 1953. Tuy nhiên vào năm 1954, ông được cho phép chữa trị trong bịnh viện tại Tashkent và thuyên giảm dần. Những dữ kiện ở đây giúp ông sau này hình thành cuốn tiểu thuyết “Cancer Ward”(Khu Ung Thư).

          Trong thập niên tù đày và biệt xứ khiến cho Văn Hào Solzhenitsyn nhìn thấy được bản chất của Chủ Nghĩa Marx – Lenin và phải từ bỏ, từ đó ông cũng phát triển quan điểm tôn giáo và triết học cho phần đời sau này của ông. Việc quay trở lại dần dần với tư tưởng triết học Thiên Chúa Giáo của Solzhenitsyn được diễn tả ở Phần Bốn “Linh Hồn Và Dây Thép Gai” trong tác phẩm ”Quần Đảo Ngục Tù”.




           Sau này sống lưu vong ở Mỹ gần hai thập niên nhưng ông không nói rành tiếng Anh dù thuở nhỏ đã đọc nhiều tác phẩm Anh Ngữ, chỉ vì ông hằng mong trở về quê hương Nga.


         Văn Hào Nga Từ Trần



         Ngày 5/8/2008, Solzhenitsyn từ trần tại quê hương Nga của ông, chúng tôi trích một đoạn trong bài viết sau đây của Đài Phát Thanh RFI tại Paris – Pháp:



Soljenitsyn, nhà văn đã đặt Phương Tây 
trước những mâu thuẫn của mình



            Thanh Thủy/RFI

            Bài đăng ngày 05/08/2008 Cập nhật lần cuối ngày 05/08/2008

            Không một tờ báo lớn nào hôm nay lại không đăng một tấm ảnh thật to của Soljenitsyn trên trang nhất và dành nhiều trang trong để nhắc lại sự nghiệp của Giải Thưởng Nobel Văn Học năm 1970.

          Le Figaro thực hiện một hồ sơ đặc biệt 5 trang, giới thiệu một nhà văn Nga, mà theo tờ báo, tác phẩm đã lay chuyển nền tảng của Chủ Nghĩa Cộng Sản và nhất là đã đặt Phương Tây trước những mâu thuẫn của mình.

          Trong hồ sơ này, nhà văn Pháp Jean d’Ormesson đã gọi Soljenitsyn là một người nổi loạn bảo thủ, vì ông chống lại Stalin một cách quyết liệt, nhưng không phải vì vậy mà ông ủng hộ vô điều kiện một Phương Tây bị ông lên án một cách nghiêm khắc...

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích dẫn từ:








Noman Çelebicihan

NHÀ VĂN KIÊM TỔNG THỐNG ĐẦU TIÊN
CỦA QUỐC GIA CRIMEA


Bán đảo Crimea nằm giữa Biển Azov và Biển Đen,
 ở sát biên giới Ukraine.
Ảnh nguồn: map google.


           Noman Çelebicihan (Numan Çelebi Cihan, 1885-1918) một trong những lãnh đạo được mến mộ nhất của dân tộc Crimean Tatar (*). Ông là Tổng Thống đầu tiên của nền Cộng Hòa Dân Chủ ở Crimea.

           Noman Çelebicihan sinh tại làng Büyük Sonaq thuộc vùng Çonğar - Crimea. Cha ông tên İbraim Çelebi thuộc gia đình giàu có, mẹ ông là Cihanşah Çelebi cũng sinh trong gia đình Crimea Tatar phong lưu.

          Ông nhận được sự giáo dục đầu tiên khi sống trong làng. Sau được gửi vào học ở các trường có tiếng thời đó thường được gọi Gülümbey Medrese do sự giúp đỡ từ những người cậu. Lớn lên ông đi tới Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ để học thêm.
          
Noman Çelebicihan.
Ảnh nguồn: wiki.
          Noman Çelebicihan đến Istanbul, đế quốc Ottoman năm 1908. Vào trường trung học rồi tới trường luật. Ông cư  ngụ ở khu vực Karagümrük trong thủ đô Istanbul nơi một nhóm nhỏ học sinh Crimea Tatar lưu trú.

          Một trong những tổ chức đầu tiên do ông thành lập khi sống tại Istanbul là “Yaş Tatar Yazıcılar Cıyını”(Hiệp Hội Nhà Văn Trẻ Tatar). Ông cho ra đời tổ chức này với người bạn Abibulla Temircan năm 1910, và xuất bản các tác phẩm văn chương đầu tiên như Qarılğaçlar Duası (Lời Van Xin Của Những Chú Chim Én), Altın Yarıq (Ánh Sáng Huy Hoàng), Şiirler Cönkü (Sưu Tầm Thơ).

          Ông cũng là một trong người xây dựng đầu tiên của tổ chức “Hội Sinh Viên Crimean Tatar” và “Tổ Quốc”, sau này trở thành hạt giống cho tổ chức chính trị Milliy Fırqa (Đảng Dân Tộc) thực hiện các vận động cho nền độc lập của Crimea suốt thời kỳ sôi động nhất trong lịch sử.

          Sau khi tốt nghiệp trường luật, Çelebicihan trở về Crimea tham gia phong trào vận động độc lập, ông được bầu làm người đại diện vùng Or-Crimea trong Qurultay (Quốc Hội) Crimean Tatar lịch sử sắp tới. Ông là một trong các đại biểu đ̣ược mến mộ nhất vì tuổi trẻ và nền học vấn ông tiếp nhận được từ nền giáo dục ở Istanbul. Không lâu sau đó, khi Quốc Hội lịch sử khai mạc ngày 26/11/1917, Noman Çelebicihan được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của Cộng Hòa Crimean non trẻ.

          Çelebicihan không chỉ là vị Tổng Thống đầu tiên, ông còn là nvăn, nthơ. Ngoài các tác phẩm đã đề cập, những bài thơ của ông như Ant Etkenmen (Tôi Cam Kết), Bastırıq (Nhà Tù), Savlıqman Qal Tatarlıq! (Giã Biệt Tatarness!), Yolcu Ğarip (Hành Khách Nghèo), Tilkiden Selâm (Lời Chào Mừng Của Loài Chồn) là những bài thơ được ưa thích nhất.

          Bài thơ Ant Etkenmen thông dụng đến nổi được phổ nhạc cho bài quốc ca và theo Şevki Bektöre, một nthơ có tiếng của người Tatar nói: Ant Etkenmen được ca lần đầu tiên khi khai mạc Quốc Hội lịch sử năm 1917”. Tuy nhiên bài thơ không thể nào quên của ông là Savlıqman Qal Tatarlıq! được viết vội lên tường nhà ga Simferopol khi ông trên đường thi hành quân dịch trong Đệ Nhất Thế Chiến.

          Tháng 1/1918, chỉ hai tháng sau khi được bầu chọn làm nhà lãnh đạo quốc gia trong hội nghị lịch sử, lực lượng Cộng Sản Nga Bolshevik xâm chiếm Crimea. Ông bị bắt giữ và bị giam cầm tại Sevastopol. Ngày 23/2, một toán hành quyết của Hạm Đội Biển Đen xử tử ông và liệng xác chết xuống Biển Đen.  Đất nước Crimean Tatar hãy còn thương tiếc nhà lãnh đạo trẻ nhiều hứa hẹn bị thảm sát ở tuổi 33.

(*) Dân tộc Crimean Tatar:

          Theo các tài liệu, Crimea để chỉ bán đảo, Crimean Tatar để chỉ dân tộc, đôi khi các tài liệu dùng từ ngữ Crimea, Crimean hay Tatar để nói tới người dân hay dân tộc này.

          Dân tộc Crimean Tatar hay Crimean là nhóm sắc tộc có nguồn gốc Turkic cư ngụ trong vùng Crimea, họ nói tiếng Crimean Tatar. Người Crimean Tatar và các dân thiểu số không có nguồn gốc Nga là hậu duệ hỗn hợp của người Turkic (Bulgar, Khazar, Petcheneg, Cumana), và không phải người Turkic như (Sarmatian, Alan, Đông Slav, Romania, Hy Lạp, Goth, Adyghe), các sắc dân này đã định cư tại Đông Âu vào đầu thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên cũng như nhiều giống dân khác (Venetian Genoese) họ đã chinh phục hay ngay cả bị mang tới Crimean như là nô lệ bởi chính người Crimean Tatar. Những nhóm dân không phải là Turkic dần dần bị người Turkic đồng hóa.

         Crimea: Một bán đảo của Ukraine nằm giữa Biển Azov và Biển Đen, là bãi chiến trường trong chiến tranh Crimea những năm 1850 (chiến tranh giữa Nga và một Liên Minh gồm: Anh, Pháp, Sardinia và Thổ). Dân số nơi đây đa số là người Nga.

Phạm Hoàng Tùng biên soạn

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:









NHÀ VĂN BỊ TÙ ĐÀY
nổi danh với tác phẩm
Truyện Kolyma


           Sự mô tả khác rất chi tiết về điều kiện sống trong trại tù do Varlam Shalamov (1/7/1907- 17/1/1982) ghi lại trong tập sách có tên ”Truyện Kolyma”. Trong một tiểu truyện có tựa đề Khẩu Phần Khô Cạn”, Varlam Shalamov viết “Mỗi khi họ mang súp đến, chúng tôi muốn bật khóc. Chúng tôi sẳn sàng khóc vì lo sợ súp ít quá.

         Và khi có điều kỳ diệu xảy đến, súp nhiều hơn, chúng tôi không tin điều này và ăn một cách chậm chạp để tận hưởng cái ngon hiếm có. Nhưng ngay khi có súp nhiều, trong bao tử vẫn có cơn đau thắt, vì chúng tôi bị đói quá lâu.
Ảnh nguồn: wiki.

          Tất cả những xúc động của con người như tình yêu, tình bạn, sự đố kỵ, quan tâm tới người bạn, tình thương, ước muốn có danh tiếng, sự trung thực đã biến mất khỏi chúng tôi...”

          Tuổi trẻ và lúc bbắt lần đầu tiên

          Varlam Shalamov sinh tại Vologda - Nga trong gia đình giáo sĩ Chính Thống Giáo và thầy giáo. Năm 1914, ông vào học tại Học Viện Thể Dục St. Alexander, tốt nghiệp năm 1923. Năm 1926, sau khi làm việc được hai năm, ông được cho vào học tại Phân Khoa Luật Xã Hội thuộc Đại Học Quốc Gia Moscow.

          Trong thời gian học, ông tham gia nhóm có khuynh hướng Trotskyist, ngày 19/2/1929, Varlam Shalamov bị bắt giữ, bị kết án 3 năm tù khổ sai lao động tại thành phố Krasnovishersk với tội danh phân phối Các Bức Thư Gửi Đại Hội Đảng” được biết là “Di Chúc Lenin”, trong đó phê bình Stalin cũng như việc ông đã tham dự cuộc biểu tình nhân ngày kỷ niệm 10 năm Cách Mạng Sô Viết với khẩu hiệu đả đảo Stalin”.

          Varlam Shalamov được phóng thích năm 1931, làm việc tại thành phố Berezniki bằng nghề xây dựng cho tới khi ông trở lại Moscow năm 1932. Khi về lại Moscow, Varlam Shalamov sống bằng nghề nhà báo, người ta thấy được một số bài tiểu luận, bài viết của ông trong thời gian này bao gồm truyện ngắn đầu tiên (năm 1936) với tựa ”Ba Cái Chết Của Bác Sĩ Austino”.

           Bị bắt lần thứ hai

          Vào lúc bắt đầu cuộc thanh trừng, ngày 12/1/1937, Shalamov bị bắt lần nữa vì tội danh các hoạt động Trotskyist chống cách mạng” và bị giải giao tới trại tù kinh khiếp Kolyma, nơi được biết là ”vùng đất trắng chết người” trong 5 năm. Thời gian ở tù, một trong các truyện ngắn của ông được xuất bản trong tờ báo văn học có tên ”Văn Chương Đương Thời”. 

          Năm 1943, ông bị xử một án khác, lần này hạn tù lên tới 10 năm vì tội danh ”kích động chống Sô Viết”, “có tội ác” vì đã gọi Ivan Bunin là “nhà văn Nga cổ điển”. (Ivan Bunin (1870-1953) nhà văn Nga đầu tiên đoại Giải Nobel Văn Chương năm 1933, người đã rời Nga năm 1919 vì không thích chế độ Bolshevik).

         Các điều kiện sống trong trại tù Gulag rất tệ hại, đầu tiên ông bị đưa đi đào vàng, sau đó đào bới trong mỏ than, thời gian này ông mắc bịnh chấy rận, loại bịnh lúc đó hay gây lây nhiễm, rồi lên cơn sốt. Shalamov thường xuyên bị giải tới “khu vực trừng phạt” trong Gulag vì cả hai tội, tội ác” chính trị và cố gắng trốn tù.

         Năm 1946, trong khi sức khỏe suy thoái một cách nguy hiểm, may mắn người bạn tù làm bác sĩ trong trại giam liều lĩnh cứu giúp bằng cách đưa ông vào làm trong bịnh viện nhà tù. Với “nghề nghiệp” mới, Shalamov vượt qua cái chết và có thời giờ viết thơ trong tù.

           Sau khi được thả ra

          Năm 1951, Shalamov được phóng thích khỏi trại, nhưng tiếp tục làm người giúp việc ở bộ phận “chữa bịnh” cho tù nhân trong trại lao động cải tạo, và vẫn tiếp tục viết. Năm 1952, ông gửi các bài thơ tới Boris Pasternak (*), người ca ngợi việc làm của Shalamov.

Boris Pasternak.
Ảnh nguồn: wiki.
          Sau khi được phóng thích khỏi trại tù, Shalamov đối diện với chuyện tan vỡ gia đình cũ, trong đó có người con gái đã lớn, bây giờ không chịu nhìn ông như là người cha.

          Shalamov được cho phép rời khỏi Magadan - một địa danh khét tiếng với hệ thống trại tù - tháng 11/1953 sau khi Stalin chết và cũng được chính quyền cho phép đi tới làng Turkmen thuộc Kalinin Oblast gần Moscow, tại đây ông sống bằng nghề làm nhân viên cung cấp hàng hóa.         

           “Truyện Kolyma”

           Bắt đầu từ năm 1954, tiếp tục cho tới 1973, Shalamov cố gắng hoàn thành quyển sách bao gồm nhiều truyện ngắn nói về thời kỳ ông bị giam trong trại lao động cải tạo, tác phẩm có tên ”Truyện Kolyma”. Sau cái chết Stlain, số lượng lớn tù nhân được phóng thích, nhiều người được phục hồi danh dự, nhiều người được truy tặng sau khi đã chết. Shalamov được phục hồi chính thức năm 1956 và trở lại Moscow.

          Năm 1957, ông làm thông tín viên cho tờ báo văn học có tên "Moskva", và thơ ông bắt đầu được xuất bản. Sức khỏe ông suy yếu do những năm tù giam, ông nhận được tiền trợ cấp thương tật.

          Shalamov xúc tiến việc phát hành thơ và các bài tiểu luận trong các tạp chí văn học chính yếu của Sô Viết. Shalamov làm bạn với Alexander Solzhenitsyn, Boris Pasternak Nadezhda Mandelstam (**).

          Bản thảo tác phẩm Truyện Kolyma” được đưa lén ra nước ngoài và phân phối dưới dạng samizdat. Bản dịch được xuất bản ở Phương Tây năm 1966. Ấn bản hoàn toàn bằng chữ Nga được xuất bản ở London năm 1978 và được in lại sau đó vừa bằng chữ Nga vừa bằng ngôn ngữ dịch. Tác phẩm được coi là một trong những tập hợp truyện ngắn độc đáo nhất của Nga trong thế kỷ 20.  

          Một trong các truyện ngắn Trận Chiến Sau Cùng Của Thiếu Tá Pugachoff được dựng thành phim trong năm 2005. Ngoài tác phẩm lớn nói trên, Shalamov còn viết nhiều tiểu luận, tự truyện mang lại sự sống động cho địa phương Vologda, cuộc sống niên thiếu của ông trước khi vào tù.

          Sự hủy bgây tranh cãi và cái chết

          Các nhà xuất bản ở Phương Tây luôn luôn cho rằng các truyện ngắn của Shalamov được xuất bản mà không có sự đồng ý hay Shalamov không được biết tới. Một cách ngạc nhiên vào năm 1972, Shalamov hủy bỏ tác phẩm, người ta nói phần lớn từ nguyên do ông bị chính quyền Sô Viết gây áp lực để làm như thế.

         Khi tình trạng sức khỏe ông càng tệ hại, Shalamov trải qua 3 năm còn lại sau cùng của cuộc đời trong ngôi nhà tại Tushino dành cho người làm công tác văn học nay già yếu và bất khiển dụng. Shalamov ra đi ngày 17/1/1982, được chôn cất ở nghĩa trang Kuntsevo, Moscow.

          Tác phẩm của Shalamov sau cùng được xuất bản trên đất Nga năm 1987, khi sự sụp đổ Liên Bang sắp xảy ra, như là kết quả từ chính sách glasnost của Mikhail Gorbachev. Nhiều phần trong tác phẩm ”Truyện Kolyma” hiện nay được ngành giáo dục qui định học sinh trong các trường trung học Cộng Hòa Liên Bang Nga phải đọc.

          Một Đài Kỷ Niệm Shalamov được xây dựng tại Krasnovishersk vào tháng 6/2007, đây là khu vực ông bị cải tạo lao động đầu tiên trong đời. 
-------
           (*) Boris Leonidovich Pasternak hay Boris Pasternak (189030/5/1960) nhà thơ, nhà văn Nga đoạt Giải Nobel Văn Chương năm 1958 nhưng ông không đi tới Stockholm - Thụy Điển nhận giải vì lo sợ chính quyền Liên Sô trục xuất khỏi quê hương.

Nadezhda Yakovlevna 
Mandelstam.
Ảnh nguồn: wiki.
          Boris Pasternak nổi tiếng ở Phương Tây với tác phẩm Doctor Zhivago, đây là tiểu thuyết đề cập nhiều sự kiện trải dài từ cuối chế độ Nga Hoàng tới những ngày đầu tiên của chế độ Sô Viết, nội dung nhấn mạnh tới thảm kịch con người trong xã hội. Tác phẩm được dịch và xuất bản lần đầu tiên tại Italy năm 1957.
         
          Tuy nhiên ở Liên Sô (bây giờ là Nga) người ta biết Boris Pasternak như là nhà thơ qua tập thơ nổi tiếng ”Đời Em Tôi” được viết trong năm 1917.)

         (**) Nadezhda Yakovlevna Mandelstam (31/10/1899-29/12/1980) nhà văn Nga, hiền thê của Nhà Thơ Osip Mandelstam. Như một sứ mệnh trong cuộc đời, bà cố gìn giữ và công bố di sản thơ ca của chồng đã chết trong Gulag Stalin. Bà giữ trong trí nhớ vì không tin vào giấy tờ, những thứ có thể bị cơ quan an ninh NKVD cướp đi và làm tội bà.

          Trong Hồi Ký “Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng” ”Hy Vọng Bị Từ Bỏ” xuất bản đầu tiên ở Phương Tây sau này khi Stalin đã chết, bà chỉ trích sự suy thoái đạo đức và văn hóa ở Liên Sô trong thập niên 1920 và sau này.

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:








Tù Nhân Nổi Tiếng Ở  Trại Tù Sevvostlag 
Ông Osip Emilyevich Mandelstam

           Osip Emilyevich Mandelstam (hoặc Mandelshtam) (1891-1938) nhà thơ Nga, người viết tiểu luận, một trong những thành viên nổi tiếng nhất của trường phái thơ Acmeist. Acmeist/ Acmeism hay “Hội Các Nhà Thơ” một trường phái thơ ngắn ngủi xuất hiện năm 1910 ở Nga, từ ngữ này được tạo ra sau chữ acme của Hy Lạp có nghĩa là ”tuổi đẹp nhất của người đàn ông”.

           Mandelstam sinh tại Warsaw – Ba Lan trong gia đình Do Thái giàu có. Cha ông là một người mua bán loại da thuộc nhận được sự miễn trừ nên giúp được gia đình thoát khỏi qui định giới hạn của khu định cư, không bao lâu sau khi sinh Osip Mandelstam, gia đình di chuyển tới Saint Petersburg.

 Hình do NKVD chụp
 khi Mandelstam 
bị bắt lần thứ nhất.
Ảnh nguồn: wiki. 
           Năm 1900 Osip Mandelstam ghi tên học tại Trường Tenishevky danh tiếng, nơi này từng có các nhân vật tên tuổi của nền văn hóa Nga theo học như Vladimir Nabokov. Những vần thơ đầu tiên của Mandelstam được in trong sách niên biểu của trường năm 1907.

           Năm 1908, Mandelstam quyết định theo học tại Sorbonne để nghiên cứu văn chương và triết học nhưng ông đã rời khỏi vào năm sau để vào Đại Học Heidelberg.

          Năm 1911, để tiếp tục sự giáo dục ở Đại Học St. Petersburg, ông phải cải đạo theo Hội Giám Lý (Methodism, giáo phái thuộc Đạo Tin Lành được khởi phát từ lời dạy của John Wesley (1703-1791)) và được vào Đại Học St. Petersburg trong cùng năm.

          Thơ Mandelstam, thể hiện tinh thần sắc bén của người theo Chủ Nghĩa Dân Túy (Populism/Chủ Nghĩa Dân Túy ở Nga đưa ra chủ trương binh vực quyền lợi người dân), sau Cách Mạng Nga Lần Thứ nhất, trở nên kết hợp gần gũi với Chủ Nghĩa Biểu Tượng (dùng các biểu tượng để thể hiện trong thi ca). Năm 1911, Mandelstam và vài nhà thơ Nga trẻ tuổi thành lập Hội Các nhà Thơ” dưới dìu dắt của Nikolai GumilyovSergei Gorodetsky.

           Trung tâm nhóm này lúc đó được biết là Acmeists. Mandelstam viết Tuyên Ngôn cho phong trào mới: Buổi Sáng Của Acmeism năm 1913, xuất bản năm 1919. Năm 1913 người ta cũng thấy tập thơ đầu tiên của Mandelstam mang tên ”Tảng Đá”, năm 1916 được tái bản.

          Năm 1912 Mandelstam tới Moscow với vợ là Nadezhda, cùng lúc đó tác phẩm thơ thứ nhì “Tristia của ông được xuất bản tại Đức. Vài năm sau đó, Mandelstam hầu như từ bỏ thơ để chuyên tâm viết tiểu luận, phê bình văn học và hồi ký. Công việc hàng ngày, ông dịch sách (19 cuốn trong 6 năm) và làm thông tín viên cho The Irish Times.

          Khuynh hướng của Mandelstam chống lại việc tuân thủ và giới quyền uy xã hội. Mùa Thu năm 1933, khi “bài thơ trào phúng Stalin” nổi tiếng ra đời thì chế độ ném cái nhìn cảnh giác hay không ưa về phía Mandelstam.

          Bài thơ trào phúng chỉ trích quyết liệt kiểu cầm đầu của Stalin, có nội dung diễn tả Stalin đáng “bị kết án tử 16 đời”, bài thơ này do tác động của chuyến đi nghỉ hè tại Crimea năm 1933,  Mandelstam thấy hậu quả ghê sợ từ “Đại Nạn Đói Ăn” tại Ukraine do chính sách Tập Thể Hóa cưỡng bức của Stalin trên toàn Liên Sô cũng như chủ trương tận diệt “giai cấp” Kulak. 16 tháng sau Mandelstam bị bắt giữ.        
   
          Tuy nhiên sau cuộc điều tra theo kiểu mẫu thông thường, Mandelstam không những không bị kết án tử hình nhưng án tù của ông cũng không bị đưa vào các trại cải tạo lao động. Đây là sự kiện đặc biệt, các sử gia cho rằng do Stalin chú ý tới Mandelstam.

Bức hình của NKVD chụp 
khi Mandelstam
bị bắt lần thứ hai.
Ảnh nguồn: wiki. 
          Mandelstam chỉ bị lưu đày tới Cherdyn ở Bắc Ural cùng với hiền thê. Sau toan tính tự tử không thành, chế độ dịu đi cách cư xử, cấm ông không được sinh sống tại những thành phố lớn thay vào đó cho ông chọn một nơi cư trú mới, Mandelstam chọn Voronezh là nơi sống lưu đày.

         Vài năm sau, Mandelstam có viết vài bài thơ tán tụng Stalin trong đó có bài ”Ca Ngợi Stalin”. Nhưng trong năm 1937, khi thời kỳ thanh trừng lan rộng, các cơ sở văn học của chính quyền bắt đầu tấn công có hệ thống vào Mandelstam, lúc đầu ở địa phương, sau đó là từ Moscow, tố cáo ông là nơi chứa chấp các quan điểm chống Sô Viết.

          Đầu năm 1938, chính quyền cho hai vợ chồng ông đi nghỉ hè ở nơi không xa Moscow, nhưng khi ông tới nơi vào tháng 5/ 1938, đã bị bắt giữ nhanh chóng với tội danh hoạt động chống phá cách mạng”.

          Bốn tháng sau, Mandelstam bị kết án lao động khổ sai. Ông bị chuyển giao tới một trại chuyển tiếp gần Vladivostok và cố gắng nhắn tin về cho vợ ông trong đó có yêu cầu gửi quần áo ấm, tuy nhiên ông không bao giờ nhận được. Nguyên nhân chính thức về cái chết của Mandelstam là bịnh nhưng không rõ bịnh gì.

          Khi thời kỳ Stalin chấm dứt, Mandelstam được phục hồi danh dự năm 1956, tới năm 1987 thì ông được phục hồi hoàn toàn, những tố cáo do chế độ Stalin gán cho ông bị xóa bỏ.

Phạm Hoàng Tùng biên soạn

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:








Yevgenia Ginzburg (20/12/ 1906 - 25/5/1977)
sử gia, nhà văn Nga



Yevgenia Ginzburg.
Ảnh nguồn wiki.

           Cái tên Eugenia đã “Latin hóa” của bà được sử dụng thường xuyên ở Phương Tây. Thời gian ngắn sau khi Yevgenia Ginzburg sinh ra trong gia đình dược sĩ người Do Thái ở Moscow, ba má Yevgenia Ginzburg đưa cả nhà về sống ở Kazan. Năm 1920, theo học tại Phân Khoa Khoa Học Xã Hội ở Đại Học Quốc Gia Kazan, sau này bà đổi qua Khoa Sư Phạm.

          Yevgenia Ginzburg làm nghề giáo, rồi phụ tá cho trường đại học. Thời gian ngắn sau lập gia đình với ông Pavel Aksyonov, Thị Trưởng Kazan, Ủy Viên Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương của nnước Liên Sô. Sau khi trở thành đảng viên Cộng Sản, Ginzburg tiếp tục nghề nghiệp thành công của một nhà giáo dục, nhà báo, nhà quản trị.

          Tháng 2/1937, Yevgenia Ginzburg bị trục xuất khỏi đảng, không lâu sau đó bị bắt giữ vì bị cho có liên lạc với những người theo phái  Trotskyist. Cha mẹ cũng bị bắt giữ, nhưng được phóng thích hai tháng sau đó. Chồng bà bị bắt tháng 7/1937, bị kết án 15 năm ”lao động cải tạo” và bị tịch thu tài sản theo Điều 58-7 và 11. Tháng 8/1937, Yevgenia Ginzburg cũng bị kết án 10 năm tù.

         Yevgenia Ginzburg trải qua bằng chính mắt thấy tai nghe trong các nhà tù khét tiếng ở Moscow như Lefortovo  Butyrka. Sau đấy bà bị chuyển đi trên một lộ trình xa xôi từ Tây Liên Sô qua Đông Liên Sô để tới Kolyma trong chiếc tàu hơi nước mang tên Jurma dùng để chở hàng hóa.

         Tại Magadan, bà làm việc trong bịnh viện trại tù nhưng sau đó bị chuyển sâu vào các trại tù Gulag bên trong vùng đất Kolyma để làm những “công việc bình thường” của tù nhân, sức khỏe suy giảm nhanh chóng.

          Trong trại tù, một bác sĩ người gốc Đức, ông Anton Walter đề nghị bà làm công việc y tá, có lẽ điều này đã cứu bà thoát chết. Anton Walter bị đày tới Kolyma vì nguồn gốc chủng tộc của ông, còn Yevgenia bị đưa tới Kolyma vì thái độ đối với hệ thống chính trị Sô Viết. Hai người sau đó kết bạn đời trong tù.

          Tháng 2/1949, Yevgenia được chính thức phóng thích nhưng bị buộc ở lại Magadan hơn 5 năm nữa. Bà sống tại đây bằng công việc ở nhà trẻ và bí mật viết hồi ký. Tháng 10/1950, bị bắt lại lần nữa và lưu đày tới vùng Krasnoyarsk nhưng trước khi chuyển đi, họ thay đổi ý kiến và đưa bà tới vùng Kolyma, nơi có hệ thống trại tù Gulag kinh khiếp.

          Sau cái chết của Stalin năm 1953, Ginzburg đã có thể viếng thăm Moscow và được phục hồi hoàn toàn năm 1955 như hàng triệu người bị kết án sai lầm, có người được truy tặng khi đã chết mất rồi.

          Yevgenia Ginzburg trở lại Moscow làm nghề thông tín viên và tiếp tục viết bộ hồi ký dài. Sau khi hoàn tất năm 1967, tất cả cố gắng nhằm xuất bản tại Nga đều thất bại vì lý do chính trị độc đoán muốn kiểm soát tất cả, và bản thảo tác phẩm được đưa lén ra ngoài để xuất bản nhiều nơi trên thế giới.

          Sau cùng tác phẩm gồm hai tập với tên Nga đầu tiên: "Krutoi marshrut I" "Krutoi marshrut II" (Con Đường Khắc Nghiệt) cũng đã tới tay bạn đọc.

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:








Thoáng Xưa
Darren Thăng


Tháng xưa ngày cũ về trên lối
Thấp thoáng sau đàng bóng tà dương                 
                      
Mỗi chiều Chủ Nhật, thì lại thấy mấy chàng thanh niên vác xe “dzọt” lên nhà thờ cha Joe xem lễ. Vài tay từ hướng Bắc xuống. Người khác vượt cầu ranh giới tiểu bang bên cạnh sang. Đặc biệt có chàng lặn lội thân cò tít tận vùng biển mặn qua. Đường xá xa xôi không quản ngại gian nan. Dù ai có la cà ở quán cà phê, mê thục bida hay lo chuyện riêng tư gì trong ngày đi chăng nữa, thì cứ gần đến 4 giờ chiều là đều có mặt ở nhà thờ đầy đủ để kịp tham dự thánh lễ cuối tuần.

Thật không hiểu nổi thánh lễ Misa Việt Nam ở hướng Nam một thành phố Mỹ Quốc, năm đó lại có sức quyến rũ lạ thường?

Vài thanh niên vừa tấp xe vào parking lot đã nhận ra nhau, bèn hỏi kháy:

Ê, làm gì ở đây dzậy…cha?

- Tao định gia nhập ca đoàn. Còn mày, làm gì mà xách theo cây đàn trông bảnh dzữ?

- Đi “gãi đờn bà” được hông! 

Chà, coi bộ ngon quá ta: 

- Đi đến đâu cũng đụng độ. Nơi nào có em út là lại thấy mày!

- Xuỵt, biết như dzậy đủ rồi! Đừng nói lớn kẻo bể mánh…chớ mày!

Rồi người sau hất cằm ra hiệu cho người trước cùng nhau bước vào nhà nguyện, là một phòng học nằm cuối dãy nhà trường của giáo xứ, được xử dụng cho thánh lễ Việt Nam . 

Đầu thập niên 90, cha chỉ quy tụ được một số giáo dân Việt Nam sống trong vùng, độ khoảng 15 - 20 người. Đa số qua Mỹ theo diện con lai và một số anh chị em tân tòng vừa mới theo đạo. Giáo xứ lại nằm trong khu vực đông dân da đen và nhiều người Á Đông bên lương, nên không thể xin cha xứ làm lễ trong nhà thờ được. Rồi mỗi tuần lại có thêm vài nhân vật mới. Số lượng giáo dân tăng dần. Người này rỉ tai người kia, rủ nhau đến xem lễ. Chỉ vài tháng sau là nhà nguyện chật ních. Cha phải dời qua phía nhà thờ chính và thánh lễ Việt Nam dưới sự quản nhiệm của cha ở hướng Nam, chánh thức hình thành từ dạo đó!

Giáo dân Việt Nam tăng trưởng và ca đoàn cũng đông dần. Cha quản nhiệm Việt Nam nhận định được ca đoàn và thiếu nhi là trọng yếu chính, để phát triển cộng đồng công giáo hướng Nam nên ngài rất quan tâm đến giới trẻ. Đi đến đâu hay biết được gia đình Việt Nam nào mới đến là ngài tận tình giúp đỡ hay thăm viếng hỏi han.  

Ca đoàn Việt Nam ở nhà thờ này có đặc điểm là phần đông con gái thì sống trong vùng. Còn con trai là dân thập phương đến sinh hoạt hàng tuần. Phần lớn con gái thuộc diện lai da trắng. Và trong lứa tuổi cặp kè nên con trai ở đâu đâu hăm hở kéo đến gia nhập ca đoàn, cốt ý để “cua” được một em.

Vài cô hát hay và là giọng nữ chính trong ca đoàn nên anh nào cũng thích địa. Nhất là mấy anh vừa mới gia nhập ca đoàn, hay “nghía” các nàng luôn! Được diễm phúc ấy, mấy nàng thường hay ra vẻ ta đây!  Trong nhóm có hai cô lai nổi bật. Một cô 17 tuổi, đang học high school. Còn cô kia  21 tuổi, đã đi làm và sống tự lập. Cô em 17 tuổi, có da có thịt nên mấy anh “họ” chỉ coi như em gái. Còn cô em 21 tuổi, có thân hình thon hơn nên được nhiều anh dòm ngó. Em lại thích ca sĩ Ngọc Lan nên hay bắt chước nàng từ mái tóc lẫn giọng hát hầu để nâng giá trị cho mình. Vô hình trung, đã trở thành đối tượng chính cho đám con trai bàn tán khai thác. Người này thách đố người kia rằng:

- Cá với mày cua được em! Tao sẽ “chung độ” một thùng Heineken hay một chầu nhà hàng.

Tên kia cũng không vừa:

- Cua được em là chuyện nhỏ. Tao còn bốc em về nữa kìa!

Tính ra, thời huy hoàng của cô em này cũng có ít nhất là 4 đến 5 anh để ý cùng một lúc. Nào là anh chơi keyboard, anh gẩy guitar, anh H. cột tóc đuôi, anh N. tập xe cho nàng và vài ca viên khác.  
  
Mỗi lần lễ xong ca đoàn hay ở lại tập hát. Để khích lệ ca viên, ca trưởng hay phái em đi mua bánh mì và soda cho ca đoàn vì em là thủ quỹ. Anh ta hỏi xem có ai tình nguyện chở nàng đi dùm? Vừa nói xong thì một số anh đã giơ tay lên, xin được làm chân tài xế chở nàng đi “công tác”, như thể rất lấy làm hãnh diện.

Cứ thế, năm này rồi sang năm khác, hết anh này đến anh kia săn đón, mà em cũng chưa chịu “đèn” ai cả! Có lời đồn rằng, em không chấm anh chơi keyboard vì đánh đàn với chín ngón tay vàng. Anh gẩy guitar thì “tất hiếu”. Anh H. cột tóc đuôi chơi không dzô. Anh N. tập xe không nghề ngỗng. Anh mang mắt kính không biết nhạc lý.

Nói chung là không một anh “họ” nào lọt vào mắt nâu của nàng cả. Tiêu chuẩn nàng chọn phải là độc thân, cao ráo, đẹp trai, học thức, ga lăng, miệng dẻo, xe láng, việc làm tốt, có nhà và biết chơi nhạc. Tối thiểu là mười trên mười nhe.  Nhưng mà kiếm đâu ra được thứ “hàng độc” như thế! Có điều đáng khen là nàng đứng đắn, tuy sang Mỹ có mình “ên” khi còn rất trẻ nhưng không ba chạ như những thành phần con lai bị tai tiếng khác.

Cũng có nhiều kỷ niệm ghi nhớ, khi còn tham dự ca đoàn nhà thờ ở hướng Nam. Nào là đi cắm trại ở một state park qua đêm rất vui. Hầu như hàng tuần sau lễ Chủ Nhật hay lễ đám cưới ngày thứ Bảy đều ghé qua nhà hàng Việt Nam trong vùng. Hay mở party nhảy đầm với nhau và góp vui văn nghệ trong các tiệc cưới được mời v.v. Nhớ lại ngày xưa, cô em 21 tuổi này nhảy đầm nhuyễn lắm. Nhạc điệu Paso doble bước đi rất đúng nhịp. Mấy chàng thanh niên nhảy sai nhịp một chút hay dẫm lên chân em là bị cự ngay. Nhưng được ôm eo vòng số 8 của em một tí thì cũng chẳng sao! Riết rồi mấy chàng cũng chẳng thèm mời nàng ra nhảy nữa, vì cứ nhìn khuôn mặt của nàng là không thấy mùa xuân đâu cả. Tuy nhiên cũng có những chuyện đáng tiếc xảy ra trong ca đoàn như thiếu sự đoàn kết hay hòa đồng của một số thiếu nữ. Vài em gái nói chung, lúc nào cũng muốn trội hơn, tách riêng để lôi cuốn sự chú ý của đám con trai.  

Sau một thời gian tham dự ca đoàn, mấy chàng thanh niên lớn tuổi thấy chẳng sơ múi được gì, nên tự động rút lui. Có thể mấy anh tìm nơi khác? Hay đi chinh phục đám con gái qua diện HO và đoàn tụ gia đình đang cần sự giúp đỡ? Việt Nam thiết lập bang giao với Mỹ giữa thập niên 90, nên thiên hạ đua nhau về quê hương để kiếm em trẻ và đẹp. Ngay đến mấy ông già trên lục tuần còn muốn về để ăn “gỏi” nữa. Chứ mấy anh đây, độ khoảng 26-32 cái xuân xanh thì nhằm nhò chi ba cái lẻ tẻ? Dại gì phải bám trụ ở đây. Lại phải tranh đua với nhiều tay khác, chỉ vì vài em sao?
     
Đến đầu thập niên 2000, thì thành phần nồng cốt của ca đoàn đã ra đi gần hết. Đám trẻ bổ sung cũng không tham gia được bao lâu. Thánh lễ Việt Nam chuyển về ban sáng theo lịch trình của giáo xứ.  

Nhẩm tính thời gian thì cô nàng tham gia ca đoàn nhà thờ ở hướng Nam đã hơn 20 năm rồi. Tuổi tác đã vượt quá đời người ca viên. Tóc xanh giờ đã nhuốm bạc. Từ thập niên đó đến nay có biết bao đổi thay, ngay vật còn dời sao cũng đổi. Nhưng nàng vẫn một lòng “thủy chung” với ca đoàn nhà thờ ở hướng Nam.

Mới đây có người kể rằng cô em này bị tai nạn rất bi đát. Nghe xong thấy lòng như chùng xuống. Xót xa cho một cánh hoa nghiệt ngã. Để nay không một bờ vai dựa đầu. Thật tiếc cho em đã đánh mất bao mùa xuân. Hay chính em cũng hối tiếc một đời:

Hương trầm có còn đây, ta thắp nốt chiều nay
Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi…

Giá như năm xưa, mấy chàng không tâng bốc và nâng em lên chín tầng mây? Xin chút “game” tình yêu, thì lấy đâu để chảnh? Nếu như biết nắm lấy cơ hội cuộc đời? Hay học đức tính khiêm nhường, nhã nhặn và vui vẻ của ca sĩ Ngọc Lan thì đâu để lỡ bao chuyến đò sang sông? Thôi, tất cả đã là dĩ vãng! Chúc nàng được ơn trời, hậu ơn đời. Hãy can đảm và giữ vững niềm tin để sống cho hết kiếp. Xin coi bài viết này, như là kỷ niệm đã qua… không có ý bài bác!

Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ 
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua 
Trên bước chân em âm thầm lá đổ 
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa  

Các ca viên từng góp mặt trong ca đoàn nhà thờ ở hướng Nam một thành phố Mỹ Quốc, bây giờ đã lập gia đình hết. Nhiều người dời đi tiểu bang khác. Ca đoàn chỉ còn lại nhóm trẻ và một số người cũ. Cô em 17 tuổi năm xưa đã có hai con. Cũng có lời khen cô em này, đã tận tình giúp đỡ chị “họ” của mình khi hoạn nạn và an ủi hồi phục.

Hiện nay, đa số ca viên không còn sống trong vùng nữa. Họ cũng vác xe “dzọt” và kéo theo cái rờ mọt đằng sau đến nhà thờ từ mọi hướng. Chắc không còn thư thả như các chàng trai trẻ trong ca đoàn năm xưa? Vì lịch trình thánh lễ Việt Nam ngày Chủ Nhật bây giờ là 8:00 sáng. Ca đoàn vừa hát vừa coi trẻ luôn.

Hoan hô các bạn và gởi vòng hoa thân ái cho những ai còn một lòng một dạ trung trinh với ca đoàn nhà thờ ở hướng Nam thành phố. Cũng xin Chúa phù hộ và gìn giữ cha quản nhiệm để các ca viên còn có cơ hội gặp nhau đến bạc đầu…









Nhà Thơ Anna Akhmatova 




Akhmatova năm 1922,
( Kuzma Petrov-Vodkin họa).
Ảnh nguồn: wiki



          Giới thiệu
          Anna Akhmatova (23/6/1889 - 5/3/1966) là bút danh của Anna Andreevna Gorenko, nhà thơ Nga có ảnh hưởng lớn tới thi ca Nga. Thi phẩm của bà sắp xếp từ các bài thơ tình ngắn tới những tập thơ có cấu trúc độc đáo, phổ quát như bài “Kinh Cầu Hồn” (1935-1940), một tác phẩm chính yếu và bi thảm nói về chế độ chuyên chế của Stalin. 

         Tác phẩm của bà đề cập tới hàng loạt chủ đề bao gồm thời gian và ký ức, định mệnh những phụ nữ sáng tạo, khó khăn đời sống và viết trong bóng đêm áp bức của chế độ Stalin. Thơ bà được dịch rộng rãi qua nhiều ngôn ngữ trên thế giới và là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Nga trong thế kỷ 20. 

           Tiểu sử
          Akhmatova sinh tại Bolshoy Fontan ở Odessa. Thời thơ ấu của bà dường như không hạnh phúc, cha mẹ chia tay nhau năm 1905. Bà được giáo dục tại Kyiv và Tsarskoe Selo (nơi gặp người chồng đầu tiên là Nikolay Gumilyov, con trai họ là Lev sinh năm 1912, sau này trở thành sử gia danh tiếng). Akhmatova bắt đầu sáng tác thơ năm 11 tuổi, bà được gợi ý thơ từ những nhà thơ lớn của Nga như Pushkin.

          Nikolay Gumilyov bị hành quyết năm 1921 vì những hoạt động bị cho là chống Sô Viết. Một trong những người chồng sau này của bà là Nikolay Punin, học giả nghệ thuật, cũng đã bị chết trong trại tù Gulag.



Anna Akhmatova cùng với chồng Nikolay Gumilyov
và con trai, Lev Gumilev, năm 1913.
Ảnh nguồn: wiki


           Sau năm 1922, Akhmatova bị kết án là phần tử Tư Bản, và từ năm 1925 tới 1940, thơ bà bị ngăn cấm lưu truyền trong công chúng. Bà kiếm sống bằng nghề dịch thơ và viết tiểu luận, bao gồm một số tiểu luận nổi tiếng viết về Pushkin trong các tạp chí văn học. Tất cả những người bạn của Akhmatova hoặc tìm cách đi ra hải ngoại hay bị đàn áp.

          Chỉ vài người ở Phương Tây hồ nghi bà hãy còn sống, khi bà được cho phép xuất bản tập thơ mới năm 1940. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, bà là nhân chứng cho ác mộng của cuộc bao vây 900 ngày, những bài thơ yêu nước của bà đã tìm được lối thoát khi được cho đăng trên các trang nhất báo Pravda.

          Trở lại Leningrad sau chuyến di tản tới Trung Á năm 1944, Akhmatova cảm thấy đau đớn khi nhìn thấy thành phố hoang tàn, chết chóc.

         Khi nghe được tin về chuyến viếng thăm Akhmatova của Isaiah Berlin năm 1946 (1909-1997, triết gia, sử gia, được coi là một trong các tư tưởng gia tự do hàng đầu của thế kỷ 20), thì viên phụ tá đặc trách văn hóa của Stalin là Andrei Zhdanov công khai gọi bà là “nửa điếm, nửa ni cô”, thơ bà bị ngăn cấm xuất bản, và chính quyền tìm cách khai trừ bà ra khỏi Hội Nhà Văn Sô Viết, điều này cũng tương tự kết án cho Akhmatova chết đói suốt đời. 

          Con trai bà trải qua thời niên thiếu trong trại tù Gulag và bà phải tìm cách xuất bản vài tập thơ ca ngợi Stalin để mong cứu con ra khỏi chốn ngục tù. Tuy nhiên mối quan hệ giữa hai bên vẫn tiếp tục căng thẳng. Mặc dù bị ngăn cấm chính thức, tác phẩm của Akhmatova tiếp tục được lưu truyền bằng hình thức samizdat  và ngay cả bằng truyền khẩu. Akhmatova trở thành một biểu tượng của di sản Nga bị đàn áp.

          Sau cái chết của Stalin, ưu thế của Akhmatova giữa các nhà thơ Nga được thừa nhận một cách dè xẻn, ngay cả những cán bộ đảng, và một ấn bản bị kiểm duyệt của tác phẩm bà được xuất bản, sự vắng mặt rõ ràng của “kinh Cầu Hồn” là hiển nhiên mà Isaiah Berlin tiên đoán năm 1946 là sẽ không bao giờ được xuất bản ở đất Sô Viết. 

          Những bài thơ sau này của bà được sáng tác theo thể loại Tân Cổ Điển dường như là tiếng nói thể hiện sự sống sót của bà. Căn nhà của bà tại Komarovo thường xuyên được nhiều nhà thơ trẻ viếng thăm, những người đang tiếp nối truyền thống thi ca của Akhmatova ở Saint Petersburg trên bước chân vào thế kỷ 21. 

         Nhân ngày sinh thứ 75 của Akhmatova năm 1964, một buổi lễ đặc biệt được tổ chức và một tập sưu tầm mới các thơ của bà được xuất bản.

         Akhmatova đã có cơ hội gặp lại một vài người quen biết trước “Cách Mạng Tháng 10”, khi được cho phép du hành tới Sicily (Ý) và Anh để nhận giải thưởng Taormina và bằng Tiến Sĩ Danh Dự của Đại Học Oxford. Năm 1968, hai tuyển tập văn xuôi và thơ ca của bà được Hiệp Hội Văn Học Ngôn Ngữ Quốc Tế của Tây Đức xuất bản.



Tượng đài Anna Akhmatova
 tại Saint Petersburg, gần nhà tù Kresty.
Ảnh nguồn: wiki


             Akhmatova chết ở tuổi 76 tại Saint Petersburg. Bà được chôn cất trong nghĩa trang Komarovo. Tên tuổi Akhmatova tiếp tục vang dậy sau khi qua đời, và nhân dịp kỷ niệm trăm năm ngày sinh, thi phẩm vĩ đại thế kỷ 20 ”Kinh Cầu Hồn” sau cùng được xuất bản trên quê hương Akhmatova.

             Một viện bảo tàng được xây nơi bà từng lưu trú từ năm 1920 tới năm 1952 để tưởng nhớ nữ thi sĩ tài hoa. Năm 1982, Nhà Thiên Văn Học Sô Viết Lyudmila Georgievna Karachkina  khám phá ra một hành tinh nhỏ và đã được đặt theo tên Nhà Thơ Akhmatova.

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:








Tác phẩm  
Các Bức Thư Viết Từ Nhà Tù Nga”



Tác phẩm 
 ”Các Bức Thư Viết Từ Nhà Tù Nga”.
Ảnh nguồn: osaarchivum.org.



           Khi Phương Tây Biết Về Gulag            
          Các trại cải tạo lao động cưỡng bức của chế độ Sô Viết được xây bao quanh bằng những bức tường và dây thép gai, nó còn được che giấu bởi chính sách bí mật và thúc ép phải im lặng. Với rất ít trường hợp đặc biệt, truyền thông Sô Viết tránh nói tới chủ đề hệ thống Gulag. 

           Tù nhân Gulag hoàn toàn bị cắt ra khỏi nhà cửa và gia đình, họ như bị buộc phải chết trong tối tăm, cô lập vì kiệt sức, đói khát và lạnh lẽo. Bất cứ thông tin liên lạc với người thân là đều bị chính quyền giới hạn, kiểm duyệt nghiêm ngặt. 

           Tuy nhiên tù nhân cố gắng gửi thông tin về tình trạng vô nhân đạo họ đang gặp phải bằng bất cứ phương tiện nào có được. 

           Một số bức thư nói về trại lao động và tù nhân Nga được chuyển lén ra khỏi lãnh thổ Sô Viết và được tập hợp lại để xuất bản thành sách vào đầu năm 1925. Tác phẩm bao gồm hàng trăm bức thư và lời khai của nhiều tù nhân chính trị trong chế độ Sô Viết. 

           Các tác giả của những lời làm chứng này là thành viên các đảng cách mạng bị ngược đãi như Đảng Dân Chủ Xã Hội, Cách Mạng Xã Hội, Phe Vô Chính Phủ. Quyển sách cũng bao gồm những bản đồ Gulag được in đầu tiên, các trích dẫn từ tài liệu pháp lý Sô Viết và chứng cứ từ các tổ chức cảnh sát mật của Sô Viết. 

           Sự kiện tác phẩm ”Các Bức Thư Viết Từ Nhà Tù Nga” được xuất bản đầu năm 1925, tức là trước đó, nhiều tài liệu từ nơi sâu kín của tù ngục đã được chuyển ra ngoài lãnh thổ Liên Sô, điều này còn nói lên rằng tù nhân chính trị bị giam cầm nhiều năm trước, khi cuộc Cách Mạng Tháng 10 vừa hoàn tất trong xã hội Nga và các nước thuộc đế quốc Nga (sau này trở thành Liên Sô). 

           Dẫn chứng sự kiện này để chứng minh rằng, chính sách Gulag cũng như chủ trương lập cảnh sát mật, khủng bố nông dân... đã được thiết lập từ lúc Lenin còn sống và Stalin sau này chỉ củng cố, gia tăng sự khắc nghiệt, mở rộng các chính sách căn bản do Lenin dựng lên.

          Trước khi phát hành tác phẩm, các nhà biên soạn gửi bản thảo tới nhóm trí thức danh tiếng đọc trước, các nhận xét của họ được ghi lại trong sách xuất bản sau đó, dưới đây là vài trích dẫn.  

           Karl Chapek viết:”Các ông nói rằng giai cấp tư sản thế giới chống lại các ông, nhưng một lực lượng vĩ đại hơn đang phản đối các ông, lương tâm nhân loại đang chống lại các ông”.(các ông ở đây, Karl Chapek muốn chỉ nhà cầm quyền Liên Sô). Karl Chapek là nhà soạn kịch nổi danh người Tiệp Khắc.(Tiệp khắc /Czechslovakia, sau này vào tháng 8/1990 chia thành hai nước: Czech và Slovakia).
         

Karl Chapek.
Ảnh nguồn: osaarchivum.org.


            Một trí thức nổi bật khác trong thế kỷ 20 là Albert Einstein, viết lời nhận xét trong tác phẩm ”Các Bức Thư Viết Từ Nhà Tù Nga” như sau:“Họ (chính quyền Sô Viết) sẽ mất đi một chút tình cảm sau cùng đang nhận được nếu họ không thể biểu thị xuyên qua hành động giải phóng can đảm và vĩ đại là không cần cuộc khủng bố đẫm máu này để hiện thực hóa các tư tưởng chính trị.”. 

            Albert Einstein (1879-1955) người Hoa Kỳ gốc Do Thái (sinh tại Đức), nVật Lý-Lý Thuyết, thành lập Thuyết Tương Đối, ông thường được xem là nhà khoa học vĩ đại trong thế kỷ 20. Năm 1933 khi Hitler chiếm quyền lực thì Albert Einstein đang ở Mỹ, ông quyết định ở lại Hoa Kỳ để tiếp tục việc nghiên cứu khoa học trong phần đời còn lại dù không thành công trong lĩnh vực lý thuyết hợp nhất bao gồm điện từ - trọng lực - stương đối - cơ học lượng tử. 

          Năm 1939 Albert Einstein viết cho Tổng Thống Roosevelt về tiềm năng quân sự của năng lượng nguyên tử và ảnh hưởng to lớn của quyết định chế tạo một quả bom nguyên tử. Sau Chiến Tranh Đệ Nhị Albert Einstein quyết liệt chống lại việc chế tạo và sử dụng vũ khí nguyên tử.



Albert Einstein năm 1947
 lúc 68 tuổi.
Ảnh nguồn: osaarchivum.org.




Bản Đồ Trại Tù Trên Toàn Lãnh Thổ Cộng Sản Liên Sô.
Ảnh nguồn: wiki.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:








Quyển Tiểu Thuyết “Animal Farm”




Bìa sách ”Nông Trại Súc Vật”,
 ấn bản thứ nhất tại Hoa Kỳ năm 1946.
Ảnh nguồn: wiki


           Chủ thuyết chính trị đứng sau Chủ Nghĩa Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa (CNHTXHCN)  tạo nền tảng cho sự kiểm duyệt tràn lan trong các xã hội Cộng Sản. Việc tìm hiểu, tham khảo văn chương và nghệ thuật nước ngoài cũng bị giới hạn trên nền tảng mỹ thuật. 

           Tất cả hình thức và nghệ thuật Chủ Nghĩa Thực Nghiệm và Chủ Nghĩa Hình Thức của Tư Bản bị tố cáo là suy đồi, thoái hóa, bi quan, và do đó là chống Cộng trên nguyên tắc.

           Hậu quả cho tới thập niên 1980 công chúng trong các nước Cộng Sản mới có tự do tìm tới các tác phẩm văn chương và nghệ thuật Phương Tây. Nhiều người tham gia vào giới quan sát Phương Tây trong hoạt động tố cáo CNHTXHCN chỉ là công cụ tuyên truyền của chính thể độc chuyên.

           Cạnh đó những tác phẩm của George Orwell cũng bị ngăn cấm.

           Eric Arthur Blair (1903-1950) tác giả người Anh thường được biết tới qua bút danh George Orwell. Tác phẩm của ông được đánh dấu bởi nhận thức sâu sắc về bất công trong xã hội, nỗi kinh tởm Chủ Nghĩa Chuyên Chế và khát vọng về minh bạch trong ngôn ngữ. 

           Ông được coi là “một sử gia biên niên nổi tiếng trong thế kỷ 20 của văn hóa Anh”, ông đã viết nhiều tác phẩm trong các thể loại khác nhau bao gồm hư cấu, bút chiến, báo chí, bút ký, và tiểu luận phê bình. Hai tiểu thuyết lừng danh của ông “Animal Farm” (Nông Trại Súc Vật) (năm 1945) và “1984” (xuất bản năm 1949).

           “Nông Trại Súc Vật” được xuất bản ở Anh Quốc ngày 17/8/1945, tác phẩm nói lên các sự kiện trong thời kỳ Stalin trước Đệ Nhị Thế Chiến. Orwell, một người theo đuổi lý tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa Dân Chủ và đảng viên Đảng Lao Động Độc Lập trong nhiều năm, ông lên tiếng chỉ trích Stalin và nghi ngờ Chủ Nghĩa Stalin sau khi bản thân có kinh nghiệm với cơ quan ninh Sô Viết NKVD trong thời kỳ Nội Chiến Tây Ban Nha. 

          Trong bức thư gửi cho Yvonne Davet, Orwell mô tả “Nông Trại Súc Vật” như cuốn tiểu thuyết “chống lại Stalin”.

          Tác phẩm được tạp chí Time bình chọn như một trong 100 tiểu thuyết bằng Anh Ngữ hay nhất (từ năm 1923 tới 2005), và được xếp hạng thứ 31 trong “Danh Sách Thư Viện Hiện Đại Của Các Tiểu Thuyết Hay Nhất Thế Kỷ 20” và chiếm một Giải Khái Quát Hồi Tưởng.      

          Tiểu thuyết ngắn này mang nội dung ngụ ngôn trong đó mô tả loài súc vật giữ nhiều vai trò trong "Cách Mạng Bolshevik Tháng 10 Năm 1917", chúng tiến hành lật đổ, trục đuổi chủ nhân nông trại là một con người, sau đó bầy súc sinh đặt tên lại cho nông trại này là Nông Trại Súc Vật, rồi thiết lập sinh hoạt trong nông trại như một “công xã”. 

         Đầu tiên, tất cả súc vật đều bình đẳng - theo nguyên tắc và lý thuyết “công xã”; Tuy nhiên, sự khác nhau về giai cấp và địa vị chẳng mấy chốc nổi lên giữa các chủng loài khác nhau - một đặc tính tự nhiên trong cuộc sống, và giống thú heo lợn chuyên ăn tạp - rất tham ăn - ham “ngủ”- lười biếng là “chủng loài vĩ đại hơn hết” trong xã hội do súc vật thành lập và cai trị.

          Tiểu thuyết miêu tả hệ tư tưởng xã hội bị thao tác và làm sai do bọn người đang nắm giữ vị trí quyền lực chính trị và xã hội, bao gồm sự kiện xã hội không tưởng không thể được tạo ra do vì bản chất đồi bại, hư hỏng của quyền lực lãnh đạo. Tác phẩm này coi năng lực lãnh đạo nghèo nàn như sự sai lầm rất nguy hiểm cho “cách mạng”.

          Tiểu thuyết ”Nông Trại Súc Vật” còn nhấn mạnh bản chất độc ác - xấu xa của con người (như thói lãnh đạm, ngu dốt, tham lam và thiển cận) làm phá hủy bất cứ điều có thể có trong một xã hội không tưởng.

        “Nông Trại Súc Vật” được trao Giải Thưởng Hugo năm 1996.


Phạm Hoàng Tùng – Đền Angkor Siêm Riệp - cố đô Vương Quốc Khmer.

Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét