Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Khẩu Súng Máy Beria Giết Người Của Stalin


Hoàng Đế Cộng Sản Stalin

Phần Bốn

LAVRENTY BERIA ĐƯỢC COI NHƯ LÀ KHẨU SÚNG MÁY
GIẾT NGƯỜI CỦA STALIN

      Tiến Trình Nhô Lên Đẳng Cấp Quyền Lực “Đại Biểu” Giai Cấp Công Nhân Của Lavrenty Beria – Cánh Tay Phải Của Stalin Và Là Một Trong Các Trọng Phạm Tàn Sát Người Dân Trong Chính Sách Stalin:

      Lavrentiy Pavlovich Beria (tiếng Georgia: Lavrenti Pavles dze Beria hay còn được gọi tắt Lavrenty Beria (29/3/1899 – 23/12/1953).

Lavrenty
Beria.
Ảnh nguồn:
 wiki.
      Cha Beria là Pavel Khukhaevich Beria nông dân ở Merkheuli gần Sukhumi thuộc vùng Abkhazian xứ Georgia nằm trong đế quốc Nga.

      Beria học tại trường kỹ thuật Sukhumi, tham gia Bolshevik tháng 3/1917 khi đang là học sinh ngành máy ở Baku.

      Thời gian năm 1920-1921, Beria gia nhập Cheka, cơ quan an ninh mật đầu tiên của Bolshevik. Lúc đó Bolshevik nổi loạn làm giặc dữ tại Cộng Hòa Dân Chủ Georgia và được Hồng Quân ủng hộ, và Cheka đã can dự mạnh tay trong cuộc xung đột này.

      Khoảng năm 1922, Beria giữ vị trí chỉ huy phó cơ quan OGPU, hậu thân Cheka, ở Georgia. Đến năm 1926, Beria mới được Stalin chú ý và sau này Beria trở thành đồng minh thân cận Stalin, người cùng quê hương Georgia.

      Năm 1924, Beria cầm đầu cuộc đàn áp người quốc gia khởi nghĩa tại Georgia, trên 10.000 người bị hành quyết trong cuộc nổi dậy này. Vì thành tích vượt trội biểu hiện cho thói tính tàn bạo không lường của Cộng Sản Bolshevik, Beria được bổ nhiệm giữ chức vụ đứng đầu bộ phận chính trị bí mật của cơ quan OGPU tại vùng Nam Caucasia rồi được tưởng thưởng Huân Chương Cờ Đỏ.

      Năm 1926  Beria được chỉ định cầm đầu cơ quan OGPU ở Georgia, năm 1931 được thăng cấp Bí Thư Đảng ở Georgia, và lên đến trách vụ coi cả vùng Nam Caucasia năm 1932. Năm 1934, Beria được cử vào Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Sô.

 một trí thức
 nổi bật
 của Georgia.
Ảnh nguồn:
 wiki
      Suốt thời gian này, Beria cũng bắt đầu tấn công thân hữu nằm trong Đảng Bolshevik Georgia, đặc biệt là Gaioz Devdariani (2/2/1901-1938), Bộ Trưởng Giáo Dục Cộng Hòa XHCN Sô Viết Georgia. Các anh em của Gaioz Devdariani là George và Shalva (cả hai đều giữ những vị trí quan trọng của cơ quan Cheka và Đảng Cộng Sản Georgia) đã bị Beria cho lịnh giết chết.

      Sau cùng Gaioz Devdariani bị tố cáo vi phạm Điều 58 tức hoạt động chống cách mạng và bị hành quyết năm 1938 theo lịnh của “tam nhân hành hình” NKVD (hậu thân của Cheka).

      Ngay cả sau khi đã di chuyển đến Moscow làm việc, Beria tiếp tục kiểm soát hiệu quả Đảng Cộng Sản Georgia cho đến khi đương sự cũng bị bộ máy Cộng Sản hành hình.

       Cho đến năm 1935, Beria là một trong những cánh tay đắc lực được Stalin tin cậy nhất.

       Beria củng cố vị trí của ông ta trong đám tùy tùng thuộc quyền Stalin bằng bài diễn văn dài “Về Lịch Sử Các Tổ Chức Bolshevik Tại Nam Caucasia” (sau này được xuất bản thành sách), tài liệu này được coi là đã viết lại lịch sử Chủ Nghĩa Bolshevik ở Nam Caucasia và nhấn mạnh đến vai trò tích cực của Stalin.

       Khi Stalin bắt đầu cuộc thanh trừng trong đảng và chính quyền năm 1934 sau vụ ám sát Sergei Kirov, nhân đó Beria cũng khởi sự đợt thanh trừng tại Nam Caucasia, ông dùng cơ hội này giải quyết món nợ cũ ở các Cộng Hòa Nam Caucasia thường rối ren chính trị.

       Tháng 6 năm 1937, Beria nói trong bài diễn văn:”Hãy để cho kẻ thù chúng ta biết rằng bất kỳ ai dám giơ tay lên chống lại ý chí của nhân dân ta, chống lại ý chí của đảng, của Lenin và Stalin sẽ bị nghiến nát, tiêu diệt chúng thẳng tay không chút thương tiếc.”  




Georgia thuộc Nam Caucasia rất xa Moscow.
Ảnh nguồn: map google.


       Thời Gian Hoạt Động Tại NKVD

       Tháng 8/1938, Stalin mang Beria về Moscow và cho giữ chức Phó Ủy Viên Nhân Dân Nội Vụ (NKVD), bộ này giám sát các lực lượng cảnh sát và an ninh nhà nước.

       Dưới quyền cai quản của Nikolai Yezhov, NKVD thi hành những cuộc truy tố kẻ thù nhà nước được biết là cuộc Đại Thanh Trừng làm ảnh hưởng đến đời sống toàn xã hội và sinh mệnh hàng triệu người.

       Đến năm 1938 khi xã hội than oán quá mức, đất nước bị tổn hại trầm trọng, Stalin bắt Nikolai Yezhov ra làm vật tế thần và cử Beria lên thay thế. Tháng 9/1938, Beria giữ chức Trưởng GUGB của NKVD sau đó lên đứng đầu cơ quan NKVD.

       Tháng 3/1939, Beria được đề bạt vào vị trí ủy viên dự khuyết Bộ Chính Trị, đến năm 1946 là ủy viên chính thức Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Liên Sô, tuy nhiên trong thời gian chưa trở thành ủy viên chính thức, Beria đã là nhân vật cao cấp của chính quyền Sô Viết.

       Năm 1941, Beria nắm giữ chức vị Tổng Ủy Viên An Ninh Nhà Nước, một cấp bậc trong phạm vi hệ thống cảnh sát Sô Viết thời đó và tương đương cấp cao nhất trong quân đội.

       Tháng 2/1941, Beria là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Ủy Viên Nhân Dân, và tháng 6 khi Quốc Xã Đức xâm lược Liên Sô, Beria có chân trong Ủy Ban Quốc Phòng Nhà Nước.

       Thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, Beria đảm nhận trách nhiệm nội địa, sử dụng công sức hàng triệu tù nhân trong các trại lao động của NKVD để sản xuất các phương tiện quân sự phục vụ chiến tranh.

       Năm 1944, khi Đức bị đẩy lui khỏi lãnh thổ Liên Sô, Beria chịu trách nhiệm giải quyết bằng biện pháp trừng phạt, hành hạ nhiều dân tộc thiểu số gồm người Chechen, Ingush, Crimea Tatar và Đức Volga (người Đức sống ở vùng Volga – Liên Sô) bị tố cáo từng hợp tác kẻ thù xâm lược là Quốc Xã Đức.

       Tháng 12/1944, Beria chịu trách nhiệm giám sát kế hoạch bom nguyên tử của Liên Sô, nhưng đóng góp quan trọng nhất của đương sự trong công tác này là cung ứng nguồn nhân lực cần thiết và đây cũng là lý do chính để Beria nắm được vị trí này.

       Việc thi hành chương trình bom nguyên tử đòi hỏi nguồn nhân lực khổng lồ cho nhiều mục đích, thường là công việc khó khăn mạo hiểm chứ không phải chỉ có một toán các nhà vật lý hạch tâm tài giỏi.

       Hệ thống nhà tù Gulag cung cấp hàng ngàn tù nhân làm công nhân cho việc khai thác quặng uranium (kim loại nặng, màu xám, có phóng xạ dùng làm nguồn cung cấp năng lượng hạt nhân), việc xây dựng và điều khiển các nhà máy xử lý uranium, cũng như xây dựng các cơ sở thử nghiệm tại Semipalatinsk, Vaygach, Novaya Zemlya và các nơi khác.

       Còn cơ quan NKVD thi hành công tác gìn giữ an ninh và bí mật cho kế hoạch.

       Tháng 7/1945, khi cấp bậc của cảnh sát Sô Viết được chuyển đổi thành hệ thống đồng phục trong quân đội, cấp bậc Beria được xếp tương đương với chức vụ nguyên soái Liên Sô.

        Beria là đồng hương và là đàn em của Stalin được Stalin nuôi dưỡng cho đến khi trưởng thành về cái gọi là “sự nghiệp cách mạng” thế nhưng Beria lại là kẻ chủ mưu giết chết Stalin, thân mời quý bạn theo dõi các phần kế tiếp. Đạo lý của người Cộng Sản là thế đấy. Tại các nước chư hầu Cộng Sản Châu Á cũng có khác gì đâu. Tình, tiền, bạo lực !!!


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Chủ Nghĩa Stalin Độc Tài Cá Nhân


Hoàng Đế Cộng Sản Stalin

Phần Ba

CHỦ NGHĨA STALIN: CHỦ NGHĨA ĐỘC TÀI CÁ NHÂN


Tượng đài tôn sùng Stalin 
         được xây tại Gori–quê của Stalin.
 Ảnh nguồn:wiki.


       Xuất Xứ Của Từ Ngữ

       Chủ Nghĩa Stalin được tóm tắt như sau: “Là lý thuyết và sự thực hiện Chủ Nghĩa Cộng Sản” do Stalin thi hành trong thời gian thống trị Liên Bang Sô Viết. Theo Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư Britannica: “Chủ Nghĩa Stalin được kết hợp bằng chế độ khủng bố và cai trị chuyên chế.”

       Chủ Nghĩa Stalin thường được sử dụng trong ý nghĩa xấu, nó dùng để chỉ đến các nhà nước XHCN sử dụng cảnh sát mật, tuyên truyền một chiều dối trá tinh vi, và kế hoạch kinh tế tập trung quan liêu nặng về hành chính không có hiệu quả với mục đích thực hiện đường lối cai trị của họ.

       Từ ngữ Chủ Nghĩa Stalin đầu tiên do đồng chí của Stalin là Lazar Kaganovich sử dụng với ý nghĩa tích cực tuy nhiên bị cá nhân Stalin phản đối. Trong thời kỳ Stalin cai trị, lý thuyết chính thức của nhà nước Liên Sô vẫn là Chủ Nghĩa Marx – Lenin.

       Chủ Nghĩa Stalin không bao giờ được sử dụng trong ý nghĩa tích cực hay khen ngợi. Chủ Nghĩa Stalin còn được mô tả như một loại “Chủ Nghĩa Phát Xít Đỏ”, đặc biệt tại Hoa Kỳ sau năm 1945, và trong thập niên 1930 khi cuộc đấu đá tranh giành quyền lực chính trị giữa Stalin và Trotsky lên đến đỉnh điểm thì nhóm từ Chủ Nghĩa Stalin được thế giới biết đến.

       Những người tán thành tư tưởng Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Lenin, Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông không bao giờ tự nhận họ đi theo Chủ Nghĩa Stalin, họ coi danh từ này là một sự làm nhục, chê bai. Tuy nhiên ở nước Nga, Stalin đôi khi được nhìn trong hình ảnh tích cực.

       Chủ Nghĩa Stalin Là Chủ Nghĩa Tội Ác

       Các trại lao động khổ sai đày đọa con người được mở rộng thành hệ thống Gulag mất nhân tính khét tiếng thế giới dưới thời Stalin trong cuộc chiến chống lại cái gọi là “kẻ thù giai cấp”.

       Stalin còn cho thực hiện chính sách “tái định cư” ào ạt đối với các Kulak, tương tự như hệ thống trừng phạt mang tên Sylka dưới thời Nga Hoàng (tái định cư ở những nơi xa xôi hẻo lánh) thiết lập để đối phó với người bất đồng chính kiến hay tù hình sự thông thường (khuôn mẫu cho chính sách trại tù “cải tạo” hay đày đi “Vùng Kinh Tế Mới” nơi rừng sâu nước độc của các đảng Cộng Sản chư hầu ở Châu Á...).

       Stalin ra lịnh cho chính quyền Sô Viết tịch thu ngũ cốc và nhiều loại thực phẩm khác cho nên đã góp phần vào nạn đói giữa năm 1932-1934, đặc biệt tại các vùng nông nghiệp chính yếu của Liên Bang Sô Viết như: Ukraine, kazakhstan,  Bắc Caucasus (Caucasia), dẫn tới hậu quả hàng triệu người chết đói.

       Nhiều nông dân chống lại đường lối Hợp Tác Hóa và tịch thu ngũ cốc nên đã bị đàn áp, đáng chú ý nhất là thành phần Kulak (những nông dân đủ giàu để làm chủ nông trại, họ phất lên sau khi chế độ nông nô bị bãi bỏ vào thế kỷ 19).

       Trong bàn tay cai trị của Stalin, ý nghĩa giai đoạn độc tài của chuyên chính Vô Sản bị biến đổi từ nền dân chủ do công nhân điều khiển thành chế độ độc tài do người cầm đầu đảng dẫn dắt nhân danh giai cấp công nhân.

       Dưới thời Stalin, quyền hành đảng được coi như là quyền lực cá nhân Stalin. Trong suốt thời gian 1939-1952 không có một đại hội đảng nào được tổ chức.

       Vai trò mật vụ trở nên tối quan trọng trong xã hội Sô Viết, các đảng viên bị theo dõi chặt chẽ nhằm bảo đảm họ phải trung thành với Stalin.

       Một cách tương tự, Ủy Ban Trung Ương Đảng và ngay cả Bộ Chính Trị trở thành “nghị gật” đối với nền chuyên chế Stalin, không có bất cứ khả năng nào dám thách đố quyền lực hay thẩm vấn các quyết định của Stalin.

       Tại Đại Hội Đảng Năm 1952, Stalin loại Molotov ra khỏi Bộ Chính Trị, ông ta cũng làm giảm bớt vai trò của các ủy viên khác qua việc thay thế Bộ Chính Trị bằng cách lập ra Đoàn Chủ Tịch có nhân số lớn hơn hai lần, 25 thành viên.

       Văn phòng chính thức của Đoàn Chủ Tịch có ít quyền hạn hơn so với Bộ Chính Trị trước đây, văn phòng được lập ra chỉ để đưa ra những quyết định trong phạm vi quản trị. Văn phòng bao gồm: Stalin, Beria, Malenkov, Khrushchev, Voroshilov, Kaganovich, Saburov, Pervukhin Bulganin.
  

Xác sĩ quan Ba Lan bị mật vụ NKVD giết 
theo lịnh của Stalin năm 1940
tại khu rừng Katyn.
Ảnh nguồn: wiki.

       Áp Đặt Sự Sùng Bái Cá Nhân Như Thánh Thần - Khinh Thường Sự Hiểu Biết Của Công Chúng

       Chủ Nghĩa Stalin còn được nói đến chủ trương của cá nhân Stalin khi làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô đã tạo ra tệ trạng sùng bái, tôn thờ cá nhân lãnh tụ đảng quá đáng trong đất nước Liên Sô.

       Việc làm lăng mộ đồ sộ hơn cả lăng Hoàng Đế, ướp hương thơm cho xác chết Lenin đều do Stalin bày ra mặc dù bị vợ Lenin là Nadezhda Krupskaya phản đối. Bản thân Stalin trở thành điểm tập chú cho tập thể xã hội hâm mộ, khen ngợi, ca tụng, thậm chí tôn thờ.

       Nhiều thị trấn, làng xã, thành phố được đặt tên Stalin, và “Giải Thưởng Stalin”, “Giải Thưởng Hòa Bình Stalin” được thành lập để vinh danh Stalin.

       Stalin ra lịnh cho Đảng Cộng Sản Liên Sô gọi cá nhân ông bằng những danh hiệu khoe khoang, khoác lác, đại ngôn như “Nhà Khoa Học Xuất Chúng”, “Người Cha Của Các Dân Tộc”, “Thiên Tài Sáng Chói Của Nhân Loại“, “Kiến Trúc Sư Vĩ Đại Của Chủ Nghĩa Cộng Sản”, “Người Chăm Giữ Hạnh Phúc Cho Loài Người" …và … Stalin cũng cho viết lại lịch sử Liên Sô nhằm đề cao vai trò cá nhân ông ta trong cuộc “Cách Mạng Tháng 10”.

       Cùng lúc đó, theo Khrushchev, Stalin nhấn mạnh rằng ông ta được tưởng nhớ vì “tính cách khiêm nhường phi thường của một con người thật sự vĩ đại.”

       Nhiều pho tượng và đài kỷ niệm được xây dựng để ca ngợi cá nhân lãnh tụ Stalin nhưng tất cả công trình này đều làm sai kích thước thật sự của Stalin.

       Theo những pho tượng được đúc thì Stalin là người cao lớn khỏe mạnh không giống như Nga Hoàng Alexander III. Trong khi đó dựa trên những tấm hình chụp, Stalin chỉ cao độ 1m65 đến 1m68 là cùng.

       Tình trạng thể chất của Stalin thường được phóng đại trong các bức hình, họa phẩm và tượng đài nhằm tránh bất cứ hình ảnh suy yếu để không làm tổn hại đến lòng sùng bái cá nhân “lãnh tụ phi thường trên hành tinh”.

       Trotsky đã chỉ trích tệ sùng bái quá mức được tô vẽ chung quanh cá nhân Stalin như một hành động chống lại giá trị Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Bolshevik, thói sợ hãi nên phải tôn thờ đã tâng bốc cá nhân lên trên đảng và giai cấp và nó cũng không cho phép phê bình Stalin.

       Sự sùng bái cá nhân đạt đến đỉnh cao mới trong thời “Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Đại” với tên Stalin được bao gồm trong bài quốc ca mới của Liên Sô.

       Stalin trở thành điểm tập chú cho cơ chế văn học gồm thơ ca, âm nhạc, hội họa và điện ảnh. Các nghệ sĩ, nhà văn    tranh đua nhau tán dương, nịnh hót, tin tưởng Stalin có những phẩm chất giống như Thượng Đế, và gợi ý rằng chính một mình Stalin đã tạo nên chiến thắng trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Tháng 12 Năm 1949
Hoàng Đế Mao Trạch Đông đến Moscow 
để chúc mừng sinh nhật thứ 70 
của Bạo Chúa Stalin.
Ảnh nguồn: wiki.

       Tệ trạng này không khác gì ở những nước chư hầu Cộng Sản Á Châu, người làm văn học phải tuân theo lịnh đảng, nếu không thì mất việc, không có lương hay tệ hơn sẽ bị gây khó khăn trong đời sống hoặc tù giam.

       Chén cơm, miếng ăn, áo mặc, địa vị, vai vế trong xã hội là vấn đề sống còn hết sức quan trọng cho những “trí thức” đi bằng hai đầu gối dưới “ánh sáng văn hóa mới, văn hóa XHCN!!!???”.

       Trong thế giới Cộng Sản, lương tri được coi nhẹ hay đã biến mất, chỉ còn lương thực, tiền tài, vật chất, danh vọng hư ảo và tội lỗi. Bạo lực Cộng Sản đã đẩy loài người từ sinh vật đứng bằng hai chân xuống thành loài thú bò bằng bốn chân!!! 


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:


Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Stalin Tranh Giành Vị Thế Độc Tôn Trong Đảng


Hoàng Đế Cộng Sản Stalin

Phần Hai
                                               
Tiến Trình Stalin Chiếm Quyền Lực Trong Đảng

Stalin.
Ảnh nguồn: 
wiki.
      Quyền lực đảng và Bộ Chính Trị ngày càng gia tăng khi đảng kiểm soát chính quyền và toàn đảng. Stalin được bổ nhiệm chức vụ Tổng Bí Thư Đảng vào tháng 4 năm 1922.

      Tháng sau đó, Lenin trải qua cơn đột quỵ đầu tiên từ vết thương do Lenin Bị Ám Sát trước đây và vấn đề ai sẽ là người thừa kế trở thành tối quan trọng khi sức khỏe ông ngày càng suy yếu.

      Vai trò Lenin trong phần hành chính quyền cũng suy giảm. Tháng 12 năm 1922, Lenin lại trải qua cơn đột quỵ thứ hai và Bộ Chính Trị ra lịnh cách ly ông.

      Lenin bị cơn đột quỵ thứ ba vào tháng 3 năm 1923 khiến ông nằm gần như bất động trên giường, không nói được và chỉ có thể liên lạc với người chung quanh bằng cách viết chữ.

      Sau cùng Lenin chết vào tháng 1/1924 khi bị cơn đột quỵ thứ tư.

DI CHÚC CỦA HOÀNG ĐẾ LENIN
 “BỊ BỎ VÀO KHO”

      Trước đó thời gian ngắn, do tình trạng sức khỏe Lenin suy giảm rất nhiều, vị trí Tổng Bí Thư Đảng trở nên quan trọng hơn so với dự kiến ban đầu, quyền lực Stalin cũng tăng thêm lên từ bối cảnh chính trị đó.

      Tuy nhiên Lenin ngày càng cảm thấy không dễ chịu về hành vi tham quyền của Stalin, sau cơn đột quỵ thứ nhì,Lenin cho soạn Di Chúc phê bình Stalin và đòi phải cách chức Tổng Bí Thư của Stalin.

      Stalin hiểu được tầm quan trọng của Di Chúc nên hành động trước bằng cách cô lập Lenin với lý do sức khỏe và tìm cách gây uy tín cá nhân trong các cấp ủy đảng.

Grigory 
Zinoviev.
Ảnh nguồn:
 wiki.
      Sau khi Lenin bị cơn đột quỵ thứ ba, bộ ba người “tam đầu chế” (Troika) bao gồm Stalin, Zinoviev, và Kamenev vươn lên nhằm kiểm soát công việc hàng ngày của đảng và nhà nước cũng như tìm cách ngăn ngừa Trotsky chiếm quyền lực. 

      Tuy thế, Zinoviev và Bukharin trở nên ưu tư về sự gia tăng quyền lực của Stalin nên đề nghị đưa Trotsky và Zinoviev vào Ban Bí Thư Đảng nhằm giảm bớt quyền hành Tổng Bí Thư. Stalin phản ứng lại một cách giận dữ khi được biết đề nghị này, tuy nhiên vẫn đồng ý đưa Bukharin, Trotsky và Zinoviev vào Ban Bí Thư.

       Do sự khác nhau ngày càng xa về quan điểm chính trị với Trotsky và nhóm Đối Lập Cánh Tả của ông vào mùa Thu năm 1923, bộ ba Stalin, Zinoviev, Kamenev thống nhất lại. Tại Đại Hội Đảng Lần Thứ 12 trong năm 1923, Trotsky thất bại trong việc dùng Di Chúc Lenin như một công cụ chống Stalin vì lo sợ làm nguy hiểm đến sự ổn định của đảng (trong Di Chúc, Lenin cũng phê bình cả Trotsky).

       Lenin chết tháng 1/1924, và vào tháng Năm, Di Chúc của ông được đọc lớn trước Ủy Ban Trung Ương Đảng (do vợ LeninNadezhda Krupskaya gửi đến Ủy Ban Trung Ương Đảng), nhưng Zinoviev và Kamenev lập luận rằng những phản đối của Lenin về Stalin chứng tỏ không có căn cứ và nên duy trì Stalin trong chức vụ Tổng Bí Thư. Ủy Ban Trung Ương Đảng quyết định không công bố Di Chúc.             
                           
LOẠI TRỪ TROTSKY KHỎI QUYỀN LỰC

       Trotsky là một đồng chí cạnh kề Lenin trong buổi ban đầu lập đảng, ông là nhân vật chỉ huy quân đội Cộng Sản vào những ngày đầu tiên. Trotsky người Nga gốc Do Thái, gia đình thuộc loại giàu có.

Lev Borisovich
Kamenev
(em rể Trotsky).
Ảnh nguồn:
 wiki.
       Với tham vọng độc quyền của Stalin, những vận động chống lại Trotsky được gia tăng, cuối năm 1925 Trotsky bị đưa ra khỏi chức vụ Ủy Viên Nhân Dân Chiến Tranh.

       Trotsky bị tố cáo vì viết bài tiểu luận Những Bài Học Của Tháng Mười”, trong đó phê bình Zinoviev và Kamenev đã đưa ra lời phản đối đầu tiên về kế hoạch của Lenin cho cuộc nổi dậy năm 1917.

       Trotsky cũng bị lên án vì lý thuyết Cách Mạng Thường Trực của ông mâu thuẫn với quan điểm Stalin là Chủ Nghĩa Xã Hội có thể xây dựng ở một quốc gia như Nga mà không có cuộc cách mạng toàn thế giới.  

       Khi triển vọng cho cách mạng ở Châu Âu, đặc biệt là ở Đức trở nên mù mờ xuyên qua thập niên 1920, cũng như thành tựu tạm thời của Xã Hội Chủ Nghĩa ở Liên Bang Sô Viết khiến cho quan điểm Trotsky ngày càng kém lạc quan hơn.

       Với sự kiện Trotsky rời khỏi chiếc ghế Ủy Viên Chiến Tranh, sự thống nhất bộ ba Stalin dường như muốn tan vỡ. Zinoviev, Kamenev lần nữa lại lo sợ quyền lực Stalin, họ cảm thấy vị trí quyền lực cá nhân bị đe dọa.

       Trong khi đó Stalin lại cấu kết với Bukharin và đồng minh khác, những người ủng hộ Chính Sách Kinh Tế Mới và khuyến khích việc làm chậm lại chương trình Công Nghiệp Hóa, khuyến khích nông dân gia tăng sản xuất thông qua biện pháp tiền thưởng thị trường. Zinoviev, Kamenev cho rằng khi thi hành chính sách như thế, Stalin đã quay trở lại Chủ Nghĩa Tư Bản.

       Xung đột bùng ra tại Đại Hội Đảng Lần Thứ 14 tổ chức vào tháng 12 năm 1925, Zinoviev và Kamenev phản đối chính sách độc tài của Stalin và cố gắng làm sống lại Di Chúc Lenin mà họ đã “mai táng” trước đó. Stalin dùng lời phê bình trước đây của Trotsky đối với Zinoviev và Kamenev để đánh bại và trục xuất họ.

STALIN CHO MẬT VỤ DÙNG RÌU
CHÉM BỂ SỌ TROTSKY

       Trotsky hoàn toàn bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị năm 1926. Đại Hội Đảng Lần Thứ 14 còn xuất hiện những phát triển đầu tiên về sùng bái cá nhân Stalin khi các đại biểu hoan hô quá mức và coi Stalin như là “lãnh tụ”. 
            

Trotsky (giữa) với các đồng chí người Mỹ
Mexico, thời gian ngắn trước khi bị ám sát.
Ảnh nguồn: wiki.

  
       Trotsky, Zinoviev Kamenev hình thành nhóm Đối Lập Thống Nhất nhằm chống lại chính sách của Stalin và Bukharin nhưng họ đã mất ảnh hưởng trong cuộc tranh giành quyền lực, họ không còn tạo được đe dọa nguy hiểm gì đối với vị trí nhiều uy quyền của Stalin. Tháng 10 năm 1927, Trotsky và Zinoviev bị khai trừ khỏi Ủy Ban Trung Ương Đảng.

       Tại Đại Hội Đảng Lần Thứ 15 tổ chức tháng 12/1927, những thành viên còn lại của nhóm Đối Lập Cánh Tả là đối tượng cho sự lăng mạ và làm nhục. Năm 1928 Trotsky và nhóm Đối Lập Cánh Tả bị đuổi ra khỏi Đảng Cộng Sản Liên Sô.

       Trotsky bị lưu đày đến Alma Ata bây giờ là Kazakhstan ngày 31/1/1928. Ông bị trục xuất khỏi nước Nga tháng 2/1929 cùng với người vợ thứ nhì và đứa con. Nơi dừng chân đầu tiên trong lưu đày sau cùng của cuộc đời là Büyükada thuộc vùng biển Istanbul, Trotsky ở đây 4 năm.

       Năm 1933, Trotsky được cho cư trú tại Pháp nhưng không được tới Paris. Sau đó ông di chuyển tới Na Uy. Hai năm sau do áp lực của Liên Bang Sô Viết, Trotsky bị tạm giam tại gia ở Na Uy, kế đến các viên chức Na Uy thương lượng và Trotsky được di chuyển tới Mexico.

       Trotsky bị Ramón Mercader một nhân viên mật vụ của Stalin dùng rìu chém vào sọ ngày 20/8/1940. Trotsky chết ngày hôm sau. Trước đó, ngày 24 tháng 5 ông cũng bị mật vụ Stalin tấn công mưu sát nhưng thoát chết. 

                 LOẠI TRỪ BUKHARIN                                                                                                                              
       Lúc bây giờ đối thủ nặng ký còn lại của Stalin là Bukharin. Stalin lại sử dụng những chỉ trích của Trotsky đối với các chính sách cánh hữu của Bukharin trước đây để đánh lại Bukharin.

Nikolai
 Bukharin.
Ảnh nguồn:
wiki.
       Stalin quay trở các chính sách tối then chốt của Đảng Cộng Sản Liên Sô như nông dân trở bánh phồng để làm lợi cho cá nhân Stalin.

       Trước đây làm chậm lại chính sách Công Nghiệp Hóa, giờ đây vì muốn chiếm quyền lực tuyệt đối cho riêng mình, lại gia tốc chương trình Tập Thể Hóa nông nghiệp và đẩy nhanh Công Nghiệp Hóa, thúc đẩy Bukharin và những người ủng hộ vào nhóm Đối Lập Cánh Hữu.

       Tại Hội Nghị Trung Ương Đảng tổ chức tháng 7 năm 1928, Bukharin và số người ủng hộ lập luận rằng: chính sách mới của Stalin là nguyên nhân phá vỡ tầng lớp nông dân.

       Bukharin còn nói bóng gió về Di Chúc Lenin. Trong khi Bukharin được đảng ủy Moscow và vài cấp ủy đảng khác ủng hộ, Stalin kiểm soát Ban Bí Thư giúp cho “vị hoàng đế tương lai” này thao túng các cuộc bầu cử trong đảng nhằm chiếm lấy nhiều vị trí đảng then chốt ở khắp Liên Bang, do vậy Stalin nắm được phần lớn Ủy Ban Trung Ương Đảng.      

       Nhóm Đối Lập Cánh Hữu của Bukharin bị đánh bại, Bukharin cố tạo ra một liên minh với khác với Kamenev và Zinoviev nhưng đã quá trễ.  

       Giờ đây Stalin nắm độc quyền lãnh đạo không khác gì một hoàng đế tùy tiện sinh sát để chiếc ngai vàng đầy quyền uy, đầy hưởng thụ, và quá nhiều bổng lộc trong Bộ Chính Trị được vững bền cho tới cuối cuộc đời “làm cách mạng” “vô sản” “giải phóng” dân tộc khỏi ách áp bức của bọn vua chúa tham tàn !!!???.

      Mèo lại hoàn mèo, kết cuộc chỉ có dân là khổ. Đừng tin vào miệng mồm của bọn làm “cách mạng”.
  

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ: